Các dụng cụ xịt hít trong điều trị hen phế quản và COPD

Các dụng cụ xịt hít trong điều trị hen phế quản và COPD
Trong điều trị các bệnh lý hô hấp mạn tính như hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), các thuốc dạng xịt hít được sử dụng ngày càng phổ biến do mang lại tác dụng tại chỗ nhanh và ít có tác dụng phụ toàn thân. Có rất nhiều dụng cụ cung cấp thuốc qua đường xịt-hít được chia thành các loại như sau:
1. MDI (Metered Dose Inhaler) - Bình hít định liều
Bình hít định liều (MDIs) là dụng cụ phun hít cầm tay hoạt động bằng cơ chế dùng lực đẩy để phân bố thuốc. Đây là một dạng thuốc rất quen thuộc với các bệnh nhân mắc bệnh về hô hấp. Thuốc dạng lỏng được chứa trong hộp kim loại bọc phía ngoài bằng ống nhựa, có ống ngậm, liều lượng của thuốc đã được định sẵn
- 1.1. Cấu tạo của MDI
MDI bao gồm ba phần chính:
1. Ống chứa thuốc (Canister): Chứa thuốc dưới dạng dung dịch hoặc hỗn dịch.
2. Bộ phận van định liều (Metering Valve): Định lượng chính xác lượng thuốc phóng ra mỗi lần sử dụng.
3. Ống ngâm (Mouthpiece) và bộ đẩy (Actuator): Giúp người dùng dễ dàng hít thuốc vào phổi.
1.2. Cách sử dụng MDI đúng cách
1. Lắc mạnh ống hít khoảng 5 giây trước khi sử dụng.
2.Thở ra hoàn toàn để chuẩn bị hít thuốc vào.
3. Đưa ống ngậm vào miệng, giữ chặt bằng môi.
4.Nhấn mạnh vào bình chứa thuốc trong khi hít sâu và chậm.
5.Giữ hơi thở trong 5-10 giây, sau đó thở ra nhẹ nhàng.
6.Chờ khoảng 30-60 giây trước khi xịt liều tiếp theo (nếu cần).
7.Súc miệng sau khi dùng thuốc (đặc biệt nếu sử dụng corticosteroid) để tránh tác dụng phụ như nhiễm nấm miệng.
1.3. Lưu ý khi sử dụng
Bình xịt phải được ngậm kín trong miệng. Nếu để bình xịt xa miệng thì thuốc sẽ bị xịt ra ngoài không khí, thuốc xịt không tới được phổi nên không thể phát huy được tác dụng.
Không được nằm xịt thuốc vì việc này sẽ cản trở thuốc tới phổi và gây khó thở cho bệnh nhân.
Phải để thẳng bình xịt, không xịt vào thẳng vòm họng hay lấy lưỡi che bình xịt.
Nếu là lần đầu tiên sử dụng nên xịt ra ngoài không khí một nhát trước để kiểm tra bình xịt hoạt động có tốt không.
Nếu sau khi xịt thuốc có nhiều hơi nước vương bên ngoài bình có nghĩa là đã thực hiện sai động tác.
2. DPI (Dry Powder Inhaler) - Bình hít bột khô
Bình hít bột khô (DPI) là dụng cụ giúp phân bố thuốc ở dạng các phân tử chứa trong nang vào trong cơ thể bằng cách hít thở tự nhiên.
- 2.1. Cấu tạo của DPI
DPI bao gồm ba phần chính:
- Khoang chứa thuốc: Chứa thuốc dưới dạng bột khô, có thể ở dạng nang (capsule), đĩa hoặc hộp chứa sẵn nhiều liều.
- Cơ chế phóng thuốc: Khi người dùng hít mạnh, thuốc được phân tán thành hạt nhỏ để đi vào đường hô hấp.
- Ống ngậm: Nơi thuốc đi vào miệng và xuống phổi.
