GIỚI THIỆU KHÁM CHỮA BỆNH TỰ NGUYỆN
Đơn nguyên khám chữa bệnh tự nguyện có cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp,..
Xem chi tiết >>
CÁC DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TỰ NGUYỆN
Bệnh viện đang cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh tổng quát với các gói khám khác nhau...
Xem chi tiết >>
TIÊM CHỦNG
Đơn nguyên tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa Hà Đông . Nhanh chóng - Tiện ích - Hiệu quả - Chất lượng
Xem chi tiết >>
TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
Các trang thiết bị y tế công nghệ cao, phòng Labo xét nghiệm, Lưu trú tự nguyện ...
Xem chi tiết >>
Dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ phường Quang Trung – Hà Đông
Thứ Sáu 26/07/2024 14:28:22
Sáng 25/7, Đảng ủy, Ban giám đốc, đại diện các phòng chức năng BVĐK Hà Đông đã tổ chức lễ viếng, dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang liệt sĩ Phường Quang Trung nhân Kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024). Tại Lễ viếng, các đồng chí lãnh đạo BV đã dâng hương và đặt vòng hoa mang dòng chữ “CBVC, NLĐ BVĐK Hà Đông đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ”. Sau Lễ dâng hương, các đồng chí lãnh đạo đã đến thắp nén hương tại phần mộ của các anh hùng, liệt sĩ để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người con ưu tú của quê hương đã không tiếc máu xương, chiến đấu anh dũng, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên của Nhân dân. Với tấm lòng thành kính và biết ơn vô hạn trước những hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sỹ, trong nhiều năm qua, Đảng bộ, Ban Giám Đốc và tập thể cán bộ công chức viên chức người lao động BVĐK Hà Đông đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức xây dựng BV ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Đặc biệt, trong những năm qua, phát huy truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc, Đảng bộ, chính quyền BV luôn quan tâm tới công tác đền ơn, đáp nghĩa, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình chính sách, người có công. Cũng trong sáng này 25/07, BV đã gặp mặt tri ân và tặng quà các gia đình chính sách, thương binh, bệnh binh, người có công là cán bộ công nhân viên của BV. Đây là truyền thống văn hóa tốt đẹp, được thực hiện thường xuyên hàng năm của Đảng ủy, Ban giám đốc BVĐK Hà Đông. Cùng với các hoạt động này là chương trình khám sức khỏe , tặng quà , cấp phát thuốc miễn phí trên 7 điểm khác nhau trên địa bàn TP Hà Nội. Thông qua các chương trình ý nghĩa này, Đảng ủy , Ban Giám Đốc cũng trau dồi, rèn luyện thêm truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn của toàn bộ cán bộ nhân viên trong toàn viện. Một số hình ảnh buổi dâng hương:

Xem Thêm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với ngành Y: Những hình ảnh không thể quên
Thứ Năm 25/07/2024 09:25:47
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với ngành y tế và công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tổng Bí thư đã đến thăm, trò chuyện, động viên cán bộ y tế, bệnh nhân tại nhiều bệnh viện.   Ngày 19/7/2024, trái tim người chiến sĩ cộng sản chân chính, kiên trung của dân tộc ta – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ngừng đập. Gần 60 năm công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Tổng Bí thư đã dành cả cuộc đời mình vì lý tưởng cao đẹp của Đảng, là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, là nhà chính trị sắc sảo, trí tuệ, nhà lý luận xuất sắc của Đảng, suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong quá trình công tác, đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng mà Đảng, Nhà nước phân công, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành nhiều tình cảm, quan tâm đặc biệt đến ngành y tế và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tổng Bí thư đã dành thời gian dự các lễ kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam của ngành, đến thăm, trò chuyện, động viên cán bộ y tế tại nhiều bệnh viện... Tổng Bí thư luôn tìm đến người bệnh để động viên mỗi khi thăm và làm việc tại các cơ sở y tế. Thương tiếc và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Báo Sức khỏe và Đời sống trân trọng giới thiệu những hình ảnh và lời căn dặn của Tổng Bí thư với ngành y tế, với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. * Kỷ niệm 58 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2013), ngày 26/2/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và chúc mừng cán bộ, viên chức, người lao động Bệnh viện K (cơ sở III – Tân Triều, Hà Nội) và Bệnh viện Nhi Trung ương. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng hoa chúc mừng kỷ niệm 58 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam đến Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: Trần Minh Tại các nơi đến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi tới toàn thể cán bộ, nhân viên, người lao động Bệnh viện K, Bệnh viện Nhi Trung ương nói riêng, ngành y tế nói chung, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam. Tổng Bí thư vui mừng nhận thấy các thế hệ thầy thuốc, cán bộ, nhân viên Bệnh viện K và Bệnh viện Nhi Trung ương đã vượt qua khó khăn, làm tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ cho ngành y. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với cán bộ y tế Bệnh viện K ngày 26/2/2013. Ảnh: Trần Minh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với cán bộ y tế Bệnh viện K. Ảnh: Trần Minh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với cán bộ y tế Bệnh viện K. Ảnh: Trần Minh Tổng Bí thư nhấn mạnh: Sức khỏe là vốn quý của con người. Nhân dân có sức khỏe tốt thì dân tộc ta mới phát triển trường tồn, đất nước mới cường thịnh. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm và coi công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ chiến lược quan trọng. Người thầy thuốc có vinh dự to lớn, nhiệm vụ vẻ vang nhưng hết sức nặng nề. Ngày Thầy thuốc Việt Nam là dịp để toàn thể nhân dân ta bày tỏ sự trân trọng, tôn vinh và cảm ơn các thầy thuốc - những người làm công việc nhân đạo và giàu tình thương. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam đến tập thể các thầy thuốc Bệnh viện K. Ảnh. Trần Minh Tổng Bí thư chỉ rõ, muốn khám chữa bệnh tốt thì cần phải có phương tiện máy móc, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có nhiều thuốc tốt và đặc biệt là phải có thầy thuốc giỏi. Trước nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế... đã đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, làm sao để sớm giải quyết tình trạng quá tải tại các bệnh viện, bảo đảm công bằng, phục vụ tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện, động viên, tặng quà bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện K. Ảnh: Trần Minh Tổng Bí thư chúc Bệnh viện K và Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động, kết hợp giữa Đông y và Tây y, giữa y học cổ truyền với y học hiện đại, xây dựng bệnh viện gương mẫu, tiên tiến, để các bệnh viện khác học tập, noi theo. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các y bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cùng ngày 26/2/2013. Ảnh: Trần Minh Tổng Bí thư mong muốn đội ngũ những người thầy thuốc Việt Nam sẽ không ngừng phấn đấu, thực hiện tốt lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu "lương y như từ mẫu, thầy thuốc như mẹ hiền," xây dựng nền y học Việt Nam tiên tiến, hiện đại và dân tộc, đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của nhân dân. Tại Bệnh viện K và Bệnh Nhi Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà một số bệnh nhân đang điều trị một số khoa phòng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hỏi thăm sức khoẻ, động viên bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Trần Minh * Ngày 27/12/2015, tại Hà Nội, Bệnh viện Hữu Nghị long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự, chung vui cùng hơn 800 cán bộ, nhân viên, y bác sĩ tại đây. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng tập thể y bác sĩ Bệnh viện Hữu Nghị nhận Danh hiệu Anh hùng Lao động. Ảnh: TTXVN Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm một số đơn vị: Khoa Tim mạch can thiệp, Khoa Nội A và Khoa hồi sức tích cực; thăm, tặng quà một số bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện. * Trong các ngày 6-7/7/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm, làm việc để kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện, động viên người bệnh điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn ngày 6/7/2017. Ảnh: Báo Bắc Kạn Trong chuyến công tác này chiều 6/7/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn, công trình được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ, với quy mô 500 giường bệnh, đưa vào sử dụng từ tháng 12/2016. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cơ sở vật chất của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn ngày 6/7/2017. Ảnh: Báo Bắc Kạn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết sổ lưu niệm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Báo Bắc Kạn * Tối 27/2/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dự Lễ Kỷ niệm 63 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam do Bộ Y tể tổ chức với chủ đề: Tăng cường y tế cơ sở - Hướng tới bao phủ sức khỏe toàn dân. * Sáng 19/4/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Ảnh: Trần Minh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Ảnh: TTXVN * Ngày 2/2/2024, trong không khí phấn khởi mừng Đảng, mừng Xuân, với niềm tự hào về kết quả của một năm qua, Bệnh viện Bạch Mai vinh dự đón nhận quà Tết của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bệnh viện Bạch Mai vinh dự được nhận quà Tết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. * Trước đó, khi còn là Chủ tịch Quốc hội, nhân kỷ niệm 53 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955- 27/2/2008), ngày 24/2/2008, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện K và Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Ảnh: Trí Dũng Nói chuyện thân mật với lãnh đạo và đại diện tập thể đội ngũ thầy thuốc của các bệnh viện, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã gửi tới tập thể giáo sư, bác sĩ, cán bộ, công chức, viên chức các bệnh viện - những người luôn có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân - lời thăm hỏi chân tình, lời chúc sức khỏe tốt đẹp nhất nhân kỷ niệm 53 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam. Đồng thời, chia sẻ những khó khăn và đánh giá cao những nỗ lực, thành quả các bệnh viện đã đạt được trong thời gian qua. Đến thăm các bệnh viện, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định, chăm lo và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân là quan trọng nhất, là mục đích tối cao của chế độ.
BVĐK Hà Đông: Khám bệnh chăm sóc sức khỏe cấp thuốc tặng quà tại Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người có công số 4 Hà NộiNĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ
Thứ Tư 24/07/2024 16:34:36
Nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 27/7/2024), đây cũng là dịp để nhìn lại và trân trọng hơn bao giờ hết giá trị của hòa bình, thống nhất non sông tri ân người có công với đất nước. theo đó sáng ngày 23/7/2024 Đảng ủy, Ban Giám đốc, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã tổ chức khám bệnh chăm sóc sức khỏe, cấp thuốc, tặng quà cho đối tượng thương bệnh binh nặng được nuôi dưỡng tại Trung tâm chăm sóc & nuôi dưỡng người có công số 4 Hà Nội. Phát biểu tại buổi khám TS.BS Nguyễn Thành Vinh - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông gửi đến tất cả quý vị những tình cảm sâu nặng, lòng biết ơn sâu sắc cùng lời thăm hỏi ân cần, thân thiết nhất. Đồng chí nghẹn ngào chia sẻ Tổ quốc của chúng ta đã trải qua một lịch sử đầy khó khăn và thử thách trong những cuộc chiến đấu đối diện với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, và trong việc bảo vệ đất nước khỏi thảm họa chiến tranh. Trong những năm đó, hàng triệu anh hùng dũng cảm đã đổ máu và hy sinh trên chiến trường, và hàng ngàn thương binh và bệnh binh đã phải đối mặt với những hậu quả vĩnh viễn. Một phần của họ đã từ giã cuộc sống này, để chúng ta được sống trong sự độc lập, tự do, và hòa bình, cùng với cơ hội phát triển như ngày nay. Đất nước và dân tộc Việt Nam luôn biết ơn những anh hùng liệt sĩ, đồng thời biết ơn các đồng chí thương binh, bệnh binh, và những người có công với cách mạng. Việc ghi công, tôn vinh, tưởng nhớ và biết ơn những người có công với quê hương và dân tộc chính là bản chất và nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bệnh viện Đa khoa Hà Đông là Bệnh viện Đa khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, với quy mô 650 giường kế hoạch và trên 900 giường thực kê. Mỗi ngày Bệnh viện khám bệnh cho trên 1000 lượt bệnh nhân và điều trị trên 800 bệnh nhân nội trú. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hiện đại. Bệnh viện đã triển khai nhiều kĩ thuật mới, tiên tiến như phẫu thuật nội soi ung thư đường tiêu hóa, nội soi tán sỏi thận, niệu quản, phẫu thuật thay khớp háng, lọc máu liên tục điều trị sốc nhiễm khuẩn…, giúp cứu sống nhiều ca bệnh nặng, phức tạp, dành được nhiều sự tin tưởng của người dân trong và ngoài khu vực. Song song với công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, để thể hiện lòng biết ơn và đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây", Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện cũng luôn quan tâm đến công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, và gia đình liệt sỹ trong địa bàn. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sỹ đều là những người đã có công với tổ quốc và nhân dân. Do đó, chúng ta có trách nhiệm biết ơn, yêu thương, và giúp đỡ họ. Vì thế, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông và Bộ Tư lệnh thủ đô phối hợp triển khai trong những ngày tháng bảy lịch sử này. Hi vọng thông qua chương trình có thể giúp các cô, chú anh chị giải quyết một số vấn đề về sức khỏe và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Theo đó, tại buổi khám, các đối tượng chính sách, thương binh, bệnh binh, người có công thuộc Trung tâm chăm sóc & nuôi dưỡng người có công số 4 Hà Nội mang trong mình nhiều vết thương do bom đạn quên mình để bảo vệ độc lập dân tộc nước nhà được các y, bác sĩ của Bệnh viện khám tổng thể sức khỏe như: Tai mũi họng, mắt, răng hàm mặt, khám nội, kiểm tra huyết áp, siêu âm, điện tim… Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện rất nhiều các bệnh về huyết áp, tim mạch, răng, họng và da liễu. Đồng thời, các bác sĩ hướng dẫn những kiến thức, phòng tránh bệnh tật theo thể trạng từng người, các chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp đối với người từng mặt bệnh. Cùng với đó, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã khám, tư vấn và cấp thuốc cho 175 người có công và trao tặng 5 suất quà cho các đồng chí thương binh nặng, trong đó có mỗi suất quà trị 2.000.000 đồng và thuốc bổ. Dưới đây là một số hình ảnh khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc và tặng quà cho người có công tại Trung tâm chăm sóc & nuôi dưỡng người có công số 4 Hà Nội.  
