Đại hội đại biểu công đoàn bệnh viện đa khoa Hà Đông lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028
Thứ Năm 20/04/2023 15:07:50
Chiều ngày 19/04/2023, BVĐK Hà Đông đã tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2023 – 2028.  Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Trịnh Tố Tâm Chủ tịch Công đoàn  ngành Y tế Hà Nội, đồng chí Đào Thiện Tiến Bí thư Đảng ủy, Giám đốc BVĐK Hà Đông, các khách quí, các đại biểu đoàn viên công đoàn BVDDK Hà Đông. Đại hội Công đoàn cơ sở BVĐK Hà Đông vụ nhiệm kỳ 2023-2028 nhằm tổng kết đánh giá phong trào công chức, viên chức, người lao động và hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2017-2023, đề ra phương hướng nhiệm vụ công đoàn trong nhiệm kỳ 2023-2028 và bầu ra Ban Chấp hành công đoàn (BCHCĐ) khóa mới để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028. Nhiệm kỳ qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy cơ quan và Ban Thường vụ Công đoàn, sự nỗ lực của BCHCĐ nên các chỉ tiêu trong Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2017-2022 cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra; trong đó có một số điểm nhấn đáng chú ý trong nhiệm kỳ vừa qua là: Thứ nhất: Công tác tuyên truyền, giáo dục được quan tâm đẩy mạnh và có nhiều đổi mới về phương thức tuyên truyền, tận dụng được lợi thế của internet và các trang mạng xã hội kết hợp với hệ thống văn bản điển tử của cơ quan. Vai trò đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động từng bước được nâng lên. Thứ hai: Các hoạt động an sinh xã hội, hỗ trợ, chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, người lao động được quan tâm, thông qua các chương trình, hoạt động thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc (Tổ chức các cuộc thi có tính thường niên như Hội khỏe kéo co, Hội thi Văn nghệ. Hội thi Điều dưỡng giỏi, thanh lịch …; tổ chức đóng góp quỹ để hỗ trợ gia đình ghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình bị thiên tai, dịch bệnh…). Thứ ba: Nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn có nhiều đổi mới. Đã tổ chức được các phong trào thi đua thường xuyên và chuyên đề riêng của công đoàn qua đó có nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc được khen thưởng. Các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ đã góp phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết công việc của cơ quan, khơi dậy và phát huy tinh thần lao động hăng say của đội ngũ cán bộ, đoàn viên, người lao động trong cơ quan BVĐK Hà Đông Thứ tư: Công tác phát triển đoàn viên gắn với nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở và tham gia xây dựng Đảng được thực hiện tốt, đã giới thiệu cho Đảng nhiều cán bộ trưởng thành từ phong trào và hoạt động công đoàn, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng...vv Phát biểu chỉ đạo Đại hội đồng chí Trịnh Tố Tâm – Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế hà Nội biểu dương và ghi nhận đánh  giá cao sự cố gắng nỗ lực của BCHCĐ và toàn thể đoàn viên, người lao động trong cơ quan, sự nỗ lực cố gắng đó đã góp phần củng cố, nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn, đóng góp quan trọng vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, trên cơ sở đó hằng năm nhiều tập thể và cá nhân đã được các cấp có thẩm quyền ghi nhận tặng thưởng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng. Đồng thời, đồng chí cũng chỉ ra một số tồn tại hạn chế như: Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị còn hạn chế. Các hoạt động Công đoàn chưa có nhiều sự đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động. Đồng chí đề nghị BCHCĐ khóa mới cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Đồng chí Đào Thiện Tiến , Bí thư Đảng ủy, Giám đốc BVĐK Hà Đông cũng có ý kiến ghi nhận kết quả đạt được của Công đoàn cơ sở BVĐK Hà Đông trong nhiệm  kỳ vừa qua là rất quan trọng. Đồng chí cũng đề nghị, trên cơ sở đánh giá về những hạn chế trong nhiệm kỳ vừa quan BCHCĐ  nhiệm kỳ mới cần tiếp tục nghiên cứu và phát động mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngay từ đầu nhiệm kỳ; động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không ngừng học tập, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập; đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực tổ chức thực hiện và trình độ tổ chức quản lý của cán bộ công đoàn, để thực hiện tốt việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của CĐCS, góp phần thực hiện tốt các chế độ, chính sách, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho đoàn viên và người lao động; tiếp tục động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, đặc biệt là các cuộc vận động, hoạt động lớn do công đoàn cấp trên tổ chức… Tại Đại hội, các đại biểu đã tín nhiệm bầu ra BCHCĐ BVĐK Hà Đông nhiệm kỳ 2023 - 2028 gồm 13 đồng chí.  Đại hội bầu 06 đồng chí đại biểu dự đại hội cấp trên. Tại đại hội các đại biểu đã được nghe các tham luận đến từ các đại diện đại biểu. Trên cơ sở kết quả đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua, ý kiến thảo luận, tham luận của các đại biểu, định hướng chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới, kết thúc chương trình Đại hội, Đại hội đã nhất trí 100% biểu quyết thông qua nghị quyết của Đại hội với các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể để tổ chức thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028./.

