Sinh hoạt khoa học tháng 4 về chuyên môn: Tai mũi họng - Ung bướu - Chấn thương
Sinh hoạt khoa học tháng 4 về chuyên môn: Tai mũi họng - Ung bướu - Chấn thương
Chiều ngày 2/4/2019, tại Hội trường trực tuyến Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã tổ chức buổi sinh hoạt khoa học định kỳ theo tháng với 03 chuyên đề: “ Vi phẫu thanh quản – Bác sĩ nội trú Nguyễn Thị Thu Thư – Phó Trưởng khoa Tai mũi họng; Tan máu bẩm sinh – BSCKII Trương Bích Thủy – Trưởng khoa Ung bướu; Điều trị loét cùng cụt bằng vạt da cơ có cuống - Bác sĩ Nguyễn Mạnh Trường - Khoa Chấn thương. Nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn cho toàn thể nhân viên trong bệnh viện và nâng cao chất lượng phục vụ, hướng đến sự hài lòng của người bệnh, bên cạnh đó tạo môi trường sinh hoạt khoa học, tiền đề cho các đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ y tế trẻ trong tương lai.
Đến dự buổi sinh hoạt khoa học có BSCKII. Lê Hoàng Tú – Phó Giám đốc bệnh viện, cùng toàn thể các lãnh đạo trưởng, phó khoa, phòng , bác sĩ điều dưỡng trong bệnh viện.
Hình ảnh buổi sinh hoạt khoa học thường kỳ
Mở đầu buổi sinh hoạt, Bác sĩ nội trú Nguyễn Thị Thu Thư – khoa Tai mũi họng chia sẻ về đề tài Vi phẫu thanh quản đây cũng là đề tài được giải Nhì trong Hội thao Kỹ thuật sáng tạo trẻ cấp bệnh viện trong năm 2019. Bệnh lý thanh quản hiện nay rất phổ biến thường hay gặp ở những người hàng ngày phải nói nhiều như giáo viên, hướng dẫn viên, ca sĩ…nếu bị tổn thương lành tính thì bị hạt xơ, polyp, nang, u nhú, viêm đặc hiệu (lao, nấm…), còn tổn thương ác tính thì bị ung thư thanh quản; Khàn tiếng; Khó khăn trong giao tiếp. Với 50 bệnh nhân đã được thực hiện vi phẫu thanh quản từ năm 2017 đến nay tại khoa Tai mũi họng - Bệnh viện ĐK Hà Đông mà chủ yếu là bệnh nhân nữ, trong độ tuổi lao động, triệu trứng cả tôn thương lành tính là ác tính. Các bác sĩ đã thực hiện Vi phẫu thanh quản với thời gian phẫu thuật và thời gian nằm viện ngắn, ít biến chứng, chiếm được mức độ hài lòng cao của người bệnh.
BS Nội trú. Nguyễn Thị Thu Thư – khoa Tai mũi họng chia sẻ về đề tài Vi phẫu thanh quản đề tài trong buổi sinh hoạt
Trong buổi sinh hoạt BSCKII. Trương Bích Thủy – Trưởng khoa Ung bướu chia sẻ về chuyên đề Bệnh tan máu bẩm sinh, đây là bệnh thiếu máu phổ biến nhất trên thế giới, khoảng 71% quốc gia phân bố có tính địa dư rõ rệt, tập trung nhiều ở Đông Nam Á, Trung Đông và Địa Trung Hải. Đông Nam Á là một trong những vùng có tỷ lệ cao.
Theo thống kê, cả nước hiện mới quản lý được khoảng 20.000 BN, trung bình mỗi năm có them 8.000 sinh ra bị bệnh, trong đó khoảng 2.000 trẻ bị bện mức độ nặng và 800 trẻ không thể chào đời do phù thai.
BSCKII. Trương Bích Thủy – Trưởng khoa Ung bướu chia sẻ về chuyên đề Bệnh tan máu bẩm sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh: Có bốn gen qui định tổng hợp chuỗi alpha globin, tùy theo sự thiếu hụt số lượng gen mà có những biểu hiện bệnh khác nhau.
+ Thiếu một gen: Thường không có biểu hiện bệnh lý, nhưng là người mang gen và có thể truyền cho con.
+ Thiếu hai gen: Có biểu hiện bệnh nhưng mức độ nhẹ, gọi là bệnh thalassemia.
+ Thiếu ba gen: Có biểu hiện bệnh mức độ từ trung bình đến nặng, bệnh còn được gọi là bệnh huyết sắc tố H.
+ Thiếu bốn gen: Mức độ rất nặng, gây phù thai, thường gây tử vong trước hoặc ngay sau sinh.
Ngoài ra bệnh tan máu bẩm sinh còn có hai gen quy định tổng hợp chuỗi beta globin.
