Người viết: Tổ truyền thông
12/03/2021 15:38:57
Bệnh viện đa khoa Hà Đông nằm trên địa bàn thị xã Hà Đông (nay là Quận Hà Đông), Bệnh Viện đa khoa Hà Đông gắn liền với sự hình thành và phát triển của thị xã Hà Đông và tỉnh Hà Tây (cũ). Từ Trung tâm Thủ đô Hà Nội vào vượt qua cầu Trắng bắc qua sông Nhuệ chừng 1km có một bệnh viện nằm khiêm tốn bên con phố nhỏ tại số 2 Bế Văn Đàn, cách trục đường Quang Trung chừng 100m. Đó chính là cơ sở khám chữa bệnh lớn nhất của tỉnh Hà Đông, Hà Tây, Hà Sơn Bình nay là của Thành phố Hà Nội. Có biết bao thế hệ cán bộ đã từng dày công đóng góp dựng xây vì sự phát triển của Bệnh viện, song ít ai biết đến Bệnh viện có từ bao giờ và những năm tháng xâu dựng và phát triển của nó.
1. Giai đoạn 1904 – 1920
Theo cuốn “ Thị xã Hà Đông xưa và nay” thì tỉnh Hà Đông được thành lập vào năm 1904 bao gồm 3 phủ cũ được gọi là 11 huyện có tên gọi là Hoài Đức, Từ Liêm, Đan Phượng, Hoàn Long,Thành Trì, Thường Tín,Thanh Oai,Chương Mỹ,Ứng Hòa,Mỹ Đức,Phú Xuyên. Tỉnh lỵ Hà Đông ( lúc đó chưa gọi là thị xã) chiếm diện tích nhỏ hẹp khoảng 0.5km2 trên đất ruộng làng Cầu Đơ, thuốc Tổng Thanh Oai Thượng và chỉ có 30 xuất đinh trong tổng số hơn 1000 người. Từ năm 1904 đến 1910 Sở Công Chính chỉ tu bổ những con đường hiện đã có mà thôi, xây những cầu mới một cách giản dị bền chặt hơn các cầu cũ. Thị xã Hà Đông chiếm một khoảng đất dọc 2 bên đường quốc lộ 6 có chiều dài chừng 1km từ đầu cầu Hà Đông xuống. Năm 1904 lập chợ Hà Đông, năm 1910 bệnh viện đã được hình thành, lúc đầu là Nhà thương tỉnh lỵ còn gọi là Nhà thương Làm phúc nay là Bệnh viện đa khoa Hà Đông,cở sở vật chất lúc đó còn nghèo nàn, thô sơ, ở khu vực sân bay nay là phố Bế Văn Đàn, phố Me nay là phố Phan Đình Phùng và khu Biệt thự của công chức cao cấp hầu hết là người Pháp. Năm 1918 lập thêm nhà Hộ sinh ở trong nhà Thương. Trong tỉnh đặt thêm 19 nhà trạm nữa. Khu vực bên trái đường bao gồm vườn Hoa đầu cầu, câu lạc bộ người Pháp nay là nhà Văn hóa Trung tâm Thiếu nhi thị xã. Sở Lục Lộ, nay là sở Giao Thông Công chính, Sở Cẩm (Sở Cảnh sát) nay là xí nghiệp In Hà Tây (cũ). Nhà thờ Thiên chúa giáo Hà Đông xây vào năm 1914
2. Giai đoạn 1921-1953
Giai đoạn này địa phận thị xã Hà Đông mới kéo dài đến Bóp Kèn ( nay là Nhà thi đấu Hà Đông) và phố Bông Đỏ từ đường 6 bên trái đi sâu vào phía chợ có 5 trục chính: Phố Nguyễn Hữu Độ ( phố Lê Lợi ngày nay), phố Fulsferrg (phố Trưng Nhị) người dân quen gọi là phố Nhà thờ. Phố Trưng Trắc chỉ có một đoạn ngắn trước cổng UBND quận Hà Đông, phố Gia Long (1947-1954) nay là phố Bà Triệu. Phố Nguyễn Trãi ( trước không rõ tên) chạy cắt ngang 5 trục phố Duvillers nay là phố Hoàng Hoa Thám. Phố Duy Tân nay là phố Trần Hưng Đạo, phố Minh Khai và phố Trần Hưng Đạo trước kia chưa rõ tên. Bước vào năm 1930 Sân vận động thị xã khánh thành có tên là Yvesalen( tên của viên Thống chế Pháp).
