Xét nghiệm Covid-19: " Mắt xích" quan trọng trong công tác phòng, chống dịch tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông
Thứ Ba 05/10/2021 14:38:03
          Từ tháng 9/2021, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định virus SARS-CoV-2. Đã gần 1 tháng qua, là những ngày đêm triền miên ánh đèn, hệ thống máy móc phòng xét nghiệm sinh học phân tử không tắt nghỉ. Và trong đó, là những bác sỹ, kỹ thuật viên gắn mình với phòng lab để “truy tìm virus” với tất cả công suất và quyết tâm. Các y, bác sĩ nơi đây thay phiên làm việc liên tục thâu đêm để sáng mai kịp trả mẫu. Với khối lượng công việc lớn, các cán bộ y tế phải làm liên tục nhiều giờ liền trong phòng xét nghiệm. Có những thời điểm mấy chị em phải thay nhau làm việc triền miên từ sáng đến nửa đêm mới nghỉ. Và, sáng hôm sau, khi giấc ngủ còn chưa tròn, họ lại hối hả bắt nhịp với guồng quay mới. Trong môi trường làm việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro lây nhiễm khi trực tiếp“mặt đối mặt” trực tiếp với virus, đi kèm rất nhiều nỗi vất vả, nhưng các cán bộ y tế nơi đây không nản lòng. Là mắt xích chủ chốt trong hệ thống phòng – chống dịch, các chị nhận thức rõ công việc của mình đang cần chạy đua với thời gian, giúp kịp thời đáp ứng nhu cầu sàng lọc chủ động của khách hàng và hỗ trợ chính quyền trong công tác phát hiện sớm ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử Realtime PCR giúp phát hiện sự hiện diện của virus ở giai đoạn rất sớm ngay giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn toàn phát bệnh. Xét nghiệm Realtime PCR, được xem là “tiêu chuẩn vàng” chẩn đoán xác định người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2, từ đó tạo cơ sở cho lực lượng chống dịch truy vết, ngăn chặn dịch bệnh lây lan.     Những người hùng thầm lặng – ngày đêm "săn" covid-19 Bộ phận xét nghiệm của Bệnh viện được đầu tư hệ thống máy xét nghiệm sinh học phân tử Realtime PCR tự động hiện đại, cho phép hoạt động tối đa công suất xét nghiệm virus SARS-CoV-2, cho kết quả chính xác rất cao. Đi kèm đó, những bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm tại đây đã được tập huấn quy trình, nâng cao trình độ chuyên môn trong xét nghiệm sinh học phân tử để xét nghiệm khẳng định Covid-19, không xảy ra sai sót. Bên cạnh triển khai quy trình xét nghiệm đạt độ chính xác cao, hạn chế sai sót, bệnh viện triển khai quy trình sàng lọc an toàn. Bệnh viện đa khoa Hà Đông có bố trí khu khám sàng lọc riêng biệt với khu khám bệnh và nội trú. Bệnh viện luôn tuân thủ quy trình sàng lọc y tế, đảm bảo an toàn trong quá trình lấy mẫu, hạn chế tuyệt đối lây nhiễm chéo. Đồng thời, khu khám sàng lọc được phun khử khuẩn liên tục mỗi ngày. Hiện tại, Bệnh viện đa khoa Hà Đông triển khai 2 phương pháp xét nghiệm sàng lọc COVID-19: Xét nghiệm nhanh kháng nguyên, và xét nghiệm sinh học phân tử Realtime RT-PCR. Người dân có thể chủ động trong việc thực hiện các xét nghiệm, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Cuộc chiến chống dịch COVID-19 vẫn còn đang phải đối mặt với nhiều nhiều khó khăn và thách thức. Phía sau những lớp khẩu trang in hằn lên mặt, những bộ quần áo bảo hộ nóng bức phải mặc trong nhiều giờ liền vẫn là những nụ cười, vẫn là nhiệt huyết, sự tận tâm của họ với công việc mình đã lựa chọn. Công tác xét nghiệm tuy thầm lặng sau cánh cửa kính, nhưng luôn đóng vai trò quan trọng, có mặt từng phút giây trong cuộc chiến gian nan này.