Các bệnh lý khớp vai thường gặp ở người trung niên và cao tuổi
Thứ Hai 22/07/2024 10:19:27
Tuổi thọ càng cao sẽ càng gặp nhiều các bệnh lý của hệ thống cơ xương khớp do thoái hóa. Trước đây, chúng ta hay quan tâm đến các bệnh lý của khớp háng và khớp gối, tuy nhiên hiện nay các bệnh lý khớp vai đang ngày càng tăng do tuổi thọ và nhu cầu hoạt động cao. Bệnh lý khớp vai thường khó chẩn đoán vì khớp vai có cấu trúc giải phẫu phức tạp bao gồm nhiều khớp (khớp ổ chảo – chỏm cánh tay, khớp cùng vai – đòn) và hệ thống các gân chóp xoay, dây chằng phức tạp để giữ khớp vai có biên độ vận động lớn. Đôi khi, bệnh lý khớp vai còn cần phân biệt với bệnh lý cột sống cổ. Do đặc điểm giải phẫu, bệnh lý khớp vai ngoài tổn thương xương còn gặp rất nhiều tổn thương phần mềm như gân, dây chằng, màng hoạt dịch … Tất cả tổn thương đều dẫn tới đau khớp vai. Dưới dây là một số bệnh lý khớp vai thường gặp nhất ở người trung niên – cao tuổi Hẹp khoang dưới mỏm cùng vai Hội chứng này thường gặp người cao tuổi do thoái hóa xương mỏm cùng vai. Kết quả là phần xương mỏm cùng vai “dày lên” sẽ chèn ép vào phần mềm bên dưới mà hay gặp nhất là bao hoạt dịch và gân chóp xoay. Khi đó, người bệnh khó đưa tay lên cao. Tiếp đó là các phản ứng viêm tại chỗ nên người bệnh đau vai tăng về đêm, mất ngủ. Bệnh diễn biến kéo dài, nặng hơn có thể làm đứt gân chóp xoay. Về điều trị: với thể nhẹ thì có thể điều trị bằng thuốc uống hoặc tiêm tại chỗ, kèm theo hướng dẫn tập luyện và vật lý trị liệu. Nặng hơn hoặc khi có hình ảnh hẹp khoang mỏm cùng vai có tổn thương chóp xoay thì cần phẫu thuật nội soi “ tạo hình xương mỏm cùng vai” để làm rộng khoang này, đồng thời khâu gân chóp xoay. 2. Rách chóp xoay Chóp xoay là một nhóm gốm bốn cơ quanh khớp vai có tác dụng để chỏm xương cánh tay “quay quanh” ổ chảo. Chấn thương chóp xoay gặp trong các môn thể thao sử dụng tay (quần vợt, cầu lông, bóng bàn, golf …) hoặc khi ngã đập vai xuống nền cứng. Đôi khi là do hiện tượng “vận động khớp vai quá nhiều – overuse” dẫn tới các vi chấn thương ở các sợi gân, tổn thương tích lũy theo thời gian dẫn tới đứt chóp xoay. Triệu chứng: ban đầu người bệnh thường đau âm ỉ ở khớp vai, thường xuyên làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm, đặc biệt nặng hơn khi nằm nghiêng về bên vai tổn thương. Ở giai đoạn tiến triển, người bệnh khó đưa tay ra sau lưng kèm theo yếu cánh tay, không thể đưa cánh tay lên cao. Điều trị: Kết hợp điều trị nội khoa và vật lý trị liệu trong giai đoạn ban đầu khi các triệu chứng nhẹ, khi điều trị nội khoa không cải thiện cần phẫu thuật nội soi khâu chóp xoay. 3. Đông cứng khớp vai Đông cứng khớp vai là tình trạng vai đau nhiều, mất vận động nhiều động tác đặc biệt là động tác đưa tay lên cao và xoay ngoài. Bệnh thường gặp ở người trong độ tuổi từ 50-60, đặc biệt là phụ nữ. Vai đông cứng xảy ra khi bao khớp, dây chằng, gân, màng hoạt dịch khớp vai bị viêm, quá trình viêm làm các tổ chức này dày lên và “siết chặt quanh khớp vai”, dẫn đến cử động của khớp vai bị hạn chế. Hoặc ở những trường hợp phải bất động kéo dài trong gãy xương, trật khớp vùng vai có nguy cơ bị đông cứng khớp vai cao hơn. Điều trị đông cứng khớp vai rất đa dạng phụ thuộc vào mức độ triệu chứng lâm sàng và giai đoạn bệnh, bao gồm nội khoa (dùng thuốc giảm đau, chống viêm…), phục hồi chức năng và phẫu thuật. 4. Viêm bao hoạt dịch, viêm đầu dài gân cơ nhị đầu Nguyên nhân thường do tình trạng thoái hóa dẫn tới viêm các cấu trúc phần mềm quanh khớp vai. Triệu chứng thường gặp là đau khớp vai, đau tăng về đêm và khi đưa tay lên cao hoặc ra sau lưng. Bệnh nhân thấy khó khăn khi thay áo hoặc chải tóc. Điều trị thường uống thuốc chống viêm và giảm đau, kết hợp phục hồi chức năng. Đa phần bệnh nhân đáp ứng tốt khi được tiêm thuốc chống viêm vào “cấu trúc phần mềm” bị viêm. 5. Bệnh lý chóp xoay dẫn tới thoái hóa khớp vai Bệnh khớp chóp xoay là một dạng đặc biệt của bệnh thoái hóa khớp vai do rách chóp xoay dẫn đến mòn ổ chảo cánh tay bất thường và sau đó là sự di chuyển lên trên của chỏm xương cánh tay. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trên 70 tuổi. Chẩn đoán có thể được thực hiện chủ yếu bằng chụp X-quang và Cộng hưởng từ thấy hình ảnh thoái hóa khớp. Để có phương án điều trị phù hợp đòi hỏi phải thăm khám kỹ lâm sàng và đánh giá hình ảnh phim chụp, điều trị thường phẫu thuật thay khớp vai để cải thiện triệu chứng lâm sàng và chức năng vận động khớp vai Khi có một trong các triệu chứng sau: Khớp vai bạn đau kéo dài > 2 tuần Đau khó giạng tay Khó khăn khi thay quần áo và chải tóc Đau nhiều về đêm hoặc ngã đập vai sau 2 tuần còn đau à Bạn nên khám ngay Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp tại BVĐK Hà Đông: Bạn có thể đăng ký khám tại PK 209- Khoa Khám Bệnh  
BVĐK Hà Đông biểu dương các gia đình cánh bộ CCVC tiêu biểu, tuyên dương học sinh xuất sắc và hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Thứ Sáu 19/07/2024 08:57:39
Chiều ngày 19/07/2024 tại Hội trường lớn BVĐK Hà Đông đã diễn ra hội nghị tuyên dương, khen thưởng các gia đình cán bộ CCVC tiêu biểu và con em cán bộ đạt học sinh giỏi- đỗ đại học năm 2024. Đồng thời nhân dịp này cũng trao tặng những phần quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đây là hoạt động truyền thống, ý nghĩa, được tổ chức hàng năm, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng ủy, Ban Giám Đốc Bv đối với đời sống gia đình cán bộ CNVC người lao động cũng như các học sinh – những mầm non tương lai của đất nước, lực lượng nòng cốt để xây dựng đất nước, giàu mạnh, phát triển. Tới dự Hội nghị có BSCK II Nguyễn Văn Quang Phó Giám đốc BVĐK Hà Đông. Ông chia sẻ : Gia đình là tế bào của xã hội, tế bào có mạnh thì xã hội mới phát triển tốt được. Vì thế Đảng ủy, Ban Giám đốc BV luôn xác định chăm lo đời sống tinh thần cho CBNV là điều cốt lõi trong văn hóa bệnh viện. Thay mặt Đảng ủy, Ban Giám đốc xin gửi lời chúc mừng tới các em đạt thành tích xuất sắc và được nhận các giải thưởng cao. Báo cáo tại hội nghị tuyên dương BSCK II Nguyễn Thị Thùy Dương Chủ tịch công đoàn BV cho biết lễ tuyên dương ghi nhận 84 gia đình CCVC NLD đạt danh hiệu : “ Gia đình tiêu biểu năm 2024”, trao quà khen thưởng cho tổng 416 con em đạt thành tích cao trong học tập. Trong đó có 03 cháu đạt thành tích cao cấp tỉnh/ Thành phố, 10 cháu đạt thành tích cao cấp quận/huyện và 16 cháu đạt thành tích đỗ đại học cao đẳng, 386 cháu đạt học sinh giỏi cấp trường năm học 2023- 2024. Động viên trao quà hỗ trợ 11 gia đình CCVCNLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Trong khuôn khổ của Hội nghị diễn ra tạo đàm trao đổi chia sẻ kinh nghiệm xây dựng giữ gìn hạnh phúc gia đình của BSCK I Nguyễn Sơn Nam, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực. Cũng như lắng nghe những lời tâm sự, những mục tiêu động lực từ 02 em Vũ Nguyên Linh – 2006 – Con trai BSCKI Vũ Đình Thép – khoa TMH – BVĐK Hà Đông và Nguyễn Linh Anh - 2004 – con gái BSCKII Nguyễn Thị Thùy Dương khoa Nhi. Để có được những thành tích xuất sắc đó phản ánh sự phấn đấu nỗ lực bền bỉ và tài năng của mỗi cá nhân các em học sinh; sự chia sẻ, đồng hành của bạn bè và sự giúp đỡ, dạy dỗ tận tình của các thầy giáo, cô giáo và sự chăm sóc của các bậc cha mẹ, gia đình. Thành tích xuất sắc mà các em đạt được là niềm vui, niềm tự hào của gia đình, dòng họ, của nhà trường, của cả BVĐK Hà Đông. Đó cũng chính là những lời tâm sự của BSCK II Nguyễn Thùy Dương chia sẻ chặng đường đồng hành cùng con trong những năm học , cũng như lựa chọn đưa ra được quyết định đúng đắn trên con đường học tập. Hội nghị tuyên dương kết thúc trong niềm hân hoan phấn khởi của CBNVNLD của bệnh viện. Là cơ sở phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của bệnh viện nói riêng và góp phần củng cố nền tảng xã hội nói chung.  
Hai cuộc phẫu thuật cứu sống thanh niên chảy máu nguy kịch, không có người thân đi cùng
Thứ Tư 17/07/2024 08:24:17
Khoa Cấp cứu Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa tiếp nhận bệnh nhân nam V.V.Đ, 21 tuổi (trú tại Thụy An, huyện Ba Vì, Hà Nội) vào viện vì đa chấn thương do tai nạn giao thông. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng không có người thân đi cùng, không có giấy tờ tùy thân, chảy máu ổ bụng nhiều, nguy cơ tử vong cao. Đứng trước tình hình phải cấp cứu bệnh nhân không có người thân, các bác sĩ vẫn quyết định mổ cấp cứu để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân tại khoa Gây mê hồi sức Là người trực tiếp thực hiện mổ cấp cứu cho bệnh nhân, BSCK II Nguyễn Quốc Đông - Trưởng khoa Ngoại Thận tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, sau 3 ngày, phía bệnh viện đã liên hệ được với người thân của bệnh nhân. Trước đó bệnh nhân vào khoa Cấp cứu Ngoại của bệnh viện trong tình trạng hôn mê (glassgow: 5 điểm), niêm mạc nhợt, mạch quay không bắt được, huyết áp 60/40 mmHg. Xác định đây là tình trạng cực kỳ nguy kịch, có tổn thương đa chấn thương, ngay lập tức hệ thống báo động đỏ được kích hoạt. Các bác sĩ tiến hành cấp cứu hồi sức, chống sốc, đặt nội khí quản, thở máy, bù dịch, truyền máu cấp cứu, làm các xét nghiệm cận lâm sàng và chuyển lên phòng mổ cấp cứu trong vòng 20 phút. Theo BSCK II Nguyễn Quốc Đông, quá trình phẫu thuật vào trong ổ bụng thấy 2000 ml máu đông và không đông, lách vỡ nhiều mảnh, gan hạ phân thùy 6,7 có đường rách 1x8 cm, sâu vào nhu mô 1 cm, rách thanh mạc đại tràng, tụ máu quanh thận. Bệnh nhân được phẫu thuật cắt lách, khâu cầm máu nhu mô gan, khâu thanh mạc đại tràng, truyền tổng cộng 2800 ml máu trong mổ. Sau phẫu thuật bệnh nhân chuyển về phòng hồi sức - khoa Gây mê điều trị tiếp. Tuy nhiên sau đó bệnh nhân xuất hiện sốt cao liên tục, nhiều đờm máu qua ống nội khí quản. Bệnh nhân tiếp tục hồi sức thở máy, vận mạch, kháng sinh, giảm đau, truyền thêm các chế phẩm máu. Kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ thấy hình ảnh nhiều ổ máu tụ ngoài màng cứng, dưới màng cứng vùng trán – thái dương phải, chảy máu dưới nhện trong các rãnh cuộn não, chảy máu nhu mô vùng thái dương – đỉnh phải, vỡ xương đỉnh, xương hàm và xương gò má phải. Kết quả chụp cắt lớp vi tính ngực thấy dập phổi phải, hình ảnh X-quang gãy thân xương đùi phải, gãy 2 xương cẳng tay trái. 3 ngày sau phẫu thuật, các tổn thương ổ bụng ổn định, bác sĩ chỉ định phẫu thuật kết hợp xương đùi và 2 xương cẳng tay cho người bệnh. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn còn tổn thương não và phổi, do đó phải tiếp tục điều trị thở máy tại phòng hồi sức ngoại của khoa Gây mê hồi sức. Qua nhiều ngày điều trị với những chỉ số sinh tồn đầy căng thẳng, các bác sĩ ngày đêm giành giật lại sự sống cho người bệnh. Đến nay, tình trạng bệnh nhân cải thiện, đỡ sốt, cắt thuốc vận mạch, ý thức bệnh nhân dần cải thiện. Sau 7 ngày thở máy, bệnh nhân đã rút ống nội khí quản. Hiện tại, ngày thứ 10 sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo, ăn uống được, các xét nghiệm trong giới hạn bình thường. Bệnh nhân chuyển về khoa Chấn thương chỉnh hình theo dõi và điều trị.
Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2024
Thứ Ba 16/07/2024 10:51:10
Chiều ngày 10/07/2024, tại Hội trường lớn Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã diễn ra Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự Hội nghị có TS.BS Nguyễn Thành Vinh - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Bệnh viện, BSCKII Nguyễn Văn Quang - Phó Giám đốc cùng đại diện trưởng, phó khoa/ phòng, tổ trưởng công đoàn và điều dưỡng trưởng trong toàn bệnh viện. Tại Hội nghị, cán bộ viên chức được nghe BSCKII. Nguyễn Văn Quang – Phó giám đốc bệnh viện trình bày tóm tắt Báo cáo đánh giá công bệnh viện 6 tháng đầu năm 2024 và phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2024.Báo cáo đã nêu rõ những kết quả đã đạt được trong lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Bệnh viện về các mặt hoạt động trong công tác chuyên môn, công tác đào tạo – thông tin tuyên truyền, công tác tổ chức hành chính, công tác tài chính... Bên cạnh đó, báo cáo cũng đã chỉ rõ những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, đồng thời đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm. Cũng tại buổi báo cáo, cán bộ viên chức cùng nghe 03 bài tham luận đến từ các khoa/ phòng đó là: Tham luận Tác động của trích chuyển dữ liệu theo QĐ 130, 4750 tới công tác khám chữa bệnh BHYT– BS Nội trú – Vũ Xuân Diệu – Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp; Kinh nghiệm triền khai phẫu thuật theo yêu cầu tại khoa chấn thương chỉnh hình – TS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa – Khoa chấn thương chỉnh hình; Kế hoạch triển khai khám chữa bệnh theo yêu cầu ngoại trú – BSCKII Phí Thị Hải Anh – Trưởng khoa khám bệnh. Các tham luận đều nêu rõ thực trạng, thuận lợi, khó khăn và đưa ra giải pháp thực hiện trong 6 tháng cuối năm đạt hiệu quả cao nhất. Các tham luận nhận được nhất trí cao của cán bộ viên chức tại Hội nghị Phát biểu tổng kết Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2024. TS.BS. Nguyễn Thành Vinh – Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Bệnh viện biểu dương những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2024 của tập thể cán bộ viên chức bệnh viện. Đồng chí cũng chia sẻ những khó khăn của Bệnh viện đang gặp phải, đồng thời nghiên cứu những kiến nghị, đề xuất để tham mưu giải quyết, trong đó cần tập trung vào những vướng mắc về thanh quyết toán BHYT, những hoạt động triển khai trong thời gian tới tại tòa nhà 9 tầng và tập trung phát triển các kỹ thuật mũi nhọn cũng như hướng đến sự hài lòng của người bệnh trong công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân … Đồng chí đề nghị cán bộ viên chức Bệnh viện tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động, đổi mới, sáng tạo để hoàn thành các mục tiêu của năm 2024 mà Bệnh viện đã đặt ra./. Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi Báo cáo hoạt động bệnh viện 6 tháng đầu năm 2024.  
Các cơn đau nghi ngờ liên quan đến bệnh lý thận - tiết niệu
Thứ Tư 17/07/2024 08:26:40
Hiện nay, các bệnh liên quan đến thận ngày càng xuất hiện nhiều, gây lo lắng cho người bệnh. Người bình thường có 2 quả thận, hình hạt đậu, nằm dọc hai bên cột sống, trong hố thận, sau phúc mạc, vào quãng từ đốt sống ngực 12 (D12) đến đốt thắt lưng 3 (L3).   Thận được ví như nhà máy lọc và xử lý chất độc cho cơ thể. Nhiệm vụ chính của thận là sản xuất và bài tiết nước tiểu, giúp loại bỏ các chất độc tồn đọng trong máu và giúp các chất trong hệ tuần hoàn ổn định về nồng độ. Chưa kể, thận còn tham gia vào một số hoạt động nội tiết, ảnh hưởng đến quá trình tạo máu, xương và ổn định huyết áp.   Bệnh thận là thuật ngữ chung dùng để chỉ những trường hợp thận bị tổn thương, hư hỏng và không thể lọc máu theo cách bình thường. Sau đây là một số dấu hiệu bất thường của cơ thể nghi ngờ có bệnh lý thận mà các bạn cần lưu ý. Đau trong bệnh lý thận – tiết niệu thường là do:   – Tăng áp lực trong đường dẫn niệu trên do tắc nghẽn (sỏi tiết niệu) hoặc do nước tiểu phụt ngược bàng quang – niệu quản.   – Viêm tấy quanh thận, áp xe thận, thận ứ mủ.   – Tổn thương ở bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt.   Cơn đau quặn thận: Là biểu hiện của sự tăng áp lực cấp tính đường dẫn niệu ở trên chỗ tắc nghẽn. Nguyên nhân đa số là do sỏi niệu quản, tuy nhiên có thể gặp tắc nghẽn do cục máu đông.   Đau hố sườn lưng: Thường là biểu hiện của thận ứ nước, ứ mủ, sỏi đài bể thận, viêm thận bể thận, viêm tấy quanh thận.   Đau vùng sườn thắt lưng kèm theo sốt cao, rét run, bạch cầu trong máu tăng, có bạch cầu niệu, protein niệu thường là biểu hiện của viêm thận bể thận cấp hoặc viêm tấy quanh thận.   Đau bàng quang: Là triệu chứng thường gặp và thường có kèm theo đái dắt, đái buốt, biểu hiện của viêm bàng quang hoặc kích thích bàng quang do sỏi, dị vật.   Đau tuyến tiền liệt: Đau nhiều vùng quanh hậu môn, lan ra niệu đạo và hai mặt trong đùi. Đau thường kèm có đái ngập ngừng, đái nhỏ giọt, đái khó, tia bé. Thăm trực tràng, ấn vào tuyến tiền liệt cảm giác đau tăng, có khi đau chói. Nguyên nhân do u hoặc viêm, áp xe tuyến tiền liệt.   Đau tinh hoàn, mào tinh hoàn: Tình trạng viêm hoặc xoắn tinh hoàn gây đau cấp tính, lan lên hai bên hố chậu, vùng hạ vị. Khám thấy tinh hoàn và mào tinh hoàn sưng đau, bìu bị phù nề. Có thể kèm theo đái buốt, đái dắt nếu có kết hợp với viêm bàng quang.   CÁC DẤU HIỆU TOÀN THẬN KHÁC DẪN ĐẾN NGHI NGỜ BỆNH LÝ THẬN:   Mệt mỏi, suy nhược cơ thể   Chức năng thận suy giảm nghiêm trọng dẫn đến sự tích tụ độc tố cũng như tạp chất trong máu. Điều này khiến lượng oxy và dưỡng chất trong hồng cầu giảm theo, người bị bệnh thận thường kèm theo thiếu máu, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi.   Khó ngủ   Khi hoạt động lọc – thải của thận không như bình thường, các độc tố sẽ tích tụ trong máu thay vì được loại bỏ khỏi cơ thể thông qua đường tiểu, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh thấy khó ngủ.   Da khô và ngứa   Khi thận mất khả năng duy trì cân bằng mật độ khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu, một loạt các bệnh lý liên quan đến xương và chất khoáng có thể phát sinh, gây ngứa hoặc khô da.   Chán ăn, buồn nôn   Khi thận suy, các độc tố tang cao, người bệnh thấy chán ăn, buồn nôn, hơi thở có mùi hôi, khó chịu.   CÁC DẤU HIỆU GỢI Ý THIẾU MÁU LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH THẬN MẠN GÂY SUY THẬN:   Người bệnh có da xanh xao, nhợt nhạt, đặc biệt nếu thiếu máu nặng có thể thấy hụt hơi, hoa mắt, chóng mặt, hạn chế vận động do mệt…   Tăng huyết áp   Khi có tang huyết áp cần kiểm soát tốt, theo dõi định kỳ để phát hiện các biến chứng, trong đó có biến chứng lên thận…   Để có kết luận chính xác, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tiến hành làm các xét nghiệm kiểm tra, từ đó các bác sĩ, chuyên gia y tế sẽ đánh giá chức năng của thận, có những chẩn đoán bệnh và điều trị phù hợp.   Khoa Ngoại thận tiết niệu- BVĐK Hà Đông   BVĐK Hà Đông là địa chỉ thăm khám, phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về Thận uy tín. Để tìm hiểu thêm về thông tin bệnh lý và nhu cầu chăm sóc sức khỏe vui lòng liên hệ: Website: https://benhvienhadong.vn Facebook/Fanpage:https://www.facebook.com/benhviendkhadong/ Gmail: benhviendkhadong@gmail.com Tư vấn và hướng dẫn Khám sức khoẻ: 0915 580 644 Tư vấn đặt lịch Tiêm chủng: 02432939092- 0912196092 Tư vấn Phụ sản: 0977 833 115 Đặt lịch khám dịch vụ Tự Nguyện: 0969 668 115 Địa chỉ: Số 2, Bế Văn Đàn - P.Quang Trung - Q.Hà Đông - TP.Hà Nội.  

Xem Thêm

Nguyên tắc điều trị và lưu ý khi dùng thuốc điều trị Covid-19 tại nhà
Thứ Hai 20/12/2021 11:17:27
Cùng với chiến dịch bao phủ vaccine và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, mô hình điều trị bệnh nhân COVID-19 nhẹ hoặc không triệu chứng tại nhà đang cho thấy là hướng đi phù hợp và đem lại hiệu quả khi các nước chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh. *Nguyên tắc điều trị COVID-19  Không giống như bệnh lý do vi khuẩn gây ra đã có các kháng sinh để điều trị nguyên nhân, hầu hết bệnh lý do virus chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu. Do đó, nguyên tắc chung trong điều trị COVID-19 tương tự như trị bệnh do virus khác, chính là tập trung vào điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng của bệnh nhân và phát hiện, xử trí kịp thời các trường hợp biến chứng của bệnh nhằm giảm tỉ lệ tử vong chung. Để đảm bảo thực thi các nguyên tắc này, việc phân tầng đúng nguy cơ cho người bệnh và giám sát chặt chẽ họ trong khoảng thời gian bệnh dễ diễn biến tăng nặng (từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10) đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chỉ những người bệnh được đánh giá là có khả năng (hoặc có người hỗ trợ) chăm sóc bản thân, có thể tự dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, biết cách liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, không có bệnh nền, không thuộc đối tượng sinh lý đặc biệt (trẻ sơ sinh, người cao tuổi, phụ nữ mang thai) mới được cách ly, điều trị COVID-19 tại nhà.           - Trong quá trình điều trị, Người bệnh cần đăng kí trên app và cập nhật thường xuyên sức khỏe của mình và tuân thủ các hướng dẫn của nhân viên y tế. *Lưu ý khi dùng thuốc điều trị COVID-19 tại nhà Thuốc điều trị COVID-19 tại nhà bao gồm các thuốc điều trị triệu chứng, thuốc giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch, thuốc phòng và điều trị biến chứng. Trong đó, một số thuốc điều trị COVID-19 cần được dùng đúng thời điểm, dưới sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế, tránh lạm dụng gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và điều trị về sau. +Thuốc không cần kê đơn - Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc chứa dược chất paracetamol 500 mg thường dùng khi bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt trên 38,5oC, đau đầu hoặc đau nhức mình mẩy. Liều dùng cho người lớn là 01 viên 500mg/ lần, trẻ em mỗi lần 10- 15mg/ kg cân nặng, nên mua thuốc liều lượng thích hợp dành cho trẻ nhỏ. Uống lặp lại mỗi 04 đến 06 giờ nếu còn triệu chứng.  Không nên lấy thuốc viên nén paracetamol dành cho người lớn và bẻ nhỏ 1/2, 1/3, 1/4… viên để dùng cho trẻ.Làm như thế sẽ không đúng liều và dùng thuốc viên thì rất khó cho trẻ uống.Hãy dùng thuốc paracetamol dạng lỏng, hoặc hoặc đọc kỹ bản hướng dẫn sử dụng thuốc để tính và dùng thật đúng liều cho trẻ. Chỉ dùng thuốc paracetamol trong một thời gian thường 3-4 ngày, nếu sốt tái diễn hoặc tăng thêm, cần đi khám bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và cho hướng điều trị thích hợp. - Thuốc bù điện giải: Oresol sử dụng để bù nước, chất điện giải khi bệnh nhân sốt cao, tiêu chảy và nên được chỉ định sớm cho bệnh nhân điều trị COVID-19 nhằm chống cô đặc máu. Pha đúng tỉ lệ theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc, người lớn uống theo nhu cầu, trẻ em dưới 5 tuổi uống từng thìa nhỏ dưới sự giám sát của người lớn. - Thuốc nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch: Các loại vitamin tổng hợp hoặc vitamin nhóm B, vitamin C, vi chất dinh dưỡng. Uống theo liều ghi trên nhãn hoặc hướng dẫn sử dụng. +Thuốc cần kê đơn Những thuốc sau đây có thể được kê đơn cho bệnh nhân điều trị COVID-19 để điều trị triệu chứng và biến chứng kèm theo. Cần liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được kê đơn và hướng dẫn cách dùng, liều dùng phù hợp. - Thuốc chống viêm ức chế miễn dịch corticoid: Gồm Dexamethasone, methylprednisolone, prednisolone… Đây là nhóm thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch mạnh do đó không dùng điều trị COVID-19 thể nhẹ ở giai đoạn sớm. Vì khi cơ thể nhiễm virus thì hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế vây bắt và tiêu diệt virus.Nếu dùng corticoid sớm sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tự đào thải virus của hệ miễn dịch, dẫn tới thời gian điều trị kéo dài hoặc tăng tỉ lệ gặp biến chứng nặng.Chỉ tới khi phản ứng miễn dịch của cơ thể quá mức gây bão cytokine gây tổn thương phổi cũng như các cơ quan khác và ảnh hưởng đến chức năng sống của bệnh nhân, corticoid mới được chỉ định. - Thuốc chống đông máu: Rivaroxaban, Apixaban được sử dụng điều trị COVID-19 khi bệnh nhân có nguy cơ tăng đông máu gây tắc mạch. - Thuốc kháng virus: Hiện đang trong quá trình thử nghiệm, chỉ dùng cho một số đối tượng dưới sự giám sát chặt của cán bộ y tế, chưa có thuốc nào chứng minh được hiệu quả rõ rệt trên bệnh nhân COVID-19. - Kháng sinh: Kháng sinh không có tác dụng với virus nên chỉ được chỉ định trong những trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm, nhiễm trùng cơ hội. - Thuốc điều trị mất ngủ, ho, nghẹt mũi, thuốc trị ngứa da, ban da…: Dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để tránh ảnh hưởng tới quá trình phục hồi hoặc điều trị. Những lưu ý khi bệnh nhân điều trị COVID-19 tại nhà Duy trì "5K: Khẩu trang- Khử khuẩn- Khoảng cách- Không tập trung- Khai báo y tế" theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Chuẩn bị vật dụng hỗ trợ theo dõi: Nhiệt kế theo dõi nhiệt độ, máy đo phân áp oxy, máy đo huyết áp. Lưu sẵn các số điện thoại cần phòng khi có tình huống khẩn cấp: Số điện thoại cấp cứu, nhân viên y tế phụ trách địa bàn bệnh nhân sinh sống, nhân viên y tế trong các hội nhóm thiện nguyện. Theo dõi hàng ngày các triệu chứng: Mệt mỏi; ho, ho có đàm, ho ra máu; ớn lạnh/ gai rét; viêm kết mạc (mắt đỏ); mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy. Thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo.Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ. Không dùng thuốc điều trị triệu chứng khi không có triệu chứng. Thận trọng trong sử dụng thuốc. Không dùng cùng lúc nhiều đơn thuốc, đặc biệt chú ý các biệt dược có cùng một hoạt chất để tránh uống quá liều gây ngộ độc (như các biệt dược cùng chứa paracetamol, các loại thuốc đều là vitamin tổng hợp…). Thuốc cần kê đơn phải dùng dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Những lưu ý khi bệnh nhân điều trị COVID-19 biểu hiện tăng nặng của các triệu chứng: 8 dấu hiệu sau đây phải báo ngay với nhân viên y tế: - Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào. - Nhịp thở tăng: Người lớn nhịp thở >21 lần/phút; Trẻ từ đến dưới 5 tuổi nhịp thở: ≥40 lần/phút; Trẻ từ 5- dưới 12 tuổi: nhịp thở ≥ 30 lần/phút. - SpO2 < 96%; mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút; Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg. - Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu. - Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật. - Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân. - Không thể uống. Trẻ em bú kém/giảm, ăn kém, nôn. - Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết...