Năm 1940 chính quyền bảo hộ Pháp quyết định nâng cấp tỉnh lỵ Hà Đông lên cấp thị xã thuộc đô thị loại IV. Đây là bước phát triển mới của tỉnh lỵ Hà Đông sao 36 năm chính thức thành lập. Các cơ quan chủ yếu đặt hai bên trục đường 6, phía nam bên phải là trại lính, khu công chức, kho bạc, nhà thương và sân bay. Phía sau bên trái là bưu chính, máy nước, đốc học trường,các trường tiểu học, dân cư chỉ khoảng 3000 người.
Thực ra, Nhà thương thực sự nhận bệnh nhân để khám và điều trị vào khoảng năm 1930, chủ yến là khám kê đơn thuốc ngoại trú, đỡ đẻ thường. Lúc này người pháo đặt tên cho bênh viện là “ Bệnh viện người bản xứ” hay nhà thương bản xứ. Cơ sở vật chất lúc đó chỉ có khoảng 7 ngôi nhà cấp 4. Hiện nay còn lại phần nền móng và đã được nâng cấp đó là: khoa Dược ( nay là nhà Ban giám đốc), nhà đẻ ( nay là khu nhà khoa Truyền Nhiễm), nhà điều trị bệnh nhân nội trú ( Salle des malades) nay là nhà thuộc phòng Hành chính Quản trị.
Quy mô lúc đó gồm phòng Khám bệnh, khoa Dược cấp phát thuốc và có pha nước cất, phòng xét nghiệm, nhà đẻ đỡ đẻ thường, khoa điều trị nội trú khoảng 20 giường chủ yếu điều trị các bệnh nội khoa, truyền nhiễm. Phòng Hành chính chủ yếu để cấp giấy khai sinh. Nhà xác chứa bệnh nhân tử vong khoảng 20m2.
*Về nhân lực tổng số khoảng 30 người
+ 01 bác sĩ người Pháp phụ trách là bác sĩ Letoze.
+ 01 y sĩ Đông Dương là Nguyễn Ngọc Thiện.
+ 01 dược sĩ là Nguyễn Văn Thuyết phụ trách cả khoa Dược và phòng xét nghiệm.
+ 01 nữ hộ sinh tên là Nguyễn Thị Tý và một số y tá, hộ lý.
Từ đó đến năm 1954, bệnh viện không được xây dựng gì thêm.Thời kỳ kháng chiến chống Pháp,sau khi Trung đoàn Thủ Đô rút khỏi Hà Nội. Năm 1947 người Pháp chiếm bệnh viện dùng làm bốt và là nơi chưa bệnh cho binh lính ( bệnh viện Quân sự), bệnh viện Dân sự ra ngoài thành phố.
3. Giai đoạn 1954-1964
Ngày 6-10-1954 thị xã Hà Đông được giải phóng. Một đơn vị bộ đội có 3 cán bộ y tế đến tiếp quản bệnh viện. Sau đó nửa tháng đoàn cán bộ y tế chính thức tiếp quản bệnh viện. lúc này, bệnh viện được mang tên Bệnh viện Hà Đông.
Quản đốc bệnh viện đầu tiên sau hòa bình lại là y sĩ Phạm Năng An.
Sau 2 tuần nghe ngóng, một số cán bộ y tế đã làm việc tại bệnh viện từ trước ngày giải phóng thị xã đã trở lại bệnh viện. Nhóm cán bộ y tế đó là: Y tá Lưu Đình Thơm, Lã Duy Như, Trần Hải, Dương Thiện Đàm, Nguyễn Văn Quý, Nguyễn Bảo Đán, Đoàn Như Hài,Bùi Đăng Thu, Nguyễn Hữu Duyệt và một vài người khác, riêng y tá Lưu Đình Thơm đem theo một số dụng cụ phục vụ người bệnh nộp cho Ban Giám Đốc.
