GIỚI THIỆU KHÁM CHỮA BỆNH TỰ NGUYỆN
Đơn nguyên khám chữa bệnh tự nguyện có cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp,..
Xem chi tiết >>
CÁC DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TỰ NGUYỆN
Bệnh viện đang cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh tổng quát với các gói khám khác nhau...
Xem chi tiết >>
TIÊM CHỦNG
Đơn nguyên tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa Hà Đông . Nhanh chóng - Tiện ích - Hiệu quả - Chất lượng
Xem chi tiết >>
TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
Các trang thiết bị y tế công nghệ cao, phòng Labo xét nghiệm, Lưu trú tự nguyện ...
Xem chi tiết >>
Cứu nữ bệnh nhân trầm cảm bị chấn thương thận trái nặng
Thứ Năm 23/03/2023 08:43:45
Nữ bệnh nhân 49 tuổi, ở Hà Nội có tiền sử trầm cảm, tăng huyết áp nhiều năm gặp chấn thương nặng ở thận trái vừa được các bác sĩ cấp cứu thành công ngay trong đêm. Bệnh nhân là N.T.P (49 tuổi, Hà Nội) từ bệnh viện tuyến dưới chuyển lên BVĐK Hà Đông trong tình trạng tỉnh, không sốt, da niêm mạc nhợt, mạch nhanh huyết áp tụt, đau lan tỏa khắp bụng, hố thắt lưng trái căng đầy đau nhiều, nước tiểu qua sonde có máu. Khai thác tiền sử người nhà bệnh nhân cho biết, bệnh nhân bị trầm cảm nặng, tăng huyết áp từ nhiều năm nay. Sau khi khám và đánh giá toàn trạng bệnh nhân, phối hợp với siêu âm, cắt lớp vi tính và các xét nghiệm cơ bản, kíp trực đã hội chẩn với lãnh đạo khoa Ngoại thận – Tiết niệu chẩn đoán xác định đây là trường hợp chấn thương thận trái trên nền thận trái ứ nước mất chức năng do sỏi niệu quản trái 1/3 dưới. Đặc biệt trên phim cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh ổ tụ máu lớn sau phúc mạc quanh thận trái và trong bể thận trái. Các bác sĩ xác định đây là bệnh nhân nặng, cần ưu tiên theo dõi, hồi sức tích cực. Bệnh nhân được theo dõi sát monitor, hồi sức bồi phụ thể tích tuần hoàn, truyền 03 đơn vị máu và chế phẩm. Mặc dù hồi sức tích cực nhưng tình trạng bệnh nhân diễn biến xấu nhanh: huyết áp giảm dần, lượng huyết sắc tố máu tụt nhanh từ 101g/l xuống 66g/l trong thời gian ngắn và bắt đầu xuất hiện dấu hiệu rối loạn đông máu. Với tinh thần cứu người như cứu hỏa bác sĩ quyết định mổ cấp cứu để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Ngay sau đó, bệnh nhân được chuyển thẳng từ khoa Cấp cứu ngoại lên phòng mổ. Trong quá trình mổ có nhiều khó khăn do bệnh nhân rối loạn đông máu, có nhiều cơn tăng huyết áp kịch phát, huyết áp tối đa lên hơn 200mmHg khiến việc cầm máu gặp nhiều khó khăn, máu chảy nhiều. ThS.BSCKII Nguyễn Quốc Đông và kíp mổ, kíp Gây mê hồi sức đã từng bước khắc phục khó khăn, phẫu thuật thành công cho bệnh nhân, lấy ra trong khoang cạnh thận và bể thận bệnh nhân khoảng 2000ml máu tươi lẫn máu đông. Ca mổ kéo dài gần 2 giờ đồng hồ và thành công ngoài mong đợi. Sau mổ bệnh nhân tiếp tục được theo dõi sát, hồi sức tại khoa Gây mê hồi sức trong 2 ngày sáu đó chuyển khoa ngoại Thận – Tiết niệu tiếp tục theo dõi điều trị. Sau mổ 7 ngày bệnh nhân hồi phục nhanh, các xét nghiệm về mức bình thường, dẫn lưu vết mổ khô, ngày thứ 2 bệnh nhân đã trung tiện và bắt đầu ăn uống bình thường. Bệnh nhân có thể xuất viện trong vài ngày tới. Theo BS. Đông khuyến cáo: Với những bệnh nhân có bệnh lý đặc biệt như trầm cảm, rối loạn tâm thần cần được theo dõi sát và định kỳ cho khám kiểm tra tổng thể tại các cơ sở y tế để phát hiện những bệnh tiềm ẩn kèm theo xử lý sớm tránh để có biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Xem Thêm

Cấp cứu thành công bệnh nhân bị sock mất máu nguy kịch do vết thương thấu bụng
Thứ Sáu 17/03/2023 11:48:20
Anh T. sốc mất máu, bụng có vết thương phức tạp do tai nạn lao động rất nguy kịch và hi hữu. May mắn, các bác sĩ đã cấp cứu, phẫu thuật thành công. Theo người nhà bệnh nhân, anh N.V.T. làm thợ mộc từ hơn 10 năm nay, mới đây trong lúc đang làm việc tại một xưởng gỗ ở Quốc Oai (Hà Nội), khi vừa cho thanh gỗ vào máy để vót nhọn thì bất ngờ thanh gỗ bắn ngược trở lại đâm ngập sâu vào bụng anh T. Quá hoảng loạn, anh này đã rút luôn thanh gỗ ra (được xác định cắm sâu hơn 10cm). Sau đó, gia đình đưa bệnh nhân đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai trong tình trạng choáng, sốc. Tại đây bệnh nhân đã được sơ cứu và chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Hà Đông với các dấu hiệu da xanh tái, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt, bụng chướng, chảy máu qua vết thương bụng. Thanh gỗ gây vết thương phức tạp ở bệnh nhân. BSCKII Bùi Đức Duy, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, nhận định đây là trường hợp nặng, sốc mất máu do vết thương thấu bụng, nghi ngờ tổn thương mạch máu lớn và tổn thương ruột, các bác sĩ trực ngay lập tức kích hoạt báo động đỏ bệnh viện khẩn trương cứu chữa cho bệnh nhân. Vừa hồi sức tích cực, vừa chuyển mổ cấp cứu, khi mở ổ bụng có đến 3-4 lít máu. Kíp phẫu thuật đã chèn gạc cầm máu và nhanh chóng xác định tổn thương, dù vết thương bên ngoài thành bụng chỉ 1,5 cm nhưng thanh gỗ sắc nhọn, xuyên qua mạc treo đại tràng ngang, xuyên mạc treo, đứt mạch mạc treo ruột non chảy máu thành tia, tới đoạn DIII tá tràng xuyên táo tá tràng và sau đó làm rách tĩnh mạch chủ bụng là tĩnh mạch lớn nhất cơ thể. Vết thương tĩnh mạch chủ cũng là nguyên nhân chính chảy máu, cần cầm máu khẩn cấp nếu không bệnh nhân có thể chết trên bàn mổ. Việc khâu cầm máu tĩnh mạch chủ vô cùng khó khăn do bệnh nhân trong tình trạng sốc, chảy máu nhiều, tĩnh mạch lớn ở sâu, nhiều liên quan. Sau khi cầm máu được tĩnh mạch chủ, bệnh nhân đã đo được huyết áp, tuy nhiên vết thương xuyên táo tá tràng luôn là thách thức khó cho bất kỳ phẫu thuật viên nào vì tá tràng luôn là một tạng rất đặc biệt của hệ tiêu hoá, nơi mỗi ngày hàng lít dịch tiêu hoá chảy qua, nguy cơ xì bục rất cao, hoặc gây hẹp lòng tá tràng... Các men tiêu thức ăn nếu chảy ra ngoài sẽ gây nhiễm trùng, chảy máu lại... Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ với các phẫu thuật khâu vết thương tĩnh mạch chủ, cầm máu mạc treo ruột non, khâu vết thương tá tràng, thắt môn vị - nối vị tràng, dẫn lưu tá tràng, mở thông ruột non... Trong mổ và sau mổ bệnh nhân phải truyền 14 đơn vị máu, cùng với đó, bệnh nhân điều trị tích cực với sự theo dõi sát sao của các bác sĩ khoa Tiêu hoá, Gây mê hồi sức.Hiện tại, sau mổ 7 ngày, tình trạng bệnh nhân đã ổn định, tỉnh táo, không sốt, da niêm mạc hồng, không có dấu hiệu chảy máu, mất máu, tự ăn đường miệng, sonde dẫn lưu đã rút bớt. Gia đình bệnh nhân hết sức vui mừng vì bệnh đã được cứu sống. Dự kiến bệnh nhân sẽ được xuất viện trong vài ngày tới. Theo BS. Duy, vết thương tĩnh mạch chủ do tai nạn lao động là rất hi hữu, khá nặng nề, với vết thương tim, vết thương mạch máu lớn bệnh nhân thường tử vong trước khi được đưa đến bệnh viện. Trường hợp này, may mắn bệnh nhân đã đến viện kịp thời nên mới được cứu sống. Các bác sĩ khuyến cáo người lao động luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn lao động tránh tai nạn đáng tiếc. Đặc biệt khi bị thương thấu bụng không được tự ý rút vật gây thương tích ra mà nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, xử lý kịp thời, tránh làm tình trạng bệnh trở nên phức tạp nặng nề hơn.
Sinh hoạt khoa học chuyên đề ứng dụng cận lâm sàng và cập nhật điều trị xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày tá tràng tại BVĐK Hà Đông tháng 3
Thứ Ba 14/03/2023 16:22:01
Thực hiện kế hoạch đổi mới công tác sinh hoạt chuyên môn năm 2023 của Phòng Đào tạo và chỉ đạo tuyến về kế hoạch hàng tháng sinh hoạt khoa học với các chuyên đề khác nhau. Chiều ngày 14 /3/2023, Phòng Đào tạo chỉ đạo tuyến phối hợp cùng các khoa Chấn đoán hình ảnh, Thăm dò chức năng và Nội tiêu hóa tổ chức chương trình sinh hoạt khoa học với nhiều chủ đề ứng dụng thực tiễn lâm sàng cao. Với sự tham gia đầy đủ của cán bộ làm việc tại BVĐK Hà Đông; cán bộ chuyên môn liên quan của Khoa và sinh viên ngành Y khoa quan tâm tham dự. Sinh hoạt chuyên đề nhằm cập nhật kiến thức về để nâng cao thêm chuyên môn trong công tác tiếp cận và điều trị khi phát hiện trong quá trình điều trị bệnh nhân. Tại buối sinh hoạt BSCK I Nguyễn Thu Uyên – Phó trưởng phòng Đào tạo chỉ đạo tuyến đã nêu ra những yêu cầu cấp thiết trong việc thay đổi hình thức sinh hoạt khoa học theo chuyên đề, thay đổi phương pháp đào tạo Y Khoa một cách chủ động và thực tiễn; nhằm nâng cao trình độ chuyên môn từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đồng thời đây cũng là những cơ hội dành cho sinh viên ngành Y học hỏi nâng cao hiểu biết cũng như phong cách trình bày, trao đổi trên diễn đàn khoa học từng bước trở thành nguồn nhân lực y tế chất lượng cao. Chính bởi vậy các buổi sinh hoạt khoa học được diễn ra thường xuyên với các chủ đề do chính các khoa đưa lên đồng thời cũng do các khoa làm báo cáo viên. Sinh hoạt khoa học chuyên đề tháng 3 với 3 bài chính: Bài 1:Nguyên lý ứng dụng lâm sàng cộng hưởng từ phổi. Thực hiện báo cáo viên Ths.Bs Nguyễn Đình Hiếu: Khoa Chẩn Đoán Hình ảnh BVĐK Hà Đông Bài 2: được trình bày bởi BS Kiều Vân Anh – Khoa Thăm dò chức năng về “Giá trị lưu huyết não trên lâm sàng” Bài 3 : Cập nhật chẩn đoán điều trị Xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày tá tràng. Báo cáo viên Ths. Bs Phạm Thị Đào Chinh – Trưởng khoa Nội tiêu hóa. Qua buổi sinh hoạt chuyên đề đã giúp cho các Y Bác sĩ tham gia hiểu rõ hơn và biết thêm nhiều thông tin mới trong công tác chuyên môn điều trị liên quan. Ngoài ra, các thành viên tham gia còn đặt nhiều câu hỏi liên quan đến nội dung chuyên đề để các Báo cáo viên cũng như những thành viên Bác sĩ tham gia giải thích thêm và có sự trao đổi nhằm hiểu rõ hơn vấn đề còn băn khoăn thắc mắc. Qua buổi sinh hoạt khoa học theo chuyên đề các thành viên đã được trang bị thêm kiến thức, kỹ năng về điều trị, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác trong quá trình điều trị tại BVĐK Hà Đông. Hiên nay, Phòng Đào Tạo chỉ đạo tuyến BVĐK Hà Đông đã thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học theo chuyên đề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, sự trao đổi trong quá trình điều trị liên quan và cập nhật kiến thức mới trong quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện và giảng dạy cho sinh viên tại Khoa Y Dược.
