Sinh hoạt khoa học tháng 8 chuyên đề: Sản khoa, Nhi khoa và Đái tháo đường

Người viết: Tổ truyền thông

06/08/2019 22:01:20

Chiều ngày 2/8/2019,  tại Hội trường trực tuyến Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã tổ chức buổi sinh hoạt khoa học định kỳ theo tháng với 03 chuyên đề: Liệu pháp mới trong điều trị ĐTĐ type 2 Thấy gì từ các chứng cứ mới  - PGS.TS.BS Trần Thị Thanh Hóa Bệnh viện Nội tiết Trung Ươn;  Liệu pháp khí trong điều trị hen ở trẻ em -  ThS.BS Nguyễn Thiện Thuật  Khoa Nhi; Chửa vết mổ - Bác sĩ Nguyễn Thị Hiền – khoa Phụ Sản.

Mở đầu buổi sinh hoạt, Bác sĩ Nguyễn Thị Hiền – khoa Phụ Sản chia sẻ chuyên đề “ Chửa vết mổ” : là một dạng chửa ngoài tử cung, do thai làm tổ trong sẹo cũ trên cơ tử cung ; Tần suất gặp : 1/2.500- 1/1.800 tổng số ca sinh và chiếm 1% số trường hợp có sẹo mổ cũ Tỉ lệ chửa vết mổ ngày càng tăng do tỉ lệ mổ lấy thai tăng, nếu không điều trị đúng, kịp thời gây hậu quả nguy hiểm. Bên cạnh đó bác sĩ Hiền cũng chỉ ra cơ chế bệnh sinh, yếu tố nguy cơ của bệnh, cách điều trị nội khoa và ngoại khoa. Đồng thời đưa ra cách phân biệt loại túi thai trong tử cung đó là: Loại 1: túi thai phát triển hướng về phía buồng tử cung hay eo tử cung. Thai có thể phát triển đến đủ tháng bình thường hoặc rau bám thấp, rau cài răng lược; Loại 2: túi thai cắm sâu vào khe hở sẹo mổ cũ. Nếu thai phát triển đến quý 2, quý 3 có nhiều nguy cơ nguy hiểm: vỡ tử cung, xuất huyết ồ ạt, rau cài răng lược phải cắt tử cung, tổn thương bàng quang, truyền máu, tử vong.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hiền – khoa Phụ Sản chia sẻ chuyên đề “ Chửa vết mổ”tại buổi sinh hoạt khoa học

Do vậy bác sĩ Hiền đưa ra một số khuyến cáo: Có chỉ định phẫu thuật lấy thai chặt chẽ để giảm tỉ lệ phẫu thuật lấy thai. Với trường hợp có tiền sử mổ cũ: chậm kinh cần đến cơ sở y tế để phát hiện sớm chửa vết mổ và có biện pháp xử trí phù hợp. Trường hợp mổ đẻ/vết mổ cũ : tránh mổ quá sớm khi đoạn dưới tử cung chưa thành lập.

Tại buổi sinh hoạt  ThS.BS Nguyễn Thiện Thuật  Khoa Nhi chia sẻ: Gánh nặng trong quản lý Hen trẻ em ; Ưu điểm của liệu pháp phun khí dung; Đồng thuận về liệu pháp phun khí dung trên các bệnh hô hấp ở trẻ em 2017-2018.

ThS.BS Nguyễn Thiện Thuật khoa Nhi chia sẻ tại buổi sinh hoạt khoa học

Hen là bệnh lý thường gặp ở trẻ em và là nguyên nhân nghỉ học, khám cấp cứu và nhập viện nhiều hơn bất kì bệnh mạn tính tuổi học đường nào khác.

Cũng trong buổi sinh hoạt PGS.TS.BS Trần Thị Thanh Hóa Bệnh viện Nội tiết Trung Ương chia sẻ về Đái tháo đường là một bệnh lý có cơ chế bệnh sinh phức tạp: Hiện tại người ta đã phát hiện ra 8 cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường.