Xem Thêm

Sâu răng sữa ở trẻ em có cần điều trị hay không
Thứ Ba 18/04/2023 10:59:46
Hằng năm, khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tiếp nhận nhiều trẻ bị sâu răng sữa đến điều trị. Sâu răng sữa là tình trạng răng bị  tác động phá hủy bởi tác động của vi khuẩn, thường xảy ra ở trẻ em trong giai đoạn hàm răng sữa và hàm răng hỗn hợp. Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng sâu răng sữa không cần được điều trị, bởi vì răng sữa sẽ rụng và thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ đến độ tuổi 6-7 tuổi. Nhưng liệu điều này có đúng? Hãy cùng nghe chia sẻ của BS Nội Trú Nguyễn Thu Hằng khoa Răng Hàm Mặt về bệnh sâu răng sữa. Sâu răng sữa là vấn đề cần được quan tâm Sâu răng sữa có thể gây đau đớn và khó chịu cho trẻ, làm giảm chất lượng cuộc sống của trẻ và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của răng vĩnh viễn. Nếu sâu răng sữa không được điều trị kịp thời, chúng có thể lan sang các răng khác và dẫn đến tình trạng sâu răng nghiêm trọng hơn. Răng sữa cũng cần được bảo vệ Răng sữa có vai trò rất quan trọng trong việc giữ chỗ cho răng vĩnh viễn, đảm bảo chúng có đủ không gian để phát triển. Nếu một răng sữa bị mất quá sớm do sâu răng sữa, răng vĩnh viễn có thể không đủ không gian để phát triển và sẽ dẫn đến vấn đề về răng miệng trong tương lai. Phòng ngừa sâu răng sữa là tốt nhất Điều tốt nhất là phòng ngừa sâu răng sữa bằng cách chăm sóc răng miệng đúng cách, đảm bảo răng sạch và hạn chế tiếp xúc với đường và thức ăn ngọt. Đồng thời, việc đưa trẻ đến kiểm tra răng định kỳ và điều trị sớm sâu răng sữa khi phát hiện sẽ giúp trẻ có một hàm răng khỏe mạnh và giảm nguy cơ bị tổn thương về răng miệng trong tương lai. Vì vậy, có thể thấy rằng sâu răng sữa là một vấn đề cần được quan tâm và điều trị

Xem Thêm

Trẻ sơ sinh mắc viêm phổi do nhiễm RSV trở nặng, bác sĩ khuyến cáo quan trọng
Thứ Năm 13/04/2023 14:13:38
Tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) gia tăng trẻ nhỏ mắc bệnh đường hô hấp, đặc biệt là trẻ sơ sinh nhiễm virus RSV chuyển viêm phổi, suy hô hấp nhanh. BSCKII Nguyễn Thùy Dương – Trưởng khoa Nhi, BVĐK Hà Đông cho biết, tuần qua các giường điều trị tại Khoa Nhi đều kín bệnh nhân nhập viện do virus hợp bào RSV. Đáng lưu ý, có nhiều trẻ nhỏ tuổi, dưới 6 tháng, trẻ sơ sinh. Đa số trẻ nhập viện trong tình trạng khò khè, một số suy hô hấp nặng phải thở bằng oxy. Đặc biệt các triệu chứng lâm sàng của bệnh rất dễ nhầm với cảm cúm thông thường nếu không đưa đến các cơ sở y tế kịp thời bệnh tiến triển rất nhanh và nặng gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi và suy hô hấp. Nằm điều trị tại Phòng Cấp cứu Sơ sinh là 3 bé dưới 1 tháng tuổi đang phải thở oxy do mắc virus hợp bào RSV. Trong đó, 2 bé vào nhập viện trong tình trạng nặng, suy hô hấp, biến chứng viêm phổi, đang phải thở oxy và điều trị kháng sinh. Được biết, 4 ngày trước khi vào viện, các cháu bị ho, sốt, khò khè và trở nặng nên được cấp cứu. Tại phòng bên cạnh có 5 bé bị nhiễm virus hợp bào RSV đang điều trị. Chị Nguyệt (ở La Khê, Hà Đông, Hà Nội) có con được 20 ngày tuổi đang nằm điều trị tại đây chia sẻ, trước khi nhập viện khoảng 3-4 ngày, bé húng hắng ho, sau đó bắt đầu sốt, gia đình theo dõi thấy con không đỡ, thở khò khè nên đã đưa đến viện. Trẻ vào viện trong tình trạng suy hô hấp, khó thở, ăn kém, bé được bác sĩ cho thở oxy. Bệnh nhân nhi suy hô hấp do virus hợp bào tấn công phải nhập viện điều trị. Chị Đặng Thị Nụ (ở Hòa Lạc, Hà Nội) - mẹ một bé gái 2 tuổi khác đang điều trị ở Khoa Nhi nói: "Hôm nay đã ngày thứ 5 cháu nhập viện, thấy bác sĩ nói con phải tăng liều kháng sinh, chắc bệnh vẫn còn nặng. Hiện, mỗi ngày cháu tiêm 2 lần kháng sinh và 1 lần kháng viêm". Người mẹ này cho hay, trước khi nhập viện cháu có sốt cao, thở dốc và khó, gia đình cho con đến BVĐK Hà Đông khám. Sau khi thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán cháu mắc virus hợp bào RSV và bội nhiễm viêm phổi. 3 dấu hiệu cần cho trẻ đi khám ngay Theo BS. Dương, virus RSV gây triệu chứng rất dễ trùng với các bệnh đường hô hấp khác như viêm long đường hô hấp, sốt giống cảm lạnh thông thường, để phân biệt khá khó. Do vậy, với trẻ nhỏ nếu có biểu hiện ho, khò khè, sốt thì cần được đưa đến bệnh viện khám và chẩn đoán bệnh, tránh trường hợp chủ quan, xảy ra biến chứng viêm tiểu phế quản, viêm phổi gây nhiều khó khăn trong điều trị. Các bác sĩ cho biết, virus hợp bào hô hấp lây lan rất nhanh, chỉ sau virus cúm. Chúng lây dễ dàng từ người sang người qua dịch tiết đường hô hấp như ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, hôn,… RSV không phải là virus mới nhưng gây suy giảm miễn dịch, thường biến chứng nặng và chuyển biến nhanh. Loại virus này hay đồng nhiễm hơn các loại virus, vi khuẩn khác, vì thế trẻ nhỏ phải dùng kháng sinh để điều trị bội nhiễm. Hiện, không có thuốc đặc trị nên chủ yếu chăm sóc, hỗ trợ nâng cao thể trạng cho các bé. Theo BS. Dương, virus RSV có thể gặp quanh năm nhưng thường là vào mùa mưa ở các tỉnh miền Nam hay mùa lạnh ở các tỉnh miền Bắc. Chính vì vậy, việc chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Nên hạn chế cho trẻ đến nơi đông người, cần cho trẻ đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng; chú ý cho con tiêm phòng đầy đủ; tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ khác có dấu hiệu bệnh như ho, sốt. Ngoài ra, cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ tay và thân thể cho con thường xuyên, làm sạch môi trường, đồ dùng, vật dụng xung quanh. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo trẻ được bú mẹ đầy đủ...

