Giới thiệu về Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức
TẬP THỂ KHOA PHẪU THUẬT GÂY MÊ HỒI SỨC Phó Trưởng Khoa: BSCKI.Vương Danh Chính  Phó Trưởng Khoa: BSCKI.Cao Đăng Lâm Điều dưỡng Trưởng: Cử nhân Nguyễn Thị Hiền   GIỚI THIỆU VỀ KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC 1. Lãnh đạo qua các thời kỳ: Khoa Gây mê hồi sức là một khoa lớn, trung tâm của khối Ngoại sản-Chuyên khoa Giai đoạn khoa Gây mê hồi sức (từ 07/2003 đến 02/2019): - Trưởng khoa: BSCKII. Nguyễn Đình Đức - Phó Trưởng khoa: BSCKI. Đặng Văn Thịnh - Điều dưỡng Trưởng khoa: Nguyễn Thị Viết. - Trưởng Khoa: BSCKII. Vương Danh Chính - Phó Trưởng Khoa: BSCKI. Cao Đăng Lâm - Điều dưỡng Trưởng Khoa: CN Nguyễn Thị Hiền 2. Nhân sự: Hiện nay, Khoa Gây mê hồi sức có 32 nhân viên, trong đó có: *Bác sĩ có 08, gồm: + 01 Bác sĩ CKII + 01 Thạc sĩ – Bác sỹ nội trú +  04 Bác sĩ chuyên khoa I + 02 Bác sĩ chuyên khoa định hướng *Có 20 Điều dưỡng: + Trình độ cử nhân: 10 và Cao đẳng: 10 *Có 04 Hộ lý. 3. Chức năng, nhiệm vụ: - Đảm bảo công tác gây mê hồi sức cho khối Ngoại sản- chuyên khoa, nội soi tiêu hóa. - Khoa gây mê hồi sức luôn được coi là trung tâm của khối Ngoại sản – chuyên khoa với 3 trụ cột: Gây mê- Hồi sức- Giảm đau sau mổ. 4. Những công việc nổi bật đã triển khai: - Luôn đáp ứng được công tác gây mê hồi sức cho các bệnh nhân cấp cứu cũng như mổ phiên đặc biệt các trường hợp báo động đỏ.   - Khoa đã triển khai nhiều kỹ thuật gây mê, hồi sức, giảm đau - Gây mê hồi sức những bệnh nhân nặng như: Sốc Đa chấn thương, sốc nhiễm khuẩn, chấn thương sọ não... - Gây mê cho các phẫu thuật lớn: Thay khớp háng, cắt đại tràng nội soi, cắt khối tá tụy, cắt gan, cắt thận,phẫu thuật lồng ngực... - Gây mê khối chuyên khoa: Phẫu thuật vi phẫu thanh quản, mổ sứt môi hàm ếch cho các cháu bé dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt - Khoa tham gia gây mê ngoại trú cho: Nội soi dạ dầy, đại tràng - Thực hiện các kỹ thuật giảm đau sau mổ cho các phẫu thuật lớn: Thay khớp háng, phẫu thuật ổ bụng, phẫu thuật lồng ngực, phẫu thuật tiết niệu... - Triển khai Giảm đau trong chuyển dạ đẻ, sau mổ lấy thai... 5. Công tác đào tạo: - Hiện nay, Khoa gây mê hồi sức đang có 01 Bs đang theo học chuyên khoa I; 01 Bác sĩ đang theo học chương trình Nội trú bệnh viện. - Thường xuyên cử các bác sĩ và điều dưỡng tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tại các bệnh viện tuyến TW như BV Việt Đức, Bạch Mai.. - Có kế hoạch dài hạn để thường xuyên cử các bác sĩ và điều dưỡng đi đào tạo nâng cao trình độ và bằng cấp. 6. Nghiên cứu khoa học: Hàng năm thường xuyên có 1 – 2 cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. 7. Hỗ truyến dưới. - Khoa thường xuyên tham gia công tác chỉ đạo tuyến , hỗ trợ tuyến dưới như : BV huyện Chương Mỹ, BV Mỹ Đức, BV Thanh Oai... 8. Hướng phát triển cho những năm tiếp theo: -Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ bác sỹ và điều dưỡng bằng việc cử đi học tại các bệnh viện tuyến TW. -Củng cố và nâng cao năng lực gây mê hồi sức cho bác sĩ và điều dưỡng. -Thực hiện được kỹ thuật chuyên khoa sâu của lĩnh vực gây mê hồi sức. - Tiếp tục đẩy mạnh các kỹ thuật giảm đau sau mổ - Đẩy mạnh công tác hồi sức ngoại khoa đặc biệt những bệnh nhân nặng - Triển khai khu hồi sức ngoại khoa đi vào hoạt động.