Xem Thêm

XÚC ĐỘNG NHỮNG NỮ ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN COVID-19
Thứ Năm 26/08/2021 16:31:05
Dù đối mặt với muôn vàn khó khăn, vất vả trong điều trị bệnh nhân COVID-19, nhưng các y, bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện đa khoa Hà Đông vẫn luôn giữ vững niềm tin chiến thắng đại dịch COVID-19 để cuộc sống sớm trở lại bình thường. Điều dưỡng trưởng Nguyễn Hồng Mai cho biết: hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhiễm COVID-19 để làm các thủ thuật như tiêm truyền,lấy máu,lấy mẫu xét ng,phát thuốc ,phát nhu yếu phẩm ,các bữa ăn đầy đủ cho từng bênh nhân, rồi phụ bác sĩ xử trí tất cả triệu chứng bất thường xảy ra ,khi bệnh nhân sốt cao,khó thở nên việc mặc đồ bảo hộ là rất cần thiết. Việc sát khuẩn và thay găng tay cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt: mỗi người phải đảm bảo đeo 3 đôi găng tay và sau khi chăm sóc bệnh nhân xong thì phải thay đôi khác. Dù phải chăm sóc các bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong bộ quần áo bảo hộ nóng nực, vướng víu nhưng trái tim và đôi tay của tôi không hề bị cản trở, gò bó hay khép kín lại. Từng khuôn mặt của các bệnh nhân đã in dấu ấn không phai trong trái tim tôi. Từ tận đáy lòng của tôi chỉ mong họ sớm bình phục trở về với gia đình. Trải qua 4 đợt dịch ròng rã tôi cùng các đồng nghiệp làm việc xuyên ngày đêm, không ngừng nghỉ để chăm sóc, điều trị cho  bệnh nhân mắc COVID-19. Ngoài việc chăm sóc hậu cần cho tất cả bệnh nhân đang nằm viện điều trị, nhất là các bệnh nhân nặng, người nhiều bệnh lý nền cũng đều hỗ trợ đầy đủ, chu đáo, thì việc chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19, khi bệnh nhân không có người thân bên cạnh, thì tập thể đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng phải  chăm sóc toàn diện, làm hết tất mọi công việc trên tinh thần chăm sóc người bệnh bằng tất cả tình thương. Chị Mai chia sẻ: "Cũng là bệnh nhân nhưng chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 vất vả hơn cả, chúng tôi phải thay người nhà làm hết những công việc liên quan đến bệnh nhân, dù là nhỏ nhất. Thậm chí, những bệnh nhân nặng lo lắng về tình hình thể trạng của họ, chúng tôi cũng sẵn sàng giải đáp để trấn an tinh thần bệnh nhân. Còn những bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở thể nhẹ hoặc trung bình thì gần như, các bệnh nhân không hỏi chúng tôi. Bởi họ tin tưởng vào việc điều trị và chăm sóc của y bác sĩ". Là những người chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân từ thể chất đến tinh thần, điều mà các điều dưỡng viên tại  Bệnh nhiệt đới chúng tôi thấy vui nhất không chỉ là những lời an ủi, động viên, tiếp sức từ bệnh nhân, mà chính là nhìn thấy những bệnh nhân của mình khỏe mạnh từng ngày.   