PGS.TS.BS Trần Thị Thanh Hóa Bệnh viện Nội tiết Trung Ương chia sẻ về Đái tháo đường tại buổi sinh hoạt khoa học

Bệnh tiểu đường dẫn đến tử vong tim mạch thông qua cả hai con đường: xơ vữa động mạch (MACE) và suy tim. Cả hai đều có chung cơ chế bệnh sinh

Như vậy, chiến lược điều trị giảm tử vong ở BN ĐTĐ hiện nay ngoài kiểm soát HbA1c còn phải quan tâm đến việc làm giảm các biến chứng về suy tim, suy thận và xơ vữa. Ngoài ra còn phải quan tâm đến việc làm giảm các biến chứng về suy tim, suy thận và xơ vữa. Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có nguy cơ gia tăng các biến cố xơ vữa động mạch như nhồi máu cơ tim, dẫn đến phân suất tống máu giảm (HFrEF) do tổn thương thành mạch. Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cũng có nguy cơ bị suy tim do tác dụng gây viêm mạch máu trực tiếp trên cơ tim không phụ thuộc vào xơ vữa động mạch. Sự xuất hiện sớm của suy tim như vậy có thể là suy tim với phân suất tống máu bảo tồn (HPpEF) tiến triển tới suy tim với phân suất tống máu giảm (HFrEF)

Cơ chế sinh lý bệnh của suy tim trong đái tháo đường. Tăng đường huyết, kháng insulin và tăng insulin máu, những rối loạn sinh lý chính trong đái tháo đường, góp phần gây bệnh tim mạch xơ vữa (ASCVD), tăng huyết áp, và nhiều rối loạn chuyển hóa, chức năng và cấu trúc tế bào, cũng như kích hoạt renin-angiotensin hệ thống-clo? (RAAS). Các bệnh cơ tim khác nhau do các quá trình này có mặt lâm sàng như suy tim ở đái tháo đường. AGE chỉ ra sản phẩm cuối cùng glycation; và FFA, axit béo tự do

Có thể thấy từ ĐTĐ, ( tăng đường huyết đề kháng Ín và chứng tăng Ins ) dẫn đến thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh cơ tim tăng HA, Bệnh cơ tim tiểu đường là 3 mấu chốt dẫn đến suy tim đó là: Thiếu máu cục bộ nguyên nhân chủ yếu từ Bệnh tim mạch xơ vữa ; Bênh cơ tim tăng HA chỉ yếu từ Tăng HA;  Bệnh cơ tim tiểu đường là  phức tạp nhất từ rất nhiều nguyên nhân: giảm Oxy hóa G; tăng acid béo và gốc tự do, khiếm khuyesntrao đôi Canxi, Stress oxy hóa, RL chức năng ti theerl phì đại cơ tim, xơ hóa…

Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cũng có nguy cơ bị suy tim do tác dụng gây viêm mạch máu trực tiếp trên cơ tim, nó độc lập với xơ vữa động mạch. Điều này được gọi là bệnh cơ tim tiểu đường và có thể xảy ra sớm trong quá trình bệnh đái tháo đường típ 2, thường không gây ra thiếu máu cục bộ mạch vành

Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có nguy cơ gia tăng các biến cố xơ vữa động mạch như nhồi máu cơ tim, dẫn đến phân suất tống máu giảm (HFrEF) do tổn thương thành mạch. Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cũng có nguy cơ bị suy tim do tác dụng gây viêm mạch máu trực tiếp trên cơ tim không phụ thuộc vào xơ vữa động mạch. Sự xuất hiện sớm của suy tim như vậy có thể là suy tim với phân suất tống máu bảo tồn (HPpEF) tiến triển tới suy tim với phân suất tống máu giảm (HFrEF)

Trong vòng 20 năm qua, những nỗ lực đã làm giảm đáng kể các biến chứng mạch máu lớn như NMCT, đột quỵ, cắt cụt chi. Tuy nhiên tỉ lệ bệnh thận giai đoạn cuối hầu như không thay đổi, đòi hỏi cần phải có những liệu pháp điều trị mới để có thể làm giảm tiến triển bệnh thận ĐTĐ. Tuy nhiên sau 15 năm kể từ khi ra đời nghiên cứu Renaal và

IDNT cho thấy hiệu quả của thuốc ARB có khả nwang làm chậm tiến triển bệnh thận ĐTĐ, đến nay chưa có thuốc mới .

Kết thúc buổi sinh hoạt, BSCKII Lê Hoàng Tú - Phó Giám đốc bệnh viện cám ơn sự chia sẻ những kinh nghiệm chuyên môn của 3 báo cáo viên. Qua buổi sinh hoạt này mong muốn các y bác sỹ trẻ cần phát huy hơn nữa về chuyên môn. Góp phần xây dựng  bệnh viện ngày càng phát triển bền vững và uy tín.

DANH MỤC TIN