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi thời tiết chuyển lạnh
Thứ Hai 20/12/2021 11:11:08
Thời tiết thay đổi, lạnh đột ngột làm cho các mạch máu co lại, dẫn tới tăng huyết áp, gây xuất huyết não. Nhiều người trời lạnh thường ít vận động, dẫn tới tăng cân cũng là yếu tố làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ.         Đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não, xuất huyết não) xảy ra khi lượng máu cung cấp cho một phần của não bộ đột nhiên bị chặn lại hoặc khi có một mạch máu trong não bộ bị vỡ khiến máu tràn vào những khoảng không xung quanh các tế bào não. Đột quỵ là căn bệnh thường xảy ra ở người già. Tuy nhiên những năm gần đây, số người trẻ bị đột quỵ có xu hướng tăng do lối sống không lành mạnh như nghiện thuốc lá, rượu bia, chế độ ăn uống thiếu khoa học, cuộc sống hiện đại với nhiều căng thẳng, kèm theo lối sống ít vận động khiến người trẻ tuổi dễ mắc các bệnh về chuyển hóa như béo phì, tiểu đường, cholesterol trong máu tăng cao… Triệu chứng của đột quỵ           Những triệu chứng của đột quỵ rất dễ phát hiện, bao gồm: đột nhiên bị tê liệt hoặc đuối sức, đặc biệt là ở một nửa cơ thể; đột nhiên khó phát âm hoặc đầu óc lẫn lộn không hiểu được người khác nói; đột nhiên một mắt nhìn không rõ; đột nhiên đi loạng choạng, chóng mặt hoặc mất thăng bằng hoặc không phối hợp được hoạt động; hoặc đột nhiên đau đầu trầm trọng mà không rõ nguyên nhân. Vì sao mùa đông dễ bị đột quỵ?           Mùa đông, thời tiết lạnh khiến tình trạng bệnh cao huyết áp chuyển biến xấu hơn, nhiều khả năng dẫn tới suy tim hoặc đột quỵ. Vào mùa lạnh, cơ thể tăng tiết các catecholamine trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên. Mạch máu ở một số vùng co lại sẽ đẩy máu ra những khu vực ít chịu ảnh hưởng hơn, gây giãn mạch thụ động ở những nơi đó (như mạch não, mạch phổi), do đó, dễ gây các biến chứng đứt mạch não hoặc phù phổi cấp. Ngoài ra, thời tiết lạnh cũng làm tăng số lượng tiểu cầu, hồng cầu và độ nhớt của máu, làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi. Đặc biệt, ở người già, khả năng miễn dịch và tính chịu đựng cơ thể kém, mạch máu giảm tính đàn hồi, trở nên cứng hơn, máu tăng độ quánh do tăng cholesterol, giảm enzyme tiêu hủy sợi huyết, lòng mạch bị thu hẹp, máu hay bị kết vón, lưu lượng máu qua não giảm đến 1/5 so với thông thường, dự trữ chức năng không còn nhiều nên rất khó thích nghi với những thay đổi bất thường của thời tiết. Đặc biệt, với những người có tiền sử huyết áp cao, thành mạch máu thoái hóa dày lên, sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn não. Khi gặp thay đổi đột ngột từ bên ngoài, những động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn, não sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy, dẫn đến đột quỵ và tử vong. Sự thay đổi lớn về nhiệt độ, từ ấm sang lạnh, làm tăng huyết áp, khiến mạch máu bị thắt lại. Mạch máu khi bị biến dạng sẽ dễ dẫn tới tình trạng phình động mạch chủ, gây đột quỵ. Thêm vào đó, vào mùa đông, số người uống rượu càng nhiều do lầm tưởng uống rượu sẽ giúp cơ thể ấm áp. Chất cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm, dẫn tới tăng huyết áp, nhịp tim, tăng lưu lượng máu và làm giảm độ kết dính của máu. Khi đó, chỉ cần xuất huyết nhẹ là đủ dẫn tới tai biến. Phòng bệnh đột quỵ khi mùa đông đến như thế nào? Để dự phòng bệnh đột quỵ trong mùa đông cần đặc biệt lưu ý có chế độ sinh hoạt hợp lý. Hơn nữa, việc hạn chế mỡ động vật, tránh rượu, thuốc lá; giữ đủ ấm, tránh những đợt gió lạnh bất thường ùa vào khi cửa mở, sống thư thái, tránh căng thẳng, ngăn ngừa stress… sẽ giúp cơ thể chúng ta, nhất là người cao tuổi thích ứng tốt hơn với môi trường sống, tránh được tai biến mạch máu não. Ngoài ra, chúng ta cần: – Hỗ trợ điều trị tốt bệnh huyết áp cao (nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não). – Phòng và hỗ trợ  điều trị tiểu đường (yếu tố nguy cơ gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não). – Khắc phục tình trạng tăng cholesterol máu cùng với triglyceride máu. – Phòng và trị bệnh đa hồng cầu (có thể gây cơn thiếu máu não hay nhũn não). – Nên ăn nhiều rau củ quả; hạn chế muối; đời sống tình cảm tâm lý ổn định, tránh những xúc động hay chấn thương quá mức. – Thay đổi nếp sống tĩnh tại, ít vận động; tăng cường tập thể dục, vận động vừa sức sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe. – Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên, đặc biệt là kiểm soát tốt huyết áp và đường huyết. Hiện nay, mỗi năm khoa Cấp cứu bệnh viện đa khoa Hà Đông cấp cứu khoảng 1.000 bệnh nhân đột quị não cấp, con số ngày càng tăng và trẻ hóa. BSCKII Nguyễn Thành Trung – Trưởng khoa Cấp cứu khuyến cáo người dân: khi phát hiện bản thân hoặc người nhà có các triệu chứng của đột quỵ như yếu liệt nửa người, méo miệng đột ngột hoặc nói đớ, nói không rõ chữ…, ngay lập tức, hãy liên hệ đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn cách xử trí kịp thời và điều trị hiệu quả nhất. “Thời gian vàng” để điều trị tái tưới máu cho những bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp là trong vòng 6 giờ ngay sau khi khởi phát đột quỵ (bao gồm dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học).
Đái tháo đường - Bệnh lý nguy hiểm cần quan tâm
Thứ Tư 15/12/2021 10:41:02
Trong những năm gần đây, số bệnh nhân đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng nhanh với nhiều biến chứng nặng nề như biến chứng tim mạch, thận, mắt, thần kinh… trở thành nỗi lo ngại hàng đầu của toàn xã hội. Việc trang bị những hiểu biết về triệu chứng bệnh đái tháo đường sẽ giúp phát hiện sớm, điều trị hiệu quả bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Bệnh đái tháo đường là gì? Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng đường máu do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng đường máu mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa về đường, đạm, mỡ, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. Dự đoán vào năm 2045, cứ 10 người lớn sẽ có 1 người mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, gần một nửa số người đang sống với bệnh (độ tuổi 20-79) không được chẩn đoán (46,5%), tỷ lệ này ở khu vực Tây Thái Bình Dương là 52.1%. Ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến đái tháo đường trong năm 2019. Bệnh gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi.Tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, hiện đã và đang điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường và các biến chứng liên quan đến căn bệnh đái tháo đường. Các loại đái tháo đường thường gặp Bệnh đái tháo đường gồm 2 thể chính là: đái tháo đường típ 1, đái tháo đường típ 2. Ngoài ra còn có đái tháo đường thai kỳ, tiền đái tháo đường, đái tháo đường thứ phát và thể bệnh chuyên biệt của đái tháo đường. Đái tháo đường Típ 1 Tế bào β của tuyến tụy bị phá hủy do nguyên nhân tự miễn hoặc không rõ nguyên nhân, gây nên thiếu insulin tuyệt đối. Tỷ lệ mắc bệnh típ 1 chiếm từ 5 – 10% tổng số người mắc bệnh. Bệnh thường xảy ra ở người dưới 20 tuổi, bệnh tiến triển nhanh nếu không kịp thời chữa trị.  Đái tháo đường Típ 2 Do tế bào của cơ thể kháng với insulin, dẫn đến thiếu insulin tương đối (tức là insulin vẫn tiết ra với số lượng bình thường nhưng thiếu so với đòi hỏi của cơ thể). Bệnh này chiếm tỷ lệ cao khoảng 90 – 95% người bệnh, phổ biến gặp ở người trên 40 tuổi. Tuy nhiên hiện nay số ca mắc có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện nhiều người mắc ở tuổi 30 và thanh niên.  Đái tháo đường thai kỳ Đái tháo đường khi mang thai là tình trạng rối loạn đường huyết. Đa phần đái tháo đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai ở tuần 24-28. Triệu chứng của đái tháo đường Các triệu chứng đái tháo đường sau đây là điển hình. Tuy nhiên, một số người đái tháo đường típ 2 có các triệu chứng nhẹ nên người bệnh không nhận biết được. – Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi – Đi tiểu thường xuyên – Cảm thấy rất khát – Cảm thấy rất đói – ngay cả khi đang ăn – Nhìn mờ – Chậm lành các vết thương hoặc vết loét: – Giảm cân – ngay cả khi đang ăn nhiều hơn (đái tháo đường típ 1) – Ngứa ran, đau, hoặc tê ở tay hoặc chân (đái tháo đường típ 2) Biến chứng của đái tháo đường Bệnh tim mạch: ảnh hưởng đến tim và mạch máu và có thể gây ra các biến chứng gây tử vong như bệnh động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Bệnh thận (bệnh thận đái tháo đường): gây ra do tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người đái tháo đường hơn những người không mắc đái tháo đường. Bệnh thần kinh (bệnh thần kinh do đái tháo đường): đái tháo đường có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương, và nhiều chức năng khác. Trong các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương thần kinh ở những vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa ran và mất cảm giác. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt quan trọng vì nó có thể cho phép chấn thương không được chú ý, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể phải cắt cụt chi. Bệnh về mắt (bệnh võng mạc do đái tháo đường): hầu hết những người mắc đái tháo đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt (bệnh võng mạc) làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Các biến chứng trong thời kỳ mang thai: Phụ nữ mắc đái tháo đường trong suốt thời kỳ mang thai nguy cơ có một số biến chứng nếu họ không theo dõi cẩn thận và kiểm soát tình trạng bệnh. Đường máu cao trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến thai nhi bị quá cân. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về sinh nở, chấn thương cho trẻ và mẹ, và đột ngột giảm glucose máu ở trẻ sau sinh. Trẻ bị phơi nhiễm trong thời gian dài với đường máu cao trong tử cung có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn trong tương lai. Chẩn đoán đái tháo đường Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường( Bộ Y Tế Việt Nam - năm2020) dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây: Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc: Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. BN có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên ngưỡng chẩn đoán trong cùng 1 mẫu máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c; riêng tiêu  d chí chỉ cần xét nghiệm duy nhất 1 lần. Điều trị bệnh đái tháo đường Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường. Trong đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày cùng với thiết lập chế độ thể dục thể thao hợp lý kết hợp theo dõi tình trạng bệnh lý thường xuyên là những việc làm quan trọng nhất  dù ở thể bệnh nào. Đái tháo đường típ 1: bệnh nhân được chỉ định dùng insulin trong suốt quãng đời còn lại vì cơ thể đã không còn khả năng tự sản xuất insulin. Đái tháo đường típ 2:có thể dùng 1 hay nhiều loại thuốc uống phối hợp nhau  hoặc phối hợp thuốc uống với thuốc tiêm(insulin, GLP1), hoặc chỉ dung thuốc tiêm tùy theo điều kiện và tình trạng của mỗi người bệnh cụ thể mà bác sỹ kê đơn. Để hạn chế tiến triển nặng của bệnh, người bệnh đái tháo đường cần có chế độ ăn và sinh hoạt phù hợp với điều kiện của mình, điều trị liên tục, không tự ý bỏ thuốcvà tự ý điều chỉnh thuốc(chỉ tạm dừng hoặc bỏ thuốc khi đã được khám và tư vấn của bác sỹ chuyên khoa nội tiết trong 1 số trường hợp). Cần lưu ý rằng, bệnh đái tháo đường có thể thay đổi và tiến triển khác nhau ở từng giai đoạn, do đó người bệnh cần được thăm khám, đánh giá chính xác tình trạng hiện tại để có kế hoạch điều trị thích hợp và hiệu quả. Tóm lại, người bệnh cần phải khám định kỳ và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ. Phòng bệnh đái tháo đường Hiện nay, chưa thể phòng ngừa được đái tháo đường típ 1. Nhiều yếu tố liên quan đến môi trường, độc chất hay virus được cho rằng có khả năng kích hoạt quá trình tự miễn mà thông qua đó cơ thể bạn tự sản xuất ra kháng thể chống lại tuyến tụy. Tế bào beta ở tuyến tụy là nơi sản xuất ra insulin, hormone đóng vai trò chính yếu trong việc kiểm soát đường huyết của bạn. Do đó, khi tuyến tụy bị phá hủy, đặc biệt là tế bào beta tụy không còn nguyên vẹn, bệnh đái tháo đường sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, những yếu tố kích hoạt nói trên vẫn đang trong quá trình khảo sát và chưa có biện pháp ngăn ngừa đái tháo đường típ 1 nào được chứng minh hiệu quả. Vì vậy, các chương trình dự phòng mà bác sĩ đề cập với bạn đều nhằm mục đích hạn chế hoặc làm chậm diễn tiến xuất hiện đái tháo đường típ 2 hoặc làm chậm sự tiến triển của các biến chứng và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng do đái tháo đường. Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát được bệnh. Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của bệnh đái tháo đường: đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn nhằm duy trì hoạt động thể lực bình thường và duy trì cân nặng hợp lý, bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia.   Chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp BN tiểu đường kiểm soát bệnh Thiết kế bữa ăn đơn giản, không quá đắt tiền và phù hợp với tập quán địa phương. Cân bằng tỷ lệ đường( ngũ cốc: gạo , ngô, khoai, sắn,…), đạm và chất béo; bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo và calo như rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt; theo dõi đường huyết sau bữa ăn… Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn chế độ ăn uống thích hợp. Vận động: Việc vận động không chỉ giúp giảm chỉ số đường huyết, duy trì cân nặng ở mức ổn định mà còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch…Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường tập thể dục thể thao ít nhất 5 ngày mỗi tuần với thời gian tập 30 phút mỗi ngày, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bài tập phù hợp. Nên tập thể dục cùng với bạn bè, người thân để được giúp đỡ khi cần(trong khi tập thể dục có thể có những tai biến do hạ đường huyết, hoặc xuất hiện các biến chứng khác của đái tháo đường). Có thể vận động với loại hình mình yêu thích, phù hợp với tuổi tác và sức khỏe. Các môn thể dục thích hợp với người bệnh đái tháo đường là yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội, dưỡng sinh... Tập thói quen vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn giúp hạ đường huyết. Không nên tập thể dục khi: Đường huyết < 70 mg/dl(<3,9 mmol/l) hoặc có triệu chứng hạ đường huyết Có ceton trong nước tiểu và đường huyết > 250 mg/dl (> 13,9 mmol/l) Không có ceton niệu trong nước tiểu nhưng có đường huyết > 400 mg/dl (> 22,2 mmol/l) đối với bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Khi nghỉ mà có cơn đau thắt ngực.