BVĐK Hà Đông họp mạng lưới quản lý chất lượng bệnh viện tháng 3 năm 2023
Thứ Sáu 10/03/2023 15:36:29
Trong hoạt động khám bệnh chữa bệnh hằng ngày, từng y bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên BVĐK Hà Đông không ngừng nỗ lực nhằm mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho người bệnh với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, phát triển bền vững, lâu dài. Đề tạo được sự liên kết giữa các khoa lâm sàng và các phòng chức năng trong toàn bệnh viện, Hội đồng Quản lý Chất lượng đã xây dựng và triển khai Mạng lưới Quản lý Chất lượng – An toàn người bệnh rộng khắp từng khoa, phòng và đơn vị. Mạng lưới Quản lý Chất lượng – An toàn người bệnh có trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động nhằm thực hiện giám sát, nghiên cứu, cải tiến hoạt động chuyên môn nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tối đa nguy cơ sai sót trong chăm sóc và điều trị bệnh nhi. Mạng lưới Quản lý Chất lượng – An toàn người bệnh tổ chức giám sát việc thực hiện đảm bảo chất lượng Bệnh viện tại các khoa phòng theo Bộ tiêu chí Chất lượng bệnh viện Việt Nam, đồng thời báo cáo các khó khăn, đề xuất các phương pháp cải tiến chất lượng lên Hội đồng Quản lý Chất lượng Bệnh viện. Các hoạt động Quản lý Chất lượng – An toàn người bệnh tại các khoa phòng là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của Mạng lưới, được tiến hành thường xuyên, liên tục và ổn định. Chiều ngày 10/03/2023 Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức họp Hội mạng lưới Quản lý chất lượng(QLCL) .Tới dự và chủ trì cuộc họp có TS.BS Nguyễn Văn Thắng Phó Giám đốc bệnh viện; Cùng đông đủ các thành viên trong hội đồng và mạng lưới Quản lý chất lượng năm 2023. Cuộc họp thông qua nội dung quy chế hoạt động của Hội đồng và mạng lưới QLCL bệnh viện, triển khai kế hoạch cải tiến chất lượng bệnh viện năm 2023, đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế tồn tại qua kết quả phúc tra chất lượng bệnh viện cuối năm 2022 của Sở Y tế, đồng thời hướng dẫn các khoa, phòng xây dựng đề án cải tiến và đo lường các chỉ số chất lượng. Cuộc họp thảo luận sôi nổi xoay quanh nội dung 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp để nâng mức các tiêu chí góp phần cải tiến và nâng cao chất lượng bệnh viện. Tại cuộc họp, các thành viên hội đồng và mạng lưới cũng đề xuất những công việc cần sớm thực hiện. Kết luận cuộc họp, TS.BS Nguyễn Văn Thắng – Phó Giám Đốc bệnh viện đề nghị đến cuối năm 2023 bệnh viện không còn tiêu chí chất lượng mức 2, phấn đấu nâng dần các tiêu chí chất lượng mức 3,4 và duy trì các tiêu chí chất lượng mức 4, 5. Bên cạnh đó, Phó Giám đốc bệnh viện yêu cầu từng thành viên Hội đồng phải là một khối đoàn kết thực sự, cùng chung tay với Ban Giám đốc thực hiện cải tiến chất lượng bệnh viện góp phần nâng cao chất lượng khám, điều trị và chăm sóc người bệnh; từng thành viên trong mạng lưới là một mắc xích có nhiệm vụ kết nối và trực tiếp triển khai các giải pháp để nâng dần mức chất lượng Bệnh viện theo 83 tiêu chí của Bộ Y tế.
BVĐK Hà Đông: Tổ chức Hội thi văn nghệ chào mừng Đại hội Công đoàn Bệnh viện và chào mừng ngày Quốc tế 8/3.
Thứ Tư 08/03/2023 10:30:43
Ngày 7/3, tại Hội trường lớn Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã tổ chức thành công Hội thi văn nghệ chào mừng Đại hội công đoàn Bệnh viện và ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Tham dự chương trình có đồng chí Đào Thiện Tiến, Bí thư đảng ủy, Giám đốc bệnh viện, Ban lãnh đạo bệnh viện, và các đại diện khách mời Nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Trọng – Hội viên hội viện hội nhạc sĩ Việt Nam, Ca sĩ Minh Đông – Trung tâm văn hóa quận Hà Đông, Bà Nguyễn Thị Bích Nga- Ủy viên Ban thường vụ Công đoàn ngành y tế Hà Nội cùng Lãnh đạo khoa,phòng, các cán bộ y tế tại bệnh viện. Tại Hội thi đồng chí Đào Thiện Tiến gửi lời chúc mừng 113 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8.3.1910 - 8.3.2023) tới toàn thể các cán bộ y tế đã, đang công tác tại Bệnh viện. Trong buổi giao lưu văn nghệ đồng chí cũng biểu dương và ghi nhận sự cố gắng nỗ lực, những thành tích rất tự hào mà các tập thể cán bộ, nhất là cán bộ nữ đã đạt được, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của ngành Y tế nói chung và của Bệnh viện Đa khoa Hà Đông nói riêng. Đồng chí cũng gửi lời chúc sức khỏe, vui vẻ, hạnh phúc và thành công đến toàn thể khách quý và cán bộ y tế. Với 52 tiết mục văn nghệ đặc sắc liên quân đến từ 45 khoa, phòng và đơn nguyên của Bệnh viện mang tới hội thi văn nghê nhiều tiết mục hấp dẫn, sôi động với các thể loại: đơn ca, song ca, tốp ca, tốp múa…với các chủ để: Ca ngợi Đảng, Bác hồ kính yêu, Mẹ, y tế, quê hương, đất nước…. Kết thúc hội thi, Ban giám khảo đã trao giải nhiều hàng mục giải thưởng cho các tiết mục văn nghệ đặc sắc cho các tiết mục. 𝑮𝒊𝒂̉𝒊 đ𝒐̛𝒏 𝒄𝒂 𝒗𝒂̀ 𝒔𝒐𝒏𝒈 𝒄𝒂: Giải Nhất: Liên quân phòng Hành chính Quản trị - khoa Dinh dưỡng Giải Nhì: phòng Quản Lý Chất lượng - phòng Điều dưỡng Giải Ba: phòng Kế hoạch Tổng hợp - Đơn nguyên tự nguyện 𝑮𝒊𝒂̉𝒊 𝒕𝒐̂́𝒑 𝒄𝒂 Giải Nhất: liên quân Khoa Ung Bướu - Huyết học truyền máu Giải Nhì: Chấn đoán hình ảnh Giải Ba: Tài chính Kế toán – Tổ chức Cán bộ   𝑮𝒊𝒂̉𝒊 𝒎𝒖́𝒂 Giải Nhất: Khoa Nhi - Khoa Ngoại Thần Kinh Lồng Ngực Giải Nhì: Khoa Y học cổ truyền - khoa Tim mạch Giải Ba: Khoa Phụ sản 𝑮𝒊𝒂̉𝒊 𝒑𝒉𝒐𝒏𝒈 𝒄𝒂́𝒄𝒉: Khoa Nội thận Tiết niệu - khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn 𝑮𝒊𝒂̉𝒊 𝒕𝒐𝒂̀𝒏 đ𝒐𝒂̀𝒏: Giải Nhất: Khoa Ung Bướu - khoa Huyết học truyền máu 02 Giải Nhì: Khoa Nhi - Khoa Ngoại Thần Kinh Lồng Ngực; Phòng Hành chính Quản trị - khoa Dinh dưỡng 03 Giải Ba: Phòng Tài chính Kế toán – phòng Tổ chức cán bộ; Khoa Y học cổ truyền – khoa Tim mạch; Phòng Kế hoạch Tổng hợp – Đơn nguyên tự nguyện Đây là hoạt động thường niên được duy trì hiệu quả do Công đoàn bệnh viện tổ chức, nhằm ôn lại truyền thống, tri ân các thế hệ cán bộ, bên cạnh đó, tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, phát huy sức mạnh của tập thể, giúp các cán bộ y tế phấn đấu rèn luyện giỏi việc nước, đảm việc nhà. Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội thi:
BVĐK Hà Đông tập huấn chuyên ngành Dược chuyên đề triển khai TT 20/2022/TT-BHYT, giám sát ADR, dược lâm sàng
Thứ Tư 01/03/2023 15:37:03
Nhằm cập nhật kiến thức và nâng cao hiệu quả trong công tác dược cũng như sử dụng thuốc trong bệnh viện, chiều ngày 28/02/2023 Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức buổi tập huấn chuyên ngành Dược. Tham dự buổi tập huấn có: BSCKII.Lê Hoàng Tú – Phó Giám đốc Bệnh viện và các học viên là Trưởng các Khoa, Phòng và cán bộ nhân viên Y tế trong bệnh viện. Nội dung buổi sinh hoạt là nhiều chuyên đề cần thiết và ý nghĩa trong công tác nâng cao chất lượng điều trị của bệnh viện như: thông tư 20, ADR, các công tác dược lâm sàng. Tại buổi sinh hoạt khoa học, đại diện khoa Dược đã cung cấp các thông tin mới nhất tại thông tư số 20/2022TT-BYT đến cán bộ, y bác sỹ các khoa, phòng. Thông tư số 20/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ Y tế về ban hành danh mục, tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hoá dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.Theo đó, Thông tư số 20/2022/TT-BYT có một số điểm mới cần lưu ý sau: – Những nội dung mới của Thông tư 20/2022 so với Thông tư 30/2018 + Có 40 thuốc được mở rộng phạm vi thanh toán BHYT, trong đó có 6 thuốc cho cơ sở KCB tuyến III + Có 6 thuốc mới được bổ sung thêm, trong đó có thuốc điều trị Covid + Bổ sung thêm căn cứ tài liệu hướng dẫn để chỉ định thuốc: Dược thư Quốc gia phiên bản mới; tờ hướng dẫn sử dụng của Biệt dược gốc tham chiếu – Nguyên tắc chung về thanh toán chi phí thuốc đối với người bệnh tham gia bảo hiểm y tế. – Quy định thanh toán thuốc tại một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. – Thanh toán đối với thuốc được bào chế hoặc pha chế (bao gồm oxy dược dụng và nitric oxid) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. – Thanh toán đối với thuốc sử dụng trong Hội chẩn từ xa. – Thanh toán thuốc trong trường hợp dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, người bệnh không thể đến được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Phản ứng có hại của thuốc là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, giảm tuân thủ điều trị và tăng chi phí điều trị cho người bệnh. Vì vậy, việc giám sát phản ứng có hại của thuốc đóng vai trò quan trọng nhằm giảm thiểu những nguy cơ liên quan đến thuốc, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc của người bệnh. Việc giám sát phản ứng có hại của thuốc bao gồm: phát hiện, xử trí, báo cáo, đánh giá và dự phòng các biến cố bất lợi liên quan đến thuốc. Dược lâm sàng là thuật ngữ thông dụng trong y văn và thực hành dược. Đó là một chuyên khoa y tế mô tả các hoạt động và dịch vụ của dược sĩ lâm sàng để phát triển và thúc đẩy việc sử dụng hợp lý và đúng đắn các thuốc và vật dụng y tế. Mục tiêu chung của các hoạt động Dược lâm Sàng là thúc đẩy việc dùng thuốc và vật dụng y tế đúng và hợp lý nhằm - Phát huy tối đã hiệu quả của thuốc, ví dụ dùng thuốc điều trị hiệu quả nhất cho từng đối tượng bệnh nhân. - Giảm tối thiểu nguy cơ các tác dụng bất lợi trong điều trị, ví dụ giám sát liệu trình điều trị và sự tuân thủ của bệnh nhân với phác đồ điều trị. - Giảm tối thiểu các chi phí của điều trị thuốc cho hệ thống y tế quốc gia và cho bệnh nhân, ví dụ đưa ra các điều trị thay thế tốt nhất cho số lượng lớn nhất bệnh nhân. Các  nội dung của buổi tập huấn giúp cho cán bộ nhân viên y tế tại bệnh viện từ Bác sỹ tới điều dưỡng đều nắm được những điểm mấu chốt giúp cho công tác chuyên môn từ hành chính tới chăm sóc , kê đơn đảm bảo chất lượng kết quả điều trị cũng như đảm bảo công tác thanh quyết toán bảo hiểm.