Giới thiệu về Khoa Nội tim mạch
TẬP THỂ KHOA NỘI TIM MẠCH Phó Trưởng Khoa: BSCKI.Đỗ Hữu Nghị  Phó Trưởng Khoa: Đỗ Thùy Linh Điều dưỡng Trưởng: Cử nhân Nguyễn Thị Thanh Nga GIỚI THIỆU VỀ KHOA NỘI TIM MẠCH & LÃO HỌC Tiền thân là Nội cán bộ, được thành lập từ năm 1957. Năm 1982 sát nhập các khoa nội. năm 1990 thành lập khoa Nội A. năm 2005, chuyển bộ phận ngoại trú về Ban Bảo vệ sức khỏe Tỉnh. Bộ phận nội trú, đổi tên thành Khoa Nội Tim mạch – Lão học. Tổ chức bộ máy: Có 42 giường kế hoạch. Giường thực kê 48 Cán bộ nhân viên trong khoa: 22 Bác sĩ có 09, gồm: + 01 Bác sĩ CKII + 02 Bác sĩ CKI + 01 Thạc sĩ + 02 Bác sỹ đa khoa ( đã học chuyên khoa sơ bộ chuyên ngành tim mach) + 01 Bác sĩ đang học cao học chuyên ngành tim mạch + 02 Bác sĩ đang theo học bác sĩ Nội trú chuyên ngành tim mạch.  Điều dưỡng: 11, gồm : + 01 Điều dưỡng ĐH + 10 Điều dưỡng Cao đẳng. * Dược sỹ: 01. * Hộ lý: 01 2. Lãnh đạo qua các thời kỳ: 2.1 Trưởng khoa: - Từ 1962-1983. BS Đinh Quý Lan - Từ 1984-1985: BSCKI. Võ Thị Xuân Tánh - Từ 1986-1996: BSCKI. Nguyễn Ngọc Huyên - Từ 1987-2004: BSCKII. Trần Đăng Huấn - Từ 2005 – 2014: BSCKII. Nguyễn Kim Dung - Từ 2014-2016: BSCKI. Đinh Văn Tuy - Từ 2016 đến nay: BSCKII. Đỗ Hữu Nghị 2.2 Phó trưởng khoa: - Từ 1981-1983: BSCKI. Võ Thị Xuân Tánh - Từ 1983-1986: BSCKI. Nguyễn Thị Hưởng - Từ 1987- 1996: BSCKII. Trần Đăng Huấn - Từ 1996 – 2005: ThS.BS. Lê Hồng Minh - Từ 2002 – 2005: BSCKII. Nguyễn Kim Dung - Từ 2005-2008: BSCKI. Phạm Thị Xuyên - Từ 2009 -2010: BSCKII. Lê Hoàng Tú - Từ 2014-2014: BSCKI. Đinh Văn Tuy - Từ 2016 – đến nay: BSCKI. Đỗ Thùy Linh - Từ 2018 – đến nay: ThS.BS. Nguyễn Xuân Nhương 2.3 Điều dưỡng trưởng: - Từ 1983-1984: ĐD Đỗ Thị Như - Từ 1984-2012: ĐD Đào Duy Luyến - Từ 2013 – đến nay: CNĐD Nguyễn Thị Thanh Nga 3.Chức năng, nhiệm vụ: - Khám, ngoại trú, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân thuộc chuyên ngành Tim mạch & Lão học, đối tượng thuộc ban bảo vệ sức khỏe thành phốở mức độ phân tuyến của bệnh viện hạng I. 4.Những công việc nổi bật đã triển khai: - Luôn đảm bảo việc cấp cứu và xử lý tốt các cấp cứu chuyên ngành tim mạch và lão khoa - Triển khai các kỹ thuật thủ thuật chuyên ngành tim mạch thường qui như đặt cathter tĩnh mạch trung tâm, catheter động mạch đo huyết áp động mạch liên tục, chọc dò dẫn lưu dịch màng ngoài tim…. - Các kỹ thuật thăm dò cận lâm sang: điện tim, Holter điện tim, holter huyết áp, siêu âm tim, mạch…. - Triển khai thường quy những kỹ thuật tim mạch can thiệp: điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng laser nội mạch, đặt máy tạo nhịp tạm thời trong buồng tim, đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn 1 buồng, 2 buồng…. 5.Công tác đào tạo: - Hiện nay, Khoa nội Tim mạch – Lão học đang có 01 BS đang theo học chương trình cao học chuyên ngành tim mạch; 02 Bác sĩ đang theo học chương trình Nội trú bệnh viện. 1 kíp gồm 2 BS. 2 ĐD theo học chuyên ngành tim mạch can thiệp chuyên sâu - Thường xuyên cử các bác sĩ và điều dưỡng tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn. - Có kế hoạch dài hạn để thường xuyên cử các bác sĩ và điều dưỡng đi đào tạo nâng cao trình độ và bằng cấp. 6.Nghiên cứu khoa học: - Hàng năm thường xuyên có 1 – 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. 7.Hợp tác quốc tế: - Có 01 bác sỹ học và được cấp chứng chỉ cấp cứu của đại học nantes Pháp 8.Hướng phát triển cho những năm tiếp theo: - Tiếp tục nâng cao trình độ đội ngũ bằng việc tăng cường đào tạo và tổ chức hoạt động theo hướng chuyên sâu cho từng kíp kỹ thuật bác sĩ và điều dưỡng. - Củng cố và nâng cao năng lực đảm nhiệm xử lý cấp cứu, can thiệp  cho từng bác sĩ và nhân viên điều dưỡng. - Tiến tới thực hiện được mọi kỹ thuật chuyên khoa sâu của lĩnh vực can thiệp tim mạch như can thiệp mạch vành, mạch ngoại vi, điều trị các rối loại nhịp bằng đốt RF.          
Giới thiệu về Khoa Ngoại thần kinh - Lồng ngực