Sốt xuất huyết ở trẻ em
Thứ Hai 06/12/2021 16:00:15
Bệnh sốt xuất huyết là gì? Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng vào các tháng mùa mưa, Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nếu ko được điều trị đúng cách sẽ để lại hậu quả nặng nề thậm chí có thể tử vong. Bệnh do virus Dengue gây ra. Bệnh lây truyền do muỗi vằn (Aedeses aegypti) sẽ truyền virus này từ người bệnh sang người khỏe, khiến cơ thể bị nhiễm bệnh. Hiện nay trên thế giới có 4 type virus Dengue gây bệnh cho người, đó là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.Một người khi mắc bệnh sốt xuất huyết thì có miễn dịch suốt đời đối với type virus dengue đã mắc, nhưng không có miễn dịch đối với các type virus dengue còn lại. Do đó, trên lý thuyết 1 người trong đời có thể bị sốt xuất huyết dengue 4 lần tương ứng với 4 type virus dengue khác nhau. BSCKII.Nguyễn Thị Thùy Dương – Trưởng khoa Nhi thăm khám cho bệnh nhi Dấu hiệu nhận biết. Bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn bao gồm: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi. Giai đoạn sốt: Thường trong 3-4 ngày đầu của bệnh với những biểu hiện: Bệnh nhân xuất hiện sốt cao đột ngột 39-40 độ C, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Mệt mỏi, đau đầu, đau nhức hốc mắt, đau các khớp, đau mỏi người, có thể có viêm long đường hô hấp trên. Chán ăn, cảm giác buồn nôn và nôn. Da xung huyết, có thể có biểu hiện những chấm xuất huyết dưới da. Vào thời điểm này, những triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu, không thể phân biệt với nhiễm các loại vi rút khác như cúm, sốt do covid… Giai đoạn nguy hiểm (hay gọi là giai đoạn xuất huyết): Thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh. Biểu hiện sốt có thể giảm hoặc vẫn còn sốt, xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ đến nặng, có những biểu hiện xuất huyết rất đa dạng (do giảm tiểu cầu trong máu), là giai đoạn nhiều biến chứng xảy ra. Giai đoạn hồi phục: Bệnh nhân hết sốt trên 48 giờ, đỡ mệt, toàn trạngtốt lên, thèm ăn và tiểu tiện nhiều hơn, Xét nghiệm tiểu cầu bắt đầu tăng. Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ em Xử trí trẻ bị sốt xuất huyết Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu dành cho bệnh sốt xuất huyết, phương pháp chủ yếu sử dụng là điều trị triệu chứng. Dùng thuốc hạ sốt khi sốt xuất huyết + Thuốc, hạ sốt thường được dùng để kiểm soát các triệu chứng đau nhức cơ và sốt cao (trên 38.5 độ C).  + Đồng thời, có thể kết hợp với các phương pháp hạ sốt vật lý như chườm mát ở vị trí nách, bẹn, các nếp gấp, còn lau toàn bộ cơ thể bằng nước ấm để hạ nhiệt. Lưu ý: Không được sử dụng aspirin, ibuprofen để điều trị sốt xuất huyết do thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày, đe dọa đến tính mạng. Sốt là phản ứng tốt của cơ thể chống lại virus. Nhưng nhiều bệnh nhân có biểu hiện sốt cao lại tìm mọi cách hạ sốt cấp tốc về nhiệt độ bình thường, đặc biệt là trẻ em. Do đó, tình trạng lạm dụng paracetamol, dùng quá liều thuốc liên tục sẽ dẫn tới ngộ độc gan và làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, kể cả khi dùng dạng thuốc đặt hậu môn ở trẻ em. Lời khuyên là bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, dùng thuốc hạ thuốc đúng liều theo đơn, thường uống 4-5 lần/ngày, mỗi 4-6 giờ. Ngoài ra, nhiều người cứ thấy sốt là tự ý mua thuốc kháng sinh sử dụng, nhưng đối với bệnh sốt do virus gây ra như sốt xuất huyết, dùng kháng sinh không có ý nghĩa và không giúp lành bệnh. Bù dịch đúng cách - Một nhầm lẫn mà nhiều người mắc phải đó là tư duy sốt xuất huyết Dengue gây ra mất nước. Tuy nhiên, sự thật là đa phần bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đủ hoặc thừa nước ngay từ lúc mới bắt đầu truyền dịch cấp cứu. - Tại sao phải bù dịch trong trường hợp sốc Dengue? Vì sốt xuất huyết gây thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch, nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến tình trạnh sốc. Vì vậy, phải bù dịch ngay để tránh sự nguy hiểm có thể xảy ra cho người bệnh bằng đường uống và đường tĩnh mạch. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết: - Nên: Ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng dạng lỏng như cháo, súp hoặc cơm nát, mỗi lần ăn một ít. Tăng cường uống nhiều nước, bù điện giải bằng dung dịch oresol hằng ngày. - Không nên: Ăn những loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, đầy bụng. Tránh các thức ăn, nước uống có màu đỏ sẫm: Huyết (heo, bò, gà…), củ dền, xá xị, socola… để hạn chế gây nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa. Không uống rượu bia, chất kích thích. Theo dõi khi trẻ có những dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện: Người bệnh thấy khó chịu hơn mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt; Không ăn, uống được; Nôn ói nhiều; Đau bụng nhiều; Tay chân lạnh, ẩm; Mệt lả, bứt rứt; Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo; Không tiểu trên 6 giờ; Biểu hiện hành vi thay đổi như lú lẫn, tăng kích thích, vật vã hoặc li bì. Khi có những triệu chứng trên, cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh được những hậu quả đáng tiếc.
Sốt xuất huyết bùng phát thời điểm giao mùa, người dân cần lưu ý
Thứ Hai 11/10/2021 09:59:59
Sốt xuất huyết được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm cấp tính phức tạp, khả năng lây nhiễm nhanh trong cộng đồng, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Tiết trời giao mùa kèm theo những đợt mưa ẩm là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Chính vì vậy, song song với phòng chống dịch Covid-19, người dân cũng cần trang bị kiến thức và phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sốt xuất huyết. Theo Bộ Y tế từ đầu năm đến ngày 19/9, cả nước ghi nhận 49.113 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 18 trường hợp tử vong tại 9 tỉnh, thành phố phía Nam. Riêng ở Hà Nội, từ đầu năm 2021 đến ngày 26/9 đã ghi nhận 1.031 ca mắc sốt xuất huyết, phân bố tại 27/30 quận, huyện, thị xã, chưa có ca tử vong.           Tính từ đầu mùa đến nay, Bệnh viện đa khoa Hà Đông cũng đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 100 bệnh nhân bị sốt xuất huyết, hiện tại Khoa Nội tổng hợp vẫn đang điều trị cho 11 bệnh nhân sốt xuất huyết. Trường hợp bệnh nhân nam N V Đ (60 tuổi, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốt nóng, đau mỏi người, đau đầu, nôn, họng xung huyết, xét nghiệm Dengue virus dương tính. Hay như trường hợp bệnh nhân N T N L (58 tuổi, Kiến Hưng – Hà Đông – Hà Nội) cũng nhập viện với biểu hiện tương tự, xét nghiệm Dengue virus dương tính.  Bác sĩ Dương Như Trường – Khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Hà Đông đang thăm khám cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết Bác sĩ CKII Phạm Văn Cường – Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết: “Triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục (39-40 độ C), kéo dài 2-7 ngày, kèm theo đau đầu dữ dội vùng trán, sau nhãn cầu, đau cơ và khớp, sưng hạch bạch huyết hoặc phát ban, xuất huyết dưới da kèm nôn dai dẳng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, chảy máu lợi hoặc chân răng…. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sốt xuất huyết có thể biến chứng nặng nề, nguy hiểm đến tính mạng như: tràn dịch màng phổi, viêm phổi, sốc do thoát huyết tương nặng, chảy máu nội tạng, chảy máu não, tổn thương các tạng, tổn thương gan, rối loạn đông máu…”          Bác sĩ CKII Phạm Văn Cường – Trưởng khoa Nội Tổng hợp, thăm khám cho bệnh nhân SXH đang điều trị tại Khoa Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng chưa có vắc xin phòng bệnh. Do bệnh lây từ người sang người qua đường muỗi đốt nên biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh là diệt muỗi và hạn chế môi trường sinh sống của muỗi. Theo khuyến cáo của bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hà Đông, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất như sau:           Loại bỏ vật trung gian truyền bệnh đó là muỗi Aedes. Người dân tham gia diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy quanh khu vực mình sinh sống.           Thường xuyên vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết bằng những công việc như: đậy kín các dụng cụ chứa nước, không để cho muỗi vào đẻ trứng, cọ rửa và thay nước ít nhất 1 tuần/lần với các dụng cụ chứa nước xô, chum vại, lọ hoa, bể chứa đựng nước, đặc biệt lưu ý các loại cây cảnh thủy sinh trong nhà cũng cần được thay nước và cọ rửa bình 1 tuần/lần.            Đối với các dụng cụ chứa nước lớn hay các bể chứa nên thả cá ăn bọ gậy, người dân cần thực hiện thu gom, hủy bỏ các loại phế thải có thể chưa nước như lốp xe cũ, chai lọ, vỏ đồ hộp, gáo dừa…           Mỗi người dân cần phòng chống muỗi đốt bằng các biện pháp như: dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, không treo quần áo trên tường để giảm bớt chỗ trú ngụ của muỗi.            Ngủ màn kể cả ban ngày. Làm rèm che cửa để hạn chế muỗi xâm nhập vào nhà.           Do muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết hoạt động mạnh hơn vào ban ngày, đặc biệt lúc sáng sớm và chiều tối nên người dân cần mặc quần dài, áo dài tay đặc biệt khi làm vườn, ngủ màn kể cả ban ngày.           Sử dụng các loại thuốc bôi chống muỗi trong những khung giờ sáng sớm và chiều tối, phun hóa chất diệt muỗi định kì tại nhà.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch mạn chi dưới bằng phương pháp laser nội mạch
Thứ Năm 12/08/2021 09:33:06
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý mạn tính, đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng đưa máu về tim gây ra sự ứ trệ máu ở các hệ thống tĩnh mạch vùng chân. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa các cơ quan theo tuổi tác. Trong đó, tỷ lệ nữ giới thường gặp nhiều hơn so với nam giới ( tỷ lệ 3:1 ). Bệnh thường tiến triển chậm, việc chẩn đoán bệnh không quá phức tạp nhưng điều trị lâu dài và tốn kém, nhất là khi đã xảy ra biến chứng. Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có thể liên quan đến một số yếu tố nguy cơ làm tổn thương chức năng của hệ thống van tĩnh mạch một chiều như: • Tư thế sinh hoạt, làm việc phải đứng lâu, ngồi lâu, ít vận động. • Tuổi tác. • Tình trạng thừa cân, béo phì. • Một số yếu tố nguy cơ khác: phụ nữ có thai, bệnh lý huyết khối tĩnh mạch, bệnh lý khiếm khuyết van bẩm sinh,… Các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới tiến triển từ từ qua từng giai đoạn. Ở giai đoạn đầu: • Cảm giác bó chặt ở bắp chân, nặng và mỏi chân. • Chuột rút ở bắp chân về đêm, cảm giác kiến bò ở chân. • Các mạch máu nhỏ nổi lên ở vùng cổ chân, bàn chân Ở giai đoạn tiến triển: • Chân sưng phù, ngứa, đặc biệt ở vùng mắt cá chân. • Các tĩnh mạch nổi thành búi dọc theo đùi, mắt cá hoặc đầu gối. • Thay đổi sắc tố da… Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới diễn tiến âm thầm, có thể gây ra các biến chứng như huyết khối tĩnh mạch nông và huyết khối mạch sâu gây đau, phù nề, thậm chí là gâu ra các ổ loét nhiễm khuẩn lâu liền. Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Tuỳ thuộc tình trạng bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh và đặc điểm của người bệnh sẽ lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả. Với tình trạng bệnh lý nhẹ, có thể sử dụng phương pháp điều nội khoa dùng thuốc kết hợp với đeo tất áp lực, thay đổi lối sống cũng như tập vận động hợp lý. Đối với giai đoạn nặng hơn thì cần ưu tiên phương pháp phẫu thuật, can thiệp nội mạch. ‍Điều trị suy giãn tĩnh mạch mạn chi dưới bằng phương pháp laser nội mạch BSCKII Đỗ Hữu Nghị - Trưởng khoa Tim mạch Lõa khoa Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết: “Trước đây, khi điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, bệnh nhân phải phẫu thuật rất phức tạp, mất nhiều máu, gây đau đớn, thời gian hồi phục kéo dài, để lại sẹo, tính thẩm mỹ không cao... Ngày nay, với phương pháp can thiệp nội mạch ít xâm lấn, sẽ rất nhẹ nhàng, ít gây biến chứng, thời gian hồi phục nhanh có thể xuất viện sau 1 ngày, mang tính thẩm mỹ cao không để lại sẹo và gần như không tái phát.”