BVĐK Hà Đông: Khoa Cấp cứu khuyến cáo người dân chủ động phòng ngừa Đột quỵ bằng cách thường xuyên tầm soát sức khỏe và thay đổi lối sống lành mạnh
Thứ Tư 09/11/2022 11:09:06
Đột quỵ là một căn bệnh cấp tính. Đột quỵ xảy ra khi xuất hiện hiện tượng vỡ mạch máu não hoặc tắc mạch khiến dòng máu lên nuôi não bị ngưng trệ, không tuần hoàn. Nếu không được điều trị kịp thời, các tế bào trong não sẽ nhanh chóng bị ngừng hoạt động. Điều này có thể khiến cho người bệnh đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí là tử vong. Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. (Ảnh tư liệu) Ngày đột quỵ thế giới được tổ chức Đột quỵ thế giới (WSO) lấy là ngày 29/10 hàng năm và bắt đầu tổ chức thường niên vào năm 2006. Chủ đề của ngày Đột quỵ thế giới 2022 là “Năng lực cứu sống” (The power of saving). Ngày Đột quỵ thế giới là một cơ hội để nâng cao nhận thức về tính chất nghiêm trọng và tỷ lệ cao của đột quỵ và nói về những cách mà chúng ta có thể giảm gánh nặng đột quỵ thông qua nhận thức cộng đồng tốt hơn về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu của đột quỵ. Đây cũng là cơ hội để vận động hành động của các nhà hoạch định ở cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia, những điều cần thiết để cải thiện công tác phòng ngừa đột quỵ, tiếp cận điều trị cấp tính và hỗ trợ cho những người sống sót và người chăm sóc. Theo thống kế của WHO có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ mới mỗi năm. Trên thế giới, cứ bốn người trên 25 tuổi thì có một người sẽ trải qua một cơn đột quỵ trong cuộc đời của họ. Mỗi năm, hơn 62% tổng số ca đột quỵ xảy ra ở những người dưới 70 tuổi và 47% cơn đột quỵ xảy ra ở nam giới. Đối với năm 2021 và 2022, chiến dịch sẽ tập trung vào việc nâng cao nhận thức về các dấu hiệu của đột quỵ và nhu cầu tiếp cận kịp thời với điều trị đột quỵ chất lượng. BSCKII Nguyễn Thành Trung – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Hà Đông chia sẻ về vấn đề này. PV: Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã ứng dụng những kỹ thuật gì để cấp cứu các bệnh nhân đột quỵ? BSCKII Nguyễn Thành Trung: Trong những năm qua, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã điều trị thành công nhiều bệnh nhân đột quỵ. Cụ thể tính từ đầu năm 2022 đến nay khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã điều trị thành công cho 230 ca đột quỵ. Bệnh viện đã ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong cấp cứu đột quỵ như tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, khai thông mạch não bằng điều trị thuốc tiêu sợi huyết trong nhồi máu não cấp…cùng đội ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn, có kỹ năng cấp cứu người bệnh đột quỵ, thường xuyên được đào tạo, nâng cao tay nghề qua các hội thảo, tập huấn và thực hành tại các bệnh viện tuyến trung ương để nâng cao chất lượng điều trị, làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như tàn phế cho người bệnh. PV: Xin bác sĩ cho biết những dấu hiệu nhận biết tình trạng đột quỵ sớm? BSCKII Nguyễn Thành Trung: Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng đột quỵ sớm theo khuyến cáo của WHO: (F.A.S.T) Một là, khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó. Có thể bảo bệnh nhân cười và quan sát. Hai là, đột ngột cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Hãy bảo bệnh nhân giơ tay lên và so sánh, nếu hai tay không thể nâng qua đầu cùng lúc thì có khả năng người đó bị đột quỵ. Ba là, đột ngột nhức đầu dữ dội hay chóng mặt, bệnh nhân không yếu liệt chi nhưng không thể ngồi hay đi đứng được như người bình thường. Bốn là, đột ngột mất thị lực: Mờ mắt, nhìn không rõ Năm là, giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ. Có thể yêu cầu người đó nói những câu đơn giản, nếu không thể nhắc lại được thì người đó có dấu hiệu bị đột quỵ. PV: Những đối tượng nào có thể có nguy cơ bị đột quỵ, thưa bác sĩ? BSCKII Nguyễn Thành Trung: Bất kỳ ai cũng có thể có nguy cơ bị đột quỵ. Đặc biệt, những người có các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ bao gồm những người mắc bệnh tăng huyết áp; mắc bệnh đái tháo đường; rối loạn lipid máu; các bệnh lý tim mạch như bệnh van tim, rung nhĩ…; hẹp động mạch cảnh; bệnh hồng cầu hình liềm; rối loạn tăng đông; liên quan đến chế độ ăn, uống không hợp lý như ăn mặn, uống rượu; ít vận động; béo phì; dùng thuốc ngừa thai; hút thuốc lá hoặc lạm dụng thuốc: cocain, thuốc phiện, amphetamine; từng bị chấn thương đầu, cổ; có tiền sử gia đình bị đột quỵ... Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ hiếm gặp hoặc còn bàn cãi khác như tăng homocystein máu, mắc bệnh MELAS, CADASIL, rối loạn dễ chảy máu, phình mạch não… Đặc biệt, với những người đã từng bị đột quỵ, nguy cơ đột quỵ tái phát cao hơn người khỏe mạnh. PV: Xin bác sĩ cho biết, thời gian vàng cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân đột quỵ? BSCKII Nguyễn Thành Trung: Thời gian vàng “cấp cứu” cho người bệnh thuộc trường hợp thiếu máu não, từ khi khởi phát cơn đột quỵ đến 4,5 giờ hoặc 6 giờ đầu là áp dụng phương pháp sử dụng thuốc tan máu đông bằng cách tiêm qua đường tĩnh mạch rTPA. Trong vòng 6 giờ là áp dụng cho phương pháp can thiệp nội mạch lấy huyết khối. Qua cột mốc 6 giờ người bệnh có thể rơi vào hôn mê sâu, bị tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong do mạch máu không được khai thông kịp thời. Còn đối với trường hợp xuất huyết não thời gian vàng “cấp cứu” theo nguyên tắc chung cấp cứu càng sớm càng tốt trong 3 giờ đầu tiên. Phương pháp điều trị và hiệu quả tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí và mức độ xuất huyết. PV: Để chủ động phòng chống đột quỵ, bác sĩ có khuyến cáo gì tới người dân? BSCKII Nguyễn Thành Trung: Người dân có thể chủ động phòng ngừa đột quỵ bằng cách thường xuyên tầm soát sức khỏe để phát hiện các yếu tố bất thường. Việc tầm soát đột quỵ sẽ tìm các nguyên nhân tạo ra cục máu đông làm tắc mạch não hoặc nguyên nhân làm vỡ mạch não để theo dõi và điều trị kịp thời. Tầm soát đột quỵ nhằm kiểm soát và điều trị những bệnh mạn tính vốn là nguy cơ chính gây đột quỵ như điều trị tăng huyết áp; phát hiện sớm và điều trị bệnh tim; điều trị bệnh đái tháo đường; điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ; điều trị hẹp động mạch chủ có triệu chứng; điều trị chống kết tập tiểu cầu hoặc kháng đông tùy trường hợp... Đồng thời, để chủ động phòng chống đột quỵ, mọi người cần thay đổi lối sống như cai thuốc lá, cai rượu, giảm stress, có chế độ ăn lành mạnh, giảm mặn, giảm đường, giảm béo, duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, tập thể dục thường xuyên… Đặc biệt, người bệnh cần tuân thủ điều trị của bác sĩ với các bệnh lý nguy cơ và bệnh lý mạn tính. Thực hiện một cách nghiêm túc toàn bộ các chỉ định của thầy thuốc. Tuân thủ điều trị không chỉ giới hạn ở việc sử dụng thuốc mà còn phải tuân thủ tất cả các chỉ định khác của thầy thuốc, bao gồm chế độ sinh hoạt, tập luyện, ăn uống… Việc không tuân thủ điều trị các bệnh lý nguy cơ của đột quỵ không những làm gia tăng khả năng đột quỵ mà còn đẩy nhanh các biến chứng nặng nề như suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim …. Trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Xem Thêm

5 khuyến cáo để chủ động phòng, chống Cúm mùa
Thứ Tư 17/08/2022 09:23:47
Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 - 45 triệu trường hợp mắc cúm với khoảng trên 61.000 trường hợp tử vong do biến chứng viêm phổi do cúm. Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ... thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Hiện nay đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, do đó nhiều người mắc bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm mùa (bao gồm cả cúm A). Triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác, việc chẩn đoán và điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo: 1. Người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời. 2. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. 3. Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. 4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. 5. Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.    
Cúm A: Những điều cha mẹ cần biết
Thứ Hai 15/08/2022 09:31:01
Cúm A là gì? Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên. Các chủng virus cúm A phổ biến là A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9, Bệnh cúm A rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm thông thường do triệu chứng tương tự nhau, khó phân biệt.  Dấu hiệu nhận biết Thông thường, để nhận biết cúm A, người bệnh căn cứ vào các biểu hiện như: sốt, nhức đầu, đau mình, hắt hơi, chảy mũi. Nếu sốt cao hoặc không được xử trí đúng cách, người bệnh sẽ bị mất nước, li bì, rối loạn điện giải, một số trẻ thậm chí có dấu hiệu co giật. Ngoài ra, một số triệu chứng đi kèm với sốt do cúm A như viêm họng, hắt hơi, ho. Những trường hợp cúm A kéo dài, bệnh diễn biến nghiêm trọng có thể gây tức ngực, khó chịu và ho khan. Ở trẻ bị nhiễm cúm A, triệu chứng sốt thường phổ biến với trẻ dưới 24 tháng tuổi. Khi cúm A ở thể nhẹ, trẻ có thể sốt từ 38 độ trở lên, kèm theo nhức đầu, mỏi cơ, lười vận động, ho. Trong một số trường hợp, trẻ có thể nôn trớ nhiều lần, háo nước,… Trẻ mắc cúm A nghiêm trọng có thể bỏ bú, bỏ ăn, lòng bàn tay, gan bàn chân lạnh, thở nhanh, li bì. Một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, trẻ có thể sốt cao kèm co giật. Biến chứng: Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc cúm và nguy cơ cao gặp các biến chứng cúm do hệ miễn dịch còn chưa phát triển toàn diện. Đặc biệt, ở những trẻ có bệnh nền như hen suyễn, có bất thường về thần kinh, trẻ có bệnh mãn tính, tim mạch, bệnh về máu, nội tiết, thận, gan hoặc bệnh lý rối loạn chuyển hóa, thừa cân, sử dụng corticoid, aspirin hoặc hóa trị liệu kéo dài, trẻ nhiễm HIV thường có nguy cơ gặp những biến chứng cao hơn so với những đứa trẻ bình thường. Một số biến chứng có thể xảy ra khi trẻ mắc cúm A gồm: suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm màng não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát,… Những biến chứng do cúm A gây ra nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể gây tử vong. Khi nào cần đưa trẻ đến viện: Sốt cao từ 39 độ trở lên, không đáp ứng thuốc hạ sốt; Trẻ li bì, mệt mỏi, kém ăn, bỏ ăn, nôn trớ, chân tay lạnh; Co giật; Khó thở, thở nhanh. Cúm A lây lan như thế nào? Virus cúm A có thể lây truyền trực tiếp trong không khí thông qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các giọt bắn kèm theo virus thoát ra ngoài có thể tiếp cận người khác và lây truyền bệnh bằng việc hít phải hoặc chạm phải đồ vật có virus. Ngoài ra, một người có thể bị nhiễm cúm A khi: Sử dụng chung vật dụng sinh hoạt với người bị nhiễm bệnh (ly, chén, muỗng, khăn, quần áo,…) hoặc vô tình tiếp xúc với các đồ dùng trong nhà (nắm cửa, bàn, ghế,…) sau đó đưa lên mũi, miệng; Tiếp xúc với các động vật có nhiễm cúm như lợn, ngựa, gia cầm,… cũng có thể lây bệnh; Tập trung nơi đông người như trường học, công viên, nơi công sở,… cũng là điều kiện để virus lây lan nhanh chóng. Ai dễ bị cúm A? Đối tượng nào cũng có thể mắc cúm A, tuy nhiên một số trường hợp sau cần chú ý có nguy cơ mắc cao và diễn tiến nặng hơn: Trẻ em < 5 tuổi, trong đó trẻ em <2 tuổi có nguy cơ nhiễm cao nhất; Người lớn >65 tuổi; Những người có bệnh mãn tính: Tiểu đường, tim phổi, suy thận, suy gan và suy giảm miễn dịch; Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ; Bệnh nhân suy giảm khả năng nhận thức, rối loạn thần kinh, động kinh,…Những người làm việc ở môi trường đông người như trường học, bệnh viện, công sở có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Điều trị cúm A Đa số các loại