Điều dưỡng Định Thị Ngọc Anh cũng cho hay: Trong suốt thời gian chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19, ròng rã hơn 1 tháng không thể về nhà, là phụ nữ có đôi lúc mình cũng yếu đuối khi đối diện với người thân, đó là khi điện về, con hỏi: mẹ ơi, sao lâu quá mẹ không về.... tuy nhiên từ nỗi nhớ người thân, mình dặn lòng cần vững tâm, kiên cường dành thời gian chăm sóc cho bệnh nhân, để sớm chiến thắng dịch bệnh. Nhắc về những kỷ niệm trong thời gian chăm sóc bệnh nhân COVID-19, chị chia sẻ: Nhớ nhất là lần lấy máu cho cháu bé cùng độ tuổi với con trai mình,cháu nhìn thấy chiếc kim đã khóc thét giãy giụa,lúc ý tự nhiên lại nhớ đến con mình,cậu bé giống như con mình vậy,mình ngồi xuống và nói với con: bây giờ cô sẽ lấy máu để hút con Covid cho con,để con khỏi bệnh và được về nhà với bố mẹ,con có muốn về nhà sớm ko?cậu bé bảo con có muốn về và vậy là cậu bé bắt đầu ngồi im cho dù vẫn dưng dưng nước mắt. Từ việc chăm sóc theo chuẩn y khoa, điều chỉnh thành phần dinh dưỡng phù hợp khẩu vị và khả năng tiêu hóa, vỗ rung đùi để giảm bớt đau đớn đến xoa dịu tinh thần của người bệnh, mọi thứ đều do các điều dưỡng thực hiện. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng phối hợp nhịp nhàng, dễ chịu với điều dưỡng. Mặc dù đã có hơn 12 năm trong vai trò điều dưỡng nhưng chưa khi nào, tôi phải xa gia đình lâu như ở thời điểm này. Bởi từ khi bước vào giai đoạn 4 chống dịch COVID-19, tôi phải xa 2 con nhỏ, hàng ngày tôi chăm sóc con qua điện thoại  đây cũng là khoảng thời gian các con bước vào kỳ thi học kỳ,mẹ vắng nhà mọi việc học con đều phải tự lập. Đêm nay, kíp trực của tôi có 3 chị em điều dưỡng tôi, chị Mai và em Kiều. Em Kiều là một điều dưỡng nhỏ tuổi nhất rất chịu khó và nhiệt tình, Ngoài việc chăm  sóc bệnh nhân cùng chúng tôi những lúc rảnh em lại hay nghiên cứu các tài liệu chuyên môn, em bảo để  chăm sóc bệnh nhân được chu đáo hơn.  Ca trực của chúng tôi bắt đầu từ 19h tối kéo dài đến 7h sáng ngày hôm sau. Đợt này, nhiều bệnh nhân được công bố khỏi COVID-19 nên chúng tôi cũng thấy vui hơn và càng quyết tâm huyết với nghề hơn, chúng tôi mong góp được 1 chút sức lực bé nhỏ trong công cuộc đẩy lùi đại dịch COVID-19 và công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân. BSCKI. Vương Trương Trọng – Phó Trưởng khoa Nhiệt đới cho biết: Nghề y là một nghề rất đặc biệt, riêng người điều dưỡng giống như một người mẹ, người chị và người em đối với bệnh nhân. Nữ điều dưỡng Nguyễn Hồng Mai và Định Thị Ngọc Anh còn có nhiều sáng kiến, sáng tạo đảm bảo an toàn giữa các buồng bệnh trong khu cách ly được áp dụng vào thực tiễn, góp phần chăm sóc và bảo vệ người bệnh ngay tại bệnh viện, Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng từ Covid-19, tuy nhiên, mỗi cán bộ y tế đến lực lượng chức năng đều đang nỗ lực để khắc phục từng vấn đề. Hi vọng, trước những nỗi niềm khó diễn tả của các điều dưỡng đang chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19, mọi người sẽ sẻ chia và cảm thông với họ. Đừng quên thực hiện thật tốt quy định 5K và các chỉ thị của chính phủ, công văn của, BYT và SYT tế mọi người nhé.      

