Sinh hoạt khoa học tháng 11

Người viết: Tổ truyền thông

09/11/2019 15:58:08

Nhằm cập nhật, bổ sung thêm kiến thức chuyên môn cho đội ngũ Y Bác sĩ cũng như tạo điều kiện để cán bộ Y tế Bệnh viện trao đổi, thảo luận kiến thức chuyên ngành, Chiều ngày 05/11/2019 Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức sinh hoạt khoa học thường niên tháng 11 với 02 chuyên đề: Cập nhật chẩn đoán và điều trị Helicobacter Pylori của Ths.Bs.Vũ Xuân Diệu – khoa Nội tiêu hóa; Nghiên cứu biển đổi chức năng tâm trương trên phụ nữ có thai thường và thai phụ bị tiền sản giật của Ts.Bs.Lê Hoàng Oanh – Trưởng khoa Thăm dò chức năng.

Tại buổi sinh hoạt, Ths.Bs.Vũ Xuân Diệu – khoa Nội tiêu hóa trình bày về chuyên đề Cập nhật chẩn đoán và điều trị Helicobacter Pylori(HP). Vi khuẩn HP dịch tễ: Là một trong những nhiễm trùng phổ biến ở người. Phần lớn nhiễm ở độ tuổi trước 10 tuổi, tỷ lệ nam và nữ như nhau. Nguồn bệnh duy nhất là người, vi khuẩn cư trú ở dạ dày, lây truyền qua đường phân - miệng hoặc miệng - miệng. Các phương pháp chẩn đoán nhiễm HP bao gồm: Thứ nhất là Các test xâm lấn như: Test Urease; Nuôi cấy vi khuẩn; Khuếch đại chuỗi polymerase (PCR); Chẩn đoán mô bệnh học. Thứ hai là các test không xâm lấn: Test thở; Test huyết thanh; Phát hiện kháng thể kháng Hp trong nước tiểu; Phát hiện Hp trong phân bằng PCR; Phát hiện kháng nguyên HpSA trong phân. Phần thứ ba là điều trị HP bao gồm: Chỉ định bắt buộc; Chỉ định có thể: Xuất huyết giảm tiểu cầu nguyên phát, thiếu máu thiếu sắt. Sau đó, Ths.Bs.Vũ Xuân Diệu đưa ra các phác đồ điều trị như: Phác đồ 3 thuốc có clarithromycin; Phác đồ 4 thuốc có bismuth; Liệu pháp đồng thời; Phác đồ nối tiếp; Liệu pháp phối hợp; Phác đồ 3 thuốc có levofloxacin; Phác đồ nối tiếp có fluoroquinolone; Phác đồ kép liều cao với amoxicillin; Phác đồ 3 thuốc có Rifabutin (PPI, amoxicillin, rifabutin: PAR). Kháng kháng sinh của HP: Các đột biến điểm nằm trên chromosome; Hình thành biofilm; Lẩn tránh kháng sinh: Chuyển dạng hình cầu, chuyển vị trí cư trú. Cuối cùng Ths.Bs.Vũ Xuân Diệu đưa ra các thách thức trong điều trị: Sự tuân thủ điều trị; Đề kháng kháng sinh của Hp; Nhiễm Hp gia đình; Một số yếu tố khác: Hút thuốc lá, đái tháo đường, sử dụng nhiều loại kháng sinh khác.

