Sinh hoạt khoa học tháng 8

Người viết: Tổ truyền thông

15/08/2022 09:12:48

Với mục đích nâng cao kiến thức chuyên môn cho toàn thể bác sĩ trong bệnh viện, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh, bên cạnh đó tạo môi trường sinh hoạt khoa học, tiền đề cho các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn. Chiều ngày 09/08/2022, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức Sinh hoạt khoa học tháng 8 cho các bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng đại điện các khoa phòng trong toàn bệnh viện.

Mở đầu  là chuyên đề "Lọc màng bụng" của Bs Trần Văn Phú - Khoa Nội thận tiết niệu: Suy thận mạn là gì? Suy thận mạn là tình trạng suy giảm từ từ và không hồi phục chức năng thận; Giai đoạn bệnh thận mạn (BTM): Tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm chức năng thận; Các giai đoạn bệnh thận mạn: từ giai đoạn 1-5 và giai đoạn 5 còn gọi là suy thận mạn (STM). Lọc màng bụng là gì? Màng bụng là lớp màng lót mặt trong ổ bụng và bao phủ các nội tạng của cơ thể; Màng bụng là một màng bán thấm cho phép nước và các chất hoà tan đi qua; Lọc màng bụng sử dụng chính màng bụng của cơ thể để lọc các chất cặn bã và nước thừa ra khỏi cơ thể; Lọc màng bụng là một phương pháp loại bỏ chất hòa tan và dịch tương đối “chậm”, nhưng liên tục, do đó sinh hóa máu và cân bằng dịch được giữ ổn định...

Tại chuyên đề thứ 2 Bs Vương Danh Chính - Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức đã “So sánh tỷ lệ đau đầu sau gây tê tủy sống để mổ lấy thai của Kim QUINCKE G25 Kim QUINCKE G27 và Kim WHITACRE G27" cho thấy Sử dụng kim Whitacre G27 gây tê tủy sống mổ lấy thai làm giảm tỷ lệ đau đầu so với sử dụng kim Quincke G25 và kim Quincke G27; Sử dụng phối hợp Acetaminophen và caffeine (Panadol Extral)trong điều trị đau đầu sau gây tê tủy sống,dễ sử dụng, an toàn, hiệu quả. Cuối cùng là chuyên đề về “Phương pháp chẩn đoán điện cơ ứng dụng trong lâm sàng chẩn đoán bệnh lý thần kinh cơ tại BVĐKHĐ" của Bs Nguyễn Thị Hoài Thu - Khoa Nội tổng hợp. Chẩn đoán điện thường được gọi với tên điện cơ, điện cơ đồ, điện sinh lý thần kinh-cơ. Đây là phương pháp ghi lại hoạt động điện của các tế bào thần kinh và tế bào cơ, phát hiện các bất thường hoạt động điện giúp cho chẩn đoán bệnh lý thần kinh ngoại biên, bệnh lý cơ và khớp thần kinh-cơ (synap thần kinh-cơ). Hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh trung ương (bao gồm não và tủy sống) và hệ thần kinh ngoại biên (bao gồm các tế bào nằm ở sừng trước tủy, rễ thần kinh, dây thần kinh). Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm các đường (dây/sợi trục) dẫn truyền cảm giác và dẫn truyền vận động. Chức năng vận động và cảm giác ngoại biên bình thường dựa trên sự toàn vẹn hệ thống vận động ngoại biên (bao gồm tế bào vận động nằm ở sừng trước tủy-rễ và dây thần kinh vận động-khớp thần kinh cơ và tế bào cơ), và hệ thống cảm giác ngoại biên (bao gồm thụ cảm thể cảm giác trên da-dây thần kinh cảm giác-tế bào cảm giác nằm ở hạch cảm giác). Các bất thường về vận động và cảm giác là hậu quả của sự mất toàn vẹn chức năng hệ vận động, cảm giác ngoại biên. Để khảo sát sự toàn vẹn chức năng hệ thần kinh vận động và cảm giác ngoại biên, phát hiện các bất thường bệnh lý người ta sử dụng phương pháp dựa trên việc ghi nhận hoạt động điện của các tế bào thần kinh và tế bào cơ, gọi là phương pháp ghi chẩn đoán điện. Phương pháp này còn thường được gọi với tên ghi điện cơ, ghi điện cơ đồ, ghi điện sinh lý thần kinh-cơ; Tổn thương (mất toàn vẹn) hệ vận động và cảm giác ngoại biên gặp trong nhiều bệnh lý thuộc nhiều chuyên khoa (thần kinh, cơ-xương-khớp, nội tiết, chấn thương...), có nhiều nguyên nhân khác nhau (nhiễm độc, miễn dịch, vi khuẩn, virus, rối loạn chuyển hóa, di truyền...), biểu hiện triệu chứng đa dạng với các triệu chứng cảm giác (đau, tê bì, dị cảm ...) và triệu chứng vận động (yếu cơ, liệt, teo cơ...), các triệu chứng có thể cục bộ hoặc toàn thân. Bệnh nhân có thể gặp ở các khoa như khoa khám bệnh, khoa nội (thần kinh, cơ xương khớp, nội tiết...), đơn vị ICU, khoa ngoại (chấn thương, cột sống, vi phẫu thần kinh...).

        Các chuyên đề được báo cáo trong tháng đều được xây dựng trên cơ sở thực tiễn trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Các học viên đã đưa ra nhiều ý kiến thảo luận, trao đổi sôi nổi nhằm góp ý cho các tác giả góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả để ứng dụng tốt trong công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân.

Một số hình ảnh tại buổi sinh hoạt khoa học:

z3631777063591_3ccff7fdc1a771b8b18bb8e0a1d08707.jpg

z3631776631983_578c015761440d5c7e24911a7b9c7e6d.jpg

z3631776817804_dbeb82da3043d04f70bdbd33482bda7c.jpg

 

 

DANH MỤC TIN