Xem Thêm

Thời tiết nồm ẩm ghi nhận sự gia tăng trẻ mắc tay chân miệng nhập viện
Thứ Tư 12/04/2023 08:50:23
iện thời điểm nồm ẩm cũng bắt đầu vào mùa của bệnh tay chân miệng, tại khoa Bệnh nhiệt đới, BVĐK Hà Đông tuần qua đã có sự gia tăng trẻ mắc tay chân miệng nhập viện. BSCKII Trần Thị Kim Anh – Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, BVĐK Hà Đông cho biết, hiện tai, mỗi ngày khoa Bệnh nhiệt đới tiếp nhận khoảng 10-15 trẻ mắc tay chân miệng khám ngoại trú và 5-7 ca bệnh đang điều trị nội trú, trong đó có một số ít trường hợp diễn biến nặng. Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi mắc tay chân miệng. Theo bác sĩ Kim Anh, đa số trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường có những biểu hiện bóng nước hồng ban ở lòng bàn tay, chân. Tuy nhiên, bệnh viện tiếp nhận điều trị một số trẻ mắc tay chân miệng gặp biến chứng với những biểu hiện bên ngoài kín đáo hơn, thường đã chuyển biến nặng độ 3, 4. "Nếu sau 1 ngày, trẻ vẫn sốt cao thì nên đưa trẻ đi khám. Tại cơ sở y tế, trẻ có thể được làm test nhanh SARS-CoV-2, làm test nhanh kháng nguyên sốt xuất huyết để loại trừ. Song song đó, bác sĩ thăm khám xem trẻ có loét họng, có biểu hiện bóng nước hồng ban lòng bàn tay, chân, mông, gối để kịp thời phát hiện sớm bệnh tay chân miệng, điều trị kịp thời, tránh tình trạng trở nặng" - bác sĩ Kim Anh nhấn mạnh. BSCKII Trần Thị Kim Anh khuyến cáo cha mẹ, trẻ em thường có sức đề kháng yếu, khả năng tự nhận thức bảo vệ bản thân chưa có nên dễ mắc bệnh hơn người lớn. Ngoài các biện pháp phòng bệnh cơ bản, cha mẹ nên chú ý nâng cao sức đề kháng cho trẻ thông qua tăng cường dinh dưỡng, có chế độ sinh hoạt, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học. Khi trẻ bệnh cần đưa đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, tránh tự điều trị theo kinh nghiệm của người lớn sẽ ảnh hưởng đến phát triển thể chất của trẻ.