Hiếm gặp: Bệnh lý xương bánh chè hai mảnh cả hai gối
Thứ Ba 20/07/2021 14:28:15
Bệnh lý xương bánh chè hai mảnh khá hiếm gặp với đa số các trường hợp được phát hiện tình cờ. Thông thường, tổn thương này không có triệu chứng, tuy nhiên một số trường hợp có thể gây đau do vận động quá mức của khớp gối hoặc đi kèm tổn thương thoái hóa gối người lớn tuổi. Thế nào là tổn thương xương bánh chè hai mảnh? Tổn thương xương bánh chè hai mảnh xuất hiện khi điểm cốt hóa phụ của xương bánh chè không liền với xương bánh chè chính, gặp ở giai đoạn phát triển xương tuổi thiếu niên. Tỷ lệ gặp tổn thương này khoảng 2% và 50% các trường hợp bệnh nhân bị cả hai bên. Đa số các trường hợp bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng mà chỉ tình cờ phát hiện qua chụp phim thường quy khớp gối. Một số trường hợp, có thể biểu hiện đau do vận động quá mức của khớp gối như chơi thể thao… hoặc cũng có thể do chấn thương. Biểu hiện tổn thương xương bánh chè hai mảnh: Triệu chứng đau do xương bánh chè hai mảnh thường xuất hiện theo 1 trong 2 cách: tiến triển từ từ hoặc là đột ngột sau chấn thương. Đau thường khu trú ở cực trên ngoài của bánh chè tương ứng với vị trí của mảnh xương phụ, đau thường tăng lên khi vận động và ảnh hưởng đến vận động thường kèm theo sưng nền quanh vị trí xương phụ. Tràn dịch gối rất hiếm gặp, nếu có thường phải loại trừ các tổn thương trong khớp kèm theo. Ở những bệnh nhân có triệu chứng kéo dài, tình trạng teo cơ đùi thường xảy ra và kèm theo là hạn chế duỗi gối chủ động. Một số tác giả cho rằng, triệu chứng đau do ảnh hưởng của lực kéo quá mức từ cơ rộng ngoài lên mảnh xương phụ, từ đó đề xuất phương pháp phẫu thuật chỉ giải phóng vị trí bám của gân cơ rộng ngoài lên mảnh xương phụ đơn thuần mà không cần lấy bỏ. Chẩn đoán và điều trị tổn thương xương bánh chè hai mảnh: Chụp X-quang thường quy khớp gối thẳng nghiêng là chưa đủ để chẩn đoán xác định cũng như phân biệt các loại của tổn thương này. Tư thế chụp có giá trị là chụp khớp bánh chè lồi cầu nhưng thường khó thực hiện do bệnh nhân đau nên khó gấp gối. Ngoài ra có thể chụp phim cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ. Chụp cộng hưởng từ có giá trị vì ngoài việc chẩn đoán xác định tổn thương còn loại trừ các tổn thương trong khớp khác khi có tràn dịch khớp gối kèm theo. Phẫu thuật nội soi là xu hướng mới xử trí tổn thương lấy bỏ xương bánh chè phụ với ưu thế can thiệp tối thiểu giúp bệnh nhân sớm phục hồi. Lời khuyên của bác sĩ: Tổn thương xương bánh chè hai mảnh khá hiếm gặp. Việc chẩn đoán khó khăn khi không nghĩ đến. Vì vậy, khi có biểu hiện sưng đau hạn chế vận động khớp gối kèm các biểu hiện nghi ngờ có dịch khớp cần đến cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được khám và đánh giá đúng mức tổn thương. Một trường hợp đặc biệt Bệnh nhân Ngô Thị Th. (59 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội) vào viện do bị đau, mất vận động khớp gối đau nhiều vào buổi sáng khi ngủ dậy khiến việc đi lại, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân đã đi khám nhiều nơi và được điều trị tại địa phương bằng thuốc  nam nhưng không đỡ, càng ngày cơn đau càng nhiều hơn đến khám khoa Chấn thương chỉnh hình, BVĐK Hà Đông khám. Tại đây, các bác sĩ thăm khám lâm sàng có biểu hiện tràn dịch khớp gối mức độ vừa, biên độ vận động gối bình thường, không có mất vững gối, không có triệu chứng lâm sàng của tổn thương sụn chêm. Chụp phim Xquang thấy có tổn thương mất liên tục của xương bánh chè phía trên ngoài, siêu âm có tràn dịch khớp gối. Chẩn đoán sơ bộ bệnh lý xương bánh chè hai mảnh hai gối vì không có yếu tố chấn thương, được chụp phim cộng hưởng từ đánh giá các dây chằng, sụn chêm và sụn khớp đều thấy bình thường. Tổn thương cực trên của hai gối nghĩ đến thương tổn xương bánh chè hai mảnh. Bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi khớp gối, đây là kỹ thuật ít xâm lấn (ít gây tổn thương thêm cho người bệnh), trong và sau mổ người bệnh ít đau đớn, giảm nguy cơ nhiễm trùng, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, nhanh chóng phục hồi và trở lại cuộc sống, sinh hoạt bình thường. Đặc biệt với kỹ thuật này vết nội nhỏ khoảng 3cm nhanh liền seo, còn kỹ thuật nội soi truyền thông vết nội soi dài 15 đến 20 cm và lâu liền sẹo). Sau 4 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân đã hết đau, đã bắt đầu tập đi. Dự kiến, sau 2 tuần bệnh nhân có thể tự đi mà không cần đến dụng cụ hỗ trợ.
Phẫu thuật nội soi cấp cứu cụ bà 89 tuổi bị thoát vị bịt nguy hiểm hiếm gặp
Thứ Hai 12/07/2021 14:53:22
Mắc bệnh lý hiếm gặp và nguy hiểm nhưng không biết, cụ bà N.T.H đã được ekip bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hà Đông tiến hành cấp cứu bằng phẫu thuật nội soi, kịp thời cứu sống trong vòng 24 giờ kể từ khi tiếp nhận. Mới đây, Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết đã tiến hành phẫu thuật nội soi thành công, giải phóng đoạn ruột bị thoát vị và cắt bỏ 1 đoạn ruột  bị hoại tử cho cụ bà  (89 tuổi , nặng 30 kg) mắc bệnh lý thoát vị bịt hiếm gặp và nguy hiểm. Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân trước khi xuất viện. Trước đó, bệnh nhân vào Bệnh viện đa khoa Vân Đình cấp cứu. Qua thăm khám các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Vân Đình đã chuyển thẳng bệnh nhân lên khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng từng cơn vùng quanh rốn, bụng chướng quai ruột nổi rõ, kèm theo nôn ói, bí trung đại tiện, môi khô, mạch nhanh, thể trạng suy nhược, bị sốc, nhiễm trùng nhiễm độc. Bệnh nhân có tự ý sử dụng thuốc tại nhà do con trai kể bệnh và mua tại hiệu thuốc. Qua thăm khám, bác sĩ chỉ định siêu âm kết quả cho thấy quai ruột giãn, có ít dịch trong ổ bụng, thực hiện chụp cắt lớp vi tính (CT) phát hiện tắc ruột cao quai ruột non chui qua và kẹt ở lỗ bịt bên phải, các quai ruột non giãn, đường kính từ 27-30mm, các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu Hóa đã tiến hành hội chẩn và chẩn đoán xác định bệnh nhân bị thoát vị bịt bên phải nghẹt, chỉ định mổ cấp cứu bằng phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng. Ca phẫu thuật thành công sau khoảng hơn 1 giờ. 7 ngày sau mổ bệnh nhân không bị sốt, tỉnh táo, huyết áp ổn định, bụng mền, trung đại tiện bình thường. Hiện tại bệnh nhân đã ổn định và có thể xuất viện.
Triển khai thành công kỹ thuật bơm Surfactant bằng phương pháp Insure điều trị chứng suy hô hấp ở trẻ sinh non
Thứ Năm 08/07/2021 16:28:02
Hiện nay, tỷ lệ sinh non còn cao do rất nhiều nguyên nhân. Khi trẻ sinh non tháng, phổi và các cơ quan khác còn non nớt nên chưa thể thực hiện được các chức năng để duy trì sự sống. Phần lớn các trẻ sinh non đều gặp vấn đề về hô hấp, do phổi chưa trưởng thành... Được tận tay chăm sóc cho con gái bé bỏng của mình tại chị C. - mẹ bé H. nặng 1200gr không giấu nổi xúc động: "Đây là con thứ 3 của chúng tôi, hai đứa đầu sinh đủ tháng khỏe mạnh đến lần này đang ở tuần thai thứ 30 tôi đột nhiên bị đau bụng dữ dội ra huyết âm đạo nên đã đến Bệnh viện đa khoa Hà Đông. Tại đây, sau khi được thăm khám và siêu âm, các bác sĩ chỉ định mổ lấy thai cấp cứu". Sau mổ bé tím toàn thân, không thở, tim rời rạc nên đã được các bác sĩ sơ sinh hồi sức tim phổi tại phòng mổ sau 15 phút con mới thở được, con được chẩn đoán: Sơ sinh non tháng thai 30 tuần suy hô hấp, con được chỉ định chụp XQuang ngực, phổi giãn nở kém, màng trong độ 3. Các bác sĩ tiến hành bơm surfactant bằng phương pháp insure 2h sau sinh sau đó con được thở máy không xâm nhập. “Hai tuần phải cách ly với con là chuỗi ngày dài đằng đẵng với vợ chồng chúng tôi. Con sinh thiếu tháng lại suy hô hấp khi sinh ra khiến con quá yếu ớt, hy vọng sống của con cũng mong manh quá. Gia đình chúng tôi chỉ biết đặt tất cả niềm tin vào các bác sĩ nơi đây. Nhìn con khi mới sinh ra đỏ hỏn, nhỏ xíu, nặng chỉ có 1200 gr, lại bị suy hô hấp rất nặng mà lòng chúng tôi đau xót vô cùng" - chị C. tâm sự. Điều trị cho trẻ sinh non tại BVĐK Hà Đông. Theo người mẹ này, thời gian bé phải cách ly để các bác sĩ chăm sóc chị rất yên tâm. Mỗi khi được nghe bác sĩ báo các chỉ số máy giảm rồi cai máy thở khi nào, ăn được bao nhiêu ml sữa, lớn thêm được bao nhiêu là chị bớt một phần lo lắng và thêm vững tin hơn vào sự kiên cường của con chờ đến ngày có thể gặp mẹ. "Nay được nhìn thấy con, được ôm con trong vòng tay để tự mình có thể chăm sóc cho con thật lòng tôi không biết diễn tả cảm giác hạnh phúc của mình như thế nào nữa. Đồng thời cũng thấu hiểu hơn những nỗi vất vả của các đấng sinh thành. Gia đình tôi thực sự cảm ơn các y bác sĩ rất nhiều. Nếu không có đội ngũ y bác sĩ không quản ngày đêm chăm sóc tận tình cho con gái tôi từ khi bé mới có 1200 gr tới giờ được 1,7 kg, thì tôi không biết mẹ con tôi có giờ phút được ở bên nhau như thế này không nữa..." - chị C. nói. Bơm surfactant bằng phương pháp insure điều trị chứng suy hô hấp ở trẻ sinh non Theo các bác sĩ, phần lớn các trẻ sinh non đều gặp vấn đề về hô hấp, do phổi chưa trưởng thành, đặc biệt là sinh non ở tuổi thai: 26 tuần chiếm 90%, 28 tuần 80%, 30 tuần 70%, 32 tuần 55%, 34 tuần 25% và 36 tuần 12%. Thời gian qua, các bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã thực hiện thành công kĩ thuật bơm surfactant bằng phương pháp insure điều trị bệnh màng trong cho 6 trẻ sinh non tháng suy hô hấp có cân nặng từ 500gr đến 1400 gr với tuần thai từ 28 đến 33 tuần. Cả 6 trẻ này đều không được tiêm trưởng thành phổi trước sinh. BSCKII. Nguyễn Thị Thùy Dương – Trưởng khoa Nhi cho biết: Tại khoa Nhi đang áp dụng điều trị cho trẻ sinh non, bơm surfactant bằng phương pháp insure. Đây là phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm hạn chế tổn thương phổi do không phải đặt ống nội khí quản vào đường thở, tránh được tình trạng viêm phổi thở máy, giảm các biến chứng sinh non và giảm thời gian nằm viện cũng như giảm chi phí điều trị trẻ sinh non. Trẻ sinh non sau một thời gian điều trị khoẻ mạnh trong vòng tay mẹ. Ngoài ra, khoa Nhi cũng triển khai các kĩ thuật như: chiếu đèn vàng da, thở máy không xâm nhập, thở máy có xâm nhập, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân qua catherter tĩnh mạch rốn… Thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc và điều trị thành công cho nhiều trường hợp trẻ sơ sinh nhẹ cân, non tháng, trẻ vàng da, trẻ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn, bệnh lý hô hấp sau sinh.   "Nuôi dưỡng trẻ sinh non quá nhẹ cân thực sự rất khó khăn, bởi vừa sinh ra bé đã bị suy hô hấp rất nặng, các cơ quan trong cơ thể đều non, trẻ dễ nhiễm khuẩn nên việc điều trị chăm sóc phải tuyệt đối vô khuẩn và đòi hỏi phải sát sao, tỉ mỉ, kiên trì. Ví dụ như việc cho các bé ăn, ban đầu cho bé ăn chỉ 1 ml sữa thôi, sau đó tăng dần tăng dần từng chút một, lên 2 ml, 3 ml và tăng dần tới 20 ml sữa. Việc cho ăn phải cho ăn qua sonde hoặc đổ thìa 30 phút/lần cho ăn Sau 2 tuần đến 1 tháng hoặc lâu hơn tùy thuộc vào từng bé có dấu hiệu sinh tồn ổn định, trẻ tự bú được  thì được chuyển sang phòng ghép mẹ và bé để mẹ bé có thể tự tay chăm sóc con của mình được" - BS. Dương cho hay. BSCKII. Nguyễn Thị Thùy Dương khuyến cáo: Ngay từ khi còn trong bụng mẹ các thai nhi cần phải được chăm sóc và theo dõi đầy đủ để có thể phát triển tốt nhất, tránh tình trạng sinh non bởi việc điều trị và nuôi dưỡng trẻ sinh non rất khó khăn, nhất là với các bé cân  nặng dưới 1 kg, khi mà hệ hô hấp, hệ tiêu hóa cũng như hệ tuần hoàn của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hơn nữa, với những phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh non hoặc từng có tiền sử sinh non thì nên đi kiểm tra thai kỳ thường xuyên và nếu có nguy cơ sinh non thì mẹ sẽ được tiêm thuốc trưởng thành phổi cho con và nên sinh con tại các bệnh viện có đầy đủ phương tiện hồi sức cấp cứu, máy móc hỗ trợ điều trị bệnh nhi sinh non tốt, bởi vì nếu chỉ chậm trễ 1 chút thôi thì nguy cơ tử vong ở trẻ là rất cao.. Trong thời gian tới khoa sẽ tiếp tục nâng cao kiến thức và cập nhật thêm nhiều phương pháp điều trị mới nhằm phục vụ công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, xứng đáng là địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy cho nhân dân và mong muốn áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới và hiện đại nhất nhằm đem lại sự sống cho trẻ sinh non cũng như đáp lại những niềm tin của người nhiều gia đình. 