TẬP THỂ KHOA NGOẠI THẦN KINH LỒNG NGỰC Phó Trưởng Khoa: BSCKII.Nguyễn Quang Phú Điều Dưỡng Trưởng: Cử nhân Đoàn Văn Thủy KHOA NGOẠI THẦN KINH Địa chỉ liên hệ: Tầng 2, nhà A, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, số 2 Bế Văn Đàn, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội Điện thoại: 024 33825273 I. TÓM TẮT LỊCH SỬ ĐƠN VỊ Ngày 1-3-2019, được sự đồng ý của Đảng ủy và Ban Giám đốc Bệnh viện, Đơn nguyên Ngoại thần kinh - lồng ngực được thành lập trên cơ sở tách ra từ Khoa Chấn thương. Đến ngày 1-12-2020,do sự định hướng và nhu cầu phát triển các chuyên nghành sâu gồm phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật lồng ngực Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã ký Quyết định thành lập Khoa Ngoại thần kinh. Lãnh đạo khoa qua các thời kỳ Giai đoạn Khoa Chấn thương (cũ) (từ tháng7-2005 đến tháng3-2019) - Trưởng khoa:             BSCKII Hoàng Xuân Tuệ - Phó Trưởng khoa:   +ThS, BSCKII Trần Quang Toản                                    + BSCKII Nguyễn Quang Phú - Điều dưỡng trưởng:    Bùi Trọng Thể. Giai đoạn Đơn nguyên Ngoại thần kinh- lồng ngực  (từ 1-3-2019 đến 31-11-2020) - Trưởng Đơn nguyên:             BSCKII Hoàng Xuân Tuệ (nghỉ hưu tháng12-2019) - Phó Trưởng Đơn nguyên:      BSCKII Nguyễn Quang Phú - Điều dưỡng trưởng Đơn nguyên:     CN Đoàn Văn Thủy II. CƠ CẤU TỔ CHỨC Hiện nay, Khoa Ngoại thần kinh  có 12 nhân viên, trong đó có: * Đội ngũ bác sĩ: 5 (1 bác sĩ chuyên khoa cấp II,1 bác sĩ chuyên khoa cấp I,3 bác sĩ chuyên khoa định hướng). * Đội ngũ điều dưỡng: 7 (4 điều dưỡng đại học, 3 điều dưỡng cao đẳng). * Ban lãnh đạo đương nhiệm - Trưởng khoa:  BSCKII Nguyễn Quang Phú - Phó Trưởng khoa: BSCKI Nguyễn Thế Hoàn - Điều dưỡng trưởng:  CN Đoàn Văn Thủy III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ  * Khám bệnh, chữa bệnh: Khám, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân thuộc chuyên ngành thần kinh, lồng ngực ở mức độ phân tuyến của bệnh viện hạng I; đảm bảo cấp cứu và xử lý tốt các cấp cứu chấn thương và đa chấn thương... * Đào tạo: Là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế. Nhận sinh viên của Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam,TrườngCao đẳng Y tế Hà Đông đến thực tập, nâng cao kỹ năng khám, chữa bệnh. * Nghiên cứu khoa học: Là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh về lĩnh vực ngoại thần kinh lồng ngực theo yêu cầu chỉ đạo của Bệnh viện. * Chỉ đạo tuyến: Tham gia chỉ đạo tuyến theo sự phân công của Bệnh viện, chịu trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật cho tuyến dưới. * Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức nước ngoài theo quy định của pháp luật:đã cử các bác sĩ đi học tập tại Bệnh viện Đại học Ajou - Hàn Quốc theo chương trình hợp tác giữa hai bệnh viện; thường xuyên tham gia các chương trình đào tạo, hội nghị có báo cáo viên quốc tế... IV. NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT Khoa đã theo kịp xu thế của thời đại công nghệ, đã áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào các hoạt động khám, chữa bệnh như: Phẫu thuật unão: phẫu thuậtu thần kinh đệm; phẫu thuật áp xe não... Phẫu thuật cộtsống: phẫu thuật chấn thương cột sống; phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, bơm xi măng tạo hình thân đốt sống/C-arm, bắt vít đốt sống qua cuống/C-arm ... Phẫu thuật u tủy Phẫu thuật tuyến vú: phẫu thuật u tuyến vú; phẫu thuật ung thư vú... Phẫu thuật tuyến giáp: phẫu thuật u tuyến giáp; phẫu thuật ung  thu tuyến giáp... Phẫu thuật lồng ngực:phẫu thuật nội soi kén khí phổi; phẫu thuật nội soi dầy dính khoang màng phổi; sinh thiết u phổi; phẫu thuật cắt thùy phổi...
Giới thiệu về Khoa Nội Thận tiết niệu
 TẬP THỂ KHOA NỘI THẬN TIẾT NIỆU Trưởng Khoa: BSCKII.Trần Văn Phú Điều dưỡng Trưởng: Cử nhân Lưu Tiến Khiên    GIỚI THIỆU KHOA NGOẠI THẬN TIẾT NIỆU I. LÃNH ĐẠO QUA CÁC THỜI KỲ 1. BSCKI  Đinh Thị Hường Phụ trách đơn nguyên lọc máu ( 2011 – 2013) Phó TK, PTK Nội thận TN & LM: 19/6/2013 – 9/2015 2. BSCKII Trần Văn Phú: Phó trưởng khoa, PTK ( 9/2015 - 2020) Trưởng khoa: 2020-Nay II. Nhân sự: Lưu Tiến Khiên: CNĐD,  Điều dưỡng trưởng khoa ( 2015 – Nay) Nguyễn Thị Thư: CNĐD, Điều dưỡng hành chính 13 Điều dưỡng cao đẳng 01 Hộ lý III. Chức năng, nhiệm vụ: Điều trị nội khoa các bệnh: Suy thận cấp, Suy thận mạn tính, Hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp, mạn; nhiễm khuẩn tiết niệu, siểu tiết niệu,…. Điều trị thận nhân tạo chu kỳ cho những bệnh nhân suy thận mạn gđ cuối IV. Những công tác nổi bật đã triển khai: Triển khai đề án xã hội hóa máy lọc máu ( 30 máy HD, 01 máy HDF online) đi vào hoạt động từ năm 2017 – đến nay. Lọc máu cấp cứu, HDF Online, Lọc máu hấp phụ V. Công tác đào tạo:      Nghiên cứu khoa học: Xây dựng quy trình lọc máu Đề tài NC cấp cơ sở, đánh giá hiệu quả điều trị cho những bệnh nhân lọc máu chu kỳ. VI. Hướng phát triển cho những năm tiếp theo: Mở rộng và nâng cao chất lượng chất lượng lọc máu Triển khai lọc màng bụng chu kỳ bằng tay và bằng máy cho những bệnh nhân STM gđ cuối Cử cán bộ tham gia học các lớp dài hạn( Cao học, CKI, CKII) và ngắn hạn( lớp lọc máu cơ bản, ..)      