Ths.Bs.Vũ Xuân Diệu – khoa Nội tiêu hóa trình bày về chuyên đề “Cập nhật chẩn đoán và điều trị Helicobacter Pylori”

Cũng tại buổi sinh hoạt khoa học các cán bộ Y tế đã được nghe Ts.Bs.Lê Hoàng Oanh – Trưởng khoa Thăm dò chức năng trình bày, trao đổi về chuyên đề: Nghiên cứu biển đổi chức năng tâm trương trên phụ nữ có thai thường và thai phụ bị tiền sản giật. Tiền sản giật: (Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế 2015 và ACOG) chẩn đoán xác định: Huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90mmHg sảy ra sau tuần thai thứ 20 của thai phụ có huyết áp bình thường trước đó hoặc tăng huyết áp mạn tính trong suốt thời kỳ mang thai. Có protein niệu ≥ 0,3g/24 giờ. Cơ chế bệnh sinh: Trong suốt quá trình mang thai, tế bào thuộc lớp trong lá nuôi di chuyển đến động mạch xoắn tử cung, thay thế lớp tế bào nội mô mao mạch, phá hủy sự đàn hồi của lớp áo giữa, cơ trơn, mô thần kinh. Với mục tiêu nghiên cứu là: Đánh giá sự biến đổi chức năng  tâm trương ở người phụ nữ mang thai bình thường và tiền sản giật trong quá trình mang thai. Khảo sát các thông số về hình thái, chức năng và huyết động thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở phụ nữ mang thai bình thường, tiền sản giật. Bằng các phương pháp nghiên cứu như: Đo chỉ số nhân trắc; Đo huyết áp; Thăm dò chức năng tâm trương thất trái. Đối tượng của nghiên cứu: Nhóm 1: 86 sản phụ tiền sản giật đang điều trị tại khoa A1 – Bệnh viện phụ sản Hà Nội. Nhóm 2: 104 sản phụ mang thai bình thường tại bệnh viện đa khoa Hà Đông.

Qua nghiên cứu Ts.Bs.Lê Hoàng Oanh đưa ra kết luận: Nhóm phụ nữ mang thai bình thường: Suy chức năng tâm trương thất trái chỉ xuất hiện kỳ 3 tháng cuối và không có trường hợp nào suy mức độ 3. Nhóm mang thai tiền sản giật: Suy chức năng tâm trương thất trái ở nhóm mang thai tiền sản giật (48,8%) cao hơn so với nhóm mang thai bình thường kỳ 3 tháng cuối (11,6%), với (p< 0,001); Suy chức năng tâm trương giai đoạn 1, 2 và 3 ở nhóm mang thai bị tiền sản giật (18,6%; 27,9% và 2,3%) cao hơn so với nhóm mang thai bình thường (8,7%; 2,9% và 0%), với (p < 0,001).

Ts.Bs.Lê Hoàng Oanh – Trưởng khoa Thăm dò chức năng trình bày về chuyên đề “Nghiên cứu biển đổi chức năng tâm trương trên phụ nữ có thai thường và thai phụ bị tiền sản giật”

Thông qua nghiên cứu Ts.Bs.Lê Hoàng Oanh đưa các khuyến nghị: Phụ nữ mang thai nếu bị tăng huyết áp hoặc được chẩn đoán xác định tiền sản giật thì cần được làm siêu âm Doppler tim nhằm phát hiện sớm các bất thường tim mạch để có thái độ xử trí. Cần có những nghiên cứu tiếp theo đối tượng người mang thai bị tiền sản giật về các bệnh lý tim mạch sau khi sinh cũng như nghiên cứu các ảnh hưởng trên thai nhi để có đánh giá toàn diện về bệnh lý.

Trong buổi sinh hoạt khoa học, các báo cáo viên và các cán bộ Y tế đã tham gia thảo luận, trao đổi về nội dung liên quan đến chẩn đoán và điều trị Helicobacter Pylori cũng như biển đổi chức năng tâm trương trên phụ nữ có thai thường và thai phụ bị tiền sản giật.

Buổi sinh hoạt khoa học nhằm giúp các cán bộ Y tế của Bệnh viện cập nhật các thông tin, đồng thời góp phần nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị Helicobacter Pylori cũng như biển đổi chức năng tâm trương trên phụ nữ có thai thường và thai phụ bị tiền sản giật. Từ đó, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh và cho nhân dân.

DANH MỤC TIN
Tìm Kiếm