Cảnh báo các dấu hiệu bất thường ở Mắt Trẻ - Khi Trẻ tiếp xúc với màn hình điện tử

Người viết: Đơn Nguyên KCBTN

24/03/2021 14:48:35

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thu Uyên - Bác sĩ Chuyên khoa Mắt, Tại Đơn nguyên Khám chữa bệnh tự nguyện.

Trong thời đại công nghệ, trẻ em có rất nhiều cơ hội tiếp xúc với các thiết bị điện tử như: tivi, máy tính, điện thoại di động... Nhiều bậc cha mẹ sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng như một công cụ để "chăm con" mà không biết rằng việc tiếp xúc thường xuyên với màn hình điện tử có thể dẫn đến các bệnh về mắt ở trẻ. Việc để bé tiếp xúc nhiều và kéo dài các thiết bị điện tử cũng là nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc các bệnh liên quan đến mắt. Cụ thể gồm:

1.1. Tật khúc xạ như cận, viễn, loạn thị và chênh lệch khúc xạ giữa 2 mặt.

Đối với trẻ em, các bộ phận trên cơ thể vẫn đang trong quá trình phát triển và chưa thực sự hoàn chỉnh. Điển hình như mắt của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn toàn nên việc kích thích sự căng thẳng do các thiết bị điện tử gây ra khiến mắt của trẻ bị ảnh hưởng. Nếu không được kiểm soát và thư giãn, khả năng cao trẻ sẽ bị mắc các tật khúc xạ như cận, viễn, loạn thị và chênh lệch khúc xạ giữa 2 mắt.

1.2. Phơi nhiễm ánh sáng xanh

Nhiều phụ huynh không biết rằng việc cho con trẻ tiếp xúc với điện thoại, ipad thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho ánh sáng xanh trong các thiết bị này tấn công mắt trẻ. Loại ánh sáng này gây ảnh hưởng khá lớn đến võng mạc của trẻ, nếu nặng hơn thì dẫn đến bệnh võng mạc. Căn bệnh này xuất phát do các mạch máu hoạt động không ổn định, bất thường và ngày một mở rộng ra mô lót và võng mạc. 

Các mô mắt rất nhạy cảm, do đó việc tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng xanh khiến chúng bị vỡ, gây ra sẹo trong võng mạc. Sau một thời gian, các vết sẹo này sẽ bong ra, kèm theo bong võng mạc. Trong các trường hợp bị bong võng mạc, thường dẫn đến biến chứng nặng nề hơn là giảm hoặc mất thị lực, gây mù lòa ở trẻ.

1.3. Lác mắt

Khi trẻ sử dụng thiết bị điện tử, nếu mắt bị nheo, không nhìn đúng trọng tâm thì nguy cơ cao là trẻ đã bị lác mắt. Ở giai đoạn đầu, bệnh lý này không thể hiện rõ rệt nhưng theo thời gian bệnh trở nặng và dễ dẫn đến một số bệnh rất nguy hiểm. Điển hình như bệnh đục thủy tinh và hỏng giác mạc.

1.4. Khô mắt

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu vì trẻ quá chú tâm vào điện thoại, tivi,... khiến cho mắt không chớp được hoặc không cung cấp đủ dầu.

1.5. Mỏi mắt

Khi trẻ sử dụng các thiết bị điện tử thường có sự tập trung cao độ, tức mắt phải hoạt động nhiều hơn, căng thẳng hơn, dẫn đến tình trạng mỏi mắt. Thông thường phụ huynh bắt gặp trẻ vừa chơi điện thoại, vừa dụi mắt và đây cũng là một biểu hiện của bệnh. Sự nhức mỏi mắt khiến trẻ cảm thấy cộm xốn, khó chịu,

Do đó, các bạn cần quan tâm đến hoạt động hằng ngày của trẻ để dễ dàng nhận biết bệnh và cho trẻ đi khám, điều trị sớm nhất.

==========

BVĐK HÀ ĐÔNG - ĐƠN NGUYÊN KCB TỰ NGUYỆN

ĐỊA CHỈ AN TOÀN - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG THĂM KHÁM CÁC VẤN ĐỀ VỀ MẮT

Số điện thoại hỗ trợ khám: 0969 668 115

DANH MỤC TIN