Tập huấn về dinh dưỡng tiết chế cho trẻ sơ sinh và bệnh nhân sau phẫu thuật tiêu hóa

 Tập huấn về dinh dưỡng tiết chế cho trẻ sơ sinh và bệnh nhân sau phẫu thuật tiêu hóa

Tập huấn về dinh dưỡng tiết chế cho trẻ sơ sinh và bệnh nhân sau phẫu thuật tiêu hóa

Người viết: Tổ truyền thông

Với mục đích cung cấp thông tin, kiến thức về dinh dưỡng cho các bác sĩ, điều dưỡng trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh và bệnh nhân sau phẫu thuật tiêu hóa.  Chiều ngày 3/7/2019 Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức lớp tập huấn “Dinh dưỡng tiết chế cho trẻ sơ sinh và bệnh nhân sau phẫu thuật tiêu hóa” cho cán bộ  y tế trong bệnh viện.

Dinh dưỡng là một biện pháp điều trị, chế độ dinh dưỡng theo bệnh lý có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị, mục tiêu của chế độ dinh dưỡng là ăn theo bệnh lý nhằm hỗ trợ bênh nhân mau chóng hồi phục, giảm biến chứng, phòng tái phát, tránh tác dụng phụ của quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Theo đó, buổi tập huấn gồm 2 nội chính: Một là Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, axitamin hỗ trợ điều trị dinh dưỡng nhi khoa; hai là Dinh dưỡng sau phẫu thuật đường tiêu hóa.

Mở đầu buổi tập huấn, TS.BS Vũ Thị Thanh – Bệnh viện Bạch Mai phân tích rõ những lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, axitamin hỗ trợ điều trị dinh dưỡng nhi khoa. Với trẻ bú mẹ hoàn toàn là mô hình chuẩn cho sự tăng trưởng, phát triển, và đo lường được sức khỏe, cho con bú giảm thiểu bệnh cấp tính nghiêm trọng và ngăn ngừa bệnh mãn tính. Cho con bú sữa mẹ có liên quan đến sự bảo vệ tốt hơn. Các thử nghiệm ngẫu nhiên đã chỉ ra rằng việc trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 3 - 6 tháng đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em trong cộng đồng, bao gồm nhập viện vì viêm tai giữa, bệnh đường tiêu hóa, bệnh hô hấp dưới và giảm tác động của bệnh dịch ở trẻ em. Với trẻ không bú mẹ Giảm đề kháng với nhiễm trùng, Giảm trưởng thành dạ dày ruột, Tăng nguy cơ overfeeding, Tăng nguy cơ viêm ruột hoại tử ở trẻ sinh non, Tăng số lần viêm tai… với trẻ bà mẹ không cho con bú Dễ có khả năng mang thai Trì hoãn co hồi tử cung Tăng nguy cơ ung thư vú Tăng nguy cơ ung thư buồng tử cung Tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp…đồng thời hướng dẫn các bà mẹ cách quan sát con bú đủ sữa giúp trẻ tăng cân tốt.

TS.BS Vũ Thị Thanh – Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ tại lớp tập huấn về dinh dưỡng và axitamin cho trẻ em

Còn đối với axitamin trong hỗ trợ điều trị dinh dưỡng nhi khoa TS.BS Vũ Thị Thanh  cũng cho biết như sau:  

Axit Amin được khám phá có nhiều chức năng, vai trò tích cực và hỗ trợ một cách có ý nghĩa đối với sự phát triển và sức khỏe con người, đặc biệt ở trẻ em

Cystein và Theanine có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ giảm thiểu bệnh cảm cúm, cảm lạnh và ức chế quá trình tăng viêm nhiễm hoặc phá hủy miễn dịch trong quá trình tập luyện, Glutamine đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, hỗ trợ cải thiện chức năng miễn dịch, đặc biệt ở trẻ em mắc bệnh bạch cầu, Glutamate đóng nhiều vai trò sinh lí

quan trọng và an toàn dưới dạng gia vị Trẻ em có khả năng chuyển hóa Glutamate tương tự như người trưởng thành, an toàn trong tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ và không gây ảnh hưởng tới não bộ. Glutamate có khả năng tạo cảm giác no, giúp điều chỉnh lượng ăn vào

Cũng trong buổi tập huấn TS.BS Chu Thị Tuyết chia sẻ  vai trò của dinh dưỡng nuôi dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hóa đó là:

Về dinh dưỡng trong các bệnh ngoại khoa có thể chia ra 3 thời kỳ: trước phẫu thuật, chuẩn bị phẫu thuật và sau phẫu thuật.