Xem Thêm

BVĐK Hà Đông triển khai: Phẫu thuật nội soi cầm máu mũi
Thứ Hai 03/04/2023 14:31:56
Chảy máu mũi là tình trạng chảy máu từ một hoặc hai bên mũi, có thể chảy máu cửa mũi trước hoặc cửa mũi sau gây ra nôn máu, xảy ra khi các mạch máu bên trong mũi bị vỡ. Chảy máu mũi có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, thường không có nguyên nhân. Nhưng những trường hợp chảy máu số lượng nhiều, không thể cầm máy bằng các biện pháp thông thường sẽ gây mất máu lớn, nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Phẫu thuật nội soi cầm máu là giải pháp hiệu quả, giúp cầm máy nhanh chóng.  Phương pháp này đang được thực hiện rất thành công bởi đội ngũ bác sĩ giỏi của BVĐK Hà Đông sử dụng cầm máu mũi bằng đông điện (đơn cực hoặc lưỡng cực) dưới quan sát nội soi. Điểm sùi mạch chảy máu mũi Đối tượng chỉ định phẫu thuật nội soi cầm máu mũi Người bệnh có tình trạng chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau Quy trình phẫu thuật nội soi cầm máu mũi Người thực hiện là bác sỹ chuyên khoa Tai Mũi Họng. Trước khi phẫu thuật, bác sỹ khám và giải thích tình trạng bệnh cho người bệnh, người nhà người bệnh. Thông thường, bệnh nhân vào viện trong tình trạng chảy máu nhiều tại nhà, không tự cầm hoặc đã được xử lý đơn giản tại tuyến dưới trước nhưng không hiệu quả. Trong tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể gặp phải những vấn đề toàn thân như sốc mất máu, hạ huyết áp. Cần vừa hồi sức tích cực cho bệnh nhân và vừa thực hiện phẫu thuật cầm máu. Các bước tiến hành phẫu thuật Vô cảm : Bệnh nhân được gây mê tĩnh mạch hoặc mê nội khí quản. Kỹ thuật: : Phẫu thuật viên rút các dụng cụ cầm máu như meche, merocel. Kiểm tra toàn bộ niêm mạc hốc mũi qua nội soi 0 độ, tìm điểm chảy máu hoặc nghi ngờ chảy máu. Đốt điện chảy máu bằng đông điện lưỡng cực hoặc ống hút đông điện có hút. Cuối cùng phẫu thuật viên sẽ đặt merocel hoặc gerlaspon để tránh dính niêm mạc mũi. Hình ảnh phẫu thuật đốt điểm sùi để cầm máu Bệnh nhân được theo dõi sau phẫu thuật như thế nào? Người bệnh được theo dõi toàn trạng, mạch, nhiệt độ, huyết áp và tình trạng chảy máu mũi sau phẫu thuật. Những lưu ý sau phẫu thuật nội soi cầm máu mũi Người bệnh được hướng dẫn rửa mũi bằng nước muối sinh lý dạng phun sương sau khi rút bỏ các dụng cụ cầm máu để loại bỏ hết các dịch máu, máu đông đọng bám trong hốc mũi. Nên khám lại sau phẫu thuật 1 tuần / lần để bác sỹ đánh giá tình trạng hốc mũi từ đó đưa ra hướng xử lý kịp thời Cần tìm nguyên nhân của chảy máu mũi như tăng huyết áp, chấn thương để điều trị kịp thời tránh những tai biến đáng tiếc.

Xem Thêm

BVĐK Hà Đông tổ chức tập huấn đào tạo cập nhật các tiêu chuẩn thực hành trong tiêm truyền tĩnh mạch an toàn thực trạng và giải pháp
Thứ Sáu 31/03/2023 08:15:06
An toàn người bệnh (ATNB) hiện đang là một trong nhưng vấn đề được quan tâm hàng đầu của ngành Y tế, trong đo tiêm an toàn (TAT) đặc biệt được chú ý bởi tính phổ biến, tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng của nó đến hiệu quả điều trị . Nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức kỹ năng cũng như nhuần nhuyễn hơn trong lâm sàng, BVĐK Hà Đông tổ chức 03 lớp tập huấn cho đối tượng là điều dưỡng , ktv, hộ sinh trong toàn bệnh viện về chủ đề tiêu chuẩn thực hành trong  tiêm truyền tĩnh mạch, đồng thời chỉ ra thực trạng và đưa các giải pháp. Tới dự buổi tập huấn có Ts.Bs Nguyễn Văn Thắng – Phó Giám Đốc bệnh viện, cùng mạng lưới điều dưỡng trưởng và 100 % điều dưỡng viên, ktv, hộ sinh của bệnh viện. Phát biểu tại khai mạc, TS Thắng biểu dương tinh thần học tập của đội ngũ điều dưỡng cũng như Phòng Điều Dưỡng đã chủ động cập nhật kiến thức mới, cần thiết hữu ích cho anh chị em Điều dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. Thông qua những buổi đào tạo cả lý thuyết lẫn thực hành cầm tay chỉ việc như thế này sẽ giúp cho kỹ năng lâm sàng thực tế của anh chị em cải thiện rõ rệt. Đảng ủy, Ban Lãnh đạo luôn xác định việc đào tạo cho đội ngũ điều dưỡng là một trong những kế hoạch trọng tâm của BV. Trong 3 ngày 27, 28 và 30 tháng 3 100% cán bộ tham gia tập huấn được cập nhật lý thuyết tập trung sau chia thành từng nhóm để thực hành trực tiếp trên mô hình có sự hướng dẫn trực tiếp của các giảng viên. Phần lý thuyết cập nhật được 02 báo cáo viên là Ths Nguyễn Thị Phương – Trưởng phòng Điều dưỡng chia sẻ và ThsTrần Thị Thanh Ngọc hướng dẫn chi tiết cụ thể. Nội dung về khái niệm TAT và ATNB được Ths Nguyễn Thị Phương trình bày rõ ràng, dễ hiểu ngắn gọn . Đồng thời thông qua đó chỉ ra những thực trạng đang diễn ra, lỗi thường gặp tại các khoa. Một trong những biến chứng thường gặp của tiêm truyền tĩnh mạch là Viêm tĩnh mạch, Ths Trần Thị Thanh Ngọc chia sẻ các loại, nguyên nhân gây viêm tĩnh mạch, sau đó hướng các cách phòng ngừa. Đồng thời toàn bộ học viên được hướng dẫn sử dụng thẻ VIPscore – công cụ đắc lực phòng ngừa viêm tĩnh mạch. Nội dung về “Duy trì sự thông suốt của đường truyền và cập nhật các tiêu chuẩn thực thành về thông tráng và khóa đường truyền” với những video chỉ dẫn tỉ mẩn giúp cho học viên tiếp nhận thông tin mới khá dễ dàng và hào hứng. Quá trình thực hành các thao tác diễn ra vô cùng sôi nổi và hứng thú, nhiều những cách làm đơn giản, tiện ích cho người bệnh đã được chia sẻ tại buổi thực hành giúp cho những cán bộ lâm sàng tự tin hơn trong công tác chăm sóc điều trị người bệnh. Không thể thiếu trong buổi tập huấn là phần thảo luận, trả lời câu hỏi của các học viên. Các câu hỏi đưa ra đều sát với thực tế và thường gặp. Kết thúc 03 ngày tập huấn, các học viên đều cảm thấy hài lòng với chất lượng lớp đào tạo và đều ở lại tập trung tới phút cuối. Hầu hết các học viên đều mong muốn có thêm nhiều lớp tập huấn nội dung lâm sàng hay và thiết thực cho công tác chăm sóc , chuyên môn điều dưỡng như vậy.  