+ Thiếu một gen: Có thể có biểu hiện bệnh nhưng mức độ nhẹ, gọi là bệnh thalassemia mức độ nhẹ.
+ Thiếu hai gen: Có biểu hiện bệnh mức độ từ trung bình đến nặng, bệnh còn được gọi là thiếu máu Cooley. Đứa trẻ bị thiếu hai gen thường khi sinh ra vẫn mạnh khỏe nhưng sẽ có sớm từ ngay trong hai năm đầu đời.
Khi mắc bệnh này người bệnh thường có những biểu hiện: Mệt mỏi, chóng mặt, đau, váng đầu; Khó thở; Da xanh, niêm mạc nhợt; Khuôn mặt biến dạng – xương Phì đại các xương dẹt làm biến dạng đầu, mặt (trán dô, mũi tẹt, bướu chẩm…); Chậm phát triển về thể chất , trí tuệ; Phình bụng , gan to. Lách to; Nước tiểu sẫm màu; Bệnh biểu hiện 3 mức độ: Nặng, trung bình và nhẹ. Do vậy điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt lách giúp kéo dài khoảng cách thời gian giữa các đợt truyền máu; Ghép tế bào gốc: biện pháp này cần phải đáp ứng các điều kiện ngặt nghèo như: phải tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp, sức khỏe đảm bảo, các chi phí ghép… Bên cạnh đó, Bác sĩ Thủy cũng đưa ra cách phòng chống bệnh đó là: Cần hiểu biết được cơ chế di truyền thì hoàn toàn có thể phòng tránh được. Tránh không sinh ra trẻ mang 2 gen bệnh do nhận từ cả bố và mẹ bằng các biện pháp như: Tầm soát và phòng tránh bệnh từ sớm; Sàng lọc phát hiện bệnh sớm cho thai nhi; Phòng ngừa bằng các xét nghiệm tầm soát và chấn đoán gen đột biến trong thai kỳ (Đây là bp hiệu quả và chi phí thấp). Nếu cả vợ và chồng đều mang gen thì thai nhi có 25% nguy cơ bị mắc bệnh ở thể nặng, TH này cần được thực hiện chấn đoán trước sinh bằng phương pháp chọc ối hoặc sinh thiết gai rau và tìm đột biến gen.
Cũng tại buổi sinh hoạt Bác sĩ Nguyễn Mạnh Trường – khoa Chấn thương chia sẻ về đề tài Điều trị loét cùng cụt bằng vạt da cơ có cuống mạch mông trên kiểu chong chóng. Bác Trường cho hay vừa qua khoa Chấn thương thực hiện một ca bệnh nhân nam 65 tuổi, tiền sử bị xơ gan rượu nhiều năm; Bị viêm tuỵ cấp có lọc huyết tương tại; Thể trạng suy kiệt; Loét tì đè vùng cùng cụt độ IV. Ổ loét đang có nguy cơ tạo lỗ dò đáy phủ nhiều giả mạc vàng dính phân và nước tiểu. Phần rìa ổ loét đang có nguy cơ loét rộng. Chúng tôi tiến hành hút áp lực âm(VAC) liên tục 5 ngày; Bóc tách cuống mạch vạt cơ mông trên; Xoay và di chuyển vạt đến vị trí che phủ. Kết quả sau 5 năm ngày bệnh nhân đã dần ổn định. Ưu điểm của phương pháp này lớp nông cơ mông lớn, cân cơ và da có cuống mạch nuôi ổn định, tạo lớp nền ổn định tránh loét tái phát. Kĩ thuật tạo vạt không quá phức tạp do không phải phẫu tích cuống mạch nuôi. Chức năng cơ mông lớn được bảo tồn do chỉ lấy lớp nông.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Trường – khoa Chấn thương chia sẻ về đề tài Điều trị loét cùng cụt bằng vạt da cơ có cuống mạch mông trên kiểu chong chóng
Hiện nay ở Việt Nam, Máy hút áp lực âm cũng được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện trong đó có bệnh viện đa khoa Hà Đông đã áp áp dụng điều trị các trường hợp loét mãn tính (Loét do tì đè, loét bàn chân đái tháo đường…). Đây là kết quả bước đầu nhằm đánh giá hiệu quả lâm sàng của máy hút áp lực âm đối với các vết thương mãn tính.
Kết thúc buổi sinh hoạt, BSCKII Lê Hoàng Tú - Phó Giám đốc bệnh viện cám ơn sự chia sẻ những kinh nghiệm chuyên môn của 3 báo cáo viên. Qua buổi sinh hoạt này mong muốn các y bác sỹ trẻ cần phát huy hơn nữa về chuyên môn. Góp phần xây dựng bệnh viện ngày càng phát triển bền vững và uy tín.