TS.BS Chu Thị Tuyết chia sẻ  vai trò của dinh dưỡng nuôi dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hóa

Thời gian chuẩn bị phẫu thuật thường là một ngày (24 giờ), thời gian này không cần phải nhịn ăn, tuy nhiên cần lưu ý như sau: Ngày trước hôm phẫu thuật: nên cho ăn nhẹ để nương nhẹ bộ máy tiêu hoá, thức ăn mềm, ít chất xơ. Bữa chiều ăn ít hơn bữa trưa. Sáng hôm phẫu thuật: bệnh nhân phải nhịn ăn, chỉ cho bệnh nhân uống nước đường hoặc một ít nước chín.

Sau phẫu thuật thường gây ra một số rối loạn cho bệnh nhân mà người ta gọi là bệnh phẫu thuật. Thông thường qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu (0-24h sau khi mổ): đây là giai đoạn tăng nhiệt độ cơ thể, liệt cơ do ảnh hưởng của thuốc

gây mê, dẫn đến liệt ruột, trướng hơi, bệnh nhân mệt mỏi. Chuyển hoá mất nhiều nitơ, cân bằng nitơ âm tính, mất nhiều kali cũng góp phần làm tăng liệt ruột, trướng hơi. Nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn

Giai đoạn tiếp theo (từ 24 – 48h sau mổ): thôngthường đến giai đoạn này nhu động ruột đã trở lại,bệnh nhân đã có thể trung tiện và tỉnh táo hơn, cócảm giác đói nhưng vẫn chán ăn. Bài tiết nitơ và kaligiảm, cân bằng nitơ trở lại bình thường.

Đây là giai đoạn khởi động ruột (bắt đầu nuôi ănđường tiêu hóa).Năng lượng: 30kcal/kg/ngàyPr: 1.2-1.5g/kg/ngàyĐủ vitamin và muối khoán Giai đoạn tiếp theo (từ 24 – 48h sau mổ) Giai đoạn này dinh dưỡng TM vẫn là chủ yếu.

Nuôi dưỡng tiêu hóa chỉ chiếm 15-20% Nguyên tắc NDTH: thức ăn chủ yếu là dạng lỏng chủ yếu là chất bột đường, chia nhiều bữa mỗi bữa 30-50ml, thời gian 1 bữa từ 30-60 phút.

Dinh dưỡng thời kỳ sau mổ Giai đoạn chuyển tiếp 2-3 ngày tiếp theo: Tăng cường DDTH phối hợp với DDTM Nhu cầu: Năng lượng: 30-35kcal/kg/ngày; Pr: 1.2-1.5g/kg/ngày; Lipid: 15-20% tổng năng lượng; Đủ vitamin và muối khoáng.

Giai đoạn chuyển tiếp 2-3 ngày tiếp theo Chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hóa(

súp nghiền, sữa…) Chia thành nhiều bữa: 6-8 bữa: 150-200ml/bữa, mỗi bữa cách nhau 3-4h; Nuôi dưỡng bằng đường miệng hoặc qua ống thông.

Kết thúc buổi tập huấn BSCKII. Trần Ngọc Cường – Phó giám đốc bệnh viện nhấn mạnh buổi tập huấn giúp các cán bộ y tế hiểu được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh. Chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, phòng bệnh tái phát và biến chứng. Qua đó giúp các cán bộ y tế  thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ, tuyên truyền sâu rộng kiến thức về chế độ dinh dưỡng góp phần nâng cao sức khỏe của người bệnh. Đảm bảo người bệnh khi đến Bệnh viện đa khoa Hà Đông không những được chăm sóc về mặt sức khỏe mà còn được chăm sóc đầy đủ cả về mặt dinh dưỡng, giúp người bệnh yên tâm điều trị mang lại sự hài lòng cho người bệnh.