Xem Thêm

Hà Nội: Hội thảo Dược lâm sàng Đánh giá một năm hợp tác Sở - Trường và chương trình nâng cao chất lượng quản lý và điều trị đái tháo đường
Thứ Năm 30/03/2023 16:31:06
Việc nâng cao hợp tác Sở-Trường trong hoạt động dược lâm sàng đã hỗ trợ các cơ sở y tế của thành phố Hà Nội trong lĩnh vực giám sát sử dụng kháng sinh, ứng dụng công nghệ thông tin trong cảnh báo an toàn thuốc. BSCKII. Đào Thiện Tiến - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông phát biểu tại hội thảo Hội thảo Dược lâm sàng Đánh giá một năm hợp tác Sở-Trường và chương trình nâng cao chất lượng quản lý và điều trị đái tháo đường có sự tham gia của 200 đại biểu và trực tuyến hơn 100 đại biểu tại điểm cầu là các chuyên gia, giảng viên, dược sĩ, bác sĩ; các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành dược trong cả nước. Hội thảo do Trường đại học Dược Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông phối hợp tổ chức. Bác sĩ chuyên khoa II Đào Thiện Tiến, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, với sự giúp đỡ rất thiết thực và hiệu quả của Sở Y tế Hà Nội và các thầy cô, hoạt động dược lâm sàng tại bệnh viện đã thay đổi căn bản, mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Theo đó, bệnh viện đã nâng cao chất lượng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho bệnh nhân. Việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân nội trú và ngoại trú tại bệnh viện, được giám sát, hỗ trợ trực tiếp từ các phần mềm realtime do các thầy cô của Trường đại học Dược Hà Nội hỗ trợ. "Chúng tôi đã nâng cao hiệu suất làm việc của dược sĩ lâm sàng. Trước đây, việc giám sát sử dụng thuốc làm thủ công, ngẫu nhiên, hồi cứu trên một số đơn thuốc, bệnh án. Nay giám sát trực tiếp, can thiệp ngay khi chỉ định dùng thuốc cho tất cả các bệnh nhân. Điều này mang lại lợi ích kinh tế, giảm tối đa việc giải trình với cơ quan bảo hiểm y tế do chỉ định sử dụng thuốc chưa hợp lý. Đồng thời, nâng cao nhận thức, thái độ và hành động của cán bộ, nhân viên y tế về hoạt động dược lâm sàng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý", bác sĩ Tiến cho hay. Hội thảo diễn ra với 2 phiên, phiên 1 với chuyên đề: Quản lý hợp tác Sở-Trường. Phiên 2 với chuyên môn về: Nâng cao chất lượng quản lý bệnh nhân đái tháo đường. Tiến sĩ Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đánh giá cao sự hợp tác giữa Sở Y tế và Đại học Dược trong công tác Dược lâm sàng trong năm 2022. Trong suốt một năm qua, sự hợp tác giữa hai đơn vị đã mang lại những hiệu quả rõ rệt. Đại học Dược Hà Nội đã hỗ trợ các đơn vị trong việc triển khai Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám chữa bệnh. Cụ thể, hợp tác Sở-Trường đã hỗ trợ các đơn vị về các lĩnh vực giám sát sử dụng kháng sinh, ứng dụng công nghệ thông tin trong cảnh báo an toàn thuốc, hướng dẫn trực tiếp triển khai công tác đầu ngành dược lâm sàng tại một số bệnh viện: Hòe Nhai, Hà Đông, Thường Tín, Mê Linh… Đồng thời hỗ trợ các bệnh viện trong nghiên cứu và báo cáo khoa học. Trong năm vừa qua, Sở-Trường đã phối hợp tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo có giá trị lớn như Hội thảo Dược lâm sàng “Quản lý và tối ưu hóa sử dụng kháng sinh trong bệnh viện” ngày 22/9/2022 với sự tham gia trực tiếp của hơn 400 dược sĩ, bác sĩ và 500 người tham dự trực tuyến. Ngoài ra còn có 6 hội thảo cập nhật kiến thức chuyên môn được tổ chức trong năm 2022, trung bình cứ 2 tháng có một hội thảo diễn ra. Đánh giá về tác động và ý nghĩa hợp tác Sở-Trường, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng cho biết, sự hợp tác và hướng dẫn của Đại học Dược Hà Nội là yếu tố quan trọng mang đến sự thành công trong công tác dược lâm sàng năm 2022. Việc chú trọng và phát triển công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong dược lâm sàng nhận được sự ủng hộ lớn từ ban giám đốc các bệnh viện cũng như các bác sĩ, dược sĩ. Các bác sĩ đã được trang bị công cụ hỗ trợ, cảnh báo và cập nhật kiến thức nhanh chóng, chính xác. Đồng thời, vai trò và vị thế của dược sĩ trong các đơn vị y tế được nâng cao lên, giảm thời gian rà soát đơn thuốc của dược sĩ đồng thời giảm sai sót y khoa trong công tác khám chữa bệnh. Đặc biệt, góp phần giảm xuất toàn BHYT mang lại lợi ích cho người bệnh cũng như lợi ích kinh tế cho cơ sở khám chữa bệnh. Hội thảo thu hút hơn 200 cán bộ, nhân viên y tế. Qua sự hỗ trợ của Đại học Dược Hà Nội, các đơn vị đã thành thạo trong việc phân tích tình hình sử dụng kháng sinh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp cảnh báo các bác sĩ trực tiếp tại thời điểm kê đơn ngoại trú. Bên cạnh đó, sự hợp tác Sở-Trường đã chỉ đạo, giúp đỡ Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn phát huy vai trò đầu ngành, chỉ đạo tuyến công tác dược lâm sàng. Trong năm 2023, Sở Y tế và Đại học Dược Hà Nội sẽ tiếp tục hợp tác trong công tác Dược lâm sàng với 5 mục tiêu chính đó là ứng dụng công nghệ thông tin, công tác đào tạo, hỗ trợ chuyên sâu trong bệnh viện, giám sát tiêu thụ kháng sinh và nâng cao chất lượng quản lý đái tháo đường. Ngay sau phần đánh giá một năm hợp tác Sở-Trường giữa Sở Y tế và Đại học Dược Hà Nội, hội thảo tiếp tục diễn ra với phần chương trình nâng cao chất lượng quản lý, điều trị đái tháo đường. Dưới đây là một số hình ảnh Hội thảo Dược lâm sàng.  

