Sinh hoạt khoa học tháng 7 năm 2019

Người viết: Tổ truyền thông

08/07/2019 14:27:55

Nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, áp dụng thực tiễn, cải tiến hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh hướng tới sự hài lòng người bệnh, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức sinh hoạt khoa học tháng 7 với 3 chuyên đề: Chuyên đề “Ứng dụng màng Fibrin giàu tiểu cầu trong điều trị các bệnh lý răng miệng”, khoa Răng Hàm Mặt; “Nghiên cứu đặc điểm dịch khớp và kết quả của phương pháp tiêm nội khớp Corticosteroid” khoa Nội tổng hợp;  và Chuyên đề : "Kỹ thuật tạo đường vào mạch máu AVF" của khoa Ngoại Chấn thương. Phát biểu khai mạc buổi sinh hoạt khoa học, BSCKII. Trần Ngọc Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện nhấn mạnh vai trò của buổi sinh hoạt, tạo điều kiện trao đổi chuyên môn, các kiến thức khoa học kĩ thuật mới, từ đó áp dụng có hiệu quả trong điều trị lâm sàng, phục vụ tốt hơn công tác khám chữa bệnh”.

BSCKII. Trần Ngọc Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện phát biểu tại buổi sinh hoạt khoa học tháng 7

BS nội trú Nguyễn Thu Hằng, Khoa Răng Hàm Mặt với chuyên đề “Ứng dụng màng Fibrin giàu tiểu cầu trong điều trị các bệnh lý răng miệng”.

Mở đầu buổi sinh hoạt khoa học, BS nội trú Nguyễn Thu Hằng, Khoa Răng Hàm Mặt đã chia sẻ về chuyên đề “Ứng dụng màng Fibrin giàu tiểu cầu trong điều trị các bệnh lý răng miệng”. Mục đích tạo sự thoải mái cho bệnh nhân, nâng cao chất lượng điều trị. Đây là kĩ thuật đầu tiên được áp dụng và thử nghiệm, có thể sử dụng cả 2 dạng gel và dạng màng tủy mục đích điều trị. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như: Quy trình thực hiện đơn giản, chi phí thấp, chỉ định điều trị rộng rãi, độ an toàn cao, hiệu quả, có thể sử dụng cho một số lĩnh vực khác như phẫu thuật tạo hình. Báo cáo viên đã chỉ ra các tiêu chuẩn của vật liệu ghép lý tưởng, định nghĩa và những nét chính về huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng, quy trình cải tiến tạo fibrin giàu tiểu cầu. Bên cạnh đó, BS Nguyễn Thu Hằng cũng chia sẻ về tính ứng dụng cao của phương pháp này trong điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đối với tất cả bệnh lý răng hàm mặt như nang chân răng, viêm quanh răng có tiêu xương ổ răng, răng khôn mọc lệch gây biến chứng, cấy ghép implant nha khoa, viêm xương hàm. Việc ứng dụng phương pháp này thu được kết quả điều trị thành công trên 24 bệnh nhân (Từ tháng 2 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018) với kết quả điều trị bước đầu ghi nhận: Các triệu chứng sưng đau sau phẫu thuật giảm, vùng phẫu thuật không chảy máu, không có hiện tượng nhiễm trùng vết mổ, 100% bệnh nhân cảm thấy hài lòng với chất lượng điều trị. Tiếp sau đó là chuyên đề Nghiên cứu đặc điểm dịch khớp và kết quả của phương pháp tiêm nội khớp Corticosteroid được chia sẻ bởi BSCKI. Phạm Văn Cường, Phó khoa Nội tổng hợp. Thoái hóa khớp là bệnh khá phổ biến, ở người lớn chiếm và người cao tuổi, bệnh nặng gây mất chức năng vận động và là nguyên nhân gây tàn tật đứng hàng thứ hai. Tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018 trên 115 bệnh nhân chia thành 2 nhóm, với sự khác nhau về giới, độ tuổi, đặc điểm nghề nghiệp, các biểu hiện lâm sàng chính. Qua đó thu được kết quả: 100% bệnh nhân hút dịch và tiêm Corticosteroid nội khớp gối có cải thiện nhanh và mạnh các triệu chứng tại thời điểm 30 ngày sau điều trị. Do đó, BS Phạm Văn Cường nhấn mạnh việc tiêm Corticosteroid nội khớp gối nên được áp dụng một cách thường qui với trường hợp thoái hóa khớp gối nguyên phát có phản ứng viêm để đạt hiệu quả cao hơn trên thực hành lâm sàng tại bệnh viện. Chuyên đề thứ 3 tại buổi sinh hoạt khoa học : "Kỹ thuật tạo đường vào mạch máu AVF" được chia sẻ bởi BS. Nguyễn Mạnh Trường, khoa Ngoại chấn thương. Theo đó, giải phẫu mạch máu chi trên, cấu trúc giải phẫu avf điển hình, vị trí đường mach máu avf, thứ tự ưu tiên làm avf cũng được chỉ ra. Ngoài ra, BS Nguyễn Mạnh Trường đã minh họa trường hợp cụ thể về avf tại vị trí hố lào, avf tĩnh mạch đầu động mạch quay, avf động mạch cánh tay tĩnh mạch đầu, chuyển vị tĩnh mạch nền động mạch cánh tay, chuyển vị avf chi trên. Đối với avf ở người cao tuổi nhiều bệnh phối hợp nên được tiến hành ở khuỷu tay vì động mạch quay có đường kính nhỏ thành dày, và nên được làm avf trước 24 tháng. Bệnh nhân trước phẫu thuật có thể cho tập thể dục giúp cho tĩnh mạch nở rộng và đạt được đường kính nòng tĩnh mạch, việc tập luyện bàn tay có thể giúp tăng tốc độ máu và huyết áp và được tin rằng có thể hỗ trợ sự trưởng thành của avf. Kết thúc cả ba chuyên đề, các câu hỏi được các bác sĩ, điều dưỡng đặt ra đều được các báo cáo viên giải đáp.

 

Buổi sinh học khoa học tháng 7 với các chuyên đề đều rất ý nghĩa, mang tính ứng dụng cao trong lâm sàng, đồng thời giúp các khoa phòng khác trong toàn bệnh viện cập nhật kiến thức chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm, từ đó học hỏi, nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh hướng tới sự hài lòng người bệnh.  

DANH MỤC TIN