Xem Thêm

Những chiến binh áo trắng trong khu cách ly
Thứ Hai 26/07/2021 11:01:48
Đã quen với những lớp khẩu trang, những hằn in lên mặt và bộ quần áo bảo hộ nóng bức, mồ hôi vã ra như tắm cùng với sự tận tâm, tận lực quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh.  Ngay từ những ngày đầu tiên nhiều cán bộ y tế nói chung và khoa Bệnh nhiệt đới  - Bệnh biện đa khoa Hà Đông nói riêng đã phải hy sinh niềm riêng và luôn trong tâm thế sẵn sàng cho một trận chiến với Covid-19. 15 năm công tác tại khoa Bệnh nhiệt đới BS Trần Kim Anh và các đồng nghiệp đã quá quen với các loại dịch bệnh. Thế nên, thời điểm cuối năm 2019, khái niệm “virus Corona” xuất hiện không khiến tôi quá lo lắng. Thế nhưng không ngờ được rằng, loại virus chết người đó đã khiến thế giới chao đảo và cuộc sống của gia đình tôi và đồng nghiệp cũng bước sang một giai đoạn mới với nhiều xáo trộn. Kể từ mùa dịch đầu tiên với phương châm an toàn bệnh viện - an toàn người bệnh Ban giám đốc và Ban chỉ đạo chống dịch yêu cầu toàn bộ khoa bệnh nhiệt đới ở lại sinh hoạt tại bệnh viện đồng thời chăm sóc người bệnh đến cách ly,  nhằm đem lại sự an toàn cho cộng đồng và quyết tâm đấy lùi dịch covid-19. Hết đợt dịch này nối tiếp đợt dịch khác ( có đợt dịch cả tháng mới được về nhà 1 lần), nhiều bạn trong khoa gia đình neo người lại có con nhỏ phải gửi về quê nội ngoại nhờ trông giúp. Đặc biệt  khoa có điều dưỡng trưởng Phạm Hồng Mai có con nhỏ 4 tháng tuổi  nhưng cũng phải xa con để thực hiện nhiệm vụ chống dịch như chống giặc. Nhiều hôm gọi về nhà nhìn cảnh con khát sữa  khóc ngặt ngheõ, chồng 1 tay vừa pha sữa vừa dỗ con, rồi cho con bú bình thay sữa mẹ, cùng với  nỗi nhớ da diết mà cả khoa và người cách ly không thể cầm nổi nước mắt. Trong cuộc chiến cam go, mọi khó khăn đều có thể vượt qua, nhưng với những chị em có con nhỏ như chị Mai, việc phải xa con dài ngày thật sự là một thử thách lớn. “Những ngày đầu con khóc đòi mẹ, mẹ cũng khóc theo con. Nhưng thời gian sau, tâm lý của Mai đã vững vàng hơn. Chứng kiến cảnh mỗi lần chị em trong khoa gọi điện về nhà ai lấy đều nói với con “khi nào bắt được con Covid  mẹ sẽ về”và có quà tặng con. Có lẽ, vì lời hứa đó mà chúng tôi có thêm động lực, vững vàng, bản lĩnh hơn trong cuộc chiến chống covid-19. Ngoài nguy cơ lây nhiễm, những áp lực về tâm lý chúng tôi phải trải qua cũng không hề nhỏ. Trong hàng chục nghìn mẫu bệnh phẩm đã được xét nghiệm trên địa bàn, có nhiều ca trong khu cách ly khiến cả cộng đồng phải “nín thở” chờ kết quả.. Khi dịch bệnh tạm lắng, các địa điểm cách ly tập trung trên địa bàn Hà Nội đã tạm thời được dỡ bỏ thì điểm cách ly tại khoa bệnh nhiệt đới vẫn liên tục tiếp có người dân đến từ vùng dịch về đây cách ly. Điều đó đồng nghĩa với việc, một đội ngũ cán bộ, chiến sỹ, y, bác sỹ cũng phải thay phiên nhau “trực chiến”. Tết năm 2021 cả khoa chúng tôi phải đón tết các bệnh viện trong khu cách ly cùng người bệnh thật sự chúng tôi rất xúc động trước sự quan tâm tận tình chu đáo của Ban giám đốc động viên chia sẻ , an ủi và đón tết cùng chúng tôi. Việt nam đã trải qua bao nhiêu đợt dịch là bấy nhiêu lần tôi và các đồng nghiệp  xác định phải xa gia đình dài ngày. Ngay cả khi được về nhà nghỉ ngơi bản thân vẫn phải áp dụng các biện pháp và thời gian cách ly theo đúng quy định Bộ Y tế quy định.  Trực tiếp tiếp xúc, theo dõi sức khỏe cho người dân đi từ vùng dịch, nguy cơ mà các y, bác sỹ gặp phải là rất lớn, do đó, việc thực hiện nghiêm ngặt các quy định phòng dịch được họ coi là yếu tố sống còn. Găng tay, khẩu trang, áo quần bảo hộ y tế... đã trở thành vật bất ly thân với chúng tôi ở đây cho dù nắng nóng  40 độ C chúng tôi vẫn mặc trên mình mồ hôi túa ra ướt đẫm rất khó chịu. Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn về chăm sóc y tế,  chúng tôi còn phải động viên tinh thần, ổn định tâm lý cho người dân để họ hợp tác trong quá trình cách ly. Với y, bác sỹ, ý thức của người dân chính là “vũ khí” quan trọng nhất trong cuộc chiến chống dịch. Đã gần 2 năm nay, chúng tôi đón ngày lễ truyền thống không hoa, không quà, không có những buổi lễ kỷ niệm . Ngày lễ năm nay càng lặng lẽ, khiêm nhường hơn với các y, bác sỹ phục vụ khu cách ly  bởi đến cả lời chúc mừng của người thân, bạn bè, đồng nghiệp họ cũng chỉ được nhận qua điện thoại. Thậm chí tết 2021 chúng tôi phải ăn tết tại khoa. “Dù không có được ngày lễ như những năm trước nhưng không vì thế mà chúng tôi sao nhãng công việc. Mọi người vẫn động viên nhau cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chống dịch xong rồi đón những ngày lễ đoàn viên cũng chưa muộn”. Bằng trách nhiệm với cộng đồng, nhiệt huyết và tình yêu nghề, với quyết tâm bền bỉ, kiên trì trên “mặt trận” chống Covid-19, bảo vệ cộng đồng trước đại dịch nhất định chúng ta sẽ chiến thắng tôi tin như vậy. Dưới đây là một số hình ảnh của những chiến binh áo xanh trong khu cách ly:

