Bệnh tay chân miệng – những dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh cha mẹ cần biết

Người viết: Tổ truyền thông

25/05/2022 09:24:15

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, phần lớn thường diễn biến không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt, trẻ đột ngột tiến triển nặng và gặp phải biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời. Do đó, các bậc phụ huynh không nên chủ quan mà cần áp dụng các biện pháp để phòng tránh.

Theo Bộ Y tế, trên hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã ghi nhận 5.545 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 1 ca tử vong tại Bình Thuận. Tình hình bệnh tay chân miệng đang có chiều hướng gia tăng, bùng phát mạnh thời gian gần đây. Theo thống kê đến giữa tháng 5/2022 đã có 30 bệnh nhi được chẩn đoán chân tay miệng đang điều trị Khoa Bệnh nhiệt đới, bệnh viện đa khoa Hà Đông, tăng mạnh hơn so với cùng kỳ năm trước.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, phần lớn thường diễn biến không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt, trẻ đột ngột tiến triển nặng và gặp phải biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời. Do đó, các bậc phụ huynh không nên chủ quan mà cần áp dụng các biện pháp để phòng tránh.

Theo Bộ Y tế, trên hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã ghi nhận 5.545 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 1 ca tử vong tại Bình Thuận. Tình hình bệnh tay chân miệng đang có chiều hướng gia tăng, bùng phát mạnh thời gian gần đây. Theo thống kê đến giữa tháng 5/2022 đã có 30 bệnh nhi được chẩn đoán chân tay miệng đang điều trị Khoa Bệnh nhiệt đới, bệnh viện đa khoa Hà Đông, tăng mạnh hơn so với cùng kỳ năm trước.

Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Ở vùng khí hậu nhiệt đới bệnh thường xuất hiện vào mùa hè và đầu thu. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ mắc tay chân miệng tăng cao từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Thời điểm này đang là những tháng cao điểm của dịch bệnh, do ảnh hưởng từ dịch Covid – 19 làm đẩy lùi thời gian đến trường của học sinh. Các em tập trung đông trở lại học tập sau thời gian dài nghỉ dịch trong điều kiện vệ sinh lớp học chưa đảm bảo là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát, lây lan”, Bác sĩ Trần Kim Anh – Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới cho biết.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước hoặc phân của người nhiễm bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Do đó, những trẻ học lớp mầm non, mẫu giáo có nguy cơ nhiễm bệnh rất lớn vì trong quá trình học tập, vui chơi, trẻ có thể bị lây chéo qua đường miệng do chơi cùng các đồ chơi và thói quen ngậm đồ chơi vào miệng. Do mức độ lưu hành rộng của các virus ruột, phụ nữ có thai cũng có thể nhiễm bệnh. Nhiễm virus đường ruột trong thai kỳ thường gây nên bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng. Tuy nhiên nếu thai phụ nhiễm bệnh trong một thời gian ngắn trước khi sinh có thể truyền virus cho trẻ sơ sinh. Đa số trẻ này chỉ biểu hiện nhẹ nhưng nếu bệnh xuất hiện trong hai tuần đầu sau sinh thường có nguy cơ rối loạn chức năng gan, phổi, não, tỷ lệ tử vong cao.

Anh cho biết: Thời gian ủ bệnh tay chân miệng trong khoảng 3 – 7 ngày, không triệu chứng. Dấu hiệu đặc trưng nhận biết bệnh tay chân miệng ở giai đoạn khởi phát là sốt nhẹ 37,5 – 38 độ C, đi ngoài phân lỏng hoặc nát 1-3 lần/ngày, trẻ quấy khóc, biếng ăn, kém linh hoạt, đau họng. Giai đoạn toàn phát, trẻ có biểu hiện loét miệng, niêm mạc má, lợi, lưỡi xuất hiện chấm đỏ hình thành các phỏng nước, phát ban dạng phỏng nước trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, sốt nhẹ, nôn. Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. 

Bệnh tay chân miệng có một thể lâm sàng gọi là tối cấp diễn tiến rất nhanh với các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong vòng 24-48 giờ. Bệnh tay chân miệng được phân thành 4 cấp độ bệnh từ nhẹ đến nặng lần lượt là I, II, III,IV. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng độ nhẹ nhất (độ I) với dấu hiệu chỉ loét miệng và tổn thương da có thể điều trị tại nhà, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và hạ sốt cao bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ, cho trẻ nghỉ ngơi yên tĩnh, tránh kích thích.

Khi trẻ sốt cao trên 39 độ, thở nhanh, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều, đi loạng choạng, da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh thì phụ huynh cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị.

Những sai lầm thường gặp của cha mẹ khi điều trị tay chân miệng tại nhà cho trẻ?

Về vấn đề này, bác sĩ cho biết: “Khai thác tiền sử trường hợp bệnh nhi nhập viện tay chân miệng tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, trước khi bé nhập viện bị sốt nhẹ 3 ngày đầu tiên khoảng 37,8 độ, bố mẹ đã cho các bé dùng kháng sinh, hạ sốt, chống nôn. Việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh tay chân miệng do virus gây ra là không đúng vì kháng sinh chỉ có tác dụng điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra. Trường hợp các bé mắc tay chân miệng mà kết quả xét nghiệm có viêm nhiễm do vi khuẩn thì bác sĩ mới cân nhắc kê kháng sinh điều trị. Vì vậy, thay vì tự ý mua thuốc điều trị tại nhà, ngay khi các bé khi có dấu hiệu bệnh tay chân miệng, cha mẹ nên đưa bé đến khám tại cơ sở y tế để xác định mức độ diễn biến của bệnh, nghe tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp từ bác sĩ chuyên khoa.

Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng mà chỉ điều trị triệu chứng và đề phòng các biến chứng nặng của bệnh. Do vậy, vấn đề vệ sinh là biện pháp phòng ngừa tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ trước dịch bệnh và hạn chế dịch bệnh lây lan. Cụ thể:

Người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt), trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ… Đồng thời hướng dẫn trẻ thực hiện rửa tay đúng cách hàng ngày.

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa.

Thực hiện ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi.

Cách ly trẻ bệnh tại nhà; Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh...

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có thể điều trị tại nhà theo phác đồ của Bác sĩ. Bệnh thường tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng khác. Vì vậy, bố mẹ cần đưa trẻ thăm khám càng sớm càng tốt khi có các dấu hiệu bất thường.

DANH MỤC TIN