3.1.Cở sở vật chất
Diện tích bệnh viện chừng 5ha được xây tường xung quanh. Khi đó bệnh viện có 2 cổng, một cổng chính như hiện nay, một cổng phụ nằm giữa Trung tâm Kỹ thuật cao và khoa Nội tim mạch hiện nay. Lúc đó nhà cửa bao gồm:
- Bên cổng chính là năm gian nhà cấp 4 là nơi khám bệnh. Sau này là nhà làm việc của phòng Y vụ và Tài vụ. Hiện nay thuộc vị trí của khu nhà chuyên khoa cạnh khu nhà này là ngôi nhà cấp 4 có 1 gian to và 2 gian trái làm khu căng tin sau là nhà Đông Dược, phòng Tổ chức sau đó là phòng Kế hoạch Tổng hợp làm việc và bây giờ là vườn hoa. Kế tiếp là 2 nhà khoa Ngoại ( nhà cấp 4 có tầng hầm, sau đó làm nhà cầu nối liền 2 nhà).
- Bên phải đường có căn nhà gác 2 tầng sàn gỗ hai buồng xép lam khoa Dược, hiện nay là nhà Ban giám đốc. Phía sau bên phải căn nhà này là một dãy nhà xây thấp gồm 5 phòng con, một chiều 2m, một chiều 3m cùng với hầm sâu trước đó thực dân Pháp dùng để giam giữ những người yêu nước, du kích, các chiến sĩ cách mạng.
- Tiếp theo là dãy nhà cấp 4 có tầng hầm dài khoảng 35 thước, rộng 6 thước, sau này là khoa Sản hiện là khu nhà huộc phòng Hành chính Quản trị.
- Khu nhà khoa Nhi hiện nay trước đây là một nhà to lợp mái tôn dùng để sửa oto. Sau tiếp quản, có thời gian ta dùng làm khu điều trị bệnh nhân.
- Khoa Truyền nhiễm trước kia là nhà cấp 4 trần hiên chính là nhad đẻ khi xưa. Phía sau đó chừng 30m là nhà để xác bệnh nhân tử vong.
3.2.Tổ chức bộ máy bệnh viện sau tiếp quản.
Năm 1956 y sĩ Phạm Năng An đi học đại học, bác sĩ Hoàng Ngọc Tần vầ làm Quản đốc Bệnh viện.
Sau khi bà Nguyễn Thị Nhiễu và bà Ninh chuyển công tác thì ông Lê Văn Sắc, Phố Ty y tế về phụ trách công tác Đảng. Ông Nguyễn Đức, Phó Bí thư phụ trách Tổ chức cán bộ.
Lực lượng cán bộ chuyên môn lúc này còn mỏng. Khám tai mũi họng do y tá Nguyễn Công Phùng đảm nhiệm, khám Răng do y tá Trần Doãn Cảnh, khám Mắt chưa có ai. Khoa Nội chung do bác sĩ Phạm Quốc Cầm phụ trách. Năm 1957 tách Nội cán bộ do y sĩ Hoàng Đình Vượng, Nội nhân dân do bác sĩ Phạm Quốc Cầm phụ trách. Khoa Ngoại có bác sĩ Hải, khoa Sản có nữ hộ sinh Kim, Nhi có y sĩ Dung( người miền nam), bộ phận xét nghiệm có y tá Lã Duy Như, X quang có y sỹ Đỗ Phúc Thái và 2 y tá. Chưa có khoa Sinh hóa và Vi sinh. Khoa Dược có dược sỹ trung cấp Nguyễn Đăng Khôi, sau đó có dược sĩ đại học Nguyễn Thị Quỳnh.
Các phòng chức năng: Phòng y vụ có bà Trần Thị Thanh ( y tá), bộ phận hành chính Quản trị có kế toán,văn thư, thủ kho,lái xe.
Năm 1958, bác sĩ Hoàng Tích Tộ về làm Trưởng khoa Ngoại. Cùng khoảng năm đó bác sĩ Bùi Xuân Vĩnh về trường Y tá Hà Đông kiêm phụ trách phòng Khám bệnh và khoa Nhi.
Năm 1959, tỉnh đầu tư xây nhà khoa Y ( khoa Y học cổ truyền hiện nay) và khoa nội Cán bộ ( nay là khoa nội tim mạch). Quy mô bệnh viện khoảng từ 100-120 giường với khoảng 100 cán bộ công nhân viên.
Năm 1960 bà Ngô Thị Tám về thay bà Nhiễu vừa làm Bí thư liên chi bộ vừa làm công tác Công đoàn ( chi bộ ghép với Đảng ủy Ty Y tế). Năm 1960-1961 là năm bệnh viện được bổ sung nguồn nhân lực đáng kể. Bệnh viện được tiếp nhận các bác sĩ tốt nghiệp đại học Y Hà Nội về nhận công tác.