Xem Thêm

Gia tăng trẻ nhập viện do Thủy đậu nguyên nhân, phòng bệnh và cách điều trị
Thứ Hai 27/03/2023 15:33:43
Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, số trẻ mắc thủy đậu đến khám và điều trị tăng 30% so với tháng trước. Các em nhập viện với các dấu hiệu như sốt, đau đầu, nhức cơ, nổi ban tròn đỏ khắp cơ thể, tiến triển thành bọng nước, mụn mủ, kèm ho và tiêu chảy. Bác sĩ khám cho bệnh nhi mắc thủy đậu đang nằm viện điều trị. Từ đầu năm đến nay, thủ đô có 548 trẻ mắc thủy đậu, trong khi cùng kỳ 2022 có 4 ca, chủ yếu ở nhóm tuổi mầm non (36,5%) và tiểu học (38%). Tại các bệnh viện như Đa khoa Hà Đông, số trẻ mắc thủy đậu đến khám và điều trị tăng 30% so với tháng trước. Các em nhập viện với các dấu hiệu như sốt, đau đầu, nhức cơ, nổi ban tròn đỏ khắp cơ thể, tiến triển thành bọng nước, mụn mủ, kèm ho và tiêu chảy. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra, số người mắc cao điểm từ tháng 3 đến tháng 5. Đây là khoảng thời gian cuối xuân đầu hè, độ ẩm không khí cao, tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát tán và lây lan. Do đó, CDC Hà Nội dự báo số ca mắc có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. Cùng nghe chia sẻ của Bác sĩ Trần Thị Kim Anh, Trưởng khoa Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông về bệnh thủy đậu: Những biểu hiện của bệnh thủy đậu Khi bị thủy đậu, người bệnh sẽ phải trải qua 4 giai đoạn đó là giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát, giai đoạn toàn phát và giai đoạn bình phục. Tuy nhiên khi phát hiện sớm những biểu hiện của bệnh sẽ giúp cho việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số triệu chứng cụ thể của bệnh thủy đậu: Người bị nhiễm virus Varicella Zoster Herpes gây bệnh thủy đậu sẽ có triệu chứng sau 7 - 21 ngày, biểu hiện đó là sốt, sổ mũi, đau đầu, ho nhẹ, mệt mỏi và chán ăn.  Khi có những biểu hiện trên chỉ 2 - 3 ngày bệnh nhân sẽ xuất hiện những nốt ban, chấm đỏ hồng trên cơ thể rồi mẩn ngứa. Sau đó sẽ xuất hiện mụn nước có kích thước bằng hạt đậu, có dịch đặc hoặc mủ bên trong.  Những nốt mụn đó sẽ xép xuống, khô và đóng vảy sau 4 - 5 ngày tiếp theo.  Nếu được điều trị tốt và kịp thời, bệnh sẽ khỏi sau 1 tuần, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ kéo dài từ 2 -3 tuần và để lại sẹo ở những vùng xuất hiện mụn, gây mất thẩm mỹ. Đường lây của bệnh thủy đậu Virus gây thủy đậu chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp; giọt bắn từ mũi, miệng người bệnh; tiếp xúc trực tiếp quần áo, chăn gối của bệnh nhân; chất dịch khi các bọng nước bị vỡ. Đặc biệt, virus có thể lây cho thai nhi qua nhau thai, gây tình trạng mắc thủy đậu bẩm sinh, hoặc các dị tật. Bên cạnh đó, bệnh gây nhiều biến chứng như viêm phổi, não, điếc, động kinh, chậm phát triển tinh thần vận động. Cách điều trị Để thủy đậu nhanh chóng mất đi thì bạn không nên chữa trị tại nhà mà hãy đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán. Trường hợp bạn bị dị ứng với thành phần nào của thuốc thì hãy thông báo ngay với bác sĩ. Đối với trẻ em sức đề kháng yếu, khi bị thủy đậu bên cạnh lên các nốt mụn sẽ kèm theo hiện tượng sốt. Vì thế có thể sử dụng thuốc giảm sốt không chứa aspirin như acetaminophen có thể làm giảm triệu chứng sốt. Ngoài ra có thể dùng thuốc trị dị ứng, kem thoa như calamine,...Với những người có nguy cơ nhiễm trùng cao, hoặc người bị suy giảm hệ miễn dịch có thể sử dụng thuốc kháng virus để giảm biến chứng do thủy đậu gây ra. Bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ sinh hoạt phù hợp cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến thời gian khỏi bệnh. Hãy áp dụng những chia sẻ dưới đây: Tuyệt đối không sờ hay gãi các nốt mụn bị phồng lên bởi mụn có thể vỡ ra, dịch mủ có thể lây lan ra các khu vực khác.Vậy bị thủy đậu có nên tắm không? câu trả lời là không nên kiêng bởi như vậy càng làm cơ thể ngứa ngáy, khó chịu. Hãy sử dụng nước ấm để tắm rửa cho cơ thể.Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh cọ xát vào nốt mụn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh bệnh lây lan. Bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống chọi lại bệnh. Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu an toàn, hiệu quả Thủy đậu là căn bệnh lây lan, truyền nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp và qua đường hô hấp. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả và an toàn đó là thực hiện tiêm phòng vacxin phòng ngừa thủy đậu. Đặc biệt là đối với những người chưa từng bị thủy đậu hoặc trẻ nhỏ và phụ nữ có kế hoạch mang thai cần tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe.  Theo thống kê, có hơn 90% người  tiêm vắc xin thủy đậu đã phòng tránh được bệnh. Vì thế hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trong gia đình bằng cách tiêm vắc xin ngừa thủy đậu.           BS cũng cho hay: nhiều gia đình quan niệm phải kiêng nước, gió nên không tắm rửa cho trẻ. Tuy nhiên, thầy thuốc khuyến cáo các em cần được vệ sinh sạch sẽ bằng cách tắm nước ấm, lau người trong phòng kín. Nhiều bệnh nhi sốt, ho, tiêu chảy khi mắc thủy đậu. Nếu được điều trị tốt và kịp thời, bệnh sẽ khỏi sau 1 tuần, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ kéo dài từ 2-3 tuần và để lại sẹo ở những vùng xuất hiện mụn, gây mất thẩm mỹ. Virus gây thủy đậu chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp; giọt bắn từ mũi, miệng người bệnh; tiếp xúc trực tiếp quần áo, chăn gối của bệnh nhân; chất dịch khi các bọng nước bị vỡ. Đặc biệt, virus có thể lây cho thai nhi qua nhau thai, gây tình trạng mắc thủy đậu bẩm sinh, hoặc các dị tật. Bên cạnh đó, bệnh gây nhiều biến chứng như viêm phổi, não, điếc, động kinh, chậm phát triển tinh thần vận động. Bảo vệ trẻ em có sức đề kháng kém Để thủy đậu nhanh chóng mất đi thì người dân không nên chữa trị tại nhà mà hãy đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán. Trường hợp bạn bị dị ứng với thành phần nào của thuốc thì hãy thông báo ngay với bác sĩ. Đối với trẻ em sức đề kháng yếu, khi bị thủy đậu bên cạnh xuất hiện các nốt mụn sẽ kèm theo hiện tượng sốt. Vì thế, các bác sĩ có thể sử dụng thuốc giảm sốt không chứa aspirin như acetaminophen có thể làm giảm triệu chứng sốt. Ngoài ra có thể dùng thuốc trị dị ứng, kem thoa như calamine,... Với những người có nguy cơ nhiễm trùng cao, hoặc người bị suy giảm hệ miễn dịch có thể sử dụng thuốc kháng virus để giảm biến chứng do thủy đậu gây ra. Bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ sinh hoạt phù hợp cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến thời gian khỏi bệnh. Do đó, nếu bị thủy đậu, tuyệt đối không sờ hay gãi các nốt mụn bị phồng lên bởi mụn có thể vỡ ra, dịch mủ có thể lây lan ra các khu vực khác. Người dân không nên kiêng tắm bởi như vậy càng làm cơ thể ngứa ngáy, khó chịu. Hãy sử dụng nước ấm để tắm rửa cho cơ thể. Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh cọ xát vào nốt mụn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh bệnh lây lan. Bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống chọi lại bệnh. Người lớn cũng nằm viện vì mắc bệnh thủy đậu. Bác sĩ Kim Anh cho biết, thủy đậu là căn bệnh lây lan, truyền nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp và qua đường hô hấp. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả và an toàn đó là thực hiện tiêm phòng vaccine phòng ngừa thủy đậu. Đặc biệt là đối với những người chưa từng bị thủy đậu hoặc trẻ nhỏ và phụ nữ có kế hoạch mang thai cần tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe. Theo thống kê, có hơn 90% người tiêm vaccine thủy đậu đã phòng tránh được bệnh. Vì thế, hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trong gia đình bằng cách tiêm vaccine ngừa thủy đậu. "Trẻ nhỏ mắc bệnh thủy đậu cần được vệ sinh sạch sẽ bằng cách tắm nước ấm, lau người trong phòng kín. Nếu không vệ sinh tốt, các vết phỏng dễ bị nhiễm trùng, gây tổn thương sâu qua lớp hạ bì và để lại sẹo", bác sĩ Kim Anh nói.