cúm A có thể khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng cách. Đối với các trường hợp mắc cúm A, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại nhà, chỉ một số ít bệnh nhân chuyển biến nặng cần phải nhập viện. Điều trị tại nhà: Để người bệnh nghỉ ngơi nhiều nhất có thể; Vệ sinh mũi họng hàng ngày; Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ; Uống nhiều nước, ăn uống chế độ hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đồ ăn dễ tiêu hóa, hạn chế uống nước lạnh, Trẻ nhỏ dưới 6 tháng  tiếp tục bú mẹ nhiều bữa; Tắm nước ấm, mặc quần áo nhẹ, thông thoáng để giảm nhiệt độ cơ thể; Nếu trường hợp sau 7 ngày các triệu chứng vẫn chưa thuyên giảm, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời; Trong thời gian đó, người bệnh nên hạn chế ra ngoài những nơi công cộng hoặc tiếp xúc với nhiều người, nếu có thì phải mang khẩu trang y tế. Điều trị tại cơ sở y tế: Những trường hợp tiến triển nặng, người nhà cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở khám chữa bệnh để được điều trị kịp thời; Thuốc được chỉ định để điều trị cúm A không biến chứng cho trẻ trên 1 tuổi và người lớn là Tamiflu. Nếu thuốc được dùng trong 48 giờ, thời gian điều trị sẽ rút ngắn còn 1-3 ngày. Các trường hợp biến chứng nặng sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị cùng các loại thuốc kháng sinh khác; Lưu ý thuốc Tamiflu không phải là thuốc đặc trị chữa cúm A mà chỉ là thuốc hỗ trợ điều trị. Phòng ngừa cúm A Theo Bộ Y tế khuyến cáo nên thực hiện những biện pháp sau: Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc cúm: Nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh; Vệ sinh cá nhân cẩn thận: Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch cồn hoặc xà bông tiệt trùng sau khi cầm nắm đồ vật hoặc đến nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc người nghi mắc cúm, tránh tập trung nơi đông người trong mùa dịch; Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc với dung dịch sát khuẩn, mở cửa sổ thông thoáng; Tăng cường sức đề kháng bằng việc tập luyện thể dục, chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh; Tiêm vắc xin cúm đầy đủ, đúng lịch, nhất là các đối tượng có nguy cơ nhiễm cúm cao cần được tiêm phòng trước mùa dịch. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: Bs chuyên khoa II. Nguyễn Thị Thùy Dương
'Đổi gió' quan hệ tình dục tư thế lạ, nhiều quý ông 'gãy súng'
Thứ Tư 06/07/2022 10:40:38
   ThS.BSCII Nguyễn Quốc Đông - Phó Trưởng khoa Ngoại thận – Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, các bác sĩ tại đây đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu thành công cho 5 trường hợp bệnh nhân nam vỡ vật hang sau quan hệ tình dục sai tư thế. Các bệnh nhân có độ tuổi từ 28 – 45 tuổi.    Đa số các trường hợp trên vào viện trong tình trạng đái ra máu, sưng tím toàn bộ dương vật, tụ máu lớn vùng bìu tầng sinh môn. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị vỡ vật hang dương vật do quan hệ tình dục sai tư thế.    Điển hình là trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn T. ( 38 tuổi, địa chỉ Phú La, Hà Đông) vào viện với chẩn đoán vỡ vật hang được chỉ định mổ cấp cứu, xử lý khâu cân trắng vật hang. Sau phẫu thuật 5 đến ngày khâu lại vật hang thì bệnh nhân đã được xuất viện. Bs Đông thăm khám cho bệnh nhân T    ThS.BSCII Nguyễn Quốc Đông cho hay, nguyên nhân vỡ vật hang thường xảy ra lúc dương vật cương cứng cao độ. Chỉ cần một tác động nhẹ làm gập góc dương vật hoặc va chạm vào dương vật cũng đủ làm cho các lớp vỏ vật hang bị vỡ ra gây chảy máu từ vật hang ra ngoài:    Các tình huống có thể gây vỡ vật hang:   + Quan hệ tình dục vội vàng, lăn lộn nhiều vòng trong lúc quan hệ   + Quan hệ tư thế đặc biệt làm dương vật gập góc và gãy   + Tự bẻ dương vật   + Do bị đập vào vật cứng hoặc ngoại lực mạnh tác động vào lúc đang cương cứng...    Theo các bác sĩ, khi vật hang bị vỡ rách (rách lớp vỏ trắng) máu thoát ra ngoài gây máu tụ, dương vật biến dạng vẹo lệch, để lại những biến chứng như: cong vẹo dương vật, đái khó, đau khi cương, dẫn tới rối loạn cương dương, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống tình dục của người bệnh.    Đối với các bệnh nhân bị vỡ vật hang 6 tháng sau phẫu thuật, có thể bắt đầu duy trì được hoạt động quan hệ tình dục bình thường, Vì vậy, các quý ông cần cẩn trọng khi quan hệ tình dục, tránh những tư thế lạ và tư thế không an toàn cho "cậu nhỏ".    Khi có dấu hiệu gãy dương vật, không nên ngại ngùng, mà cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để can thiệp điều trị kịp thời nhằm giúp "cậu nhỏ" tránh những biến chứng, gây khó khăn cho việc xử trí và để lại những hậu quả sau này.
Viêm gan bí ẩn (viêm gan lạ): Triệu chứng và cách phòng ngừa
Thứ Hai 30/05/2022 09:28:16
Viêm gan bí ẩn là gì? Viêm gan bí ẩn là tình trạng gan bị viêm nhiễm chưa xác định rõ nguyên nhân ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Viêm gan gây ra do nhiều nguyên nhân, thường liên quan đến nhiễm virus, phổ biến nhất là 5 loại virus viêm gan chính gồm virus A, B, C, D và E, ngoài ra những nguyên nhân ít gặp như adenovirus, CMV, EBV… Nhưng trường hợp gần đây, hàng trăm ca viêm gan bí ẩn đang được ghi nhận, không có bệnh nhân nào được tìm thấy mắc một trong 5 loại virus viêm gan phổ biến. Hiện đang nghi vấn Adenovirus chính là thủ phạm gây ra hàng loạt ca mắc viêm gan bí ẩn trên toàn cầu. Viêm gan bí ấn xuất hiện ở đâu? Vào tháng 10 năm 2021, 5 bệnh nhi bị viêm gan không rõ nguyên nhân đã được xác định ở bệnh viện trẻ em ở Alabama (Mỹ).Năm đứa trẻ đều có kết quả âm tính với viêm gan A,B,C và dương tính với adenovirus, một virus phổ biến thường gây ra bệnh cảnh như cảm lạnh hoặc cúm, triệu chứng tiêu hóa dạ dày, ruột. Ngày 31/3/2022, Cơ quan an toàn y tế Anh (UKHSA) cảnh báo về tình trạng bệnh viêm gan bí ẩn khi 5 trường hợp viêm gan bí ẩn được ghi nhận ở Anh.Kể từ đó, Vương quốc Anh báo cáo tổng cộng 163 ca viêm gan bí ẩn, hơn nửa dương tính với adenovirut.Mỹ có số ca viêm gan bí ẩn ở trẻ em cao tiếp sau Anh, đến ngày 5 tháng 5 với 109 ca ở 25 tiểu bang, trong đó trên 50% số ca có liên quan đến Adenovirus. Khoảng 90% ca viêm gan loại này ở trẻ em phải nhập viện, 14% số ca cần phải ghép gan, và 5 ca tử vong, tiếp theo là Tây Ban Nha với 13 ca và Israel với 12 ca. Số lượng ca viêm gan bí ẩn nhỏ hơn cũng được ghi nhận ở Đan Mạch, Ireland, Hà Lan, Italia, Na Uy, Pháp, Romania và Bỉ. Đáng báo động, viêm gan lạ cũng lan đến Đông Nam Á khi Bộ Y tế Indonesia cho biết xác định 15 ca nhiễm, 3 bệnh nhi đã nhập viện và qua đời ở thủ đô Jakarta. Trước Indonesia, tại Singapore cũng đã xác nhận 1 trường hợp viêm gan cấp tính ở bệnh nhi 10 tháng tuổi. Đến ngày 19 tháng 5, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu cho biết số ca mắc bệnh viêm gan cấp và không rõ nguyên nhân ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên 621 trường hợp từ 34 quốc gia. Độ tuổi nhiễm viêm gan bí ẩn Đối tượng phổ biến mắchiện nay là trẻ em trong độ tuổi từ 1 tháng đến 16 tuổi không có bệnh kèm theo, hầu hết là dưới 10 tuổi và nhiều nhất là nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Đa số trẻ em mắc bệnh này trước đó đều khỏe mạnh.Một số trường hợp đã từng mắc Covid-19 hoặc nhiễm adenovirus trước đó.Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác căn nguyên bệnh viêm gan bí ẩn, tuy nhiên, giả thuyết hàng đầu là adenovirus (loại virus chứa DNA chuỗi kép, đường kính của virus từ 70-80nm, không có vỏ bọc bên ngoài). Adenovirus là loại virus rất phổ biến ở người, đặc biệt là trẻ em. Gần như mọi đứa trẻ đều bị nhiễm adenovirus ít nhất 1 lần trước 10 tuổi, thường gây cảm lạnh thông thường với các triệu chứng giống như cúm, hoặc gây bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày ruột cấp tính.. Trong đó, adenovirus type 41 chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa, là nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm dạ dày – ruột cấp tính ở trẻ em, điển hình là tiêu chảy, nôn ói và sốt, thường kèm theo các triệu chứng hô hấp. Virus Adeno được coi là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tiêu chảy trong các nghiên cứu về trẻ em nhập viện tại các nước phát triển, sau Rotavirus. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ viêm gan đều xét nghiệm dương tính adenovirus.Virus có thể gây viêm gan, song nó không phải nguyên nhân phổ biến nhất.“Việc adenovirus gây viêm gan không mới.Trước đây đã từng có những trường hợp nhiễm virus này ở trẻ suy giảm miễn dịch.Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ mắc cao hơn, gặp cả ở những trẻ khỏe mạnh”, các chuyên gia y tế hàng đầu cho hay. Cơ quan an toàn y tế Anh (UKHSA) cho biết bệnh viêm gan cấp tính bí ẩn có thể là chủng adenovirus đột biến mới, hoặc bệnh nhân nhiễm adenovirus kết hợp với một số yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn đồng nhiễm loại virus khác, sau đó tiến triển thành viêm gan. Đến nay, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em có liên quan gì tới Covid-19 và vắc xin Covid-19 hay không?Hiện, không có bằng chứng cho thấy vắc xin Covid-19 liên quan gì đến sự gia tăng đột biến các ca viêm gan. Ở Anh, nơi tập trung nhiều ca viêm gan nhất, không có trường hợp nào trong số này được tiêm vắc xin Covid-19, bởi trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chưa hề được tiêm phòng vắc xin Covid-19. Triệu chứng của bệnh viêm gan bí ẩn Triệu chứng phổ biến nhất là triệu chứng về tiêu hóa, bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, sốt, nước tiểu sẫm màu hay phân nhạt màu. Triệu chứng đặc trưng nhất cần cảnh giác là vàng da hay vàng mắt. Các xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy trẻ cũng có nồng độ men gan cao bất thường, dấu hiệu của tình trạng viêm, tổn thương gan. Cần nhận biết sớm các triệu chứng của viêm gan bao gồm: Sốt Mệt mỏi; Ăn mất ngon; Buồn nôn; Nôn mửa; Đau bụng; Nước tiểu đậm; Phân bạc màu; Đau khớp; Vàng da; Tăng nồng độ men gan (aspartate transaminase (AST) hoặc alanine aminotransaminase (ALT) trên 500 IU/L). Do adenovirus vừa lây theo đường hô hấp, đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp nên việc tuân thủ các biện pháp vệ sinh thông thường lây nhiễm theo đường hô hấp như đeo khẩu trang, không tụ tập, giữ khoảng cách là quan trọng. Phác đồ điều trị bệnh viêm gan lạ ở trẻ em hiện nay Hiện nay, vẫn chưa có phác đồ và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm gan lạ ở trẻ. Điều trị viêm gan do adenovirus gây ra chủ yếu vẫn là các biện pháp điều trị hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng phương pháp chẩn đoán và điều trị tốt ở trẻ có tình trạng viêm gan nặng là ghép gan để qua cơn nguy kịch. Những trường hợp nặng không được ghép gan đều tử vong. Vì vậy, việc phát hiện sớm triệu chứng rất có giá trị để can thiệp, điều trị cho trẻ. Nguồn tài liệu tham khảo: https://edition.cnn.com/2022/05/20/health/hepatitis-children-cases-rise/index.html https://vnvc.vn/viem-gan-bi-an/ https://www.cdc.gov/ncird/investigation/hepatitis-unknown-cause/overview-what-to-know.html https://www.who.int/emergencies/disease-outbreak-news/item/2022-DON376
Bệnh tay chân miệng – những dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh cha mẹ cần biết
Thứ Tư 25/05/2022 09:24:15