Kích hoạt báo động đỏ cấp cứu thành công bệnh nhân đa chấn thương phức tạp
Thứ Sáu 02/07/2021 09:00:14
Vừa qua Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã cấp cứu thành công cho Bệnh nhân Lương Viết M (23 tuổi, Hợp Đồng – Chương Mỹ - Hà Nội) đa chấn thương phức tạp do tai nạn ô tô, xe máy, đã được các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hà Đông phẫu thuật, hồi sức cấp cứu thành công thoát “cửa tử”. Bệnh nhân M được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Hà Đông trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi đáp ứng chậm, da xanh, niêm mạc nhợt, đau tức bụng, khó thở, sốc do đa chấn thương, mạch nhanh 130 lần/phút, huyết áp 50/20mmHg. Qua thăm khám cho thấy bệnh nhân sốc mất máu do chấn thương ngực bụng, gãy xương cánh tay(T).  Nhận thấy tình trạng người bệnh vô cùng nguy kịch, kíp trực cấp cứu đã tiến hành hồi sức tích cực, đồng thời kích hoạt báo động đỏ nội viện xin ý kiến hội chẩn của Ban Giám đốc , nhanh chóng huy động lực lượng bác sĩ thuộc các chuyên khoa Hồi sức – Phẫu thuật – Gây mê – Huyết học để cùng cứu sống người bệnh. Ngay khi nhập viện 20 phút, bệnh nhân được chuyển thẳng phòng mổ phẫu thuật cấp cứu xử trí các tổn thương. Bác sĩ Bùi Đức Duy– Trưởng Khoa Ngoại tiêu hóa – Bệnh viện đa khoa Hà Đông nhận định: “Đây là trường hợp chấn thương ổ bụng  rất phức tạp do tổn thương nhiều cơ quan: vỡ dạ dày, vỡ đại tràng lên, vỡ gan, vỡ lách, vỡ tụy, rách túi mật, rách ống gan phải, tràn máu, tràn khí khoang màng phổi phải, gãy xương cánh tay (T). Bệnh nhân có thể tử vong ngay lập tức do sốc mất máu, suy hô hấp. Vì vậy, việc hồi sức, phẫu thuật cấp cứu phải diễn ra khẩn trương để tăng tỷ lệ cứu sống người bệnh. Quá trình phẫu thuật chúng tôi đã tiến hành cắt bán phần dạ dày, cắt đại tràng phải, khâu cầm máu gan, cắt túi mật, dẫn lưu đường mật, cắt lách, đưa 2 đầu ruột ra làm hậu môn nhân tạo, dẫn lưu khoang màng phổi, cố định xương cánh tay(T) đồng thời kết hợp truyền dịch, truyền máu, hồi sức trong mổ. Trong phẫu thuật, bệnh nhân được truyền  9 đơn vị khối hồng cầu và 6 đơn vị huyết tương tươi”.   Bác sĩ Bùi Đức Duy– Trưởng Khoa Ngoại tiêu hóa,Bệnh viện đa khoa Hà Đông thăm khám lại cho bệnh nhân M sau phẫu thuật thành công Sau gần 1 tháng từ khi phẫu thuật nhờ sự chăm sóc và điều trị tích cực của các Bác sĩ khoa Hồi sức tích cực, khoa Ngoại tiêu hóa – Bệnh viện đa khoa Hà Đông, đồng thời được sự hỗ trợ chuyên môn của các bác sĩ Trung tâm Hồi sức tích cực – Bệnh viện Việt Đức hiện tại, bệnh nhân có thể tự thở, ăn uống, lưu thông tiêu hóa tốt, nhận thức và giao tiếp tốt, các cơ quan nội tạng phục hồi tốt, và chuẩn bị được mổ lần 2 để đóng hậu môn nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông. Sự phối hợp giữa các bác sĩ thuộc các chuyên khoa đã cứu sống thành công người bệnh Một lần nữa, nhờ kích hoạt báo động đỏ nội viện, phối hợp kịp thời, nhịp nhàng giữa các bác sĩ thuộc các chuyên khoa đã phẫu thuật thành công, giúp thêm một bệnh nhân vượt ngưỡng cửa tử, hồi phục ngoạn mục để sớm trở lại với sinh hoạt đời thường. Thành công này đã chứng tỏ năng lực xử trí cấp cứu tại chỗ đối với các trường hợp chấn thương nặng, phức tạp của đội ngũ bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hà Đông, giúp bệnh nhân không phải chuyển tuyến, giảm tỷ lệ tử vong và tiếp thêm niềm tin vào chất lượng dịch vụ y tế tuyến Thành Phố. Bác sĩ Bùi Đức Duy cho biết thêm: “Đối với các ca tai nạn giao thông được xác định bị vỡ nội tạng, đặc biệt là trường hợp vỡ tạng đặc (gan, thận, lá lách) đều rất nguy hiểm, cần phải được chẩn đoán sớm và phẫu thuật ngay, nếu chậm trễ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Điều này đòi hỏi bệnh viện phải có một ê-kíp bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn cao để thực hiện. Việc làm chủ được kỹ thuật trong các ca mổ khó, đa chấn thương, vỡ nội tạng như bệnh nhân M khẳng định chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao của Bệnh viện đa khoa Hà Đông”.
Hội thảo Khoa học chuyên ngành Nội khoa
Thứ Ba 04/05/2021 15:42:13
Trong lĩnh vực thực hành Y khoa, để nâng cao hiệu quả trong điều trị cho người bệnh thì chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ Y tế đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên liên tục và đa dạng bao gồm: đào tạo dài hạn, ngắn hạn, sinh hoạt khoa học, hội thảo khoa học…Nhằm cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực Nội khoa. Chiều ngày 28/04/2021 tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã diễn ra buổi Hội thảo khoa học  chuyên ngành Nội khoa. Tham dự buổi Hội thảo khoa học có PGS.TS.BSCKII.Tô Văn Hải - Chủ tịch Hội Nội khoa Hà Nội - Phó chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội - Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa Hà Nội; PGS.Mai Xuân Hiên - Ủy viên BCH hội Hồi sức cấp cứu Việt Nam - Nguyên Chủ nhiệm bộ môn, khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Quân y 103 - Học viện quân y; Ban Giám đốc Bệnh viện cùng cùng đông đảo các Bác sỹ trong và ngoài Bệnh viện như: Bệnh viện Thanh Oai; Chương Mỹ; Mỹ Đức; Y học cổ truyền Hà Đông… TTUT.BSCKII.Đào Thiện Tiến - Giám đốc Bệnh viện phát biểu khai mạc Hội thảo Phát biểu khai mạc buổi hội thảo, TTUT.BSCKII.Đào Thiện Tiến - Giám đốc Bệnh viện đã bày tỏ sự cảm ơn khi nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các chuyên gia Nội khoa trong việc đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ chuyên môn. Đồng chí nhấn mạnh tầm quan trọng việc bổ sung thêm nhiều kiến thưc bổ ích cho các bác sỹ hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện. Tại buổi hội thảo, đồng chí yêu cầu các học viên cần học tập nghiêm túc theo kế hoạch đã đề ra, lĩnh hội hiệu quả các nội dung, kiến thức mà giảng viên truyền tải, đây là những kiến thức quan trọng, thiết thực, từ đó nâng cao kĩ năng, tay nghề, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Mở đầu là chuyên đề của Ths.Nguyễn Bá Vượng – Khoa Nội tiêu hóa về “Nghiên cứu đặc điểm lầm sàng, cận lâm sàng và đáp ứng của AFP,AFP-L3, PIVKA-II Huyết thanh sau điều trị bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan”. Tiếp đến là các chuyên đề về “Đánh giá kết quả cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông” của Bs.Ngô Minh Đạt – Khoa Nội tim mạch – Lão học; “Điều trị vi khuẩn đa kháng, thách thức và giải pháp” dưới sự chia sẻ của PGS.Mai Xuân Hiên - Ủy viên BCH hội Hồi sức cấp cứu Việt Nam - Nguyên Chủ nhiệm bộ môn, khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Quân y 103 - Học viện quân Y; “Báo cáo ca bệnh Loạn sản xơ xương Osteofibous Dysplasia” do Ths.Bs.Vũ Ngọc Hà – Khoa Giải phẫu bệnh; “Siêu âm và tư vấn tim mạch thai nhi trước sinh ở những thai phụ có nguy cơ cao” của BSCKI.Đặng Thị Hương – Đơn nguyên KCB tự nguyện; Và cuối cùng là chuyên đề về “Đánh giá kết quả đeo máy Holter điện tâm đồ tại các khoa lâm sàng năm 2019 – 2021” Bs.Vũ Thị Thảo Hiền – Khoa Nội tim mạch – lão học. Sau phần trình bày chuyên đề của các Báo cáo viên, hội thảo diễn ra sôi nổi với các ý kiến đóng góp, bàn luận, chia sẻ các kinh nghiệm của các thành viên tham dự và các chuyên gia đầu ngành Nội khoa. Hội thảo đã nhận được nhiều nhận xét tích cực cũng như được đánh giá thành công tốt đẹp nhằm góp phần nâng cao kiến thức khoa học cũng như kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ Bác sỹ. PGS.TS.BSCKII.Tô Văn Hải - Chủ tịch Hội Nội khoa Hà Nội phát biểu tại Hội thảo Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS.BSCKII.Tô Văn Hải - Chủ tịch Hội Nội khoa Hà Nội - Phó chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội - Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa Hà Nội đánh giá cao sự chuẩn bị của chuyên đề. Đây là đề tài có ý nghĩa khoa học, ứng dụng thực tiễn cao tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông và có thể áp dụng tại các Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, góp phần giúp người bệnh được tiếp cận với dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại cơ sở.
Hội thảo khoa học “Xét nghiệm vi sinh - Ứng dụng và triển vọng”
Thứ Ba 27/04/2021 09:54:59
 Nhằm giúp cán bộ y tế cập nhật kiến thức về vai trò và ý nghĩa của xét nghiệm vi sinh với lâm sàng chiều ngày 23/4/2021, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức Hội thảo khoa học “Xét nghiệm vi sinh - ứng dụng và triển vọng”. Hội thảo có sự tham dự của Ts.Nguyễn Văn Thắng – Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hà Đông và gần 70 học viên là các bác sĩ trong bệnh viện và các bác sĩ ở các tỉnh lân cận phía bắc. Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe PGS.TS Nguyễn Thái Sơn – Chủ nhiệm Bộ môn Vi sinh y học, Bệnh viện 103, Học viện quân y trình bày “Sử dụng xét nghiệm vi sinh trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm trùng”. Ứng dụng sinh học phân tử trong giám sát, chẩn đoán bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam do PGS TS. Nguyễn Thị Lan Anh – Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương trình bày. PGS TS. Nguyễn Thị Lan Anh – Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương trình bày tại Hội thảo. Cập nhật chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng huyết do Ths.Bs Bùi Tiến Hoàn – Bệnh viện đa khoa Hữu nghị Nghệ An trình bày. Kháng kháng sinh: Thách thức và giải pháp được báo cáo bởi Ths.Bs Trần Anh Đào – Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Kỹ thuật sinh học phân tử trong lâm sàng Vi sinh do TS Phạm Việt Hùng – Trung tâm Bệnh nhiệt đới Nhi khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ. Vi sinh và lâm sàng là hai khía cạnh gắn bó với nhau rất chặt chẽ trong quá trình khám chữa bệnh. Việc nâng cao chất lượng xét nghiệm vi sinh sẽ góp phần giảm tỷ lệ tử vong, giảm số ngày điều trị. Qua buổi hội thảo các bác sĩ được cập nhật, tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích, nâng cao năng lực chuyên môn. Phát biểu tại Hội thảo Ts.Nguyễn Văn Thắng – Phó Giám đốc Bệnh viện cảm ơn các các giảng viên đã chia sẻ nhiều thông tin, kiến thức bổ ích cho các bác sĩ, qua buổi hội thảo đã trang bị, cập nhật, phổ biến thêm các kiến thức chuyên môn về ứng dụng xét nghiệm vi sinh trong lâm sàng giúp công tác điều trị hiệu quả và nhanh chóng.
Hội thảo khoa học “ Cập nhật xu hướng mới trong điều trị thoát vị bẹn”
Thứ Năm 01/04/2021 09:57:09
Nhằm giúp các bác sĩ trong viện và các bác sĩ tuyến dưới cập nhật kiến thức mới trong điều trị thoái vị bẹn. Ngày 31/3/2021, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức Hội thảo khoa học “ Cập nhật xu hướng mới trong điều trị thoát vị bẹn”. Hội thảo có sự tham dự của Ban Giám đốc bệnh viện và gần 70 học viên là các bác sĩ trong bệnh viện đa khoa Hà Đông và các bệnh viện tuyến dưới như: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thường Tín, Thanh Oai...  Mở đầu Hội thảo khoa học, PGS.TS Nguyễn Đức Tiến – Nguyên Phó Giám đốc trung tâm đào tạo – chỉ đạo tuyến, nguyên Trưởng khoa phẫu thuật cấp cứu tiêu hoá – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trình bày Giải phẫu ứng dụng điều trị Thoát vị bẹn và Cập nhật xu hướng Phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc đặt tấm lưới nhân tạo trong điều trị thoát vị bẹn là phương pháp tối ưu hiện nay, giúp bệnh nhân ít đau, giảm nguy cơ nhiễm trùng, mất máu, thời gian nằm viện ngắn, tỉ lệ tái phát thấp, sẹo mổ nhỏ và tính thẩm mỹ cao. PGS.TS Nguyễn Đức Tiến – Nguyên Phó Giám đốc trung tâm đào tạo – chỉ đạo tuyến, nguyên Trưởng khoa phẫu thuật cấp cứu tiêu hoá – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trình bày tại hội thảo Trong buổi Hội thảo BSCKII. Bùi Đức Duy - Trưởng khoa Ngoại Tiêu hoá - Bệnh viện đa khoa Hà Đông trình bày kỹ thuật phẫu thuật Lichtenstein trong điều trị thoát vị bẹn. Buổi hội thảo xoay quanh các chủ đề: tổng quan các nội dung về thoát vị bẹn, cập nhật xu hướng mới trong phẫu thuật thoát vị bẹn, kỹ thuật mổ mở Lichtenstein… Sau hội thảo, PGS.TS Nguyễn Đức Tiến và ê-kíp phẫu thuật của bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật trực tuyến ca bệnh: phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn theo phương pháp TAPP và phẫu thuật mổ mở thoát vị bẹn theo phương pháp Lichtenstein có sử dụng lưới tự dính chất liệu Polyester. Quá trình phẫu thuật được kết nối và chiếu trực tiếp trên màn hình để các bác sĩ tham dự hội thảo cùng theo dõi, đặt câu hỏi liên quan thực tế ca phẫu thuật. Hội thảo đã chia sẻ phương pháp điều trị bệnh lý ống bẹn, cách lựa chọn kỹ thuật điều trị thoát vị bẹn. Đây cũng là cơ hội để các bác sĩ trong bệnh viện và các bác sĩ tuyến dưới gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc phát hiện và điều trị bẹn, nâng cao chất lượng điều trị bệnh tại bệnh viện.
