CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐIỀU TRỊ VIÊM DA DỊ ỨNG

CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐIỀU TRỊ VIÊM DA DỊ ỨNG

CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐIỀU TRỊ VIÊM DA DỊ ỨNG

Người viết: Đơn Nguyên KCBTN

Viêm da dị ứng là bệnh ngoài da, không gây nguy hiểm tới tính mạng, những trường hợp viêm nhiễm nặng dẫn tới nhiễm khuẩn da, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Do đó, nhận biết sớm các triệu chứng của viêm da dị ứng sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh bệnh.

Bài viết được hỗ trợ tư vấn bởi Ths BS Vũ Đình Thám chuyên khoa da liễu BV đa khoa Hà Đông, Đơn nguyên KCB Tự nguyện

Viêm da dị ứng là gì?

Viêm da dị ứng là nhóm bệnh da thường gặp, luôn có tỷ lệ cao nhất trong các bệnh da ở các phòng khám chuyên khoa da liễu và trong nhân dân.

Viêm da dị ứng là tình trạng dị ứng của cơ thể, là một khái niệm chung để chỉ các bệnh da có biểu hiện ban đỏ, sẩn đỏ, mụn nước, vết trợt loét, dày da, khô da bong vẩy da…bệnh thường xuyên có ngứa.

Khi bị bệnh cần khám  ở cơ sở chuyên khoa da liễu để khám và điều trị kịp thời sẽ tránh được biến chứng của bệnh và trả lại làn da bình thường ban đầu.

Các thể bệnh và nguyên nhân gây viêm da dị ứng

* Viêm da dị ứng gồm nhiều thể bệnh khác nhau như bệnh chàm, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc thể bệnh thường gặp nhất có biểu hiện là những ban đỏ, sẩn đỏ thành mảng, thành đám trên da hoặc có khi có mụn nước.

 Nhóm bệnh này xảy ra theo cơ chế dị ứng, có 2 yếu tố kết hợp là dị nguyên và cơ địa bệnh nhân

* Viêm da dị ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, viêm da dị ứng xảy ra do 2 yếu tố kết hợp là dị nguyên và cơ địa người bệnh:

- Dị nguyên:  rất đa dạng có thể từ ngoài vào bằng nhiều đường khác nhau như đường da, niêm mạc, đường hô hấp, tiêu hóa hoặc đường máu. Các loại dị nguyên:

+  Thức ăn dễ gây dị ứng: tôm, cua nhộng, hải sản…

+ Sản phẩm từ công nghiệp như len vải, sợi, nhựa…

+ Thuốc dùng điều trị bệnh và hóa mỹ phẩm….

+ Thời tiết thay đổi đặc biệt lúc giao mùa tác động vào cơ thể gây dị ứng.

+  Môi trường có nhiều tác nhân gây dị ứng: lông súc vât, bụi, phấn hoa thực vật và các vi sinh vật…đều là những dị nguyên gây dị ứng

Dị nguyên cũng có thể được sinh ra từ trong cơ thể như ở phụ nữ có thai do các sản phẩm chuyển hóa của quá trình thai nghén  hay những người bị bệnh gan làm chức năng gan giảm không khử độc được. 

- Cơ địa người bệnh: có tính chất gia đình và di truyền, trong gia đình nếu bố mẹ, anh chị em ruột mắc các bệnh dị ứng da, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, hay dị ứng thức ăn, thời tiết thì con em họ dễ bị mắc bệnh dị ứng hơn…

Biểu hiện của viêm da dị ứng

Tùy theo thể bệnh mà có biểu hiện khác nhau, nhưng triệu chứng sớm thường gặp ở người bị viêm da dị ứng là có ban đỏ mẩn đỏ và ngứa, rát tại vùng da có tổn thương, biểu hiện này có thể xảy ra sau khi ăn 1 loại thức ăn hoặc sau dùng thuốc, mỹ phẩm, sử dụng đồ dùng mới hay thời tiết thay đổi mà bị bệnh…

