Làm sao phát hiện sớm và điều trị kịp thời ung thư đại – trực tràng?

Người viết: Tổ truyền thông

17/10/2019 06:03:08

Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư phổ biến thứ 3 trên thế giới, bệnh dễ gây tử vong nếu phát hiện muộn. Tuy nhiên, ung thư đại trực tràng vẫn có thể phòng tránh được.

Đại - trực tràng là phần cuối cùng của ống tiêu hóa. Khi ung thư phát triển, nó sẽ xâm lấn từ trong lòng đại – trực tràng qua thành đại tràng và lan rộng ra bên ngoài. Quá trình xâm lấn có thể diễn ra bằng nhiều cách như: xâm lấn các lớp của đại – trực tràng và sang các cơ quan bên cạnh, đi theo hệ bạch huyết vào các hạch bạch huyết lân cận hoặc đi theo đường máu đến gan và các bộ phận khác.

Chúng ta có thể phòng ngừa thứ cấp: Tầm soát ung thư (quan trọng nhất ở nhóm nguy cơ trung bình); Nội soi cắt polyp đại trực tràng (60-70% tử vong do ung thư); thử máu ẩn trong phân và nội soi đại tràng mỗi 5 năm.

Bác sĩ Cường khuyến cáo, người bình thường không có nguy cơ, tầm soát từ 50 tuổi, người có nguy cơ: tầm soát từ 40 tuổi. Đối với nhóm nguy cơ cao: hội chứng di truyền ung thư như FAP hoặc HNPCC, viêm loét đại tràng , viêm đại tràng do Crohn, thời gian tầm soát rút ngắn lại còn mỗi 1-2 năm.

Đặc biệt, người dân cần phải đi khám ngay khi có triệu chứng bất thường, không chủ quan khiến bệnh trở nặng mới phát hiện.

Nghiên cứu cho thấy Ung thư đại trực tràng ở các nước phương Tây và các nước công nghiệp hóa cao hơn các lục địa khác. Ở Châu Á, Nhật Bản là nước có tỉ lệ Ung thư đại trực tràng thấp, khi di cư sang Mỹ thì thế hệ sau có tỉ lệ ung thư cao bằng ở Mỹ, tức cao hơn ở Nhật, do thay đổi thói quen ăn uống.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Ăn ít chất xơ (rau, củ quả) táo bón, tích tụ chất độc trong ruột già.
  • Ăn nhiều thức ăn đóng hộp, snack v.v.. có nhiều hóa chất bảo quản sinh ra ung thư.
  • Ăn nhiều gây béo phì, cũng là một nguy cơ gây ung thư đại trực tràng.

DANH MỤC TIN