Xem Thêm

BVĐK Hà Đông: Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao
Thứ Hai 27/03/2023 08:52:01
   Xét nghiệm GeneXpert trong phát hiện sớm bệnh lao là sự lựa chọn hàng đầu trong chỉ định cũng như hỗ trợ tối đa bác sĩ chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm GeneXpert có hiệu quả trong xét nghiệm để phục vụ bệnh nhân. Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao, xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao và lao kháng đa thuốc cao nhất trên thế giới. 2 năm diễn ra dịch Covid-19, công tác phòng, chống lao tại Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Số bệnh nhân lao phát hiện năm 2021 giảm 22% so với năm 2020 và giảm 24,5% so với năm 2019, đưa Việt Nam trở thành là một trong những quốc gia có mức độ giảm phát hiện bệnh lao cao nhất toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch. Để có thể tiếp cận và ghi nhận được 40% số bệnh nhân chưa được phát hiện, cũng như bảo đảm tất cả các nhóm dễ bị tổn thương, nguy cơ cao và cộng đồng nói chung đều có thể tiếp cận được các dịch vụ chẩn đoán và điều trị bệnh lao có chất lượng, cần có sự chung tay của cả cộng đồng. Theo Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hà Đông Đào Thiện Tiến, bệnh nhân lao có lâm sàng phong phú, nhiều khi rất khó cho bác sĩ định hướng để chẩn đoán bệnh. Điều đó cần có các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh. Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp phát hiện bệnh lao. Tuy nhiên, các phương pháp phát hiện vi khuẩn bệnh lao truyền thống như: chụp X-quang phổi, nuôi cấy hay phản ứng hóa học Mantoux, AFB nhuộm Ziehl-Neelsen... có những hạn chế về thời gian chờ kết quả lâu, độ chính xác chưa cao, tỷ lệ phát hiện vi khuẩn thấp... Khắc phục những hạn chế này, sự ra đời của nhóm xét nghiệm sinh học phân tử gồm xét nghiệm NTM/MTB Realtime PCR, MTB TRC Ready, GeneXpert đã tạo ra bước đột phá trong cuộc chiến phòng, chống lao hiện nay. Hưởng ứng Ngày phòng, chống lao, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Giang, Phó Trưởng khoa Hô hấp và bệnh phổi cho biết, từ năm 2019, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã đưa xét nghiệm GeneXpert vào làm xét nghiệm để phục vụ bệnh nhân. Đây là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh, từ đó có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Khám cho bệnh nhân lao. Xét nghiệm có ưu việt vượt trội như độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao, thực hiện dễ dàng trên nhiều loại mẫu bệnh phẩm xét nghiệm như máu, mủ, tinh dịch… ít nguy cơ lây nhiễm (vì quy trình khép kín), phát hiện ngay cả với mẫu có mật độ vi khuẩn thấp, thời gian thực hiện xét nghiệm nhanh chóng (trả sau 1 ngày nhận mẫu)… Đây là sự lựa chọn hàng đầu trong chỉ định cũng như hỗ trợ tối đa bác sĩ chẩn đoán bệnh. Bệnh viện đa khoa Hà Đông là Bệnh viện hạng I duy nhất triển khai kỹ thuật này và thực hiện xét nghiệm phát hiện lao và lao kháng thuốc cho các trung tâm y tế và bệnh viện thuộc phía tây nam thành phố Hà Nội. Do sử dụng hệ thống máy móc hiện đại nên xét nghiệm thực hiện đơn giản, trả kết quả trong thời gian nhanh chóng và cho kết quả kép. Ngoài việc chẩn đoán có nhiễm lao hay không, xét nghiệm này còn cho biết có nhiều hay ít vi khuẩn. Đặc biệt, xét nghiệm còn phát hiện bệnh nhân có thuộc dạng lao kháng thuốc hay không (Rifamycin), từ đó cho rút ngắn thời gian điều trị, giúp tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Từ 2019 đến nay, Khoa Hô hấp và bệnh phổi, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã thăm khám và điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân lao và là địa chỉ tin cậy cho bệnh nhân khám và điều trị bệnh lý phổi nói chung hay những bệnh nhân lao nói riêng. Theo Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương Đinh Văn Lượng, số lượng và tỷ lệ tử vong do lao ở Việt Nam được ước tính là 12.000 người, tăng 35,8% với năm 2020. "Chúng ta đang phải đối mặt nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng. Đây là một trong những nguyên nhân Chương trình chống lao phải đánh giá lại các mục tiêu của chương trình, thực hiện cập nhật Kế hoạch chiến lược phòng, chống lao quốc gia, và đề xuất điều chỉnh lộ trình chấm dứt bệnh lao vào năm 2035", ông Lượng cho hay.

Xem Thêm

DANH MỤC TIN