Giới thiệu về Khoa Chấn thương chỉnh hình
  TẬP THỂ KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH Trưởng khoa: Ths.BSCKII.Trần Quang Toản Phó khoa: BSCKII. Bùi Tuấn Anh Điều dưỡng Trưởng: Bùi Trọng Thể   1.Lãnh đạo qua các thời kỳ: Khoa CTCH tách ra từ khoa Chấn thương (cũ), từ tháng 01/03/2019, nên có hai thời kỳ như sau: 1.1.Giai đoạn khoa Chấn thương (cũ) (từ 07/2005 đến 03/2019): - Trưởng khoa:             BSCKII. Hoàng Xuân Tuệ - Phó Trưởng khoa:   - Ths.BSCKII. Trần Quang Toản                                    - BSCKII. Nguyễn Quang Phú - Điều dưỡng Trưởng khoa:      Bùi Trọng Thể. 1.2. Giai đoạn khoa Chấn thương Chỉnh hình (từ 01/03/2019 đến nay): - Trưởng Khoa:               Ths-BSCKII. Trần Quang Toản - Phó Trưởng Khoa:        BSCKII. Bùi Tuấn Anh - Điều dưỡng Trưởng Khoa:      Bùi Trọng Thể   2.Nhân sự: Hiện nay, Khoa CTCH có 18 nhân viên, trong đó có: *Bác sĩ có 08, gồm: + 02 Bác sĩ CKII + 03 Thạc sĩ (trong đó có 01 đang đi học Nghiên cứu sinh tiến sĩ) + 02 Bác sĩ chuyên khoa định hướng + 01 Bác sĩ đang theo học Nội trú bệnh viện. *Có 09 Điều dưỡng Cao đẳng. *Có 01 Hộ lý. 3.Chức năng, nhiệm vụ: - Khám, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân thuộc chuyên ngành chấn thương, chỉnh hình ở mức độ phân tuyến của bệnh viện hạng I. 4.Những công việc nổi bật đã triển khai: - Luôn đảm bảo việc cấp cứu và xử lý tốt các cấp cứu chấn thương và đa chấn thương. - Triển khai phẫu thuật cấp cứu nối vi phẫu mạch máu và thần kinh. - Triển khai thường quy những kỹ thuật chuyên khoa sâu về chấn thương chỉnh hình như: phẫu thuật thay khớp háng, thay khớp gối, phẫu thuật chuyển vạt che phủ khuyết hổng phần mềm các vùng; kỹ thuật kết hợp xương dưới màn tăng sáng; các kỹ thuật phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý khớp gối (như đứt dây chằng chéo, rách sụn chêm….)…. 5.Công tác đào tạo: - Hiện nay, Khoa CTCH đang có 01 Ths-Bs đang theo học chương trình Nghiên cứu sinh tiến sĩ; 01 Bác sĩ đang theo học chương trình Nội trú bệnh viện. - Thường xuyên cử các bác sĩ và điều dưỡng tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn. - Có kế hoạch dài hạn để thường xuyên cử các bác sĩ và điều dưỡng đi đào tạo nâng cao trình độ và bằng cấp. 6.Nghiên cứu khoa học: - Hàng năm thường xuyên có 1 – 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. 7.Hợp tác quốc tế: - Đã cử các bác sĩ đi học tập tại bệnh viện Đại học Ajou – Hàn Quốc theo chương trình hợp tác giữa hai bệnh viện. 8.Hướng phát triển cho những năm tiếp theo: - Tiếp tục nâng cao trình độ đội ngũ bằng việc tăng cường đào tạo và tổ chức hoạt động theo hướng chuyên sâu cho từng bác sĩ và từng nhóm điều dưỡng. - Củng cố và nâng cao năng lực đảm nhiệm xử lý cấp cứu cho từng bác sĩ và nhân viên điều dưỡng. - Tiến tới thực hiện được mọi kỹ thuật chuyên khoa sâu của lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, như: trồng lại chi thể đứt rời, chuyển vạt cơ da rời che phủ ổ khuyết hổng; thực hiện được các kỹ thuật phẫu thuật nội soi các khớp – ngoài khớp gối (đã thực hiện).
Giới thiệu về Khoa Nội Tiêu hóa
TẬP THỂ KHOA NỘI TIÊU HÓA Trưởng khoa: BSCKII. Phạm Thị Đào Chinh Phó khoa: BSCKI. Nguyễn Hợp Điều dưỡng Trưởng: Nguyễn Thị Mới 1, Lãnh đạo qua các thời kỳ: + Trưởng khoa qua các thời kỳ: Từ 10/1993- 8/1996: PGS.TS Nguyễn Thị Bạch Tuyết Từ 8/1996- 10/2004: BSCKI Nguyễn Thị Hoa Từ 10/2004- 3/2007: BS Đinh Văn Phồn Phụ trách khoa Từ 3/2007- 6/2008: BSCKII Ngô Hữu Tẫn Từ 7/2008- 2/2015: BS Đinh Văn Phồn Phụ trách khoa Từ 2/2015-1/2017: ThS.BS Phạm Thị Đào Chinh Từ 1/2017 đến nay: BSCKII Phạm Thị Đào Chinh + Phó trưởng khoa qua các thời kỳ: Từ 10/1993- 10/1995: BSCKI Ngô Thị Ngọc Dung Từ 01/1996- 01/2005: BS Đinh Văn Phồn Từ 01/2005- 3/2007: BSCKI Chu Bá Lợi Từ 4/2010-2/2015: ThS.BS Nguyễn Thị Cương Từ 4/2010-2/2015: ThS.BS Phạm Thị Đào Chinh Từ 2/2018 đến nay: ThS.BS Nguyễn Hợp + Điều dưỡng trưởng qua các thời kỳ: Từ 10/1993-2003: ĐD Vũ Thị Long Từ 2003- 2013: ĐD Bùi Thị Len Từ 2013- 2015: ĐD Nguyễn Thị Mai Thanh Từ 2015- 2017: ĐD Đặng Thị Nga Từ 2/2018 đến nay: ĐD Nguyễn Thị Mới 2, Nhân sự: - Khoa Nội Tiêu Hóa có 18 nhân viên có: + 07 bác sỹ (trong đó BSCK II: 01, Thạc sỹ: 02, BSNT: 01). + 10 điều dưỡng (trong đó Đại học: 05, Cao đẳng: 04, Trung cấp: 01). + 01 hộ lý. 3, Chức năng nhiệm vụ: - Khám chữa bệnh và tư vấn bệnh nhân ngoại trú các mặt bệnh về đường tiêu hóa - Khám chữa bệnh và tư vấn bệnh nhân nội trú các mặt bệnh về đường tiêu hóa 4, Những công việc nổi bật đã triển khai: - Nội soi can thiệp đường tiêu hóa trên: test HP, tiêm cầm máu, kẹp clip cầm máu, thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su, gắp giun-dị vật- bã thức ăn, cắt polyp, mở thông dạ dày cho ăn. - Nội soi can thiệp đường tiêu hóa dưới: cắt polyp, thắt trĩ bằng vòng cao su. 5, Công tác đào tạo: - Là địa điểm thực tập cho sinh viên y khoa. - Bác sỹ, điều dưỡng trong khoa tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực tập tại khoa cho sinh viên y khoa các trường: Học viên Quân Y, Học viện Y dược học cổ truyền, trường cao đẳng y tế Hà Đông, trường đại học Đại Nam và một số trường khác. 6, Hướng phát triển cho những năm tiếp theo: - Phát triển đào tạo chuyên môn sâu trong nhiều lĩnh vực: + Siêu âm can thiệp: Chọc sinh thiết gan dưới hướng dẫn của siêu âm, chọc hút dịch ổ bụng dưới hướng dẫn của siêu âm, dẫn lưu áp xe gan, dẫn lưu nang tụy trong viêm tụy, dẫn lưu các ổ tụ dịch trong ổ bụng... + Nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi (ERCP) điều trị sỏi đoạn thấp ống mật chủ. + Can thiệp mạch điều trị ung thư gan. + Cát hớt niêm mạc dạ dày qua nội soi điều trị ung thư dạ dày sớm (ESD).      
