Giới thiệu về Phòng Điều dưỡng
TẬP THỂ PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG Phó Trưởng Phòng: Cử nhân Nguyễn Tất Thắng Phó phụ trách Phòng: Cử nhân Nguyễn Thị Phương Lãnh đạo qua các thời kỳ Phòng Điều dưỡng được thành lập ngày 11 tháng 5 năm 1992, Giám đốc Sở y tế tỉnh Hà Tây đã ký quyết định số 140/ QĐ- TC thành lập phòng Y tá trực thuộc Ban Giám Đốc bệnh viện tỉnh Hà Tây. Nguyễn Thị Thanh Đàn: 1992- 1997: Trưởng phòng Nguyễn Thị Lữ: 1997- 2003; Phụ trách phòng Lưu Minh Giang: 2003- 2012; Trưởng phòng Nguyễn Thị Dung: 2012- 2015; Phụ trách phòng Đỗ Hồng Thanh: Tháng 3/2015 dến tháng 9/2015 ;PTP- Phụ trách phòng Nguyễn Tất Sơn: Từ 2015 đến tháng 02/2019;  PTP – Phụ trách phòng Nguyễn Thị Phương: 2019 Trưởng phòng Nhân sự: Phòng gồm có 05 cán bộ viên chức: 04 Cử nhân Điều dưỡng, 01 Điều dưỡng TH 3.Chức năng nhiệm vụ Lập kế hoạch công tác chăm sóc điều dường trong bệnh viện để trình giám đốc bệnh viện phê duyệt Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định Đầu mối xây dựng các quy định, quy rình kỹ thuật chuyên môn chăm sóc người bệnh phù hợp với đặc điểm của bệnh viện, chuyên khoa để trình Hội đồng Điều dưỡng xem xét và Giám đốc bệnh viện phê duyệt Đôn đốc kiểm tra điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công thực hiện đúng các quy định, kỹ thuật chuyên môn Phối  hợp  với các khoa, bộ phận liên quan lập dự trù mua sắm dụng cụ, vật tư tiêu hao cho công tác chăm sóc điều dưỡng và phục vụ người bệnh.Giám sát chất lượng dụng cụ , vật tư tiêu hao y tế và giám sát việc sử dụng, bảo quản theo quy định Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí và điều động điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công Phối hợp với khoa Kiểm soát nhiếm khuẩn thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh, kiểm sát nhiễm khuẩn bệnh viện Đào tạo nâng cao trình độ cho điều dưỡng vien, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công. Tham gia, tổ chức chỉ đạo hướng dẫn thực hành cho học  viên tham gia  kiểm tra tay nghề  điều dưỡng viên, hộ sinh, kỹ thuật viên, hộ lý và y công trước khi tuyển dụng Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và  chỉ đạo tuyến Định kỳ sơ kết, tổng kết báo cáo công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện phân công. 4.Những công việc phòng đã triển khai Xây dựng kế hoạch hoạt động về công tác điều dưỡng trong toàn bệnh viện. Xây dựng kế hoạch công tác chăm sóc người bệnh tại các khoa và theo dõi triển khai thực hiện. Thực hiện công tác kiểm tra giám sát hàng tuần Đầu mối xây dựng các quy trình, quy định kỹ thuật chuyên môn trong chăm sóc người bệnh. Phối hợp với phòng Vật tư y tế, các khoa phòng dự trù mua sắm dụng cụ,vật tư tiêu hao, phản ánh chất lượng trong quá trình sử dụng. Phối hợp phòng Tổ chức điều động nhân lực Điều dưỡng- Hộ sinh- Kỹ thuật viên Phối hợp với  khoa  Kiểm soát nhiễm khuẩn kiểm tra, giám sát việc thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn Phối hợp với phòng Kế hoạch tổng