Bệnh nhân đột quỵ tăng cao trong rét đậm

Người viết: Tổ truyền thông

02/03/2022 15:26:58

Nhiệt độ xuống thấp, nguy cơ đột quỵ não, nhồi máu cơ tim có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Khi thời tiết rét đậm cũng là thời điểm số ca tử vong do hai bệnh lý này tăng.

Mắc COVID-19 và nguy cơ đột quỵ não cấp

Trong diễn biến phức tạp của bệnh COVID-19, nhiều người cho rằng nếu nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ gây tổn thương phổi dẫn đến khó thở, suy hô hấp. Tuy nhiên theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu thì đột quỵ cấp sau mắc COVID- 19 xảy ra với tỷ lệ cao.

BSCKII. Nguyễn Thành Trung - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết: Thời tiết rét đậm ảnh hưởng nhiều đến các bệnh nhân có bệnh về huyết áp, tim mạch. Số người đến khám, cấp cứu do bệnh lý tim mạch tăng khoảng 10 - 15% những ngày gần đây.

Các trường hợp đến khám và điều trị chủ yếu là do huyết áp tăng vọt (tăng huyết áp cấp tính), suy tim trở nặng, bị mạch vành gây khó thở, đau ngực, độ tuổi chủ yếu từ 60-70, nhưng cũng có nhiều bệnh nhân chưa đến 50 tuổi.

"Một số trường hợp dù đang điều trị thuốc có thể xuất hiện cơn cao huyết áp vào đầu giờ sáng, vì vậy người dân nên lưu ý kiểm tra huyết áp. Khi huyết áp tăng cao, cần bình tĩnh nằm nghỉ ngơi, tuyệt đối không lo lắng căng thẳng vì như vậy càng khiến huyết áp tăng cao.

Khi cơ thể ấm lên, các mạch giãn ra làm giảm áp lực máu sẽ giúp giảm được tăng huyết áp. Ngoài ra, nên liên lạc ngay với bác sĩ để được tư vấn, xử trí nếu thấy không kiểm soát được huyết áp" - BS. Trung tư vấn.

Bệnh nhân đột quỵ tăng cao trong rét đậm - Ảnh 2.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân.

BS. Trung cũng cho hay, đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não bị giảm hoặc mất hoàn toàn do mạch máu não bị tắc hoặc bị vỡ khiến các mô não không nhận được oxy và chất dinh dưỡng, tế bào não bắt đầu chết dần trong vài phút.

Có hai loại đột quỵ chính theo thương tổn đó là:

  1. Thể mạch máu não bị tắc nghẽn là nhồi máu não;
  2. Thể mạch máu não bị vỡ gọi là xuất huyết não.

Một số người có thể chỉ bị gián đoạn tạm thời lưu lượng máu đến não là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua. BS. Trung lưu ý đây cũng là "điềm báo" về nguy cơ đột quỵ về sau nếu không được dự phòng sớm.

Đối với nhồi máu cơ tim, về cơ chế giống như thể nhồi máu não, tức là các tế bào cơ tim bị thiếu máu cấp tính do mạch nuôi tim bị tắc nghẽn khiến tim bị "chết" một phần hoặc toàn bộ tử vong rất nhanh. Cả hai bệnh này đều cấp tính và quan trọng nhất đó là dự phòng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 15 triệu người mắc đột quỵ. Trong đó, khoảng 5 triệu người tử vong và 5 triệu người thương tật vĩnh viễn do đột quỵ, làm gia tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình và cộng đồng.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế ghi nhận mỗi năm nước ta ghi nhận thêm 200.000 ca đột quỵ, khoảng 50% trường hợp tử vong, nhiều người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh, vận động... Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, số lượng nam giới cao gấp bốn lần nữ giới. Trong đó, nhiều người bệnh không biết mình mang yếu tố nguy cơ, đến khi bị đột quỵ, đo huyết áp, thử đường huyết mới phát hiện.