Xem Thêm

Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/05 – Tôn vinh những chiến binh thầm lặng
Thứ Năm 13/05/2021 15:00:36
Luôn song hành với bác sĩ trên con đường chăm sóc sức khỏe nhân dân, với sự tận tâm từ trái tim đến trái tim, người Điều dưỡng luôn yêu thương, chăm sóc người bệnh như chính người thân của mình. Tiếp nối truyền thống ngọn đèn Nightingale – Ngọn đèn bất tử về ngành điều dưỡng, thế hệ điều dưỡng Bệnh viện đa khoa Hà Đông luôn hăng say, miệt mài với nghề với tinh thần: Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận Tâm. Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/05 hàng năm - Là dịp để chúng ta ghi nhận và tri ân những đóng góp thầm lặng nhưng hết sức to lớn của đội ngũ Điều dưỡng, đồng thời động viên họ tình yêu và tinh thần trách nhiệm hơn với nghề, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thay đổi phong cách, thái độ phục vụ để hướng đến sự hài lòng của người bệnh. Luôn ân cần đồng hành cùng bệnh nhân trong quá trình điều trị Dù công việc thầm lặng và nhiều áp lực, nhưng sự thấu hiểu và tình yêu thương con người sẽ luôn là động lực giúp mỗi điều dưỡng nhận thấy được sứ mệnh của mình trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Những kỳ tích mới sẽ lại xuất hiện, những cống hiến thầm lặng sẽ được ghi nhận bằng sự hồi phục sức khỏe của người bệnh. Và rồi, nụ cười sẽ lại rạng rỡ hơn trên gương mặt của những người Điều dưỡng tận tâm và không ngừng nỗ lực vì người bệnh của mình. Điều dưỡng của Bệnh viện đa khoa Hà Đông - Những bông hoa lặng thầm tỏa hương, những người mang trong mình trọng trách của một điều dưỡng vẫn hàng ngày giữ cho những cánh hoa của niềm tin và tình yêu với nghề luôn tươi thắm. Điều dưỡng tham gia với vai trò là lực lượng tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại Covid-19 Trong cuộc chiến COVID-19, đội ngũ Điều dưỡng tại Bệnh viện đã can đảm và chuyên nghiệp đối phó với dịch bệnh nguy hiểm. Đại dịch COVID-19 giúp chúng ta nhìn nhận sâu sắc hơn về sự đóng góp của đội ngũ Điều dưỡng, với vai trò là những chiến sĩ tuyến đầu. Họ đã vượt lên những nguy cơ của dịch bệnh, dấn thân vào nơi nguy hiểm, phối hợp với các thầy thuốc, thực hiện hàng loạt các hoạt động như: Sàng lọc, tổ chức cách ly, kiểm soát lây nhiễm, theo dõi, chăm sóc và là chỗ dựa về tinh thần cho người bệnh COVID-19. Họ đã và đang ngày đêm chiến đấu lặng thầm cùng với người bệnh, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn và nguy hiểm. Nhân Kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5/2021, Bệnh viện đa khoa Hà Đông- Xin được gửi tới đội ngũ Điều dưỡng những tình cảm thân thương nhất, xin được tri ân và cảm ơn những cán bộ Điều dưỡng đã, đang và sẽ làm tốt công việc của mình, để luôn là những đóa hoa lặng thầm tỏa hương, luôn là trái tim của ngành Y trên mọi miền Tổ quốc. Chúc cho công tác Điều dưỡng Bệnh viện đa khoa Hà Đông luôn phát triển và hội nhập, đáp ứng kỳ vọng của Lãnh đạo Ngành, Ban lãnh đạo Bệnh viện và niềm tin yêu của nhân dân. Kính chúc các đồng nghiệp dồi dào sức khỏe, niềm vui và công tác tốt, vững tin với nghề đã chọn – nghề Điều dưỡng.