Năm 1962, bệnh viện được nhận viện trợ Bệnh viện dã chiến của Chính phủ Năm Tư ( Viện trợ không hoàn lại). Một số trang thiết bị được nâng cấp như máy thở oxy, máy đo thị trường, máy Javal, Máy X quang cả sóng của Đức, nửa sóng của Nga, một số kính hiển vi và các dujgn cụ khác. Bệnh viện triển khai một số kỹ thuật thuộc nguyên ngành Mắt, Tai mũi họng, Răng hàm mặt, X quang……
Năm 1964, Đế quốc Mỹ bắt đầu đánh phá Miền Bắc. Cuối năm Bệnh viện xây hầm phẫu thuật ( nay là bể nước khu vườn hoa)
4.Giai đoạn 1965-1974
Trong những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu mước, với tinh thần “ Tất vì một niềm Nam ruột thịt” và “ Tất cả cho tiền tuyến” vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Cán bộ, thầy thuốc của bệnh viện vẫn kiên cường bám trụ cấp cứu phẫu thuật, điều trị cho thương binh và người bệnh, vừa bảo toàn tài sản và phục vụ cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta bảo vệ Tổ quốc.
Cuối năm 1965, tỉnh Hà Đông và Sơn Tây sáp nhập. Nhiều cán bộ và dụng cụ của bệnh viện Sơn Tây được điều chuyển về Bệnh viện Hà Đông. Đầu năm 1969, bệnh viện mang tên Bệnh viện đa khoa Hà Tây I.
Ban lãnh đạo lúc này có sự thay đổi:
Ở các khoa, phòng đã hình thành rõ và bổ sung một số cán bộ và lãnh đạo khoa.
Lúc này bệnh viện có khoảng 200 giường bệnh. 150 cán bộ. Trong đó 19 bác sĩ, 3 dược sĩ đại học và 24 y sĩ.
Năm 1965, bệnh viện được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như bổ sung lực lượng cán bộ, tăng giường bệnh. Cả nước ta cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ. Bảo toàn tài sản vừa sản xuất, vừa chiến đấu.
Chi viện cho miền Nam với tinh thần “ Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”
Chấp hành lệnh sơ tán của tỉnh, bệnh viện đã hai lần đi sơ tán
Sơ tán lần thứ nhất 1965-1969
Khối Nội Nhi sơ tán về làng Chuông huyện Thanh Oai. Khoa Lây ở xã Liên Châu. Khoa Ngoại sơ tán về Quảng Bị- Chương Mỹ, Thanh Lãm – Thanh Oai sau tập trung về Đồng Mai- Thanh Oai, khoa Sản ở xã Hợp Đồng - Chương Mỹ.
Sơ tán lần hai 1971-1972
Các khoa Mắt, Tai mũi họng, Răng hàm mặt về Phú Lãm – Thanh Oai. Khoa Lây, Nhi về Đông Mai - Thanh Oai.
Các phòng chức năng ở thôn Cổ Bsrn – Đồng Mai, khối cận lâm sàng ở Thanh Lãm, khoa Ngoại, Sản ở Quảng Bị - Chương Mỹ.
Đêm, bệnh viện vẫn triển khai phẫu thuật tại bệnh viện, sau đó chuyển bệnh nhân hậu phẫu xuống hầm mổ điều trị. Đây là thời kỳ hết sức khó khăn đối với bệnh viện, cơ sở phân tán, các khoa phòng giảm 30-50% số giường.Một số khoa phải sáp nhập lại với nhau. Bệnh viện vẫn để lại một số khoa phòng ở lại thị xã bám trụ cùng với đội tự vệ chiến đấu. Đồng chí Đặng Văn Bưu – đại đội phó tự vệ trực tiếp chỉ huy đại hội tự vệ chiến đấu. Thời gian này, giặc Mỹ lao thang ném bom miền Bắc, bệnh viện đã cử nhiều đoàn phẫu thuật chi viện cho chiến trường Quảng Bình, Vĩnh Ninh. Nhiều đội cấp cứu và phẫu thuật tham gia cấp cứu thương binh tại các trận địa Suối Hai, Cầu Dẽ.