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, phần lớn thường diễn biến không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt, trẻ đột ngột tiến triển nặng và gặp phải biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời. Do đó, các bậc phụ huynh không nên chủ quan mà cần áp dụng các biện pháp để phòng tránh. Theo Bộ Y tế, trên hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã ghi nhận 5.545 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 1 ca tử vong tại Bình Thuận. Tình hình bệnh tay chân miệng đang có chiều hướng gia tăng, bùng phát mạnh thời gian gần đây. Theo thống kê đến giữa tháng 5/2022 đã có 30 bệnh nhi được chẩn đoán chân tay miệng đang điều trị Khoa Bệnh nhiệt đới, bệnh viện đa khoa Hà Đông, tăng mạnh hơn so với cùng kỳ năm trước. Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, phần lớn thường diễn biến không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt, trẻ đột ngột tiến triển nặng và gặp phải biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời. Do đó, các bậc phụ huynh không nên chủ quan mà cần áp dụng các biện pháp để phòng tránh. Theo Bộ Y tế, trên hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã ghi nhận 5.545 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 1 ca tử vong tại Bình Thuận. Tình hình bệnh tay chân miệng đang có chiều hướng gia tăng, bùng phát mạnh thời gian gần đây. Theo thống kê đến giữa tháng 5/2022 đã có 30 bệnh nhi được chẩn đoán chân tay miệng đang điều trị Khoa Bệnh nhiệt đới, bệnh viện đa khoa Hà Đông, tăng mạnh hơn so với cùng kỳ năm trước. Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Ở vùng khí hậu nhiệt đới bệnh thường xuất hiện vào mùa hè và đầu thu. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ mắc tay chân miệng tăng cao từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Thời điểm này đang là những tháng cao điểm của dịch bệnh, do ảnh hưởng từ dịch Covid – 19 làm đẩy lùi thời gian đến trường của học sinh. Các em tập trung đông trở lại học tập sau thời gian dài nghỉ dịch trong điều kiện vệ sinh lớp học chưa đảm bảo là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát, lây lan”, Bác sĩ Trần Kim Anh – Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới cho biết. Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước hoặc phân của người nhiễm bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Do đó, những trẻ học lớp mầm non, mẫu giáo có nguy cơ nhiễm bệnh rất lớn vì trong quá trình học tập, vui chơi, trẻ có thể bị lây chéo qua đường miệng do chơi cùng các đồ chơi và thói quen ngậm đồ chơi vào miệng. Do mức độ lưu hành rộng của các virus ruột, phụ nữ có thai cũng có thể nhiễm bệnh. Nhiễm virus đường ruột trong thai kỳ thường gây nên bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng. Tuy nhiên nếu thai phụ nhiễm bệnh trong một thời gian ngắn trước khi sinh có thể truyền virus cho trẻ sơ sinh. Đa số trẻ này chỉ biểu hiện nhẹ nhưng nếu bệnh xuất hiện trong hai tuần đầu sau sinh thường có nguy cơ rối loạn chức năng gan, phổi, não, tỷ lệ tử vong cao. Anh cho biết: Thời gian ủ bệnh tay chân miệng trong khoảng 3 – 7 ngày, không triệu chứng. Dấu hiệu đặc trưng nhận biết bệnh tay chân miệng ở giai đoạn khởi phát là sốt nhẹ 37,5 – 38 độ C, đi ngoài phân lỏng hoặc nát 1-3 lần/ngày, trẻ quấy khóc, biếng ăn, kém linh hoạt, đau họng. Giai đoạn toàn phát, trẻ có biểu hiện loét miệng, niêm mạc má, lợi, lưỡi xuất hiện chấm đỏ hình thành các phỏng nước, phát ban dạng phỏng nước trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, sốt nhẹ, nôn. Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.  Bệnh tay chân miệng có một thể lâm sàng gọi là tối cấp diễn tiến rất nhanh với các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong vòng 24-48 giờ. Bệnh tay chân miệng được phân thành 4 cấp độ bệnh từ nhẹ đến nặng lần lượt là I, II, III,IV. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng độ nhẹ nhất (độ I) với dấu hiệu chỉ loét miệng và tổn thương da có thể điều trị tại nhà, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và hạ sốt cao bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ, cho trẻ nghỉ ngơi yên tĩnh, tránh kích thích. Khi trẻ sốt cao trên 39 độ, thở nhanh, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều, đi loạng choạng, da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh thì phụ huynh cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị. Những sai lầm thường gặp của cha mẹ khi điều trị tay chân miệng tại nhà cho trẻ? Về vấn đề này, bác sĩ cho biết: “Khai thác tiền sử trường hợp bệnh nhi nhập viện tay chân miệng tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, trước khi bé nhập viện bị sốt nhẹ 3 ngày đầu tiên khoảng 37,8 độ, bố mẹ đã cho các bé dùng kháng sinh, hạ sốt, chống nôn. Việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh tay chân miệng do virus gây ra là không đúng vì kháng sinh chỉ có tác dụng điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra. Trường hợp các bé mắc tay chân miệng mà kết quả xét nghiệm có viêm nhiễm do vi khuẩn thì bác sĩ mới cân nhắc kê kháng sinh điều trị. Vì vậy, thay vì tự ý mua thuốc điều trị tại nhà, ngay khi các bé khi có dấu hiệu bệnh tay chân miệng, cha mẹ nên đưa bé đến khám tại cơ sở y tế để xác định mức độ diễn biến của bệnh, nghe tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp từ bác sĩ chuyên khoa. Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng mà chỉ điều trị triệu chứng và đề phòng các biến chứng nặng của bệnh. Do vậy, vấn đề vệ sinh là biện pháp phòng ngừa tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ trước dịch bệnh và hạn chế dịch bệnh lây lan. Cụ thể: Người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt), trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ… Đồng thời hướng dẫn trẻ thực hiện rửa tay đúng cách hàng ngày. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa. Thực hiện ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi. Cách ly trẻ bệnh tại nhà; Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh... Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có thể điều trị tại nhà theo phác đồ của Bác sĩ. Bệnh thường tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng khác. Vì vậy, bố mẹ cần đưa trẻ thăm khám càng sớm càng tốt khi có các dấu hiệu bất thường.
Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp
Thứ Sáu 20/05/2022 09:25:44
Đặc điểm của bệnh nhân tăng huyết áp là tiến triển kéo dài và ngày càng nặng dần nếu không được điều trị và chăm sóc tốt. Bệnh để lại di chứng rất nặng và có thể tử vong do những biến chứng của bệnh hoặc do tai biến điều trị. Vì thế bệnh nhân tăng huyết áp và gia đình cần phải biết các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi làm tăng huyết áp cũng như cách phát hiện các biến chứng tăng huyết áp, cách phòng, điều trị và theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp.  Về chăm sóc cơ bản Nên để bệnh nhân nghỉ ngơi, tránh gắng sức, căng thẳng, thức đêm. Nên tập thể dục nhẹ, đi bộ thư giãn, bơi lội. Ăn uống đủ năng lượng, nhiều sinh tố và hạn chế muối dưới 5g muối, hạn chế mỡ, các chất béo động vật, kiêng rượu, thuốc lá, chè đặc, nên ăn nhiều hoa quả tươi. Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho bệnh nhân . Ngoài ra nên tránh các yếu tố kích thích cho người bệnh. Bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng bệnh tật. Hướng dẫn bệnh nhân cách tự theo dõi các tác dụng phụ của thuốc. Đồng thời nhân viên y tế theo dõi các vấn đề sau: -Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở. -Tình trạng tổn thương mắt, thận và tim mạch.Các biến chứng của tăng huyết áp.-Tình trạng sử dụng thuốc và các biến chứng do thuốc gây ra, đặc biệt chú ý các thuốc có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng hay các thuốc hạ huyết áp mạnh. -Một số xét nghiệm như: bilan lipid máu, công thức máu, ure và creatinin máu điện tim, siêu âm tim và chụp X quang tim phổi, soi đáy mắt…  Giáo dục sức khoẻ  Giáo dục cho bệnh nhân và gia đình về các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi làm tăng huyết áp Dự phòng cấp I: đối với những người chưa bị tăng huyết áp cần lưu ý vấn đề sinh hoạt hàng ngày nhất là các thói quen có hại sức khỏe phải khám định kỳ để phát hiện tăng huyết áp hay các bệnh liên quan. Trong đối tượng này chú ý đến những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao cho dù những lần đầu chưa phát hiện tăng huyết áp nhưng cần trao đổi tuyên truyền để phối hợp dự phòng cùng nhân viên y tế tuyến trước. Dự phòng cấp II: đối với người đã tăng huyết áp, cần phải chặt chẽ hơn nữa trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi theo dõi huyết áp đều đặn và có kế hoạch điều trị ngoại trú để theo dõi tiến triển, tác dụng phụ của thuốc. Cần chú ý yếu tố kinh tế trong điều trị vì đây là một liệu trình lâu dài, tốn kém. Có 6 cách phòng bệnh ngay từ đầu: Tránh béo phì. Tăng hoạt động thể lực. Thay đổi lượng muối trong chế độ ăn (< 2,4g/ngày tương đương với khoảng 6g muối ăn natri clorid). Thay đổi lượng rượu bia đối với những người uống quá nhiều. ủy ban quốc gia Hoa Kỳ về phòng chống tăng huyết áp JNC-VI khuyên mỗi ngày chỉ nên uống không quá 1 ounce đối với nam và 1/2 ounce đối với nữ (1 ounce khoảng 29,6 ml rượu whisky). Bỏ hút thuốc lá. Theo dõi huyết áp. Bệnh nhân thay đổi lối sống: Giảm cân nếu quá cân. Hạn chế uống rượu: trong mỗi ngày uống không quá 30 ml ethanol, tương đương 720 ml bia, 300 ml rượu vang, 60 ml whisky đối với nam giới, nữ giới và người nhẹ cân uống bằng một nửa nam giới. Tăng hoạt động thể lực: 30-40 phút hàng ngày. Giảm lượng muối ăn vào. Duy trì đủ chế độ kali qua chế độ ăn ư Duy trì calci và magnesi cần thiết. Ngừng hút thuốc lá. Giảm ăn các chất béo và mỡ bão hòa.
Bóc tách khối u buồng trứng nặng 2,6kg cho bệnh nhân có nhiều bệnh nền
Thứ Ba 29/11/2022 11:15:33
Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật cắt bỏ thành công khối u khổng lồ trong ổ bụng của bệnh nhân V.T.H. (50 tuổi, trú tại Thanh Oai, Hà Nội). Khối u nặng 2,6kg được bóc tách thành công.  Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường điều trị không thường xuyên, đã cắt u nang buồng trứng trái. Bệnh nhân đi khám vì mệt mỏi, chán ăn, đại tiện khó, bụng to dần và nhập viện trong tình trạng: tỉnh táo, thể trạng gầy, xanh xao, suy kiệt. Bụng chướng to, có khối lớn chiếm toàn bộ ổ bụng, mật độ chắc, di động hạn chế. Các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân làm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định tình trạng bệnh. Kết quả các xét nghiệm cho thấy đây là 1 ca bệnh khó. Khối u to liên quan đến các mạch máu lớn và đè đẩy nhiều tạng trong ổ bụng, trên nền bệnh nhân thể trạng gầy yếu, suy kiệt, nhiều bệnh lý kèm theo. Các bác sĩ tiến hành ca mổ lấy khối u cho bệnh nhân.  Ngay sau đó, bệnh nhân được chuyển phẫu thuật, dưới sự phối hợp của các bác sĩ Khoa Ngoại tiêu hóa và Khoa Gây mê - Hồi sức, sau 4 tiếng phẫu thuật cắt khối u, các bác sĩ đã lấy ra trong bụng bệnh nhân 1 khối u nặng 2,6kg với kích thước 19x18cm chiếm hết ổ bụng, đè đẩy mạnh ruột non, đại tràng, trực tràng, niệu quản, bàng quang. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân phải truyền 10 đơn vị máu. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân khó đại tiện, đi tiểu liên tục. Ngoài ra khối u ở sát các mạch máu lớn sau phúc mạc, khiến cho việc phẫu tích rất khó khăn và mất máu nhiều. Sau phẫu thuật 5 ngày, sức khỏe của bệnh nhân tiến triển tốt, tỉnh táo, bụng mềm, vết mổ khô, ăn uống tốt, cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều và đã có thể tự đi lại, đại tiểu tiện bình thường. Hiện bệnh nhân đang tiếp tục được theo dõi và điều trị hậu phẫu. Các bác sĩ khuyến cáo: Hiện nay đời sống của mọi người đã được nâng cao, tuy nhiên tỷ lệ đi khám định kỳ còn thấp, kể cả các khu vực có dân trí và nhận thức tốt. Nhiều bệnh nhân vào viện trong tình trạng bệnh nặng, nhiều bệnh phối hợp khiến quá trình điều trị khó khăn, kết quả hạn chế, nhiều nguy cơ rủi ro, tai biến. Do đó, mỗi người đều nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để tầm soát, phát hiện và điều trị kịp thời, tránh để bệnh nặng, phát hiện muộn.