hợp kiểm soát hồ sơ chăm sóc Điều dưỡng Thường kỳ tổ chức giao ban Điều dưỡng trưởng, họp hội đồng người bệnh, sinh hoạt chuyên môn… Phối hợp Phòng công tác xã hội tổ chức các hoạt động truyền thông và tri ân người bệnh. Tổ chức Đại hội Điều dưỡng thành công nhiều năm. 5.Công tác đào tạo Phối hợp với Phòng Chỉ đạo tuyến tổ  chức các lớp đào tạo tại chỗ cho điều dưỡng, Hộ sinh viên, Kỹ thuật viên toàn bệnh viện. Đào tạo cho điều dưỡng viên mới, điều dưỡng học viên, học sinh- sinh viên Tổ chức kiểm tra tay nghề và lỹ thuyết cho điều dưỡng mới, điều dưỡng học viên. Tổ chức thi điều dưỡng viên giỏi định kỳ 2 năm/ lần. Kiểm tra tay ngề cho điều dưỡng 6.Nghiên cứu khoa học; Hàng năm phòng đều có các đề tài  nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến. 7.Định hướng phát triển cho  những năm tiếp theo: 7.2 Mục tiêu chung Đến năm 2025, các dịch vụ/ thực hành chăm sóc sức khỏe do Điều dưỡng cung cấp bảo đảm an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và sự hài lòng người bệnh tại tại cả các khoa phòng trong bệnh viện. Thực hành của Điều dưỡng đạt chuẩn năng lực nghề nghiệp theo Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam. 7.2 Mục tiêu cụ thể Tăng cường chất lượng dịch vụ Điều dưỡng nhằm bảo đảm an toàn, hiệu quả, sự hài lòng người bệnh, người nhà người bệnh. Tiếp tục triển khai và thực hiện hiệu quả Thông tư 07/2011; TT 07/ 2014 chuẩn đạo đức nghề nghiệp Điều dưỡng và các văn bản pháp luật, các quy định, hướng dẫn trong công tác chăm sóc điều trị người bệnh. Nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh, đảm bảo các nguyên tắc chuyên môn và chuẩn đạo đức, tăng cường chất lượng điều dưỡng Tiếp tục chuẩn hóa các quy trình kỹ thuật điều dưỡng. Duy trì công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học. Hoàn thiện hệ thống quản lý điều dưỡng và nâng cao năng lực quản lý điều hành của điều dưỡng trưởng trong các khoa phòng. Tăng cường vai trò của Hội đồng điều dưỡng và Chi hội điều dưỡng.
Giới thiệu về Khoa Vi sinh
TẬP THỂ KHOA VI SINH Trưởng Khoa:BSCKII.Trần Lệ Tiến Kỹ Thuật Viên Trưởng: Lê Thị Thịnh Lãnh đạo khoa qua các thời kỳ Trưởng khoa các thời kỳ Từ 1976 – 1986 : Bác sỹ Lê Chính Từ 1987 – 2002 : BSCKI Nguyễn Ngọc Khanh Từ 2002 – 2008 : KS Bạch Hoàng Yến Từ 2009 – đến nay : BSCKII Trần Lệ Tiến Điều Dưỡng Trưởng, Kỹ Thuật viên Trưởng qua các thời kỳ Từ 1990 – 2007: KTV Lê Thị Quyết Từ 2007 – 2011 :Cử nhân điều dưỡng Trần Thu Hằng Từ 2012 đến nay  : Cử nhân xét nghiệm y học  Lê Thị Thịnh Nhân sự - Gồm 10 thành viên : 01 BSCKII, 03 Cử nhân kỹ thuật y học, 01 Kỹ sư, 02 điều dưỡng trung học, 03 KTV Cao Đẳng. Trưởng khoa là BSCKII: Trần Lệ Tiến Kỹ thuật viên Trưởng  là Cử nhân xét nghiệm : Lê Thị Thịnh 2. Chức năng nhiệm vụ: Chỉ đạo tuyến Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm phát hiện các tác nhân: vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm gây bệnh. Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện. Đào tạo chuyên ngành vi sinh cho các học sinh, sinh viên trong địa bàn Nghiên cứu khoa học Những công việc nổi bật đã triển khai: Xét nghiệm nhuộm soi trực tiếp phát hiện các tác nhân gây bệnh như lậu, giang mai, tả.. và các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh khác. Nuôi cấy định danh vi khuẩn, kháng sinh đồ trên hệ thống máy nuôi cấy định danh, kháng sinh đồ tự động (Vitek 2 Compact), cấy máu bằng hệ thống máy cấy máu tự động BACTEX FX 40. Xét nghiệm miễn dịch Xét nghiệm ELISA chẩn đoán viêm gan B, C, HIV. Xét nghiệm test nhanh chẩn đoán Cúm A/B, Dengue xuất huyết, viêm gan A, B, C, E, HIV, Rotavirus, EV71 (chân tay miệng), Rubella (gây sốt phát ban dạng sởi), Giang mai, Chlamydia (gây viêm đường sinh dục) hay test nhanh phát hiện hồng bạch cần trong phân... Xét nghiệm sinh học phân tử bằng hệ thống Realtime – PCR: Định lượng virus viêm gan B, viêm gan C, HCV định typ, HIV, xét nghiệm PCR lao, HPV định tính, HPV định type 16&18 (XN sàng lọc K CTC hay viêm u nhú nghi ngờ do virus HPV),... Xét nghiệm khẳng định HIV. Đạt tiêu chuẩn phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2. Công tác đào tạo Hỗ trợ đào tạo các kỹ thuật cho tuyến dưới theo nhu cầu (bao gồm các bệnh viện tuyến huyện, Trung tâm y tế....), tư vấn về an toàn sinh học PXN cấp 1,2... Đào tạo cho các học viên, học sinh , sinh viên trong địa bàn. Nghiên cứu khoa học: Một số công trình nghiên cứu đã được nghiệm thu như: “Một số nhận xét về tỉ lệ nhiễm Rota virus ở trẻ em vào mùa đong xuân năm 2010 – 2011”. Chủ nhiệm đề tài BSCKII: Trần Lệ Tiến “ Một số nhận xét về tỉ lệ viêm âm đạo do nấm ở phụ nữ được làm xét nghiệm ở khoa Vi sinh từ T1/2009 đến T9/2010” Chủ nhiệm đề tài BSCKII: Trần Lệ Tiến “Nghiên cứu biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng, tính kháng kháng sinh của vi khuẩn trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do Acinetobacter baumannii tại Hà nội (từ 1/2011-3/2015)” Chủ nhiệm đề tài BSCKII: Trần Lệ Tiến “Khảo sát nguyên nhân gây viêm phổi bệnh viện tại Khoa Hồi sức tích cực”. Chủ nhiệm đề tài BSCKII: Trần Lệ Tiến Đánh giá kiến thức về chế độ ăn của người bệnh Đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2016 – 2017 Chủ nhiệm đề tài: CN Lê Thị Thịnh Một số sáng kiến cải tiến công việc : Sáng kiến cải tiến Giá để đĩa thạch – năm 2018. Nhóm sáng kiến cải tiến: CN Lê Thị Thinh + CN Nguyễn Thị Hà + KTV Nguyễn Sỹ Khánh. Hướng phát triển cho những năm tiếp theo - Định hướng phát triển nâng cao chất lượng xét nghiệm hướng tới đạt tiêu chuẩn ISO 15189 và đạt mức 5 trong bộ tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm 2429 của Bộ y tế - Cử cán bộ đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, đào tạo chuyên sâu về các kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử, miễn dịch daanhs dấu... - Phát triển những mặt hàng mũi nhọn: phát triển các xét nghiệm kỹ thuật cao như xét nghiệm phát hiện nhanh vi khuẩn, virus bằng kỹ thuật PCR, xét nghiệm giải trình tự gen, xét nghiệm phát hiện vi khuẩn kháng thuốc  ...