Cuối năm 1972, bệnh viện trở về nơi cũ, cơ sở vật chất xuống cấp. cả bệnh viện chỉ có 2 buồng mổ một nhà xây cấp 4, các chuyên khoa phải mổ tại khoa mình. Bệnh viện vẫn phát triển một số kỹ thuật. Trường Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Quân Y vẫn gửi học sinh ra thực tập.
5.Giai đoạn 1975-1994
Năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng. Một số các cán bộ trở về miền Nam trong đó có bác sĩ Trần Công Tráng( Bệnh viện trưởng).
Do nhu cầu khám chữa bệnh, UBND tỉnh quyết định tăng giường điều trị cho bệnh viện lên 500 giường bệnh.
Cơ cấu bệnh viện lúc này gồm: Ban lãnh đạo dp bác sĩ Hoàng Đình Vượng làm bệnh viện trưởng; 4 phòng chức năng là phòng y vụ, Tài vụ, Hành chính Quản trị, Tổ chức cán bộ; 11 khoa lâm sàng, 7 khoa cận lâm sàng.
Năm 1976 tỉnh Hà Tây sáp nhập với tỉnh Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Bệnh viện Hà Tây được giao nhiệm vụ là Bệnh viện tỉnh Hà Sơn Bình, là tuyến cuối của tuyến điều trị trong tỉnh. Quy mô bệnh viện là 520 giường bệnh. Cơ cấu các khoa phòng cơ bản như cũ. Trong giải đoạn này, thực hiện chủ trương của Bộ Y tế, bệnh viện đã cử đoàn cán bộ gồm các Bác Sĩ, y tá, tham gia phòng chống dịch sốt rét, chi viện cho các tỉnh mới giải phóng như: Sông Bé, Lâm Đồng, Bình Định…
Năm 1981 thành lập phòng Mổ tách ra từ khoa Ngoại. Năm 1982 khoa Nội nhân dân sáp nhập với Nội cán bộ do trưởng khoa đi học, thuyên chuyển công tác. Năm 1981 thành lập khoa Hồi sức cấp cứu với 10 giường bệnh. Năm 1985 thành lập Đơn nguyên Lao với 10 giường bệnh. Năm 1990 triển khai phòng khám da liễu và tâm thần, sáp nhập bộ phận lái xe về phòng Y vụ,thành lập khoa Phục hồi chức năng trên cơ sở bộ phận vật lý trị liệu thuộc chuyên khoa X quang.
Trong giai đoạn này cơ sở vật chất được đầu tư gồm:
Năm 1991, Tỉnh hà Sơn Bình tách thành 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình. ngày20/9/1991, UBND tỉnh ký quyết định số 344/QĐ-UB tách Sở Y tế Hà Sơn Bình thành Sở Y tế Hà Tây và Sở Y tế Hòa Bình. Kể từ đó bệnh viện tỉnh Hà Sơn Bình trở thành Bệnh viện tỉnh Hà Tây. Ban lãnh đạp do bác sĩ Nguyễn Hùng Mưu, Phó giám đốc SỞ Y tế kiêm Giám Đốc bệnh viện. Bệnh viện có quy mô 400 giường bệnh, có 4 phòng chức năng, 13 khoa lâm sàng và 7 khoa cận lâm sàng. Cơ sở vật chất được nâng cấp, xay dựng Đơn nguyên 1 tại phòng Khám, cải tạo nhà Tiêu Hóa trang bị một số thiết bị phục hồi chức năng
6.Giai đoạn 1995- 2003
Đây là giai đoạn bệnh viện được đầu tư nguồn nhân lực mới. đầu năm 1996, bệnh viện được nhận dự án nâng cấp khoa Hồi sức cấp cứu. Bệnh viện được nhận 2 máy thở, 2 máy monitor, 2 máy hút điện, 2 máy tách oxy, 1 máy bơm tiêm điện.
