XÚC ĐỘNG NHỮNG NỮ ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN COVID-19

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG

Số 2 Bế Văn Đàn, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

XÚC ĐỘNG NHỮNG NỮ ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN COVID-19

Dù đối mặt với muôn vàn khó khăn, vất vả trong điều trị bệnh nhân COVID-19, nhưng các y, bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện đa khoa Hà Đông vẫn luôn giữ vững niềm tin chiến thắng đại dịch COVID-19 để cuộc sống sớm trở lại bình thường.

Điều dưỡng trưởng Nguyễn Hồng Mai cho biết: hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhiễm COVID-19 để làm các thủ thuật như tiêm truyền,lấy máu,lấy mẫu xét ng,phát thuốc ,phát nhu yếu phẩm ,các bữa ăn đầy đủ cho từng bênh nhân, rồi phụ bác sĩ xử trí tất cả triệu chứng bất thường xảy ra ,khi bệnh nhân sốt cao,khó thở nên việc mặc đồ bảo hộ là rất cần thiết. Việc sát khuẩn và thay găng tay cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt: mỗi người phải đảm bảo đeo 3 đôi găng tay và sau khi chăm sóc bệnh nhân xong thì phải thay đôi khác.

Dù phải chăm sóc các bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong bộ quần áo bảo hộ nóng nực, vướng víu nhưng trái tim và đôi tay của tôi không hề bị cản trở, gò bó hay khép kín lại. Từng khuôn mặt của các bệnh nhân đã in dấu ấn không phai trong trái tim tôi. Từ tận đáy lòng của tôi chỉ mong họ sớm bình phục trở về với gia đình.

Trải qua 4 đợt dịch ròng rã tôi cùng các đồng nghiệp làm việc xuyên ngày đêm, không ngừng nghỉ để chăm sóc, điều trị cho  bệnh nhân mắc COVID-19. Ngoài việc chăm sóc hậu cần cho tất cả bệnh nhân đang nằm viện điều trị, nhất là các bệnh nhân nặng, người nhiều bệnh lý nền cũng đều hỗ trợ đầy đủ, chu đáo, thì việc chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19, khi bệnh nhân không có người thân bên cạnh, thì tập thể đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng phải  chăm sóc toàn diện, làm hết tất mọi công việc trên tinh thần chăm sóc người bệnh bằng tất cả tình thương.

Chị Mai chia sẻ: "Cũng là bệnh nhân nhưng chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 vất vả hơn cả, chúng tôi phải thay người nhà làm hết những công việc liên quan đến bệnh nhân, dù là nhỏ nhất. Thậm chí, những bệnh nhân nặng lo lắng về tình hình thể trạng của họ, chúng tôi cũng sẵn sàng giải đáp để trấn an tinh thần bệnh nhân. Còn những bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở thể nhẹ hoặc trung bình thì gần như, các bệnh nhân không hỏi chúng tôi. Bởi họ tin tưởng vào việc điều trị và chăm sóc của y bác sĩ".

Là những người chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân từ thể chất đến tinh thần, điều mà các điều dưỡng viên tại  Bệnh nhiệt đới chúng tôi thấy vui nhất không chỉ là những lời an ủi, động viên, tiếp sức từ bệnh nhân, mà chính là nhìn thấy những bệnh nhân của mình khỏe mạnh từng ngày.

 

Điều dưỡng Định Thị Ngọc Anh cũng cho hay: Trong suốt thời gian chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19, ròng rã hơn 1 tháng không thể về nhà, là phụ nữ có đôi lúc mình cũng yếu đuối khi đối diện với người thân, đó là khi điện về, con hỏi: mẹ ơi, sao lâu quá mẹ không về.... tuy nhiên từ nỗi nhớ người thân, mình dặn lòng cần vững tâm, kiên cường dành thời gian chăm sóc cho bệnh nhân, để sớm chiến thắng dịch bệnh. Nhắc về những kỷ niệm trong thời gian chăm sóc bệnh nhân COVID-19, chị chia sẻ: Nhớ nhất là lần lấy máu cho cháu bé cùng độ tuổi với con trai mình,cháu nhìn thấy chiếc kim đã khóc thét giãy giụa,lúc ý tự nhiên lại nhớ đến con mình,cậu bé giống như con mình vậy,mình ngồi xuống và nói với con: bây giờ cô sẽ lấy máu để hút con Covid cho con,để con khỏi bệnh và được về nhà với bố mẹ,con có muốn về nhà sớm ko?cậu bé bảo con có muốn về và vậy là cậu bé bắt đầu ngồi im cho dù vẫn dưng dưng nước mắt.

Từ việc chăm sóc theo chuẩn y khoa, điều chỉnh thành phần dinh dưỡng phù hợp khẩu vị và khả năng tiêu hóa, vỗ rung đùi để giảm bớt đau đớn đến xoa dịu tinh thần của người bệnh, mọi thứ đều do các điều dưỡng thực hiện. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng phối hợp nhịp nhàng, dễ chịu với điều dưỡng.

Mặc dù đã có hơn 12 năm trong vai trò điều dưỡng nhưng chưa khi nào, tôi phải xa gia đình lâu như ở thời điểm này. Bởi từ khi bước vào giai đoạn 4 chống dịch COVID-19, tôi phải xa 2 con nhỏ, hàng ngày tôi chăm sóc con qua điện thoại  đây cũng là khoảng thời gian các con bước vào kỳ thi học kỳ,mẹ vắng nhà mọi việc học con đều phải tự lập.

Đêm nay, kíp trực của tôi có 3 chị em điều dưỡng tôi, chị Mai và em Kiều. Em Kiều là một điều dưỡng nhỏ tuổi nhất rất chịu khó và nhiệt tình, Ngoài việc chăm  sóc bệnh nhân cùng chúng tôi những lúc rảnh em lại hay nghiên cứu các tài liệu chuyên môn, em bảo để  chăm sóc bệnh nhân được chu đáo hơn.  Ca trực của chúng tôi bắt đầu từ 19h tối kéo dài đến 7h sáng ngày hôm sau. Đợt này, nhiều bệnh nhân được công bố khỏi COVID-19 nên chúng tôi cũng thấy vui hơn và càng quyết tâm huyết với nghề hơn, chúng tôi mong góp được 1 chút sức lực bé nhỏ trong công cuộc đẩy lùi đại dịch COVID-19 và công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

BSCKI. Vương Trương Trọng – Phó Trưởng khoa Nhiệt đới cho biết: Nghề y là một nghề rất đặc biệt, riêng người điều dưỡng giống như một người mẹ, người chị và người em đối với bệnh nhân.

Nữ điều dưỡng Nguyễn Hồng Mai và Định Thị Ngọc Anh còn có nhiều sáng kiến, sáng tạo đảm bảo an toàn giữa các buồng bệnh trong khu cách ly được áp dụng vào thực tiễn, góp phần chăm sóc và bảo vệ người bệnh ngay tại bệnh viện,

Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng từ Covid-19, tuy nhiên, mỗi cán bộ y tế đến lực lượng chức năng đều đang nỗ lực để khắc phục từng vấn đề. Hi vọng, trước những nỗi niềm khó diễn tả của các điều dưỡng đang chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19, mọi người sẽ sẻ chia và cảm thông với họ. Đừng quên thực hiện thật tốt quy định 5K và các chỉ thị của chính phủ, công văn của, BYT và SYT tế mọi người nhé.