BVĐK Hà Đông tổ chức sinh hoạt khoa học tháng 10 với chuyên đề giải phẫu bệnh và quản lý giám sát sử dụng thuốc
Thứ Sáu 14/10/2022 15:43:34
Sinh hoạt khoa học là hoạt động định kì với mục tiêu nâng cao kiến thức chuyên môn, hướng tới đẩy mạnh chất lượng phục vụ khám chữa bệnh của các y bác sĩ, đồng thời tạo môi trường sinh hoạt khoa học, trao đổi, trau dồi kĩ năng, áp dụng thực tế lâm sàng cho các khoa phòng trong toàn bệnh viện. Buổi sinh hoạt khoa học tháng 10 diễn ra chiều ngày 11/10/2022 với 02chuyên đề: Chuyên đề 1:Th.S Vũ Ngọc Hà- Khoa GPB trình bày nội dung: Xét nghiệm tế bào trong giải phẫu bệnh. Những điều lưu ý trong lâm sàng để có được bệnh phẩm tế bào đạt tiêu chuẩn. Các xét nghiệm tế bào đang được triển khai tại bệnh viện. Cách xử lý trong từng trường hợp cần đến kết quả chuyên sâu và cần kết quả sớm cho chuẩn đoán. Chuyên đề 2: Dược sỹ Nguyễn Thị  Châm khoa Dược trình bày các nội dung trong quản lý giám sát sử dụng thuốc trong bệnh viện, nêu các điển hình ca bệnh đồng thời cập nhật thông tư 04/2022 Mặc dù thời lượng sinh hoạt khoa học không dài nhưng nội dung các bài cáo cáo được đánh giá rất có chất lượng cũng như tính ứng dụng cao. Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra và đã được các báo cáo viên giải đáp cụ thể trong phần thảo luận. Thông qua đó sẽ giúp cho các y bác sỹ có được sự chủ động trong chẩn đoán và phối hợp điều trị bệnh cho bệnh nhân. Sau đây là một số hình ảnh thảo luận tại buổi sinh hoạt :                                                 CBNV tại buổi sinh hoạt
Giải phẫu bệnh: Phương pháp quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các tế bào ung thư
Thứ Năm 13/10/2022 07:32:30
Nhân một ca bệnh hiếm gặp của Bệnh nhân Trịnh Thị H., nữ, 42 tuổi ( Hà Đông, Hà Nội) tiền sử khỏe mạnh vào viện vì đau âm ỉ hố chậu phải, kèm sốt 2 ngày. Khám lâm sàng cho thấy Hội chứng nhiễm trùng, phản ứng thành bụng hố chậu phải, ấn điểm MacBurney đau, bênh nhận được chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng kết quả công thức máu bạch cầu tăng 13,2 x 109/l, trong đó bạch cầu đa nhân trung tính chiếm 76%; CRP 176,4mg/l; huyết sắc tố 109g/l, không có rối loạn đông máu, βHCG < 2,3. Siêu âm ổ bụng cho thấy hình ảnh ruột thừa viêm. Bệnh nhân được chẩn đoán là viêm ruột thừa cấp, được tiến hành mổ mở, cắt ruột thừa và gửi bệnh phẩm (ruột thừa)  cho khoa Giải phẫu bệnh. Đoạn ruột thừa dài 5,5cm, đường kính lớn nhất 1,3cm, ruột thừa hoại tử tím đen, bề mặt sung huyết, xuất huyết, nhiều giả mạc. Sát đầu ruột thừa có khối u kích thước 1,3x1,2x1,2 cm, giới hạn khá rõ, cắt qua khá chắc, diện cắt trắng vàng.  Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ là u thần kinh nội tiết ruột thừa. Dưới đây là y văn về bệnh lý hiếm gặp này. Hình ảnh vi thể: Vùng ruột thừa lành có tổn thương điển hình của viêm ruột thừa mủ, viêm phúc mạc ruột thừa với lớp biểu mô hoại tử bong tróc, lòng ruột thừa và thành ruột thừa xâm nhiễm nhiều bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa, các mạch máu sung huyết, xuất huyết. Mô u gồm: các dây tế bào, các ổ tế bào nhỏ gợi cấu trúc tuyến, có nơi là các ổ lớn, trung tâm chứa dịch phù. Mô u xâm lấn toàn bộ các lớp thành ruột thừa. Ở vật kính lớn, các tế bào u có nhân tròn, chất nhiếm sắc dạng hạt muối tiêu, bào tương hẹp, hiếm thấy nhân chia trên tiêu bản nhuộm HE. Kết luận Giải phẫu bệnh: Hướng tới u thần kinh nội tiết/viêm ruột thừa mủ, viêm phúc mạc ruột thừa; đề nghị nhuộm hóa mô miễn dịch để chẩn đoán xác định. Kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch: Synaptophysin, Chromogranin A (+) lan tỏa, Ki67 (+) <2%, CK7, CK20, Napsin A, TTF1 âm tính Chẩn đoán xác định: U thần kinh nội tiết ở ruột thừa, Độ mô học 1.B Từ những phân tích về giải phẫu bệnh U thần kinh nội tiết ở ruột thừa giúp các bác sĩ lâm sàng đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh. Đặc biệt là không bỏ xót các bệnh lý khác và đưa ra số lần bệnh nhân cần định kỳ khám lại kịp thời điều trị  bệnh và  đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người bệnh tốt hơn.   Dưới đây là một số hình ảnh tiêu biểu thực hiện giải phẫu bệnh về bệnh phẩm của bệnh nhân:  
Tình người cứu sống và chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân nặng không có người thân
Thứ Tư 12/10/2022 07:30:19
Vừa qua, Khoa Ngoại Thần kinh - Lồng ngực, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã phẫu thuật thành công lấy máu tụ dưới màng cứng cho  bệnh nhân V.H. T 33 tuổi – Điện Biên bị tai nạn giao thông. Đây là ca bệnh phức tạp, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn do bệnh nhân nhiễm HIV. BSCKII Nguyễn Quang Phú - Trưởng khoa Ngoại Thần kinh - Lồng ngực cho biết: Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, hôn mê sâu, không có người nhà đi cùng, không có giấy tờ tùy thân. Các bác sỹ, điều dưỡng của Khoa Ngoại Thần kinh - Lồng ngực và Đơn nguyên Cấp cứu ngoại đã khẩn trương tiến hành hồi sức, làm các xét nghiệm cơ bản. Bệnh nhân được chẩn đoán máu tụ ngoài màng cứng thái dương - trán trái, dập não trán thái dương phải và chuyển mổ cấp cứu ngay sau đó.Ca phẫu thuật diễn ra trong 2 giờ. Trong quá trình hậu phẫu, bệnh nhân được phát hiện dương tính với HIV. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo và cung cấp thông tin cho bệnh viện về gia đình của mình; bệnh viện thông báo cho gia đình nhưng người thân không đến nhận. Xác định được hoàn cảnh bệnh nhân, và mối nguy cơ các bác sĩ, điều dưỡng trong kíp mổ có khả năng lây nhiễm HIV rất cao vì bệnh nhân nhập viện trong tình trạng phải cấp cứu ngay, Ban lãnh đạo khoa Thần kinh Lồng ngực đã báo cáo Ban lãnh đạo Bệnh viện để xin ý kiến chỉ đạo tốt nhất cho bệnh nhân. Tiếp nối truyền thống “Lương y như từ mẫu”, với bề dày lịch sử hơn 100 năm, Lãnh đạo Bệnh viện, Lãnh đạo khoa và tập thể điều dưỡng trong Khoa Ngoại Thần kinh - Lồng Ngực, trực tiếp là Thạc sỹ Đoàn Văn Thủy- Điều dưỡng trưởng đã thực hiện công tác chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân, cụ thể: thay đổi tư thế thường xuyên cho người bệnh để tránh teo cơ, cứng khớp, phòng chống loét;  luyện tập hít thở sâu để giảm nguy cơ viêm phổi; phối hợp với phòng Công tác xã hội, Khoa Dinh dưỡng thực hiện suất ăn đặc biệt hằng ngày cho bệnh nhân… Thạc sỹ Đoàn Văn Thủy- Điều dưỡng trưởng thực hiện công tác chăm sóc toàn diện cho bệnh nhâ Qua 12 ngày chăm sóc chu đáo và điều trị tích cực sau phẫu thuật, bệnh nhân đã nói chuyện được, đi lại, tự mình xúc ăn và có thể xuất viện trong vài ngày tới. Sức khỏe của bệnh nhân T bình phục sau 12 ngày được bệnh viện cứu sống và chăm sóc toàn diện khi không có người thân bên cạnh
Hội thảo khoa học chuyên đề về " Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và Hen phế quản"
Thứ Sáu 30/09/2022 11:15:55
Nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và dự phòng bệnh COPD và Hen phế quản cho đội ngũ bác sỹ trong toàn bệnh viện. Chiều ngày 27/9/2022, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức tổ chức hội thảo khoa học với chuyên đề về " Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và Hen phế quản" với sự tham dự và chủ trì của Ts.Bs Nguyễn Văn Thắng - Phó Giám đốc bệnh viện và hơn 70 học viên là các bác sỹ đang công tác tại các khoa lâm sàng trong toàn bệnh viện. Phát biểu tại Hội nghị, Ts.Bs Nguyễn Văn Thắng – Phó giám đốc bệnh viện, Chủ toạ Hội nghị cho biết: “Công tác tăng cường tuân thủ quản lý, cập nhật chẩn đoán và điều trị hen phế quản tại bệnh viện đa khoa Hà Đông là việc làm rất quan trọng và cần thiết trong bối cảnh Hen và COPD đang là các bệnh hô hấp mạn tính đứng hàng đầu trong mô hình bệnh tật và là gánh nặng cho y tế và xã hội. Chăm sóc y tế cho hai bệnh lý này đã được cải thiện nhiều trong những năm gần đây do các tiến bộ về chẩn đoán, thuốc điều trị và các biện pháp điều trị không dùng thuốc. Vấn đề tuân thủ điều trị trong hen và COPD luôn diễn biến phức tạp, không chỉ nằm trong phạm vi thầy thuốc - thuốc - người bệnh. Đây là thực tế chung mang tính toàn cầu và luôn cần sự chung tay, giúp sức của cả cộng đồng. Qua hội thảo khoa học lần này, đồng chí Phó Giám đốc cũng yêu cầu các học viên nâng cao ý thức tìm hiểu, học tập và trao đổi kinh nghiệm điều trị các ca bệnh Hen phế quản trên thực tế... Từ đó giúp xây dựng các chiến lược kiểm soát hen toàn diện tại bệnh viện”. Tại Hội thảo, các học viên đã được cập nhật các kiến thức về "chẩn đoán và điều trị Hen phế quản" do Ths.Bs Nguyễn Ngọc Hải - Bệnh viện Bạch Mai trình bày. Ths.Bs Nguyễn Ngọc Hải - Bệnh viện Bạch Mai trình bày tại Hội nghị Theo đó, Hen phế quản và COPD hiện nay đang khá phổ biến trong các bệnh về hô hấp, nó là gánh nặng bệnh tật không nhỏ đối với chăm sóc y tế. Theo GOLD 2022, COPD là một trong ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, với hen phế quản ước tính có 235 triệu người mắc và có khoảng 420.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Điều đáng nói là đa phần các ca tử vong do hen có thể phòng tránh được nếu được chăm sóc y tế kịp thời, sử dụng thuốc cũng như các dụng cụ hỗ trợ đúng cách... Hen là một bệnh lý đa dạng, thường đặc trưng bởi tình trạng viêm đường thở mạn tính. Hen được xác định bởi tiền sử của các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và về cường độ, cùng với sự tắc nghẽn có dao động của luồng khí thở ra... Hội thảo đã nhận được nhiều chia sẻ, thảo luận trao đổi nhiều nội dung hữu ích trong điều trị, tư vấn, hỗ trợ bệnh nhân COPD, hen phế quản trong quản lý bệnh nhân, thực hành sử dụng thuốc. Qua buổi hội thảo, các bác sĩ có được cái nhìn đúng và mới nhất về Hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, qua đó có thể khám sàng lọc, chẩn đoán chính xác và điều trị có hiệu quả cho bệnh nhân; góp phần làm giảm tỷ lệ tái phát cũng như gánh nặng bệnh tật cho xã hội. Một số hình ảnh tại Hội nghị:
Sinh hoạt khoa học tháng 9 với các chuyê đề về " Siêu âm đàn hồi mô và Tâm thần"
Thứ Sáu 16/09/2022 08:54:51