Sinh hoạt khoa học tháng 3
Thứ Hai 08/03/2021 08:31:44
Với mục đích cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn, nâng cao chất lượng phục vụ, hướng đến sự hài lòng của người bệnh, bên cạnh đó tạo môi trường sinh hoạt khoa học, tiền đề cho các đề tài nghiên cứu khoa học. Chiều ngày 03/02/2021, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức buổi Sinh hoạt khoa học tháng 03, với sự tham gia của Ban giám đốc Bệnh viện và hơn 50 học viên là các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng trong bệnh viện, nội dung sinh hoạt khoa học tháng 3 với 4 chuyên đề: Cập nhật phác đồ điều trị Insulin nền trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 – BSCKI Đinh Văn Tuy – Trưởng khoa Nội tiết; Sự phát triển và vai trò của Insulin nền trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 – Ts.Bs.Trần Thị Đoàn – Bệnh viện Nội tiết TW; Cấy chỉ huyệt vị cải thiện tình trạng tăng tiết mồ hôi – Một số nghiên cứu về dịch tễ - Lâm sàng của Ths.Bs.Trần Nhật Trường – Phó Trưởng khoa YHCT; Phân loại Insulin và cách sử dụng bút tiêm Insutin solostar – Ths.Ds.Lê Thị Thái Lan. Ts.Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Bệnh viện phát biểu tại buổi sinh hoạt khoa học Phát biểu khai mạc buổi sinh hoạt khoa học, Ts.Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Bệnh viện “nhấn mạnh vai trò của buổi sinh hoạt, tạo điều kiện trao đổi chuyên môn, từ đó áp dụng có hiệu quả trong điều trị lâm sàng, đồng thời yêu cầu các học viên phải luôn nâng cao tinh thần tự giác học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để bổ sung kiến thức phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh”. BSCKI Đinh Văn Tuy – Trưởng khoa Nội tiết trình bày chuyên đề “Cập nhật phác đồ điều trị Insulin nền trong điều trị đái tháo đường tuýp 2” Mở đầu buổi sinh hoạt là chuyên đề đến từ Khoa Nội tiết “Cập nhật phác đồ điều trị Insulin nền trong điều trị đái tháo đường tuýp 2” do BSCKI Đinh Văn Tuy – Trưởng khoa Nội tiết trình bày với các nội dung chính: Cập nhật các hướng dẫn quốc tế; Lý do chọn lựa tăng cường với phác đồ basal plus; Insulin glulisine - giải pháp hiệu quả và an toàn. Trong đó, Bs Đinh Văn Tuy đưa ra kết luận: Insulin nền vẫn là ưu tiêu lựa chọn khi BN cần sử dụng insulin theo ADA và AACE 2020. Phác đồ điều trị tăng cường basal plus giúp bệnh nhân đạt kiểm soát đường huyết đói và đường huyết sau ăn. Insulin glulisine là insulin tác dụng nhanh hiệu quả tốt kiểm soát đường huyết sau ăn. Tiếp đến là chuyên đề “Sự phát triển và vai trò của Insulin nền trong điều trị đái tháo đường tuýp 2” của Ts.Bs.Trần Thị Đoàn – Phó khoa Tim mạch và RLCH – Bệnh viện Nội tiết TW. Theo đó, Insulin nền vẫn là ưu tiêu lựa chọn khi BN cần sử dụng insulin theo ADA và AACE 2020. Hạ đường huyết là yếu tố chính giới hạn kiểm soát đường huyết tích cực và gây nhiều hậu quả cho bệnh nhân và hệ thống y tế. Gla-300 là insulin nền thế hệ mới có PK/PD phẳng hơn và thời gian tác động dài hơn (> 24h) nên có hiệu quả kiểm soát ĐH tương đương mà ít bị hạ ĐH hơn. Chuyên đề thứ 3 trong buổi sinh hoạt khoa học là “Cấy chỉ huyệt vị cải thiện tình trạng tăng tiết mồ hôi – Một số nghiên cứu về dịch tễ - Lâm sàng” của Ths.Bs.Trần Nhật Trường – Phó Trưởng khoa YHCT trình bày có đưa ra các kết luận như: Tăng tiết mồ hôi là bệnh lý tương đối phổ biến; Bệnh không nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống; Có nhiều phương pháp điều trị nhưng hiện tại chưa có phương pháp nào cho thấy hiệu quả và an toàn tuyệt đối; Phương pháp cấy chỉ bước đầu cho thấy hiệu quả điều trị và tính an toàn trong điều trị tăng tiết mồ hôi khu trú. Cuối cùng Ths.Ds.Lê Thị Thái Lan trình bày về “Phân loại Insulin và cách sử dụng bút tiêm Insulin solostar”. Trong đó có chỉ ra định nghĩa về Insulin Là hormon do tế bào β tuyến tụy tiết ra. Giúp đưa đường từ máu vào trong tế bào. Giúp duy trì lượng đường bình thường trong máu; Insulin được tiết ra từ TB β của tụy dưới dạng Proinssulin. Insulin nội sinh được tiết ra gồm: Insulin nền (khi ngủ + xa bữa ăn) và Insulin theo bữa ăn. Buổi sinh hoạt khoa học tháng 3 với các chuyên đề rất thiết thực và bổ ích đã nhận được sự quan tâm, đặt ra câu hỏi và thảo luận từ các bác sĩ, điều dưỡng... tham dự trong việc ứng dụng lâm sàng, giúp các học viên cập nhật kiến thức chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các chuyên khoa để đạt hiệu quả tối đa trong khám và điều trị bệnh.
Mang tết Trung thu yêu thương, ấm áp đến với bệnh nhi
Thứ Năm 23/09/2021 10:28:34
Với mong muốn mang đến một mùa Trung thu thật trọn vẹn niềm vui và nhiều ý nghĩa cho các em nhỏ bệnh nhi, đồng thời khích lệ tinh thần giúp các em thêm vững tin vượt qua nỗi đau bệnh tật, giúp các em luôn vui vẻ và lạc quan điều trị bệnh để sớm trở về với gia đình, trường lớp và bạn bè. Ngày 21/9/2021 (tức ngày 15/8 âm lịch) Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức trao những phần quà của các nhà tài trợ đến tận tay bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện và các em nhỏ là con cán bộ nhân viên y tế đang tham gia chống dịch tại Bệnh viện có hoàn cảnh khó khăn dịp tết trung thu này.   Đồng chí Đào Thiện Tiến - Giám đốc bệnh viện trực tiếp trao quà cho các bệnh nhi Cùng tham gia trao quà có: Đồng chí Đào Thiện Tiến - Giám đốc bệnh viện; đồng chí Nguyễn Ngọc Trung - Chủ tịch công đoàn bệnh viện; Đồng chí Trương Bích Thuỷ - Uỷ viên BCH Công đoàn, Trưởng ban nữ công; Đồng chí Nguyễn Thị Phương - Uỷ viên BCH Công đoàn; Đồng chí Phạm Hải Hà - Trưởng Phòng Công tác xã hội; Cùng các đồng chí là lãnh đạo các khoa phòng. Trung thu gắn với hình ảnh Chú Cuội và Chị Hằng luôn gần gũi thân thuộc với biết bao thế hệ trẻ thơ Việt Nam trong câu chuyện cổ tích đêm rằm tháng 8. Thế nhưng không phải trẻ em nào cũng được đón mùa Trung thu trọn vẹn niềm vui bên gia đình, đâu đó vẫn còn những mảnh đời khó khăn bất hạnh không nơi nương tựa, vẫn còn đó những em bé từng ngày chịu nỗi đau đớn bệnh tật phải điều trị tại các cơ sở y tế. Thấu hiểu những thiệt thòi của các em nhỏ bệnh nhi, các mạnh thường quân đã chung tay góp sức với bệnh viện cùng tạo nên một “Trung thu ấm áp” giữa mùa dịch dành riêng cho các em đã thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, Ban Lãnh đạo và Công đoàn Bệnh viện cùng các mạnh thường quân tới trẻ em – những mầm non tương lai của đất nước. Thay mặt bệnh viện, đồng chí Đào Thiện Tiến – Giám đốc bệnh viện gửi lời cảm ơn đến các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân “ đây thực sự là những món quà đầy ý nghĩa, thiết thực có giá trị nhân văn sâu sắc, lan tỏa tình yêu thương và niềm vui cho các bệnh nhi nhân dịp tết Trung thu”. Mùa trăng này tạm bớt náo nhiệt để nhiều mùa sau tất cả đều được quây quần với chú cuội và chị hằng, chúng ta cùng nhau đón trăng thật bình an, hạnh phúc nhé. Bệnh viện Đa khoa Hà Đông kính chúc các gia đình và các em nhỏ một mùa Trung thu – Tết đoàn viên vui khỏe, ấm áp và an yên! Một số hình ảnh trao quà Trung thu cho các em nhỏ tại bệnh viện:
Chương trình hiến máu " Blouse trắng - Trái tim hồng" Bệnh viện đa khoa Hà Đông tiếp sức gần 90 đơn vị máu trong mùa dịch
Thứ Sáu 06/08/2021 08:16:31
Hưởng ứng chương trình “Blouse trắng – Trái tim hồng”do Công đoàn Y tế Việt Nam phát động.  Với thông điệp “hiến máu an toàn, đừng ngại Covid-19”, Ngày 05/8, Bệnh viện đa khoa Hà Đông vận động, tổ chức hiến máu nhằm kịp thời bổ sung nguồn máu phục vụ công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Chương trình hiến máu diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến khó lường, phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước. Vì vậy, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã nghiêm túc thực hiện các giải pháp phòng chống dịch, đảm bảo công tác vận động, tổ chức hiến máu diễn ra an toàn. Tất cả người tham gia hiến máu được các bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa Hà Đông đo thân nhiệt, hướng dẫn khai báo y tế, đăng ký hiến máu, kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm sàng lọc nhóm máu tổng phân tích tế bào máu, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, HIV…, đảm bảo giãn cách an toàn.  Tất cả tình nguyện viên hiến máu đều được khám sàng lọc sức khỏe trước khi hiến máu Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình, nghĩa cử hiến máu cao đẹp của các tình nguyện viên, thanh niên, người dân trên địa bàn tỉnh. Kết quả chương trình đã tiếp nhận 87 đơn vị máu. Thời gian qua, Bệnh viện đa khoa Hà Đông cũng như nhiều đơn vị y tế trên địa bàn Hà Nội và cả nước đứng trước thách thức vì kho máu cạn kiệt do tác động nghiêm trọng của đại dịch . Nhiều lịch hiến máu đã bị hủy hoặc lùi thời gian tổ chức khiến lượng máu tiếp nhận giảm nghiêm trọng trong khi nhu cầu sử dụng máu tại các bệnh viện cả tuyến Trung ương, tuyến tỉnh vẫn rất lớn, gồm cả chế phẩm máu cho điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng. Trong đợt vận động hiến máu lần này bệnh viện đã tiếp nhận được 87 đơn vị máu hiến tặng “Dù giàu hay nghèo bạn luôn có nguồn tài nguyên quý giá nhất và sự hiến tặng cuộc sống”. Đừng ngần ngại trao đi những giọt máu từ trái tim yêu thương để mang đến nguồn sống, hi vọng sống cho những người đang gánh chịu nỗi đau bệnh tật. Bệnh viện đa khoa Hà Đông trân trọng tri ân nghĩa cử hiến máu cứu người cao đẹp của những tình nguyện viên trong suốt thời gian qua và rất mong sẽ tiếp tục nhận được những ‘giọt hồng’ tiếp sức cho bệnh nhân từ các tình nguyện viên, cá nhân, tổ chức trên địa bàn Thành phố.
Lan tỏa yêu thương – Kết nối sẻ chia
Thứ Hai 12/07/2021 10:11:17
Lan tỏa yêu thương – kết nối sẻ chia không những là nghĩa cử nhân ái, tiếp thêm nghị lực để người bệnh, gia đình người bệnh yên tâm điều trị, giảm bớt nỗi lo bệnh tật, mà còn là sự hỗ trợ tích cực về mặt tinh thần cùng các y, bác sĩ chữa trị cho người bệnh, cùng nhau chiến thắng bệnh tật là những thông điệp mà Bệnh viện đa khoa Hà Đông luôn luôn hướng tới. Sáng ngày 09/7/2021, Đại diện cho Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Ths.Bs Nguyễn Ngọc Trung – Chủ tịch công đoàn Bệnh viện và Ths Phạm Hải Hà – Trưởng Phòng Công tác xã hội đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ cho 05 bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang điều trị tại khoa Ngoại tiêu hóa (03 trường hợp) và khoa Nội tổng hợp(02 trường hợp), Bệnh viện đa khoa Hà Đông. Trị giá số tiền hỗ trợ cho mỗi bệnh nhân là 500.000đ(Năm trăm nghìn đồng). Đại diện Bệnh viện thăm hỏi và tặng quà cho bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Khoa Ngoại tiêu hóa Thấu hiểu nỗi đau bệnh tật, những khó khăn trong điều trị, Bệnh viện đa khoa Hà Đông luôn muốn được đồng hành, sẻ chia cùng bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị tại Bệnh viện. Để từ đó nhân rộng hơn những tấm lòng thiện nguyện trong cuộc sống thường nhật. Bệnh viện hy vọng rằng, trong tương lai, hoạt động từ thiện nói riêng của Bệnh viện và sự chung tay từ cộng đồng sẽ tiếp tục được mở rộng hơn tới nhiều hoàn cảnh khó khăn khác, để nhiều việc thiện được gắn kết, sẻ chia để cuộc sống của chúng ta thêm bình yên và hạnh phúc hơn. Đại diện Bệnh viện thăm hỏi và tặng quà cho bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Khoa Nội tổng hợp Còn rất nhiều những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn đang ngày đêm chiến đấu với bệnh tật nhưng vẫn phải đau đáu với những lo toan của cuộc sống hàng ngày… và các hoạt động thiện nguyện vì sức khỏe của nhân dân tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông vẫn luôn chờ mong sự chia sẻ nhiều hơn nữa từ cộng đồng. Bởi sống là cho đi - hạnh phúc luôn đến từ những điều bình dị nhất!  
LIÊN HỆ
Video
ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA
Tìm Kiếm