Giới thiệu về Khoa Y học cổ truyền
  ẢNH TẬP THỂ KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN Phụ trách: Ths. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Trung Phó khoa:Ths. Bác sĩ Trần Nhật Trường Điều dưỡng Trưởng: Phạm Thị Bích Hạnh I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN Thành lập năm 1971 lấy tên là Phòng nghiên cứu kết hợp Đông – Tây y. Tháng  03/1972 đổi tên thành Khoa Y học dân tộc nay là khoa Y học cổ truyền. 1. Lãnh đạo qua các thời kỳ * Trưởng khoa: Họ và tên Thời gian đảm nhiệm Lương y Nguyễn Văn Chất 1971 - 1972 Bác sĩ Lê Hồng Nhân 1973 – 1976 Lương Y Trần Xuân Lâm 1977 – 1981 Bác sĩ Vũ Minh Đức 1982 – 1989 Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Bích Hiệp 1996 -  2011 Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Vỹ Sử 2012 -  2013 Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Trung 2019 – đến nay * Phó trưởng khoa: Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Siêm 1987 - 2005 Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Bích Hiệp 1994 - 1995 Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương 2008 - 2017 Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Trung 2013 – 2019 Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Nhật Trường 2019 – Đến nay 2. Cơ cấu tổ chức – nhân sự Số giường kế hoạch: Từ  năm 1971 – 1999 : 10 giường, tương đương 2,5 %  tổng số giường của bệnh viện Từ năm 1999 – 2005 : 20 giường, tương đương 5 %  tổng số giường của bệnh viện Từ  năm 2006 2018: 30 giường, tương đương 5,8 %  tổng số giường của bệnh viện Năm 2018 2019  khoa có 35 giường kế hoạch, tương đương 5,4% tổng số giường của bệnh viện. Năm 2019 khoa có 35 giường kế hoạch – 41 giường thực kê. Cơ cấu cán bộ: Từ 1971 – 1979: khoa có 09 cán bộ trong đó: 03 bác sĩ, 02 lương y, 02 y sĩ, 01 y tá, 01 hộ lý. Từ 1980 – 1999: khoa có 11 cán bộ, trong đó 04 bác sĩ, 06 điều dưỡng, 01 hộ lý. Từ 1999   khoa có 15 cán bộ, 02 bác sĩ CK I, 01 thạc sĩ, 01 bác sĩ, 01 dược sĩ đại học, 01 dược sĩ trung học, 07 điều dưỡng, 01 hộ lý, 01 công nhân dược. Năm 2019 khoa có 21 cán bộ: 01 tiến sĩ, 01 nghiên cứu sinh, 01 thạc sĩ, 01 Bác sĩ nội trú,01 BS chuyên khoa I, 04 bác sĩ, 06 điều dưỡng, 02 dược sĩ, 01 dược tá, 01 công nhân dược, 01 hộ lý, 01 nhân viên kỹ thuật. 3. Chức năng nhiệm vụ Từ tháng 7/1999 tổ chức hoạt động theo thông tư 02/1998/ TT-BYT. Gồm 3 bộ phận: Bộ phận khám và điều trị Ngoại trú. Bộ phận điều trị Nội trú. Bộ phận cung ứng và sản xuất thuốc phiến. Từ tháng 4/2014 tổ chức hoạt động theo thong tư 01/2014/TT-BYT .Gồm 3 bộ phận: Bộ phận khám và điều trị Ngoại trú. Bộ phận điều trị Nội trú. Bộ phận Đông dược. 4. Những công tác nổi bật đã triển khai: Mô hình bệnh tật những mặt bệnh điều trị có hiệu quả tại khoa YHCT Bệnh thần kinh, cơ xương khớp: Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa đa khớp, đau thần kinh hông, đau thần kinh liên sườn, bệnh thần kinh ngoại biên, đau - tíc giật vùng mặt, liệt các dây thần kinh sọ não số III, V, VI, VII. Di chứng TBMMN ... Bệnh hệ tuần hoàn: tăng huyết áp, hạ huyết áp, vêm tắc tĩnh mạch chi, trĩ, thiểu năng tuần hoàn não, RLCN tiền đình... Bệnh hệ hô hấp: Viêm phế quản, hen phế quản, dãn phế quản, tâm phế mạn Bệnh hệ tiêu hóa: viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng mạn, HC ruột kích thích, viêm gan mạn, xơ gan giai đoạn còn bù, sỏi mật chưa có chỉ định phẫu thuật ... Bệnh hệ tiết niệu - sinh dục: Viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang cấp/mạn, sỏi tiết niệu, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, rong huyết, HC tiền mãn kinh, viêm tắc tia sữa... Các bệnh khác: Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, loét miệng, bệnh ngoài da, chắp lẹo, nấc ... Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch Kỹ thuật chuyên khoa Khám bệnh, bắt mạch, kê đơn bốc thuốc theo cổ phương hoặc đối pháp lập phương, kết hợp y học hiện đại. Điện châm, thủy châm, châm tê, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống,nhĩ châm, giác hơi, hỏa trị liệu, mãng châm, cứu ngải, ngâm thuốc bộ phận… 5. Công tác đào tạo Nhiều cán bộ được đào tạo sau đại học như Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I, Dược sĩ chuyên khoa I, cử nhân... Khoa là cơ sở thực hành cho các trường như: Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội đông Y Hà Nội, Hội Châm cứu Hà Nội, Trường trung cấp Y – dược  Tuệ Tĩnh Hà Nội, Trường trung cấp Y – Dược Lê Hữu Trác Hà Nội, trường trung cấp Y Phú Thọ, cao đẳng Y tế Hà Đông. 6. Nghiên cứu khoa học Những đề tài nghiên cứu cấp tỉnh – thành phố đã thực hiện: - Ứng dụng laser bán dẫn châm cứu cắt cơn đau dạ dày thời gian từ 1994 -1996. - Ứng dụng bài thuốc “Sâm linh bạch truật tán” để điều trị  và dự phòng bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ em năm 1998 – 2001. - Đánh giá bài thuốc Tiêu giao đan chi và lục vị điều trị HC mãn kinh năm 2004– 2005. Những đề tài cấp cơ sở đã thực hiện: - Châm cứu điều trị phục hồi di chứng liệt do Tai biến mạch máu não , viêm não năm 1987. - Châm cứu hỗ trợ điều trị Teo gai thị năm 1988.  - Châm cứu điều trị Viêm tắc tia sữa năm 1997 - Châm cứu điều trị bí đái sau phẫu thuật năm 2002 - Châm cứu loa tai hạ huyết áp năm 2008 - Đánh giá hiệu quả điều trị đau TK hông to bằng Điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt và thuốc sắc Đông y năm 2009. - Đánh giá tác dụng bài thuốc “ Bổ trung ích khí thang” và Tam thất điều trị trĩ nội xuất huyết độ I,II năm 2010. - Châm cứu điều trị viêm quanh khớp vai năm 2015 - Đánh giá tác dụng điều trị của điện châm kết hợp “Cát căn thang” trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp năm 2016 - Đánh giá tác dụng điều trị RLCH Lipid của bài thuốc HSN năm 2017 -  Đánh giá hiệu quả điều trị liệt chi trên bằng Điện châm kết hợp Phục hồi chức năng năm 2017. - Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh liệt dây tK số VII bằng điện châm kết hợp bài thuốc Tiểu tục mệnh thang năm 2018. - Đánh giá tác dụng điều trị đau dây TK hông to bằng phương pháp nhu châm kết hợp bài thuốc TK 1. Thành tích thi đua: - Nhận 02 bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế năm 2008 và 2009. - Năm 2010 đạt danh hiệu tập thể lao động suất sắc của chủ tịch UBND tp Hà Nội - Đạt danh hiệu Tổ lao động giỏi cấp ngành 7 năm liền từ 1995 – 2001, và năm 2009 - Nhận 06 bằng khen của Trung ương hội Đông y Việt Nam  năm 2005,2006, 2008,2010,2014,2017. - Năm 2011, 2015được bằng khen của BCH trung ương hội châm cứu - Nhận danh hiệu tập thể lao động tiên tiến năm 2009 của giám đốc sở y tế  Hà Nội. - Năm 2012 đạt giải nhì tuyến bệnh viện hội thi tìm hiểu cây thuốc nam và các phương pháp không dùng thuốc , giải ba chung kết hội thi  - Năm 2017 giấy khen cục quản lý dược cổ truyền - Năm 2018 giấy khen chi bộ khoa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của BV đa khoa Hà Đông. -Năm 2016 giấy khen của công đoàn ngành Y tế. 7. Hướng phát triển cho những năm tiếp theo Thực hiện tốt nhiệm vụ là cầu nối giữa YHCT và YHHĐ: kết hợp YHCT với YHHĐ trong khám và điều trị, phòng bệnh nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh Nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật , phương pháp, bài thuốc mới có tác dụng điều trị. Là cơ sở đào tạo, thực hành uy tín cho các trường đại học , cao đẳng, các hội đông y, hội châm cứu. Là nơi thực hành lấy chứng chỉ hành nghề Y,đào tạo các hệ ngắn hạn cầm tay chỉ việc các phương pháp: điện châm, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ, tác động cột sống, nhĩ châm, mãng châm… Thực hiện khám, điều trị dịch vụ theo yêu cầu. Tổ chức dịch vụ chăm sóc, nâng cao sức khỏe: :Làm đẹp, giảm béo bằng các phương pháp YHCT. Hiện đại hóa khu vực đông dược, tiến tới sản xuất một số chế phẩm tiện sử dụng ( dạng viên, dạng túi lọc, dạng viên hoàn…), có hiệu quả điều trị cao các bệnh như : tăng men gan, hạ mỡ máu, hạ áp, hạ gluco máu,suy nhược thần kinh, rối loạn chức năng sinh lý…      
Giới thiệu về Khoa Chẩn đoán hình ảnh
  TẬP THỂ KHOA CHẨN ĐOẢN HÌNH ẢNH Phó Trưởng Khoa: BSCKI.Dương Văn Vĩnh   Kỹ thuật viên Trưởng: Phùng Đôn Đan 2. Nhân lực hiện tại:  Khoa hiện có 28 cán bộ nhân viên 3. Cơ sở vật chất trang thiết bị: Hiện tại khoa được trang bị: 05 máy siêu âm màu 4D. 03 hệ thống chụp X quang kỹ thuật số 01 máy x quang tại giường 01 hệ thống chụp X quang răng toàn cảnh 01 hệ thống CT conebean 01 hệ thống chụp cắt lớp vi tính của Siemens (Somatom Spirit) 2 dãy đầu dò 01 hệ thống chụp cộng hưởng 1.5 Tesla 4. Các kỹ thuật chẩn đoán: Tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, chúng tôi thực hiện nhiều loại thăm khám chẩn đoán khác nhau: Chụp X-Quang Chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y khoa rất phổ biến hiện nay. Bệnh nhân cần chụp X-quang khi chẩn đoán bệnh, khi khám sức khỏe định kỳ hay khám sức khỏe tuyển dụng. Với hệ thống Xquang kỹ thuật số (DR), thời gian chụp phim cho bệnh nhân nhanh hơn nhiều lần so với X-quang thông thường, giảm thời gian chiếu tia, trong những trường hợp cần thiết, chúng tôi cũng luôn có đầy đủ các thiết bị che chắn, bảo vệ cho các phần cơ thể quan trọng của bệnh nhân không bị ảnh hưởng bởi tia xạ. Với các trường hợp chụp X-quang thông thường, bạn không cần phải chuẩn bị gì trước. Trong một số trường hợp chụp X-quang có chuẩn bị như chụp dạ dày ruột dạ dày- thực quản, tá tràng, đại tràng, bạn cần có sự chuẩn bị trước khi chụp như cần thụt tháo, nhịn ăn trước khi chụp (theo chỉ dẫn của bác sỹ) Khi chụp X-quang, bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như kỹ thuật viên để hình ảnh chụp X-quang đạt chất lượng tốt nhất. Trước khi chụp, vui lòng thông báo cho bác sĩ, kỹ thuật viên nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ chụp X-quang gồm: Chụp X-quang kỹ thuật số phổi, xoang, cột sống, và xương – khớp thường quy. Chụp X-quang kỹ thuật số với chất cản quang dùng trong các trường hợp khảo sát hệ tiêu hóa-dạ dày với chất khảo sát hệ tiết niệu, chụp khớp, chụp đường mật. Chụp X-quang răng toàn cảnh Máy dùng chùm tia x thu hẹp và vùng bức xạ thấp nhất để quét vùng đầu theo chiều ngang một cách hiệu quả, đồng thời cho kết quả phân tích chỉ số sọ mặt (cephalometric) và kỹ thuật chồng hình trong 1 vài phút. Chụp CT cone bean. Là một thiết bị dùng trong nha khoa sử dụng tia X và sự trợ giúp máy tính để tạo hình ảnh 3 chiều của mô răng, mô mềm, ống thần kinh và xương hàm Máy gồm 3 chức năng vượt trội trong 1 hệ thống, sử dụng chùm tia X quang hình nón để chụp chiếu nha khoa và toàn bộ vùng đầu trong điều trị nha khoa bao gồm: Chụp răng toàn cảnh Panorama – Khảo sát để phát triển các tiềm ẩn về răng – Nhổ răng khó    – Phối hợp với máy chụp cepha để nắn chỉnh Chụp sọ răng (Cepha) – Phối hợp với Panorama để nắn chỉnh và phẫu thuật hàm mặt Chụp cắt lớp CT Cone Beam – Phẫu thuật Implant – Phẫu thuật hàm mặt – Nhổ răng ngầm – Phối hợp chỉnh nha nhổ răng  khôn – Phẫu thuật thẩm mỹ hàm mặt Siêu âm não xuyên thóp. Siêu âm các tuyến nước bọt: mang tai – dưới hàm. Siêu âm vú. Siêu âm tuyến giáp (bao gồm hạch cổ). Siêu âm phần mềm đầu mặt cổ. Siêu âm vùng nách. Siêu âm bẹn. Siêu âm bụng. Siêu âm thận, bàng quang. Siêu âm tử cung – buồng trứng qua đường bụng và đầu dò âm đạo. Siêu âm tinh hoàn. Siêu âm tiền liệt tuyến. Siêu âm tủy sống. Siêu âm cơ xương khớp Siêu âm phần mềm. Siêu âm màng phổi Siêu âm một số bệnh lý đường tiêu hóa. Siêu âm thai 2D, thai doppler màu, thai 4D Ngoài các dịch vụ trên, hệ thống siêu âm Doppler màu giúp nghiên cứu được dòng chảy của máu trong các động mạch và các tĩnh mạch. Ngoài ra, chúng tôi còn ứng dụng siêu âm trong định vị làm sinh thiết.   Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X với máy xoắn ốc nhiều dãy đầu dò để tạo nên các hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể một cách nhanh chóng. Khi có chỉ định chụp CLVT bạn sẽ được bác sỹ/ kỹ thuật viên tư vấn kỹ về tình trạng của bạn, lợi ích và các bước chuẩn bị cần thiết cho việc tiến hành chụp CLVT. Trong những trường hợp cần tiêm thuốc cản quang khi chụp, bạn sẽ được hỏi thêm về tiền sử dị ứng, bệnh lý gan, thận, tiểu đường hoặc các lần chụp CLVT có sử dụng thuốc cản quang trước đó (nếu có). Chụp cộng hưởng từ (CHT) Chụp CHT là khám nghiệm y khoa không xâm lấn được các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán bệnh. Chụp CHT cho những hình ảnh rõ nét và chi tiết của hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Do quá trình thực hiện không hề sử dụng tia X nên chụp CHT là phương pháp an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai.   Với hệ thống máy chụp cộng hưởng từ mới 1.5T của Siemen với các phền mềm và chuỗi xung ưu việt giúp như tự định vị,  giảm tiếng ồn, giảm thời gian chụp, giảm nhiễu do kim loại, tăng chất lượng hình ảnh.  Bệnh viện cung cấp cho khách hàng các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh bằng phương pháp hiện đại và an toàn đối với các bệnh lý nội khoa và ngoại khoa thường quy hoặc cấp tính. Chụp MRI cho phép các bác sĩ đánh giá: Các cơ quan trong ổ bụng như gan, đường mật, thận - tuyến thượng thận, lá lách, ruột, tụy. Cơ quan vùng tiểu khung bao gồm bàng quang, trực tràng, cơ quan sinh sản như tử cung, buồng trứng (với nữ giới) và tiền liệt tuyến (với nam giới). Mạch máu (không tiêm thuốc và có tiêm thuốc đối quang từ) Hạch bạch huyết Hệ cơ – xương – khớp Cột sống bao gồm cả tủy sống và đĩa đệm Não và hộp sọ và các dây thần kinh sọ Tuyến vú Các phần mềm khác Ngoài các thăm khám chẩn đoán hình ảnh thực hiện tại khoa, chúng tôi còn thực hiện các thăm khám tại chỗ với bệnh nhân khi họ không thể di chuyển được, hoặc bệnh nhân tại phòng mổ. Với máy chụp X-quang di động kỹ thuật số gọn nhẹ, khả năng di chuyển cao cùng các máy siêu âm luôn sẵn sàng siêu âm tại giường, chúng tôi có thể phục vụ các yêu cầu thăm khám tại chỗ (phòng mổ, bệnh phòng, khoa hồi sức cấp cứu...) một cách nhanh chóng và chính xác. Tất cả các thăm khám kể trên sẽ được chúng tôi lưu trữ hình ảnh kỹ thuật số trên hệ thống PACS. Cùng với hệ thống phần mềm HIS đồng bộ trong bệnh viện, sau nhiều năm các dữ liệu hình ảnh và kết quả vẫn được lưu trữ trong ngân hàng dữ liệu một cách đầy đủ nhất có thể. Giúp ích cho việc theo dõi và so sánh bệnh lý, đồng thời các hình ảnh và kết quả được cũng được kết nối tới các bác sĩ chuyên khoa. Đo mật độ loãng xương. 5. Thành tích đạt được  -    Nhiều cán bộ nhân viên đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” và Giấy khen của Giám đốc Bệnh viện. Tập thể Khoa và các cán bộ nhân viên luôn đạt danh hiệu Lao động tiên tiến liên tục qua các năm.                    