Viêm da dị ứng có thể cấp tính hoặc mạn tính vì vậy những biểu hiện tiếp theo là sẩn đỏ, mụn nước, trợt loét, sưng phù tiết dịch, hay kèm theo mụn mủ, vẩy tiết hoặc dày da khô da bong vẩy da…

Thương tổn da là từng mảng, từng đám, vệt dải, vị trí ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể: viêm da cơ địa thì thương tổn đối xứng nhưng viêm da do tiếp xúc thì bệnh xảy ra ở vùng da tại nơi tiếp xúc với chất lạ và in hình của vật tiếp xúc ấy.

Việc chẩn đoán từng thể bệnh phải do bác sỹ chuyên khoa da liễu thực hiện, từ đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị và phòng bệnh hiệu quả.

Biến chứng

Nếu không điều trị viêm da dị ứng không tự khỏi được, bệnh có thể lan rộng toàn thân, đôi khi có biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Tại vùng da tổn thương, có nhiễm trùng bội nhiễm mụn mủ, loét sâu khó điều trị,khi khỏi để lại sẹo trên da ảnh hưởng đến thấm mỹ của người bệnh.  

Điều trị vêm da dị ứng

Việc điều trị viêm da dị ứng trước tiên phải tìm đươc dị nguyên gây ra dị ứng như trình bày ở phần căn nguyên để loại trừ các tác nhân đó. tuy nhiên không phải lúc nào cũng tìm được để loại trừ song vẫn phải điều trị bệnh.

Điều trị viêm da dị ứng cần kết hợp điều trị tại chố và toàn thân:

Tại chỗ: tùy theo giai đoạn tiến triển của tổn thương da mà chọn dạng thuốc cho thích hợp như hồ nước, kem kẽm hoặc kem, mỡ corticoid, kháng sinh…

Toàn thân: uống hoặc tiêm như thuốc kháng histamine để làm giảm triệu chứng ngứa, giảm đỏ da, giảm xung huyết phù nề ở tổn thương da; Thuốc kháng sinh để phòng và chống bội nhiễm vi khuẩ; Thuốc corticoid chống viêm chống dị ứng... việc dùng các thuốc trên tùy theo tình trạng bệnh và cần phải theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa da liễu ; Các thuốc hỗ trợ để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Phòng bệnh viêm da dị ứng.

Việc phòng bệnh tốt nhất là tìm được căn nguyên gây dị ứng để loại trừ, người bệnh tự theo dõi để tìm nguyên nhân như thức ăn, thuốc, hóa mỹ phẩm, đồ dùng…

- Không ăn các thức ăn được biết là gây dị ứng

- Luôn giữ ấm về mùa lạnh, dùng khẩu trang, kính khi đi đường

- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ

- Thuôc bôi hoặc hóa mỹ phẩm cần bôi thử 1 vùng da nhỏ và kín trước.

- Không tắm nước quá nóng, quá lạnh

- Không chà xát gãi gây xước da khi bị bệnh da.

- Đề phòng tiếp xúc của côn trùng vào phòng ở, vào quần áo và da…

- Sử dụng một số chất dưỡng ẩm làm da mềm mại tăng sức đề kháng.

?KHUYẾN CÁO:
 Khi có dấu hiệu nhiễm bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần theo dõi triệu chứng.
 Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

?Đơn nguyên KCB tự nguyện, bệnh viện Hà Đông

?Bác sĩ chuyên khoa Trung ương, giàu kinh nghiệm
?Khám tận tình - Hạn chế kháng sinh
?Không gian hiện đại, đầy đủ tiện nghi
?Hệ thống xét nghiệm, nội soi, chẩn đoán hình ảnh tân tiến
?Đặt lịch khám và thanh toán nhanh, không phải chờ lâu
?Phục vụ chu đáo, làm việc tất cả các ngày trong tuần.
--------------------------------------------------

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông - Đơn nguyên KCB tự nguyện
? Số 2 Bế Văn Đàn, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0969 668 115