Thời tiết rét đậm còn kéo dài, BS.Trung khuyến cáo những điều cần nhớ và chú để dự phòng cơn đột quỵ, nhồi máu cơ tim đó là:

- Luôn tuân thủ điều trị và kiểm soát đường máu, mỡ máu và huyết áp với những người cao huyết áp, đái tháo đường hay tăng mỡ máu;

- Duy trì những thói quen tốt cho sức khoẻ hằng ngày như không hút thuốc lá, giảm rượu mạnh, ngủ trước 23h và dậy sớm thể dục có thể đi bộ, chạy bộ…;

- Tránh những thói quen không tốt trong ăn uống làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim như ăn quá mặn, ăn nhiều thực phẩm xào, rán, quay, nướng, thịt nguội, xúc xích hay những thực phẩm đóng hộp công nghiệp. Chúng ta nên tạo thói quen ăn sáng đủ đầy, ăn trưa vừa phải và ăn tối ít, ưu tiên ăn đồ luộc, hấp…;

- Tránh ngồi lâu 1 tư thế vì rất dễ hình thành những cục huyết khối bắn đi gây tắc mạch não, mạch vành, mạch phổi. Khi ngồi máy bay, ô tô dường dài, ngồi làm việc lâu... cứ tối đa 60 phút nên rời khỏi vị trí, vận động ép giãn cơ thể, vươn thở, co duỗi tay chân;

- Mùa lạnh này cần tránh để cơ thể tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, đặc biệt người già. Sau khi tỉnh giấc chưa vội tung chăn rời khỏi giường hoặc "lao" ra đường ngay. Luôn xoa lòng bàn tay bàn chân vào nhau hoặc khởi động cơ thể trong chăn 1 lúc trước khi ra khỏi giường .

Lưu ý, mặc dù thể dục thể thao tốt cho tim mạch nhưng những ngày trở lạnh, người tăng huyết áp, tim mạch cần giữ ấm, không để lạnh đột ngột gây co mạch khiến huyết áp có thể tăng đột ngột, nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đột quỵ.

- Người dân nên chuyển việc tập thể dục buổi sáng sớm vào thời gian buổi chiều vì khi đó nhiệt độ môi trường đã ấm áp hơn và cơ thể cũng đã có thích nghi trong ngày. Nếu thể dục buổi sáng nên tập nhẹ nhàng trong nhà và nguyên tắc cơ bản là luôn giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột khi ra khỏi chăn ấm, khi đi vệ sinh lúc sáng sớm hay trong đêm, khi ra khỏi nhà.

- Ngoài ra nên tạo thói quen đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ hằng năm đặc biệt là khám chuyên khoa tim mạch. Có thể chụp cắt lớp khảo sát mạch vành tim, chụp cộng hưởng từ sọ não mạch máu não, siêu âm động mạch cảnh hai bên để phát hiện sớm những bất thường trong hệ thống mạch máu.

Bệnh nhân đột quỵ tăng cao trong rét đậm - Ảnh 5.

Số người đến khám, cấp cứu do bệnh lý tim mạch tăng khoảng 10 - 15% những ngày gần đây.

Ai có nguy cơ cao bị đột quỵ/nhồi máu cơ tim?

  • Đối tượng dễ bị đột quỵ/nhồi máu cơ tim gồm:
  • Tăng cân béo phì, ít vận động thể thao,
  • Người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu,
  • Người có tiền sử người thân bị tai biến, nhồi máu, người đang chữa ung thư, người bị bệnh thận mạn tính hoặc bị bệnh hệ thống - miễn dịch,
  • Phụ nữ có tiền sử bị đái tháo đường thai kỳ hoặc tiền sản giật,
  • Người nằm lâu sau phẫu thuật (thay khớp, phâu thuật ổ bụng...).

Khi đột ngột đau nhức đầu hoặc đang ăn cơm tự nhiên rơi đũa hoặc lắp bắp nói khó dấu hiệu của đột quỵ, chúng ta có thể kiểm tra nhanh thêm những dấu hiệu như bảo người đó nói to chứ "A" với hơi dài, hoặc bảo thè lưỡi, huýt sáo và cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

DANH MỤC TIN