Sinh hoạt khoa học là hoạt động định kì với mục tiêu nâng cao kiến thức chuyên môn, hướng tới đẩy mạnh chất lượng phục vụ khám chữa bệnh của các y bác sĩ, đồng thời tạo môi trường sinh hoạt khoa học, trao đổi, trau dồi kĩ năng, áp dụng thực tế lâm sàng cho các khoa phòng trong toàn bệnh viện. Chiều ngày 13/9/2022 bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức buổi sinh hoạt khoa học tháng 9 cho đội ngũ bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên các khoa phòng bệnh viện, với 03 chuyên đề: Giới thiệu siêu âm đàn hồi mô của bác sĩ Nguyễn Thị Điệp khoa Chẩn đoán hình ảnh; Rối loạn tâm thần thực tổn và chuyên đề Trắc nghiệm tâm lý trong tâm thần học của bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Thu khoa Nội tổng hợp. Các học viên tham gia chăm chú nghe các báo cáo viên trình bày các chuyên đề           Ở phần báo cáo đầu tiên, bác sĩ Nguyễn Thị Điệp giới thiệu về siêu âm đàn hồi mô(ARFI). ARFI là kỹ thuật siêu âm đàn hồi không xâm lấn, đánh giá độ cứng của gan. ARFI được sử dụng trên máy siêu âm thông thường nhu một Mode siêu âm đã quen thuộc như B mode, Doppler…Siêu âm đàn hôi mô có thể sử dụng rộng rãi trong: Khám sức khỏe định kỳ; Bệnh nhân có viêm gan; Bệnh lý gan mỡ không do rượu; Bệnh nhân xơ gan; Sêu âm đàn hồi áp dụng đơn giản, chi phí không cao, kết quả khá tương đồn giữa mỗi lần thăm khá khác nhau và giữa mỗi người khám. Siêu âm đàn hồi làm tăng khả năng bà độ tự tin khi khám các bệnh gan mạn tính. Nhược điểm: hạn chế đánh giá mô ở sâu ( >8cm), gây nhiễu của chuyển động cơ thể khi đo. Siêu âm đàn hồi mô tuyến giáp và tuyến vú: Tổn thương tuyến giáp và tuyến vú khá thường gặp ( TG: >33% ở người trưởng thành và > 50 % ở người >65 tuổi). Siêu âm có độ chính xác cao trong phát hiện các nốt tổn thương ở tuyến giáp và tuyến vú. Tuy nhiên siêu âm không có giá trị cao trong dự báo tổn thương ác tính. Đặc điểm hình ảnh trên B- Mode gồm: bờ, ranh giới, trục của tổn thương, thành phần vôi hóa, vi vôi hóa, đặc điểm siêu âm Doppler dự báo nguy cơ ác tính (Đánh giá mức độ theo TI – RADS và BI-RADS), có độ nhạy (52-97%) và độ đặc hiệu ( 26-83%). FNA: là phương pháp được lựa chọn để chẩn đoán nhưng tỷ lệ dương tính không cao. Tỷ lệ âm tính giả FNA tuyến giáp 10,2%, có thể giảm xuống 4,5 % khi FNA lần 2 ( được chỉ định khi siêu âm có nghi ngờ). Siêu âm đàn hồi mô chính thức là một trong những tiêu chuẩn đánh giá phân độ TI – RADS và BI-RADS.  Giúp tăng độ chính xác cho phân độ TI – RADS và BI-RADS à Tăng độ chính xác cho chỉ định FNA. Định hướng vị trí chọc trên FNA. Bác sĩ Nguyễn Thị Điệp trình bày chuyên đề “ Giới thiệu siêu âm đàn hồi mô” Ngay sau phần báo cáo của bác sĩ Điệp, là các chuyên đề về tâm thần của bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Thu khoa Nội tổng hợp, qua phần báo cáo của bác sĩ Thu, cho chúng ta thấy bức tranh đầy đủ về tâm thần, trong đó có rối loạn tâm thần thực thể và phân tích trách nghiệm tâm lý trong tâm thần học cụ thể: Rối loạn tâm thần thực tổn là những  RLTT liên quan trực tiếp đến những tổn thương thực thể não, mà nguyên nhân là: Bệnh của não (u não, viêm não, thoái hoá...) hay bệnh ngoài não (bệnh nội khoa, nội tiết, nhiễm trùng, nhiễm độc, rối loạn chuyển hoá...) ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ. Phát sinh và diễn biến phụ thuộc vào bệnh chính, bệnh cơ thể, phụ thuộc vào mức độ tổn thương nặng nhẹ và vị trí tổn thương thực thể não cục bộ hay lan toả. Trắc nghiệm tâm lý trong tâm thần học là một hệ thống biện pháp được chuẩn hóa về kỹ thuật, nội dung và qui trình thực hiện. Trắc nghiệm tâm lý đánh giá hành vi và kết quả hoạt động của một người/một nhóm người, cung cấp một chỉ báo về tâm lý (trí lực, cảm xúc, năng lực, nét nhân cách…) trên cơ sở đối chiếu với một thang đo đã được tiêu chuẩn hóa hoặc với một hệ thống phân loại trên những nhóm mẫu khác nhau về phương diện xã hội. Bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Thu trình bày các chuyên đề về Tâm thần tại buổi sinh hoạt Các bài báo cáo đã thu hút sự quan tâm của các học viên, mặc dù thời lượng sinh hoạt khoa học không dài nhưng nội dung các bài cáo cáo được đánh giá rất có chất lượng cũng như tính ứng dụng cao. Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra và đã được các báo cáo viên giải đáp cụ thể trong phần thảo luận. Thông qua đó sẽ giúp cho các y bác sỹ có được sự chủ động trong chẩn đoán và phối hợp điều trị bệnh cho bệnh nhân.
Sinh hoạt khoa học tháng 8
Thứ Hai 15/08/2022 09:12:48
Với mục đích nâng cao kiến thức chuyên môn cho toàn thể bác sĩ trong bệnh viện, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh, bên cạnh đó tạo môi trường sinh hoạt khoa học, tiền đề cho các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn. Chiều ngày 09/08/2022, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức Sinh hoạt khoa học tháng 8 cho các bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng đại điện các khoa phòng trong toàn bệnh viện. Mở đầu  là chuyên đề "Lọc màng bụng" của Bs Trần Văn Phú - Khoa Nội thận tiết niệu: Suy thận mạn là gì? Suy thận mạn là tình trạng suy giảm từ từ và không hồi phục chức năng thận; Giai đoạn bệnh thận mạn (BTM): Tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm chức năng thận; Các giai đoạn bệnh thận mạn: từ giai đoạn 1-5 và giai đoạn 5 còn gọi là suy thận mạn (STM). Lọc màng bụng là gì? Màng bụng là lớp màng lót mặt trong ổ bụng và bao phủ các nội tạng của cơ thể; Màng bụng là một màng bán thấm cho phép nước và các chất hoà tan đi qua; Lọc màng bụng sử dụng chính màng bụng của cơ thể để lọc các chất cặn bã và nước thừa ra khỏi cơ thể; Lọc màng bụng là một phương pháp loại bỏ chất hòa tan và dịch tương đối “chậm”, nhưng liên tục, do đó sinh hóa máu và cân bằng dịch được giữ ổn định... Tại chuyên đề thứ 2 Bs Vương Danh Chính - Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức đã “So sánh tỷ lệ đau đầu sau gây tê tủy sống để mổ lấy thai của Kim QUINCKE G25 Kim QUINCKE G27 và Kim WHITACRE G27" cho thấy Sử dụng kim Whitacre G27 gây tê tủy sống mổ lấy thai làm giảm tỷ lệ đau đầu so với sử dụng kim Quincke G25 và kim Quincke G27; Sử dụng phối hợp Acetaminophen và caffeine (Panadol Extral)trong điều trị đau đầu sau gây tê tủy sống,dễ sử dụng, an toàn, hiệu quả. Cuối cùng là chuyên đề về “Phương pháp chẩn đoán điện cơ ứng dụng trong lâm sàng chẩn đoán bệnh lý thần kinh cơ tại BVĐKHĐ" của Bs Nguyễn Thị Hoài Thu - Khoa Nội tổng hợp. Chẩn đoán điện thường được gọi với tên điện cơ, điện cơ đồ, điện sinh lý thần kinh-cơ. Đây là phương pháp ghi lại hoạt động điện của các tế bào thần kinh và tế bào cơ, phát hiện các bất thường hoạt động điện giúp cho chẩn đoán bệnh lý thần kinh ngoại biên, bệnh lý cơ và khớp thần kinh-cơ (synap thần kinh-cơ). Hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh trung ương (bao gồm não và tủy sống) và hệ thần kinh ngoại biên (bao gồm các tế bào nằm ở sừng trước tủy, rễ thần kinh, dây thần kinh). Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm các đường (dây/sợi trục) dẫn truyền cảm giác và dẫn truyền vận động. Chức năng vận động và cảm giác ngoại biên bình thường dựa trên sự toàn vẹn hệ thống vận động ngoại biên (bao gồm tế bào vận động nằm ở sừng trước tủy-rễ và dây thần kinh vận động-khớp thần kinh cơ và tế bào cơ), và hệ thống cảm giác ngoại biên (bao gồm thụ cảm thể cảm giác trên da-dây thần kinh cảm giác-tế bào cảm giác nằm ở hạch cảm giác). Các bất thường về vận động và cảm giác là hậu quả của sự mất toàn vẹn chức năng hệ vận động, cảm giác ngoại biên. Để khảo sát sự toàn vẹn chức năng hệ thần kinh vận động và cảm giác ngoại biên, phát hiện các bất thường bệnh lý người ta sử dụng phương pháp dựa trên việc ghi nhận hoạt động điện của các tế bào thần kinh và tế bào cơ, gọi là phương pháp ghi chẩn đoán điện. Phương pháp này còn thường được gọi với tên ghi điện cơ, ghi điện cơ đồ, ghi điện sinh lý thần kinh-cơ; Tổn thương (mất toàn vẹn) hệ vận động và cảm giác ngoại biên gặp trong nhiều bệnh lý thuộc nhiều chuyên khoa (thần kinh, cơ-xương-khớp, nội tiết, chấn thương...), có nhiều nguyên nhân khác nhau (nhiễm độc, miễn dịch, vi khuẩn, virus, rối loạn chuyển hóa, di truyền...), biểu hiện triệu chứng đa dạng với các triệu chứng cảm giác (đau, tê bì, dị cảm ...) và triệu chứng vận động (yếu cơ, liệt, teo cơ...), các triệu chứng có thể cục bộ hoặc toàn thân. Bệnh nhân có thể gặp ở các khoa như khoa khám bệnh, khoa nội (thần kinh, cơ xương khớp, nội tiết...), đơn vị ICU, khoa ngoại (chấn thương, cột sống, vi phẫu thần kinh...).         Các chuyên đề được báo cáo trong tháng đều được xây dựng trên cơ sở thực tiễn trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Các học viên đã đưa ra nhiều ý kiến thảo luận, trao đổi sôi nổi nhằm góp ý cho các tác giả góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả để ứng dụng tốt trong công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân. Một số hình ảnh tại buổi sinh hoạt khoa học:    
Sinh hoạt khoa học tháng 7
Thứ Sáu 29/07/2022 07:58:51
   Với mục đích nâng cao kiến thức chuyên môn cho toàn thể bác sĩ trong bệnh viện, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh, bên cạnh đó tạo môi trường sinh hoạt khoa học, tiền đề cho các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn. Chiều ngày 12/7/2022, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức Sinh hoạt khoa học tháng 7. Đến dự và chủ trì buổi sinh hoạt khoa học có sự hiện diện của BSCKII Đào Thiện Tiến - Giám đốc bệnh viện, cùng các bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng đại điện các khoa phòng trong toàn bệnh viện. Buổi sinh hoạt tháng 7 với những chuyên đề về: “Chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue” của BSCKII Trần Kim Anh – TK Bệnh nhiệt đới; “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong kê đơn thuốc nội trú, ngoại trú trong việc giám sát các tương tác thuốc và phản ứng có hại” của Dược sĩ Đặng Bảo Tuấn – Khoa Dược; “Một số lưu ý trong kê đơn thuốc ngoại trú” của Dược sĩ Thái Bá Thuật – Khoa Dược. Phát biểu mở đầu buổi sinh hoạt khoa học, BSCKII Đào Thiện Tiến – Giám đốc bệnh viện nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối, trao đổi cũng như chia sẻ các thông tin chuyên môn trong việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh giữa các các khoa phòng trong toàn bệnh viện, đồng thời yêu cầu các học viên đề cao, nghiêm túc trong việc tiếp thu, học hỏi kiến thức nhằm phục vụ tốt hơn nữa công tác chuyên môn tại các khoa phòng mình công tác. Chuyên đề đầu tiên trong buổi sinh hoạt, BSCKII Trần Kim Anh – TK Bệnh nhiệt đới  đã trình bày về “Chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue”. Dengue thuộc giống Flavivirus và thuộc họ Flaviviridae. ARN sợi đơn, 4 types huyết thanh: D1, D2, D3 và D4; Vector: Vi rút Dengue lây truyền từ người sang người do muỗi truyền, chủ yếu là muỗi Aedes aegypti. Vật chủ: Vi rút Dengue gây nhiễm sang người và một số loài động vật linh trưởng nhưng người là vật chủ chính. Sinh sản tại các dụng cụ chứa nước như vật chứa nước ăn, trồng cây cảnh, vật chứa nước mưa, lốp xe,…Hoạt động ban ngày, cả trong nhà và ngoài trời, không bay xa, chủ yếu trong vòng 100m. Bệnh SXH Dengue được chia làm 3 mức độ: Sốt xuất huyết Dengue; Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo; Sốt xuất huyết Dengue nặng... Ở chuyên đề thứ hai “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong kê đơn thuốc nội trú, ngoại trú trong việc giám sát các tương tác thuốc và phản ứng có hại” Dược sĩ Đặng Bảo Tuấn cho biết: Từ ngày 01/01/2022 đến nay: Trên phần mềm mới; Cài các cảnh báo tương tác; Triển khai giám sát kê đơn và kết hợp hoạt động dược lâm sàng của DSLS trao đổi với bác sĩ về cặp TTT CCĐ từ 01/01/202 đến nay tại bệnh viện thì hiệu quả phòng tránh được 2 lượt TTT CCĐ cặp Itraconazol-Atorvastatin  khi kê đơn. Hiệu quả phòng tránh các cặp TTT chống chỉ định đạt được 100%. Về tương tác thuốc: sau khi ứng dụng CNTT, số lượng các cặp TTT giảm. Vd cặp Ketorolac – Aceclofenac hay cặp Linezolid- tramadol không còn xuất hiện tương tác; CCĐ Theo tuổi: Số lượng thuốc kê sai độ tuổi giảm rõ rệt. Vd: Tinidazol, Moxifloxacin…Báo cáo ADR: Đã tăng, tuy nhiên các khoa còn chưa chủ động trong việc báo cáo ADR. Cuối cùng là chuyên đề “Một số lưu ý trong kê đơn thuốc ngoại trú” của Dược sĩ Thái Bá Thuật – Khoa Dược. Theo đó, Ds Thuật chỉ ra nguyên tắc trong kê đơn thuốc: Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh; Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic; Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây: Hướng dẫn điều trị do BYT ban hành, tờ HDSD, Dược thư quốc gia; Số lượng thuốc được kê đơn tối đa không quá 30 ngày, trừ trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện…Không được kê vào đơn thuốc: Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh; Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam; Thực phẩm chức năng; Mỹ phẩm.         Các chuyên đề được báo cáo trong tháng đều được xây dựng trên cơ sở thực tiễn trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Các học viên đã đưa ra nhiều ý kiến thảo luận, trao đổi sôi nổi nhằm góp ý cho các tác giả góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả để ứng dụng tốt trong công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân.