Giữa năm 1998, bệnh viện được nhận dự án nâng cấp bệnh viện từ nguồn vốn ODA của Chính Phủ Tây Ban Nha trị giá 5 triệu USD về trang thiết bị gồm máy chụp cắt lớp, X quang truyền hình tăng, Thận nhân tạo, Nội soi tiêu hóa, Xét nghiệm sinh hóa, Monitor, máy giặt…
UBND tỉnh Hà Tây cũng đầu tư vốn đối ứng xâu nhà Trung tâm kỹ thuật cao, nâng cấp khoa Dược, nhà Ban giám đốc, xây mới nhà Dinh Dưỡng, và nhà Tiếp Đón. Bệnh viện thực hiện các kỹ thuật của bệnh viện hạng II, đặc biệt phẫu thuật thiêu hóa như cắt dạ dày, gan, mật xử lý chấn thương bụng phức tạp. Bộ máy tổ chức cơ bản không có gì thay đổi. Lãnh đạo bệnh viện thời kỳ này do BSCKII Đặng Đức Hậu làm Giám Đốc. Tháng 3/2003 bác sĩ Đặng Đức Hậu nghỉ hưu, Tiến sĩ Nguyễn Văn Bình, Phó Giám Đốc Sở Y tế kiêm Giám đốc bệnh viện. Lúc này kinh phí hạn hẹp, các trang thiết bị xuống cấp. Bệnh viện chuẩn bị chuyern sang cơ chế tự chủ theo Nghị định 10/CP. Bệnh viện tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất khoa Nhi, nhà Tang lễ….Tháng 9/2003 Tiến sĩ Nguyễn Văn Bình chuyển công tác về Bộ Y Tế, Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Gia Thức làm Giám Đốc bệnh viện.
7.Từ năm 2003 đến năm 2008
Bệnh viện chuyển sang thực hiện nghị định 10/NĐ-CP và Nghị định 43/NĐ-CP của Chính Phủ. Bệnh viện hoạt động theo phương thúc đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần kinh phí. Bệnh viện đã sắp xếp lại guồng máy khám chữa bệnh. Đưa tin học vào quản lý bệnh viện, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong các công việc bán chuyên môn như vệnh sinh, giặt là….Liên kết với các đơn vị, đầu tư trang thiết bị như đặt mát xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tế bào, xét nghiệm sinh hóa, chụp cắt lớp, thận nhân tạo. Bệnh viện cũng tranh thủ các nguồn dự án phòng chống dịch, trang bị các máy thở, monitor, máy hút. Tranh thủ viện trợ của Đại sứ quán Nhật Bản, tiếp nhaajnmays phẫu thuật nội soi trị giá trên 93 ngàn USD. Mặt khác bệnh viện cũng tranh thử sự đầu tư của tỉnh mua máy siêu âm 3 chiều, máy phẫu thuật nội soi tiết niệu tán sỏi. Bệnh viện cũng tăng cường cử cán bộ đi đào tạo tại các bệnh viện lớn tại miền Nam và miền Bắc. Bệnh viện đã triển khai một số kỹ thuật như mổ não, phẫu thuật cột sống, phẫu thuật tiêu hóa, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và tạo hình phức tạp, thay chỏm xương đùi, thay khớp háng,nối mạch máu và thần kinh ngoại vi, phẫu thuật nội soi mũi xoang, tiết niệu, tán sỏi niệu quản….
Năm 2004 thành lập đơn nguyên Cấp cứu thuộc khoa Hồi sức cấp cứu
Năm 2005 thành lập khoa Chấn thương, Ngoại Tổng hợp, Nội tiêu hóa, Nội tổng hợp,Nội Tim mạch – Lão học, khoa Thăm dò chức năng, phòng Vặt tư – thiết bị y tế.
Năm 2006, quy mô bệnh viện lên đến 450 giường với 6 phòng chức năng và 26 khoa lâm sàng và cận lâm sàng.
Năm 2005 Tỉnh ủy Hà Tây có Nghị quyết ưu tiên đầu tư cho Bệnh viện đa khoa Tỉnh.
Bệnh viện đã quy hoạch lại, cải tạo nâng cấp vườn hoa, hệ thống đường nội bộ, hệ thống cống rãnh, xử lí chất thải. Tiếp tục nâng cấp nhà khoa Ngoại, Sản, Nội tim mạch, Nội Tổng hợp, nội Tiêu Hóa, khoa HSCC.
Bệnh viễn đã tranh thủ sự hỗ trợ của các bệnh viện Trung Ương để đào tạo cán bộ, chuyển giao kỹ thuật, mở nhiều lớp tập huấn chuyên môn.
Bệnh viện cũng phối hợp với các cơ sở đào tạo, tiếp nhận hàng ngàn học sinh, sinh viên mỗi năm đến thực tập. Bệnh viện là cơ sở thực hành của Học viện Quân Y, Học viện Y học cổ truyển Việt Nam,Trường cào đẳng Y tế Hà Đông và nhiều Trường Trung học Y tế trong và ngoài công lập khác…..
Bệnh viên còn tham gia rất nhiều hoạt động xã hội, phục vụ nhiệm vụ chính trị trên địa bàn như:
8.Từ năm 2008 đến năm 2017
Thực hiện nghị quyết 15/NQ- QH của Quốc hội khóa XII , từ ngày 1/8/2008 Thành phố Hà nội và tỉnh Hà Tây hợp nhất lại. Các Ban, Ngành của 2 tỉnh cũng hợp nhất lại làm một. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây trở thành một đơn vị trực thuộc Sở Y tế Hà Nội và được đổi tên Bệnh viện đa khoa Hà Đông. Bệnh viện trở thành Bệnh viện đa khoa tuyến thành phố của ngành Y tế Thủ đô.
Tháng 10/2009 thành lập Khoa Cấp cứu và khoa Hồi sức tích cực.
Thành lập đơn nguyên Huyến học lâm sàng, Đơn vị Thận học với 6 máy lọc Thận.
Đẩy mạnh xã hội hóa, đầu tư các thiết bị X quang kỹ thuật số, tán sỏi ngoài cơ thể…..và nâng cấp trang thiết bị Bệnh viện giai đoạn 2009-2010 và các giai đoạn tiếp theo. Bệnh viện ký hợp tác với Bệnh viện Trường đại học Ajou, Hàn Quốc trong việc khám sức khỏe cho người nước ngoài và cộng đồng, đào tạo cán bộ giai đoạn 2009-2013. Tháng 3 năm 2010 bệnh viện được Bộ Y tế quyết định là một trong 8 bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Bạch Mai.
Cở sở vật chất tiếp tục được nâng cấp như xây mới khoa Khám Bệnh, hệ thống nhà cầu. nhà làm việc cho các phòng ban…
Bệnh viện đang triển khai đề án 1816 hỗ trợ cho tuyến trước và tham gia Ban chỉ nhiệm đầu ngành về Ngoại Sản. Quy mô của Bệnh viện là 520 giường bệnh kế hoạch, thực kê là 600 giường. Bệnh viện có 6 phòng chức năng và 27 khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Biên chế có 515 cán bộ, viên chức, trong đó có 120 bác sĩ , dược sỹ.
Bệnh viện từng bước hiện đại hóa trong công tác quản lý Bệnh viện. Quản lý thu chi Viện phí và Bảo Hiểm y tế đảm bảo chế độ, năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo các hoạt động của bệnh viện và có phần tích lũy.
Công tác nghiên cứu khoa học luôn được quan tâm. Hàng năm, bệnh viện đã tham gia 1-3 đề tài cấp Bộ, cấp Thành phố và trên dưới 20 đề tài cấp cơ sở. Nhiều đề tài được nghiệm thu xuất sắc, nhiều cá nhân được nhận Bằng sáng kiến sáng tạo. Đảng Bộ bệnh viện liên tục đạt “danh hiệu cơ quan văn hóa” cấp phường và cấp quận. Đảng bộ bệnh viện liên tục đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh (7 năm liền). Bệnh viện liên tục đạt danh hiệu “Bệnh viện xuất sắc toàn diện: 2004; 2005; 2006; 2007; 2008; 2009”.
Công tác nghiên cứu khoa học luôn được quan tâm. Hàng năm, bệnh viện đã tham gia 1-3 đề tài cấp Bộ, cấp Thành phố và trên dưới 20 đề tài cấp cơ sở. Nhiều đề tài được nghiệm thu xuất sắc, nhiều cá nhân được nhận Bằng sáng kiến sáng tạo. Đảng Bộ bệnh viện liên tục đạt “ danh hiệu cơ quan văn hóa” cấp phường và cấp quận. Đảng bộ bệnh viện liên tục đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh (7 năm liền). Bệnh viện liên tục đạt danh hiệu “ Bệnh viện xuất sắc toàn diện: 2004; 2005; 2006; 2007; 2008; 2009”.
Tháng 5 năm 2010, Bệnh viện được UBND Thành phố Hà Nội quyết định nâng hạng lên Bệnh viện đa khoa hạng I.
Trong quá trình phấn đấu không ngừng, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã vinh dự được đón nhận nhiều giải thưởng, danh hiệu cao quý.