Giới thiệu về Khoa Thăm dò chức năng
​​​​​​ TẬP THỂ KHOA THĂM DÒ CHỨC NĂNG Trưởng Khoa: Tiến sĩ Lê Hoàng Oanh Phó Trưởng Khoa: Thạc sĩ Bùi Thị Dương Thảo Điều dưỡng Trưởng: Cử nhân Đỗ Minh Phương 1. Lãnh đạọ qua các thời kì BS Trần Quốc Thái: 2005- 2012 TS. BS Lê Hoàng Oanh: 2012 đến nay 2. Nhân sự: 15 thành viên, trong đó: 05 bác sĩ: 01 Tiến sĩ, 02 BS CKI, 02 BS 09 điều dưỡng: 05 CN đại học, 04 CN cao đẳng 01 hộ lý 3. Chức năng nhiệm vụ: 3.1. Chức năng: Khoa Thăm dò chức năng là khoa có sử dụng các thiết bị y tế để đánh giá hình thái, chức năng các cơ quan trong các cơ quan trong có thể như các thủ thuật nội soi tiêu hoá để chẩn đoán, điều trị, siêu âm Doppler tim, mạch, điện tim, điện não, lưu huyết não, đo chức năng hô hấp Các thành viên trong khoa được đào tạo có trình độ sử dụng, bảo quản, vận hành tốt các trang thiết bị y tế. Quản lý và sử dụng thiết bị y tế theo đúng quy chế quản lý và sử dụng vật tư trang thiết bị. 3.2. Nhiệm vụ Theo sự phân công của Ban giám đốc, khoa Thăm dò chức năng  thực hiện những chức năng và nhiệm vụ sau: Tổ chức, triển khai các kỹ thuật thăm dò chức năng để khám và điều trị bệnh. Tham gia đào tạo cán bộ y tế (đào tạo về nội soi tiêu hoá, siêu âm bụng tổng quát…). Tham gia nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến vào công tác chẩn đoán cũng như điều trị, triển khai các đề tài nghiên cứu tại bệnh viện ứng dụng trong công tác chuyên môn hàng ngày. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật: Phối hợp với phòng chỉ đạo tuyến mở các lớp nội soi tiêu hóa, phụ giúp nội soi, siêu âm bụng tổng quát. Tham gia hợp tác quốc tế: Hợp tác với các chuyên gia nước ngoài, tập trung vào các nội dung đào tạo, nghiên cứu khoa học, cử các cán bộ tham gia hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước và đào tạo nước ngoài. Tham gia quản lý kinh tế trong bệnh viện: Thực hành tiết kiệm, quản lý an toàn thiết bị được giao, quản lý có hiệu quả các phương tiện, máy móc. Những công việc nổi bật đã triển khai: Phát triển công tác chuyên môn, hàng năm triển khai 3-5 kĩ thuật mới và đi vào thường quy. Bảo quản máy móc, trang thiết bị tại khoa. Đầy đủ sổ nhật kí máy, lý lịch máy. Xây dựng định mức vật tư tiêu hao, sử dụng vật tư đúng, đủ, hợp lý. Thực hiện quản lý chất lượng, cải tiến chất lượng tại khoa phòng Thực hiện 5S và Xây dựng bệnh viện Xanh- Sạch- Đẹp. Khảo sát hài lòng người bệnh đạt trên 90% Công tác đào tạo: Hàng năm, khoa thường xuyên có chương trình hỗ trợ tuyến dưới về chuyên môn kĩ thuật. Đào tạo cho các học viên đến học tập tại khoa 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng về điện tim, siêu âm, nội soi.. Nghiên cứu khoa học: Chủ trì và tham gia nhiều đề tài cấp thành phố, cấp cơ sở: Năm 2003 thư ký đề tài cấp tỉnh Hà Tây: “ Ảnh hưởng trong quá trình mang thai đến chức năng và hình thái của tim – Các biện pháp phòng ngừa tai biến tim ở phụ nữ mang thai” Nghiệm thu đạt kết quả suất sắc * Năm 2005 chủ nhiệm đề tài cấp tỉnh Hà Tây: “ Xác định yếu tố nguy cơ và tỷ lệ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ, rối loạn nhịp tim, tăng gánh thất trái trên điện tâm đồ độ tuổi từ 45 trở lên – Đề xuất các biện pháp phòng và điều trị thích hợp”  Nghiệm thu đạt kết quả suất sắc * Năm 2009 chủ nhiệm đề tài cấp thành phố: “ Xác định tỷ lệ tổn thương van tim ở người nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A. Biến đổi hình thái chức năng tim ở bệnh nhân có tổn thương van tim do thấp tại bệnh viện đa khoa Hà đông”. Nghiệm thu đạt kết quả suất sắc 9,66 điểm * Năm 2013 chủ nhiệm đề tài thành phố: “ Nghiên cứu hình thái, chức năng tim ở phụ nữ mang thai bình thường và tiền sản giật bằng siêu âm Doppler tim”. Nghiệm thu đạt kết quả suất sắc 9,4 điểm. * Hàng năm có 1-2 đề tài cấp cơ sở và sáng kiến cải tiến kĩ thuật Hợp tác Quốc tế: Hướng phát triển cho những năm sau: Phát triển chuyên sâu vể siêu âm can thiệp: Sinh thiết các khối dưới hướng dẫn siêu âm.. Phát triển chuyên sâu về nội soi can thiệp: Can thiệp cầm máu, kẹp clip trong xuất huyết tiêu hóa, Cắt hớt niêm mạc dạ dày…  
DANH MỤC TIN