Giới thiệu về Khoa Nội Tiết
TẬP THỂ KHOA NỘI TIẾT Phó Trưởng Khoa: BSCKI.Đinh Văn Tuy Điều dưỡng Trưởng: Cử nhân Đặng Thị Nga        I. LÃNH ĐẠO QUA CÁC THỜI KỲ: Từ năm thành lập Đơn nguyên: Quyết định từ tháng 9 năm 2017 , hoạt động tiếp nhận điều trị bệnh nhân từ 27 tháng 12 năm 2017 BS CKI  Đinh Văn Tuy – Phụ trách Đơn nguyên CNĐH: Đặng Thị Nga – Điều dưỡng trưởng      II. NHÂN SỰ:         Đơn nguyên lúc đầu thành lập với 15 giường kế hoạch, Đến tháng 5 năm 2017 được Bệnh viện giao 25 giường kế hoạch.Tổng 34 giường thực kê( 11 Giường bạt) Biên chế: 12 cán bộ( 06 viên chức, 06 hợp đồng , 0 hộ lý)         1. Bác sỹ: 06 BSCKII: 01 ( đang đi học) BS Nội trú : 01 ( 01 Bs đang đi học) BS: 04      2. Điều dưỡng:06  Điều dưỡng ĐH: 01  Điều dưỡng CĐ: 04 Điều dưỡng TH: 01      3. Hộ Lý: 0       III. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ: Tiếp nhận & điều trị những bệnh nhân  ĐTĐ và ĐTĐ biến chứng nặng cần được chăm sóc nội trú đặc biệt là biến chứng  bàn chân, bệnh lý nội tiết chuyển hóa( tuyến giáp ,tuyến thượng thận, rối loạn chuyển hóa Lipid Huấn luyện và đào tạo chuyên sâu chuyên ngành Nội Tiết, đào tạo nội khoa cơ bản.  Nghiên cứu khoa học và tham gia công tác chỉ đạo tuyến Các nhiệm vụ khác do BGĐ giao       IV. NHỮNG CÔNG VIỆC NỔI BẬT ĐÃ TRIỂN KHAI: Điều trị và chăm sóc người bệnh Đái tháo đường có biến chứng loét bàn chân và đái tháo đường có những ổ nhiễm trùng phần mềm khác Đã tiếp nhận điều trị nội trú , khám và điều trị tại phòng khám nội khoa       V. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Đào tạo sinh viên các trường: Trường Đại học ,cao đẳng, trung cấp, theo sự phân công của bệnh viện. Đào tạo cho các Bác sĩ thực hành cấp chứng chỉ hành nghề.       VI. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Hàng năm Đơn nguyên có đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và sáng kiến cải tiến được nghiệm thu.        VII. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO NHỮNG NĂM TIẾP THEO Tiếp tục duy trì những kỹ thuật chuyên ngành đã triển khai, từng bước nâng cao năng lực điều trị chuyên sâu chuyên ngành Nội tiết &các bệnh chuyển hóa Phát triển thêm kỹ thuật mới như: Chọc hút chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến giáp dưới hưỡng dẫn của siêu âm.  
Giới thiệu về Khoa Răng Hàm Mặt
TẬP THỂ KHOA RĂNG HÀM MẶT Trưởng Khoa: BSCKII.Trịnh Xuân Học Phó Trưởng Khoa: BSCKI.Phạm Quốc Chi Điều dưỡng Trưởng: Cử nhân Nguyễn Thị Duyên Khoa RHM được thành lập từ năm 1960 đến nay Lãnh đạo qua các thời kỳ: Các trưởng khoa qua các thời kỳ: Từ năm 1960 đến năm 1979: BS. Nguyễn Thị Chinh Từ năm 1980 đến năm 1988: BS. Nguyễn Đăng Tiễn Từ năm 1989 đến năm 2003: TS-  BSCKII. Nguyễn Gia Thức Từ năm 2004 đến nay:           BSCKII. Trịnh Xuân Học Các phó khoa qua các thời kỳ: Từ năm 1965 đến năm 1979:  BS. Nguyễn Đăng Tiễn Từ năm 1983 đến năm 1988:  TS-BSCKII. Nguyễn Gia Thức Từ năm 1996 đến năm 2004: BSCKII. Trịnh Xuân Học Từ năm 2004 đến năm 2018: BSCKI. Nguyễn Thị Ngọc Lan Từ năm 2016 đến nay:    BSCKI. Phạm Quốc Chí Nhân sự Số cán bộ: 19 09 Bácsỹ (3 BSCKII, 2 BSNT, 1 ThS, 1 BSCKI, 3 BSCK) 09 Điều dưỡng ( 1Đại học, 1cao đẳng, 7trung học) 01 Hộ lý Chức năng nhiệm vụ Khám chữa bệnh chuyên khoa  RHM Hỗ trợ chuyên môn cho các khoa / phòng khám RHM của các bệnh viện tuyến dưới Những công việc nổi bật đã triển khai Phẫu thuật điều trị gãy xương , khối u vùng hàm mặt, phẫu thuật đóng khe hở môi – vòm miệng và các bệnh lý hàm mặt khác Chỉnh nha không mắc cài (invisalign), chỉnh nha mắc cài sứ - mắc cài tự buộc Tẩy trắng răng Cấy ghép implant Phục hình răng thẩm mỹ Nhổ răng số 8 mọc lệch bằng máy phẫu thuật siêu âm Điều trị răng trẻ em dưới gây mê Phẫu thuậ tnha chu Công tác đào tạo Là cơ sở thực hành cho sinh viên Học viện Y dược học cổ truyền, Cao đẳng Y tế Hà Đông Là cơ sở Đào tạo lien tục chuyên ngành nội nha Nghiên cứu khoa học Đề tài cấp Thành phố: “  Nghiên cứu  lâm sàng siêu âm, GPB tuyến mang tai” năm 2008 “ Đánh giá hiệu quả của ghép Fibrin giầu tiểu cầu (PRF) vào huyệt ổ răng sau nhổ răng ở tại khoa RHM BVĐK Hà Đông Hà Nội”  năm 2019-2020 Đề tài cấp cơ sở: Nhận xét kết quả phẫu thuật gãy xương hàm dưới tại bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2011 Nhận xét kết quả ghép yếu tố tăng trưởng trong phẫu thuật u nang xương hàm trên và dưới  năm 2014 Hợp tác quốc tế Hợp tác với tổ chức Smile Train tài trợ cho hầu hết các phẫu thuật cơ bản trên bệnh nhân khe hở môi – vòm miệng. Hợp tác với Trung tâm nghiên cứu giao lưu nha khoa Nhật – Việt tài trợ miễn phí nhiều ca cấy ghép Implant Hướng phát triển cho những năm tiếp theo Phẫu thuật thẩm mỹ vùng hàm mặt: nâng mũi, cắt mí, cắt gọt hàm,… Điều trị toàn diện cho trẻ khe hở  môi – vòm miệng  (hàm NAM, phẫu thuật cơ bản, ngữ âm trị liệu, chỉnh nha, phẫu thuật thẩm mỹ) Phẫu thuật cắt đẩy xương hàm trong điều trị chỉnh nha Phẫu thuật thay khớp thái dương hàm toàn phần Vi phẫu thuật điều trị bệnh lý hàm mặt Điều trị nội nhasử dụng kính hiển vi  
DANH MỤC TIN