2.2. Cách sử dụng DPI đúng cách
- Chuẩn bị thuốc: Nếu dùng loại có viên nang, đặt nang vào khoang chứa (nếu có).
- Thở ra hoàn toàn trước khi hít thuốc (không thở vào thiết bị)
- Đưa ống ngậm vào miệng, ngậm chặt môi quanh ống.
- Hít mạnh và sâu qua miệng (càng nhanh, càng mạnh càng tốt).
- Giữ hơi thở trong 5-10 giây để thuốc xuống phổi.
- Thở ra nhẹ nhàng và kiểm tra xem đã hít hết thuốc chưa (nếu còn thuốc, lặp lại động tác).
- Súc miệng sau khi sử dụng thuốc corticosteroid để tránh tác dụng phụ.
2.3 Lưu ý khi sử dụng DPI
- Không thở vào thiết bị trước khi hít thuốc để tránh làm ẩm bột thuốc.
- Luôn đóng nắp sau khi sử dụng để bảo quản thuốc.
- Kiểm tra số liều còn lại nếu dùng loại có bộ đếm liều.
3. SMI (Soft Mist Inhaler) - Bình xịt sương mịn
SMI là thiết bị hít thuốc thế hệ mới, giúp đưa thuốc vào phổi dưới dạng sương mịn thay vì khí nén (MDI) hoặc bột khô (DPI). Dòng khí ra từ SMI chậm hơn và kéo dài hơn, giúp bệnh nhân dễ dàng hít thuốc vào phổi một cách hiệu quả hơn.
- 3.1. Cấu tạo của SMI
SMI bao gồm ba phần chính:
- Ống chứa thuốc (Cartridge): Chứa dung dịch thuốc.
- Bộ phận phun sương: Tạo sương mịn từ dung dịch thuốc.
- Ống ngậm (Mouthpiece): Dẫn thuốc vào miệng và phổi.
3.2. Cách sử dụng SMI đúng cách
- Chuẩn bị thiết bị:Xoay phần thân thiết bị (khoảng 180 độ) để nạp liều thuốc.
- Thở ra hoàn toàn trước khi hít
- Ngậm miệng vào ống ngậm, ngậm chặt môi quanh ống.
- Giữ hơi thở trong 5-10 giây, sau đó thở ra nhẹ nhàng.
- Giữ hơi thở trong 5-10 giây, sau đó thở ra nhẹ nhàng.
- Đóng nắp lại để bảo quản sau khi sử dụng.
4. So sánh các loại dụng cụ
Việc lựa chọn loại dụng cụ hít phù hợp giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh tốt hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống.Việc lựa chọn còn phụ thuộc vào các yếu tố như: giá thành, dễ sử dụng, thời gian hít, ngoài ra còn phụ thuộc vào sở thích của bệnh nhân vì điều này cũng một phần liên quan đến vấn đề tuân thủ điều trị giúp cải thiện tình trạng bệnh. Do đó, việc kê đơn dụng cụ hít không nên được tiêu chuẩn hóa mà mỗi bệnh nhân phải được xem xét riêng lẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Dược thư Quốc Gia Việt Nam 2022
- Thông tin từ nhà sản xuất các loại dụng cụ hít:
AstraZeneca: Symbicort Turbuhaler.
Boehringer Ingelheim: Respimat series.
GSK (GlaxoSmithKline): Seretide Evohaler, Ventolin Inhaler.
- GINA (Global Initiative for Asthma) 2023. Hướng dẫn quản lý hen phế quản.
- GOLD (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease) 2023. Hướng dẫn điều trị COPD.
- Price D. et al., 2022. Comparative effectiveness of inhaler devices in asthma and COPD: A systematic review and meta-analysis. Respiratory Medicine.
- Vestbo J. et al., 2021. Inhaler technique and adherence in chronic respiratory diseases: Impact on clinical outcomes. European Respiratory Journal.