Xem Thêm

Ngày Quốc tế Nữ Hộ sinh 05/05/2021: Tôn vinh những Anh hùng thầm lặng!
Thứ Tư 05/05/2021 15:00:03
Khi xã hội đã phát triển, chăm sóc sức khỏe là nhu cầu không thể thiếu trong mọi thời đại. Ngày 5/5 hàng năm được xem là ngày Quốc tế Nữ hộ sinh. Vào ngày này, mọi người sẽ nhắc, nhớ tới và tôn vinh những người Hộ sinh – Là một trong những mắt xích quan trọng mà trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe bà mẹ, trẻ em nói riêng, những người mà mọi người vẫn thường gọi là “ Anh hùng thầm lặng” chăm lo, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và những thiên thần vừa mới chào đời. Và nhân chứng của những “ Anh hùng thầm lặng” như Chị Lan –Nữ Hộ sinh Khoa sản Bệnh viện đa khoa Hà Đông xúc động tâm sự: “Những nữ Hộ sinh như chúng tôi thường xuyên phải theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình nhập viện rồi chuyển dạ, sản phụ thường rất đau, mệt mỏi và lo lắng, nữ hộ sinh luôn phải động viên giúp bà bầu sinh nở an toàn, mẹ tròn con vuông. Nhiều bệnh nhân chuyển dạ kéo dài, người nhà sốt ruột hỏi nhiều, nữ hộ sinh có mệt tới đâu cũng phải giữ thái độ niềm nở, chúng tôi vừa làm người trấn an tinh thần người nhà bệnh nhân vừa làm tròn trách nhiệm của Hộ sinh… đến thời điểm em bé chào đời, bà mẹ an toàn, chúng tôi đều nhìn nhau thở phào nhẹ nhõm, trong lòng vui mừng hơn ai hết.... Công việc của chúng tôi – Nữ Hộ sinh vất vả là vậy nhưng đối với chị Lan hay tất cả những nữ hộ sinh khác, họ vẫn luôn yêu nghề, động viên, nhắc nhở nhau hoàn thành tốt công việc, lấy niềm vui, hạnh phúc của bệnh nhân làm niềm vui, hạnh phúc của mình". Với những cống hiến và hy sinh thầm lặng họ xứng đáng là những “Anh hùng thầm lặng” mà trong mỗi chúng ta đều thầm cảm ơn và trân quý. Nhân ngày Quốc tế Nữ hộ sinh, Bệnh viện đa khoa Hà Đông xin được gửi lời cảm ơn đến các Nữ hộ sinh trong toàn Bệnh viện nói riêng, các Nữ hộ sinh trên thế giới nói chung, những người đã và đang đồng hành cùng các sản phụ trong khoảnh khắc khốc liệt nhất của cuộc vượt cạn, những người đang hàng ngày nâng niu đón và ân cần chăm sóc các thiên thần cất tiếng khóc chào đời! Chúc các bạn Nữ hộ sinh luôn tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết, tình yêu với nghề và thành công trong mọi lĩnh vực!

Xem Thêm

Lễ tri ân và dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sỹ nhân dịp kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/07/1947 – 27/07/2020)
Thứ Tư 29/07/2020 06:22:53
Tháng bảy về, mỗi người dân Việt Nam lại bâng khuâng, xúc động tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã không tiếc máu xương, hiến dâng tuổi thanh xuân để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.  Sáng ngày (24/7/2020), Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức lễ kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/07/1947 – 27/07/2020), gặp gỡ và tri ân 11 gia đình cán bộ nhân viên y tế có công với cách mạng. Tại buổi lễ, Ban Giám đốc bệnh viện đã trao những phần quà ý nghĩa đến gia đình cán bộ nhân viên y tế có công với cách mạng. Bày tỏ lòng biết ơn đến các anh hùng liệt sỹ - những người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, một phần thân thể thậm chí là cả tính mạng để gìn giữ hòa bình, tự do cho tổ quốc. Cũng trong buổi sáng cùng ngày đại diện Lãnh đạo Bệnh viện đã đến dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ phường Quang Trung. Đây là một hoạt động thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức thường niên hướng đến kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ. Trong không khí trang nghiêm và long trọng, đoàn Lãnh đao Bệnh Viện đa khoa Hà Đông đã kính cẩn nghiêng mình trước phần mộ của các liệt sĩ đang yên nghỉ tại Nghĩa trang. Những vòng hoa tươi thắm được đặt trang trọng lên đài tưởng niệm, để tri ân các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Một số hình ảnh tại buổi lễ: Ban Giám đốc Bệnh viện gặp gỡ và tri ân 11 gia đình cán bộ nhân viên Y tế có công với cách mạng Đại diện Lãnh đạo Bệnh viện đã đến đặt vòng hoa và dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ phường Quang Trung

Xem Thêm

DANH MỤC TIN
Tìm Kiếm