BVĐK Hà Đông tổ chức "Noel cho em 2022"
Thứ Tư 28/12/2022 10:16:54
Giáng sinh là khoảng thời gian để mọi người cảm nhận miền vui đoàn viên và niềm hạnh phúc bên những người thân yêu; nhưng đâu đó vẫn còn rất nhiều bệnh nhi đang chiến đấu với bệnh tật. Tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, vẫn còn rất nhiều các em nhỏ đang hằng ngày phải đối mặt với thuốc men, bông băng và kim tiêm,...Thấu hiểu những nỗi đau, thiệt thòi mà các em bé bệnh nhi đang phải trải qua, sáng ngày 25/12/2022, được sự đồng ý của Đảng uỷ, Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hà Đông, phòng Công tác xã hội phối hợp cùng các khoa phòng Bệnh viện, các đơn vị tình nguyện, nhà tài trợ, nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Noel cho em 2022” và dành tặng hơn 100 suất quà cho hơn 100 bệnh nhi là các bệnh nhi đang điều trị nội trú và các bé đến tiêm chủng tại bệnh viện đa khoa Hà Đông. Phát biểu khai mạc chương trình, BSCKII Bùi Tiến Công – Trưởng khoa Ngoại thận tiết niệu, đại diện bệnh viện đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các nhà tài trợ, nhà hảo tâm, các đơn vị tình nguyện, đã dành nhiều công sức, tâm huyết đồng hành cùng Bệnh viện tổ chức chương trình giáng sinh ý nghĩ này, mang lại hiệu quả to lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em; đồng thời gửi lời chúc và động viên các bệnh nhi yêu quý sớm khỏe mạnh, trở về bên gia đình, bạn bè thân yêu. Các em nhỏ đến với chương trình, không chỉ được tặng những chiếc kẹo xinh xắn mà còn được thưởng thức các tiết mục ca múa nhạc sôi động, màn đố vui nhận quà vô cùng đặc sắc và lôi cuốn và nhận những món quà là chú gấu bông, hộp sáp màu ý nghĩa. Tất cả đã thực sự mang đến niềm vui cho các em nhỏ tại chương trình nói chung và phần nào giúp các “chiến binh” nhỏ tuổi là bệnh nhi đang điều trị nội trú nói riêng vơi đi đau đớn vì bệnh tật. Chương trình “Noel cho em 2022” là một trong số các chương trình thiện nguyện của bệnh viện đa khoa Hà Đông được duy trì tổ chức đều đặn suốt nhiều năm nay. Chương trình là một món quà đầy ý nghĩa đúng dịp Giáng sinh, là liều thuốc tinh thần quý giá, giúp các con vơi đi những đau đớn, buồn phiền. Mong rằng từ đây, ký ức về Bệnh viện trong các em nhỏ sẽ không chỉ còn “đáng sợ” với kim tiêm, thuốc đắng,…mà còn có những kỷ niệm đẹp, những niềm vui, cùng tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia của cộng đồng, của các y bác sĩ, cán bộ nhân viên Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Chúc các em sớm khỏi bệnh, trở về sum họp bên gia đình, bạn bè, thầy cô và có một mùa Giáng sinh ấm áp, bình an, đong đầy hạnh phúc. Một số hình ảnh tại chương trình “Noel cho em 2022”:
Chương trình cắt tóc miễn phí cho bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện
Thứ Ba 20/12/2022 10:01:31
Được sự nhất trí của lãnh đạo Bệnh viện, Phòng Công tác xã hội đã kết nối với nhóm thiện nguyện JOLY HAIRSALON tổ chức chương trình “Cắt tóc miễn phí ” cho bệnh nhân đang điều trị nội trú, đặc biệt là các bệnh nhân gặp khó khăn về vận động, điều trị nội trú dài ngày tại bệnh viện. Từ đầu mùa đông, đây là đợt cắt tóc miễn phí cho bệnh nhân lần thứ 3 của bệnh viện kết hợp với nhóm thiện nguyện JOLY HAIRSALON. Ngay từ đầu giờ sáng ngày 13/12 các thợ cắt tóc chuyên nghiệp của nhóm thiện nguyện đã có mặt tại sảnh Khoa Nội tiết, cùng Phòng Công tác xã hội chuẩn bị các công tác hậu cần phục vụ cho việc cắt tóc cho bệnh nhân được diễn ra chu đáo và thuận tiện. Hưởng ứng hoạt động thiết thực này, các bệnh nhân cũng có mặt từ rất sớm, đảm bảo khoảng cách trong lúc chờ đến lượt và còn tích cực tham gia kể các câu chuyện vui tạo không khí nhộn nhịp, những phút giây thư giãn, tươi vui. Niềm vui và sự phấn khởi của người bệnh, người nhà người bệnh lan tỏa khắp bầu không khí chương trình như một ngày hội làm đẹp với nhiều ý nghĩa. Để tạo điều kiện tốt nhất cho các bệnh nhân nặng, các thợ cắt tóc đến từng giường bệnh khoa Hồi sức tích cực, khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức phục vụ các bệnh nhân có nhu cầu. Trong 03 đợt diễn ra, chương trình đã thực hiện cắt tóc miễn phí cho gần 100 lượt bệnh nhân. Trong suốt chương trình, các thợ cắt tóc của nhóm thiện nguyện JOLY HAIRSALON luôn tỉ mỉ, khéo léo cắt tỉa để mỗi bệnh nhân đều có mái tóc thật đẹp, gọn gàng và ưng ý. Ánh mắt hân hoan, giọng nói vui vẻ, tinh thần phấn khởi của mọi người tham gia đã cho thấy sự ấm áp và ý nghĩa của chương trình. Hi vọng với mái tóc mới, các bệnh nhân có thêm tinh thần và nghị lực tiếp tục chiến đấu với bệnh tật, sớm trở về với cuộc sống thường nhật. Được chứng kiến buổi cắt tóc miễn phí mới thấy nghĩa cử cao đẹp đầm ấm tình người, người bệnh rất cảm kích trước tấm chân tình của các tình nguyện viên. Ông Nguyễn Văn H, 66 tuổi, bệnh nhân khoa Nội tiết chia sẻ “Tôi điều trị tại bệnh viện được gần 1 tuần rồi, nhận được thông báo cắt tóc miễn phí cho bệnh nhân tôi vô cùng phấn khởi, nhất là vào mùa đồng giá rét như thế này, tuổi cao, sức yếu, bản thân lại mang bệnh, tóc thì mọc dài nhanh mà ko được ra ngoài cắt tóc. Cảm ơn các bạn trẻ, cảm ơn bệnh viện đã quan tâm đến bệnh nhân từ những điều nhỏ nhặt nhất”. Bệnh viện Đa khoa Hà Đông xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thành viên của nhóm thiện nguyện JOLY HAIRSALON đã cùng chúng tôi thực hiện chương trình thiện nguyện đầy ý nghĩa này. Kính chúc quý nhà hảo tâm sức khỏe, thịnh vượng và phát triển. Chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của nhóm thiện nguyện JOLY HAIRSALON và các quý nhà hảo tâm đối với công tác thiện nguyện tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi cắt tóc miễn phí dành cho bệnh nhân:
"Trăng rằm cho em năm 2022" tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông
Thứ Hai 12/09/2022 14:46:21
Bệnh viện đa khoa Hà Đông luôn luôn dành những tình cảm, sự quan tâm đặc biệt và tạo những nguồn động viên lớn lao cả về vật chất lẫn tinh thần cho các bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện. Tết trung thu(15/8 âm lịch) cũng là một trong những ngày lễ dành cho các em thiếu nhi, nhi đồng được tổ chức thường niên tại bệnh viện. Nhân dịp này, hoà chung với không khí tưng bừng phấn khởi của thiếu nhi cả nước chào đón Tết Trung thu Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức chương trình "Trăng rằm cho em” cho các bệnh nhi đang phải điều trị bệnh tại Bệnh viện trong dịp trung thu 2022. Với mong muốn chung tay xoa dịu nỗi đau và mang lại cho các cháu một mùa Trung thu ý nghĩa, bổ ích. Đến tham dự chương trình có BS.CKII.Lê Hoàng Tú, Phó giám đốc bệnh viện; BCH Công đoàn Bệnh viện, Bí thư Đoàn thanh niên Bệnh viện cùng một số đồng chí lãnh đạo Khoa, Phòng thuộc Bệnh viện. Về phía các nhà hảo tâm có đại diện của Sở Y tế Hà Nội; Công ty TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam; CLB liên kết trẻ Việt Nam, CLB tình nguyện Việt Đức, CLB sự kiện Rmit; Lớp học Cô Tâm. Và đặc biệt là sự có mặt của gần 200 bệnh nhi trong toàn bệnh viện tham dự chương trình. Tại chương trình các em bé và người thân đã cùng nhau xem xiếc ảo thuật Tôn Ngộ Không, xem múa hát văn nghệ, tô màu và làm mặt nạ cho bé. Đồng thời các cháu nhận được quà tặng từ phía các nhà hảo tâm đồng hành tham gia chương trình gồm: Công ty TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam; CLB liên kết trẻ Việt Nam, CLB tình nguyện Việt Đức, CLB sự kiện Rmit; Lớp học Cô Tâm... Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức tết Trung Thu cho các cháu bệnh nhi nhằm động viên chia sẻ với người bệnh và gia đình người bệnh, đồng thời là dịp để các cháu được giao lưu, gặp mặt, vui chơi, phá cỗ trông trăng và đặc biệt các em hiểu sâu sắc thêm về ý nghĩa ngày Tết trung thu. Bên cạnh đó thể hiện sự quan tâm của Lãnh đạo Bệnh viện, các nhà hảo tâm và cộng đồng xã hội. Đây là một hoạt động ý nghĩa, mang tới cho các cháu bệnh nhi và gia đình sự động viên chia sẻ, những niềm vui tiếng cười, giúp các cháu và gia đình có thêm nghị lực để vượt qua bệnh tật. Bệnh viện đa khoa Hà Đông kính chúc người người, nhà nhà một mùa Trung thu thật vui vẻ và ấm áp bên gia đình và bạn bè. Mùa trăng hy vọng!Chúng ta hãy cùng nhau trao yêu thương và trân trọng yêu thương. Một số hình ảnh tại chương trình:
LIÊN HỆ
Video
ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA