Giới thiệu về Khoa Nội Tiết
TẬP THỂ KHOA NỘI TIẾT Phó Trưởng Khoa: BSCKI.Đinh Văn Tuy       Điều dưỡng Trưởng: Nguyễn Thị Ngọc Yến     Lịch sử hình thành và phát triển Từ ngày 21 tháng 09 năm 2017 có tên gọi là Đơn nguyên Nội tiết và các bệnh chuyển hóa Ngày 03/12/2020 Giám đốc bệnh viện ký quyết định thành lập khoa Nội tiết Cơ cấu tổ chức bộ máy: Giường kế hoạch: 25, Giường thực kê: 40 Phòng khám ngoại trú: 02 phòng khám Cán bộ nhân viên trong khoa gồm:16 Bác sỹ: 07 gồm + BSCKII: 01 + Thạc sỹ: 01( đang học) + Bác sỹ: 05( 02 đã học định hướng chuyên ngành nội tiết) Điều dưỡng: 09 + Thạc sỹ điều dưỡng: 01( đang học) + CNĐD: 02 + CNCĐ: 05 + ĐDTH: 01 Hộ lý:0 Lãnh đạo qua các thời kỳ Trưởng khoa + Từ tháng 9 năm 2017 đến nay: BSCKII - Đinh Văn Tuy Điều dưỡng trưởng + Từ tháng 9 năm 2017 đến nay: CN ĐD - Đặng Thị Nga III.Chức năng và nhiệm vụ: Chức năng: Khoa Nội tiết & Đái tháo đường thực hiện các chức năng thăm khám, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân thuộc Chuyên khoa Nội tiết - Chuyển hóa; tham gia đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế; tham gia công tác chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học và hợp tác trong nước .     Nhiệm vụ: Khám, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân thuộc chuyên khoa nội tiết: đái tháo đường, hạ đường huyết, suy giáp, viêm tuyến giáp, nang tuyến giáp, cường suy tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, suy tuyến yên, đái tháo nhạt, rối loạn mỡ máu… Chẩn đoán sớm và hướng dẫn dự phòng các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Thăm khám và phát hiện sớm các tổn thương bàn chân, điều trị các vết loét bàn chân, nhiễm trùng phần mềm, và dự phòng cắt cụt chi ở các bệnh nhân đái tháo đường. Sàng lọc, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý nội tiết trong thai kỳ. Thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp, tuyến yên và tuyến thượng thận. Lắp máy theo dõi đường huyết liên tục cho các bệnh nhân đái tháo đường. Khoa thường xuyên tổ chức giáo dục cho bệnh nhân đái tháo đường các kiến thức về bệnh, tự theo dõi chế độ ăn, luyện tập, cách phát hiện và chăm sóc bàn chân  Đào tạo: Là cơ sở đào tạo học viên Bác sỹ & điều dưỡng trường: Đại học Đại Nam, Học viện Y Dược học Cổ Truyền Việt Nam, Đại học Phenilka Cao đẳng Y tế Hà Đông.......Đào tạo cho các Bác sĩ thực hành cấp chứng chỉ hành nghề Nghiên cứu khoa học: Tham gia các đề tài cấp cơ sở, có những sáng kiến cải tiến được hội đồng thi đua đánh giá ứng dụng cao, có nhiều bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín trong nước Chỉ đạo tuyến:Tham gia  tại các nhiều bệnh viện tuyến huyện  theo các chương trình Chỉ đạo tuyến 1816 Hợp tác trong nước: Hợp tác với các bệnh viện chuyên khoa trong điều trị các khối u tuyến nội tiết và các bệnh lý nội tiết trong thai kỳ. Phối hợp với các bệnh viện vệ tinh trong nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực quản lý bệnh đái tháo đường. Một số lưu ý quan trọng Đi khám nội tiết thường phải làm một số xét nghiệm điển hình, do vậy, bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau để kết quả xét nghiệm được chính xác: Không uống cà phê trước khi xét nghiệm máu. Uống cà phê hoặc các loại đồ uống có chứa caffein khác ví dụ như đồ uống năng lượng hoặc cola trong vòng 1 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm máu có thể sẽ làm kết quả xét nghiệm máu bị ảnh hưởng đáng kể. Không ăn bữa ăn giàu chất béo trước khi xét nghiệm máu. Ăn một bữa ăn lớn, giàu chất béo một cách bất thường có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm của bạn. Thậm chí, trước khi làm xét nghiệm, bạn nên nhịn ăn. Nếu bạn muốn đo lường cả lượng cholesterol (mỡ máu) thì tốt nhất, bạn không nên ăn bất cứ thứ gì có chứa calo trong vòng 8-10 tiếng trước khi tiến hành xét nghiệm, bởi lượng đường huyết cũng như chỉ số một loại chất béo trong máu có thể sẽ tăng lên một chút sau khi bạn ăn. Nên uống nhiều nước trước khi đi khám Không nên uống thuốc cảm trước khi đi khám (nếu được). Nếu bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi và thấy rằng mình cần phải uống thuốc, thì bạn vẫn có thể uống thuốc. Nhưng, hãy cho bác sĩ biết tên thuốc mà bạn đã uống để bác sĩ có thể tính đến những tác dụng phụ mà loại thuốc bạn dùng có thể gây ra. Trên đây là nhưng thông tin cần biết về khám chữa bệnh Nội tiết tại bệnh viện đa khoa Hà Đông, hy vọng với những thông tin này bệnh nhân và người nhà sẽ có trải nghiệm đi khám hiệu quả hơn, tránh mất thời gian và tiền bạc vào những vấn đề không cần thiết. Chúc bạn luôn khỏe mạnh. Hy vọng một số thông tin trên phần nào giúp quá trình khám chữa bệnh tại Khoa Nội tiết & các bệnh chuyển hóa, Bệnh viện đa khoa Hà Đông được hiệu quả hơn.
Giới thiệu về Khoa Hô hấp và bệnh phổi
  TẬP THỂ KHOA HÔ HẤP & BỆNH PHỔI Phụ Trách - Phó Trưởng Khoa: BSCKII.Nguyễn Văn Giang   Điều dưỡng Trưởng: Phạm Thị Hồng Mai   Từ năm 1990 đến 2013, khoa có tên là khoa Lao. Từ năm 2013, khoa được đổi tên là khoa Hô hấp và bệnh phổi I, Lãnh đạo qua các thời kỳ: 1.Trưởng khoa: Nguyễn Hữu Bính từ năm 1990 đến 2006 Nguyễn Văn Sự từ năm 2006 đến 2013 Nguyễn Văn Thái từ 2013 đến nay 2.Phó khoa Nguyễn Văn Sự từ năm 1996 đến 2006 Chu Bá Lợi : từ 2007 đến 2015 3.Điều dưỡng trưởng: Nguyễn Thị Thoa từ 1990  đến 2012 Nguyễn Công Nghĩa từ 2012 đến 2019 II, NHÂN SỰ : Hiện tại khoa có 13 nhân viên: 04 bác sĩ ,08 điều dưỡng và 01 hộ lý III, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ Từ năm 1990 đến năm 2013: Khoa khám và điều trị các bệnh nhân mắc lao Từ năm 2013 đến nay : Khoa khám và điều trị các bệnh nhân mắc các bệnh bệnh về phổi. Quản lý và điều trị bệnh nhân lao ngoại trú IV, NHỮNG CÔNG VIỆC NỔI BẬT ĐÃ TRIỂN KHAI Đưa vào hoạt động hệ thống các  máy nội soi phế quản, máy đo chức năng hô hấp tại khoa Thực hiện các thủ thuật như sinh thiết màng phổi mù, nội soi sinh thiết rửa phế quản Phối hợp với các ban ngành cải tạo và tu sửa cơ sở hạ tầng tại khoa Xây dựng và hoàn thiện và đi vào thực hiện khám và quản lý bệnh nhân mắc lao ngoại trú tại khoa V,  CÔNG TÁC ĐÀO TẠO: Cùng với phòng chỉ đạo tuyến : Đào tạo tuyến dưới và HS-SV các trường YHCT, cao đẳng y tế Hà Đông VI, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VII, HỢP TÁC QUỐC TẾ VIII, HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIẾP THEO Tiếp tục đào tạo và phát triển sâu trong kĩ thuật trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân măc các bệnh phổi, triển khai hệ thống máy thở không xâm nhập tại khoa
Giới thiệu về Khoa Bệnh nhiệt đới
TẬP THỂ KHOA CÁC BỆNH NHIỆT ĐỚI Trưởng Khoa: BSCKII.Trần Thị Kim Anh Phó Trưởng Khoa: BSCKI.Vương Trương Trọng Điều dưỡng Trưởng: Cử nhân Đặng Thị Nga 1.Trưởng khoa qua các thời kỳ: - Từ 1962 – 1982 : Y sĩ Trần Quốc Thái - Từ 1982 – 1983 : BS Đào Minh Thuyết - Từ 1983- 2001 : BS.CKI. Nguyễn Thị Thanh - Từ 2001- 2019: Th.S.BS Tạ Quang Mậu - Từ T8/2019 đến nay : BS.CKII Trần Thị Kim Anh 2. Tổ chức bộ máy : - Số giường kế khoạch :30 giường - Tổng số CBCNVC : 18 - Trưởng khoa : BS.CKII Trần Thị Kim Anh - Phó trưởng khoa : BS.CKI Vương Trương Trọng - Bác sĩ : 07 (01 CKII, 01CKI, 01 BS NT) - Điều dưỡng : 10 ( 04 cử nhân , 06 cao đẳng) - Hộ lý : 01 3. Chức năng nhiệm vụ : - Khám cấp cứu và điều trị cho các bệnh nhân nội trú mắc bệnh truyền nhiễm. - 02 Phòng khám ngoại trú : + PK Viêm gan : 1200 bệnh nhân đang điều trị cấp thuốc ngoại trú. + PK B20 : 800 bệnh nhân điều trị cấp thuốc ngoại trú. -Tham gia công tác phòng chống dịch bệnh. - Tham gia công tác đào tạo, huấn luyện chỉ đạo tuyến dưới. - Tham gia công tác nghiên cứu khoa học. 4. Một số công tác chuyên môn tiêu biểu: - Phòng chống có hiệu quả các dịch bệnh : Sốt xuất huyết , Cúm A/ H5N1, A/ H1N1, sởi, tiêu chảy cấp , tả , viêm não- màng não… - Tổ chức diễn tập phòng chống dịch tại Bệnh viện. - Triển khai đơn nguyên điều trị bệnh nhân AIDS tham gia dự án Life-gap với phòng khám ngoại trú HIV/ AIDS . - Triển khai điều trị ngoại trú viêm gan B,C - Triển khai điều trị bệnh nhân mắc ký sinh trùng. - Làm sinh thiết gan cho các bệnh nhân Viêm gan B,C mạn tính. - Điều trị trước phơi nhiễm và sau phơi nhiễm cho các bệnh nhân HIV - Điều trị HIV sớm 24h. - Tư vấn tìm Bạn tình, bạn chích của những người nhiễm HIV. 5. Công tác đào tạo : - Khoa luôn cử nhân viên đi học các khóa đào tạo dài hạn và ngắn hạn để nâng cao trình độ chuyên môn ( BS CKI, BS CKII, BSNT, Cử nhân Điều dưỡng…). - Tham gia giảng dạy cho các sinh viên của các trường đại học , cao đẳng( Học viện Quân Y, Học viện Y học Cổ truyền, CĐ y Hà Đông, Y tế công cộng…). - Hướng dẫn thực hành các kỹ thuật chuyên môn tại khoa. - Chuyển giao kỹ thuật cho các Bệnh viện tuyến dưới ( chọc Dịch não tủy , cách lấy mẫu máu, đờm, nước tiểu, phân…). 6. Công tác nghiên cứu khoa học: - Tham gia nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: + Năm 2010 : Đề tài nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị Bệnh nhân Viêm gan B mạn tính. + Năm 2015 : Đề tài nghiên cứu tình hình bệnh nhân mắc sởi ở người lớn. + Năm 2016 : Đề tài về tình hình bệnh dịch truyền nhiễm qua 10 năm . + Năm 2017 : Đề tài về đặc điểm dịch tễ lâm sàng bệnh sốt xuất huyết. + Năm 2018 : Đề tài hiệu quả điều trị HIV Phác đồ bậc I tại PK B20. + Năm 2019 : Đề tài về đánh giá hiệu quả điều trị Tenorfovir cho bệnh nhân ngoại trú tại PK viêm gan – BV đa khoa Hà Đông. - Tham gia nghiên cứu khoa học cấp thành phố: Nghiên cứu xây dựng quy trình định lượng và đánh giá sự biến động tải lượng HBV-RNA huyết tương trong đáp ứng điều trị ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính tại Hà Nội. 7. Hợp tác quốc tế: Tham gia dự án Life-gap, CDC Hoa Kỳ với phòng khám điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV/ AIDS. 8. Hướng phát triển cho những năm tiếp theo : - Đẩy mạnh kỹ thuật mới như sinh thiết gan là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán các bệnh về gan. - Điều trị các bệnh dịch mới nổi và tái nổi. - Điều trị các mặt bệnh về ký sinh trùng. - Thực hiện mục tiêu 90-90-90 về điều trị HIV/AIDS. - Tiếp tục điều trị nội trú và ngoại trú cho các bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm. - Đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm. 9. Thành tích thi đua khen thưởng : - Cờ Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm. Tặng đơn vị xuất sắc trong công tác phòng chống AIDS - Bằng khen của bộ Y tế về thành tích trong công tác phòng chống AIDS giai đoạn (2001-2005). - Bằng khen của Ủy ban Nhân dân thành phố. - Sở Y tế tặng nhiều giấy khen các năm ( 1999,2000,2016,2017). - BCH công đoàn ngành Y tế tặng  giấy khen năm 2003. - 10 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động giỏi cấp ngành. - Năm 2018 giải nhất Điều dưỡng viên giỏi bệnh viện.
Giới thiệu về Khoa Huyết học
TẬP THỂ KHOA HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU Trưởng khoa: ThS.BSCKII Nguyễn Thị Hương Liên Phụ trách - Phó trưởng khoa: CKI KTY Đặng Thị Hảo  Điều dưỡng Trưởng: Nguyễn Thị Nga 1954 thành lập Phòng xét nghiệm, do y tá Lã Duy Như đảm nhiệm 1956-1962 được gọi là Bộ phận xét nghiệm 1962-1968 được gọi là Khoa xét nghiệm Từ năm 1968 đến nay gọi là Khoa Huyết học - Truyền máu 1. Lãnh đạo qua các thời kỳ Trưởng khoa Phó khoa 1956-1962: BS Doãn Minh Phương   1962-1968: BS Phạm Quốc Cầm   1969-1974: BS Mai Dung 1970-1972: YS Lê Thanh Lịch 1972-1973: BS Nguyễn Thị Nguyệt 1974-1987: BS Nguyễn Thị Nguyệt 1982-1987: BS Vũ Thị Thanh Bình 1987-1994: BS Vũ Thị Thanh Bình 1992-1994: BS Trần Thị Liên 1994-2018: Ths.BSCKII Trần Thị Liên 2004-2018: BS Nguyễn Thị Hương Liên 2006-2013: ThS.BS Trương Bích Thủy 2018-nay: ThS.BSCKII Nguyễn Thị Hương Liên 11.2019-6/2020 BSCKI. Dương Thị Quỳnh Nga Tháng 4/2023 đến nay: CKI KTY Đặng Thị Hảo      Kỹ thuật viên trưởng Năm công tác Chức vụ/ họ tên 1978 -1993 YS - KTV Lại Thị Thiện 1994 - 2009 YS - KTV  Bùi Thị Ngọ 2013 - đến nay CN ĐD Nguyễn Thị Nga 2. Nhân sự: 15 người Bác sỹ 03 CKI KTY 01 Đại hoc 04 Cao đẳng 06 Trung cấp 01(hộ lý) 3 . Chức năng -Nhiệm vụ: Thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm (XN) Huyết học và đảm bảo cấp phát máu an toàn, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị người bệnh. 4. Công việc nổi bật đã triển khai:  - Từ 1996: Triển khai XN Tổng PTTB máu ngoại vi trên máy PTTB tự động - Năm 1997: Triển khai XN miễn dịch virus (viêm gan B,C, HIV) bằng kỹ thuật ELISA. - Năm 2008: Triển khai Đơn nguyên Huyết học Lâm sàng - Năm 2010: Triển khai phòng khám Bệnh máu. - XN Huyết  đồ, Tủy đồ, Nhuộm hóa học tế bào. - XN Đông máu cơ bản, D Dimer, Định lượng các yếu tố đông máu (yếu tố VIII, IX ,XI), kháng đông nội sinh, kháng đông ngoại sinh - Điện di Huyết sắc tố. - XN KST Sốt rét, TB Hargraves, các chất dịch (dịch màng phổi, tim, bụng; dịch khớp ...) - Định nhóm máu hệ ABO, Rh; Các XN phát máu an toàn - Coombs trực tiếp, Coombs gián tiếp. Sàng lọc kháng thể bất thường. - Đếm Tế bào T CD4. 5. Công tác đào tạo:   Đào tạo thực hành cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học về xét nghiệm Huyết học - Truyền máu. 6. Nghiên cứu khoa học:  Chủ trì, tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn. 7. Thành tích thi đua: Khoa Huyết học - Truyền máu đã được ghi nhận và khen thưởng của các cấp Bệnh viện, Sở Y tế, Bộ Y tế trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác: - Nhiều năm đạt Tổ Lao động giỏi cấp ngành: 1981-1993; 1995-2001; 2004. Giấy khen “Tập thể lao động tiên tiến” của Sở Y tế Hà Tây: năm 2005-2006; Giấy khen “Tập thể lao động tiên tiến” của Sở Y tế Hà Nội: năm 2011-2014; 2016-2017; 2019; 2021. - Giấy khen của Sở Y tế Hà Tây “Đã có nhiều thành tích trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân năm 2003” - Bằng khen của Bộ Y tế  “ Đã có nhiều thành tích xuấ sắc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch y tế giai đoạn 2001-2005. - Bằng khen của UBND tỉnh Hà Tây “ Đã có nhiều thành tích xuấ sắc trong công tác phòng chống AIDS 5 năm 2001-2005. - Giấy khen của Sở Y tế Hà Nội: “Đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động Công đoàn và phong trào thi đua ngành Y tế Hà Nội 2016, 2019... - Nhiều năm đạt Nhất/Nhì khối cận lâm sàng Bệnh viện ĐK Hà Đông 8. Hướng phát triển trong những năm tiếp theo: - Triển khai thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm Huyết học-Truyền máu mới và chuyên sâu. - Nâng cao chất lượng xét nghiệm, xây dựng phòng  xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189 và đạt mức 4 trong Bộ tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học của Bộ Y tế (theo 2429/QĐ-BYT, ngày 12/6/2017)
Giới thiệu về Thư cảm ơn của người nhà người bệnh Nguyễn Thái Bảo gửi tới Khoa Nhi BVĐK Hà Đông
Thư cảm ơn của người nhà người bệnh Nguyễn Thái Bảo gửi tới Khoa Nhi Cháu Nguyễn Thái Bảo – trẻ sơ sinh nhập viện tại khoa Nhi , BVĐK Hà Đông  trong tình trạng nặng, nguy kịch . Trong đêm ngày 11/09/2024 kịp trực của Bác sĩ Nguyễn Trọng Khuê  cùng các điều dưỡng, nhân viên y tế  khác đã nỗ lực khẩn trương xử trí cấp cứu kịp thời cho cháu bé. Sau quá trình điều trị, cháu Nguyễn Thái  Bảo đã bình phục hoàn toàn và được ra viện. Cảm kích trước sự quan tâm chăm sóc tận tình của các cán bộ y tế tại Khoa Nhi ông nội cháu bé đã viết một bức thư bày tỏ sự biết ơn cũng như tình cảm yêu mến của mình gửi tới các y, bác sĩ trong khoa. Bức thư ngắn ngủi với những câu chữ giản dị, chân thành, giống như một liều thuốc tinh thần, giúp cho các y bác sĩ, điều dưỡng vơi bớt những vất vả, mệt nhọc và thêm tự hào về công việc mình đã chọn. Đó cũng là nguồn động lực để các cán bộ viên chức, người lao động của Bệnh viện đa khoa Hà Đông sẽ luôn sống trọn với tình yêu nghề, tuân thủ những chuẩn mực y đức cao quý nhất của người thầy thuốc, xứng đáng với lời dạy của Bác “Lương y như từ mẫu”. Thay mặt đội ngũ cán bộ nhân viên Khoa Nhi nói riêng và Bệnh viện đa khoa Hà Đông nói chung, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình cháu bé Nguyễn Thái Bảo. Chúc cháu bé luôn khỏe mạnh và gia đình thật hạnh phúc và thành công!
Giới thiệu về Khoa Nhi
TẬP THỂ KHOA NHI Trưởng Khoa: BSCK II Nguyễn Thị Thùy Dương     Phó Trưởng Khoa: BSCK II Vương Thị Thúy Hoài  Điều dưỡng Trưởng: Cử nhân Nguyễn Thị Trang   Khoa Nhi được thành lập năm 1959, do Y sỹ Thẩm Dung phụ trách. Tổ chức bộ máy: Giường kế hoạch: 80 Nhân viên: 36, trong đó: 15 BS (3 BS CK cấp II, 1 Thạc sỹ, 1BSCK cấp I), 20 điều dưỡng, 1 hộ lý. Trưởng khoa: ThS.BS. Nguyễn Thiện Thuật Phó Trưởng khoa: BSCKI. Đỗ Đức Thọ, ThS.BSCKII. Nguyễn Thị Thùy Dương. Điều dưỡng trưởng khoa: Cử nhân Nguyễn Thị Trang. Trưởng khoa qua các thời kỳ: Từ 1961 1964: BS. Lài Từ 1964 – 1967: BS. Trần Phi Sách Từ 1967 – 1975: BS. Trương Thị Nhật Từ 1976 – 1981: BS. Trần Phi Sách Từ 1982 – 1995: BSCKI. Nguyễn Ngọc Chinh Từ 1996 – 2005: BSCKI. Chu Thị Nghĩa Từ 2006 đến nay: ThS.BS Nguyễn Thiện Thuật Phó Trưởng khoa qua các thời kỳ: Từ 1964: Y sỹ Thẩm Dung Từ 1981 – 1982: BS. Nguyễn Ngọc Chinh Từ 1983 – 1988: BS. Nghiêm Phúc Lộc Từ 1989 – 1995: BSCKI. Chu Thị Nghĩa Từ 1996 – 2005: ThS.BS. Nguyễn Thiện Thuật Từ 2006 đến nay: BSCKI. Đỗ Đức Thọ Từ 2012 đến nay: ThS.BS. Nguyễn Thị Thùy Dương Điều dưỡng trưởng khoa qua các thời kỳ: Từ 1976 – 1997: ĐD. Trịnh Phúc Tài Từ 1997 2012: ĐD. Trần thị Liên Từ 2012 đến nay : Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Trang Chức năng, nhiệm vụ: Khám, chữa bệnh cho trẻ em ở khu vực phía tây Hà Nội Chỉ đạo tuyến về Nhi cho các bệnh viện thuộc khu vực phía tây Hà Nội Đào tạo, giảng dạy cho sinh viên các trường: Học viện Quân Y, Học  viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam, Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông… Những công việc nổi bật đã triển khai: Tiếp nhận và điều trị thành công mỗi năm hơn 5.000 bệnh Nhi mắc các bệnh Hô hấp, Tiêu hóa, Thận Tiết niệu, Huyết học, Tim mạch, nội tiết… Đặc biệt, từ năm 2005, thành lập Đơn nguyên Sơ sinh thuộc khoa Nhi. Hàng năm, khoa điều trị cho hàng trăn trẻ sơ sinh đẻ non, thấp cân, suy hô hấp. Đã triển khai thở máy cấp cứu cho sơ sinh, thở CPAP, điều trị vàng da sơ sinh bằng ánh sáng liệu pháp, nuôi dưỡng tĩnh mạch dài ngày cho sơ sinh… Nghiên cứu khoa học: Hàng năm thực hiện 23 đề tài nghiêm cứu khoa học. Hợp tác Quốc tế: Cùng Bệnh viện hợp tác với Bệnh viện Ajou, Hàn  Quốc, hợp tác với các tổ chức Quốc tế về điều trị và chăm sóc sơ sinh. Hướng phát triển cho các năm tiếp theo: Củng cố và phát triển đơn nguyên sơ sinh để có thể điều trị được các trẻ đẻ non có cân nặng dưới 1500g. Triển khai thở máy thường quy cho trẻ sơ sinh. Điều trị một số bệnh nội tiết.
Giới thiệu về Khoa Nội tổng hợp
TẬP THỂ KHOA NỘI TỔNG HỢP   Trưởng Khoa: BSCKII. Phạm văn Cường     1.LÃNH ĐẠO QUA CÁC THỜI KỲ; Từ năm 1962 – 1971: Bs Trương Thị Trì Từ năm 1971 – 1981: Bs Nguyễn Văn Ứng Từ 1981 – 1983: Bs Phạm Duy Thuần Từ 1983 – 1994: Bs Nguyễn Văn Nhuần Từ 1994 – 1995: Bs Ngô Ngọc Dung phụ trách khoa Từ 1996 – 2009; Bs CKI Lưu Trung Kiên Từ năm 2009 đến nay: Bs CKII Nguyễn Van Oanh 2. NHÂN SỰ: Khoa với 30 giường kế hoạch, 39 giường thực kê. Biên chế: 14 cán bộ( 06 bác sĩ, 07 điều dưỡng, 01 hộ lý) +  Tiến sĩ y khoa: 01 + Bs CKII: 03(01 Bs đang đi học) + Bs CKI: 02( 01 Bs đang đi học) + Điều dưỡng ĐH: 01 + Điều dưỡng CĐ: 05 + Điều dưỡng TH: 01 3. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ: Tiếp nhận, thu dung, khám và điều trị bệnh nhân thuộc các đơn nguyên: Đơn nguyên điều trị các bệnh cơ – xương – khớp Đơn nguyên điều trị các bệnh thần kinh – tâm thần Đơn nguyên điều trị các bệnh miễn dịch dị ứng – da liễu và các bệnh khác Đơn nguyên điều trị đặc biệt can phạm, phạm nhân. 4. NHỮNG CÔNG VIỆC NỔI BẬT ĐÃ TRIỂN KHAI; Phát triển mạnh lĩnh vực cơ – xương – khớp, đạc biệt các thủ thuật tiêm nội khớp, tiêm điểm bám gân, tiêm ngoài màng cứng, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu. Công tác đào tạo Đào tạo sinh viên các trường: Trường cao đẳng, trung cấp, Đại học Đào tạo cho các Bác sĩ thực hành cấp chứng chỉ hành nghề. Nghiên cứu khoa học Hàng năm khoa có đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được nghiệm thu. 5. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO NHỮNG NĂM TIẾP THEO Tiếp tục phát triển lĩnh vực cơ – xương – khớp. Siêu âm ổ khớp, nội soi ổ khớp để chẩn đoán và can thiệp. Phát triển lĩnh vực thần kinh: Chăm sóc bệnh nhân liệt, tiêm Botilium A.
Giới thiệu về Khoa Hoá Sinh
TẬP THỂ KHOA HÓA SINH Trưởng Khoa: Thạc sỹ Nguyễn Minh Hải   Kỹ thuật viên Trưởng: Kiều Thu Phương 1. Lãnh đạo qua các thời kỳ:   * Trưởng khoa, phụ trách khoa: -  Từ 1968- 1969:  YS. Nguyễn Thị Thảo - Từ 1969 – 1978: BSCKII. Đinh Ngọc Tuấn - Từ 1978 – 1992: DS. Nguyễn Thị Sâm - Từ 1992 – 2005: TS. Nguyễn Thị Thịnh - Từ 2006 – 2013: KS. Phạm Thị Dung - Từ 2013 – đến nay: ThS. Nguyễn Minh Hải   *  Phó khoa qua các thời kỳ: - Từ 2004 – 2006:  KS. Phạm Thị Dung - Từ 2008 – 2017: BS. Vương Thúy Huệ   * Điều dưỡng trưởng qua các thời kỳ: - Từ 1995 – 2004: YS. Đinh Thị Nhuần - Từ 2005 – 2018: CN. Đỗ Thị Thơm - Từ 2018 – nay: CN. Kiều Thu Phương 2. Nhân sự khoa gồm: - Phụ trách khoa: ThS. Nguyễn Minh Hải - Kỹ thuật viên Trưởng: CN. Kiều Thu Phương - 01 Cử nhân Sinh học - 08 Cử nhân Cao đẳng - 01 Điều dưỡng  Trung học 3. Chức năng nhiệm vụ: - Làm xét nghiệm Hóa sinh lâm sàng phục vụ công tác khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú, khám sức khỏe và nghiên cứu khoa học. 4. Một số công tác chuyên môn tiêu biểu: * Triển khai được đầy đủ các xét nghiệm Hóa sinh thông thường và hầu hết các xét nghiệm hóa sinh chuyên sâu về chuyển hóa glucid ( Glucose, HbA1c) lipid (cholesterol, HDL-C, LDL-C, triglyceride), protid máu (protein, albumin)….. xét nghiệm thận (ure, creatinin, nước tiểu 10 thông số, protein niệu, microalbumin niệu) gan, mật (GOT, GPT, GGT, ALP, CHE, T-bilirubin, D-bilirubin) , các bệnh lý về cơ tim (CK, CK-MB, LDH), định lượng nồng độ các yếu tố vi lượng (sắt, calci), điện giải (Na+, K+, Cl-)  và khí máu (pO2, PH, PCO2, Hct, Lactat,…)… - Dấu ấn  ung thư gan AFP, dấu ấn ung thư đường tiêu hóa CEA, CA199, dấu ấn ung thư tử cung – buồng trứng CA125, dấu ấn ung thư vú CA153,.... - Định lượng nồng độ các hormone T3, T4, FT3, FT4, TSH, Insulin, Cortisol, PTH, anti-Tg, anti-TPO… - Các dấu ấn về tim mạch: BNP, Troponin I. - Chẩn đoán và theo dõi mang thai Beta-HCG. * Tham gia chương trình ngoại kiểm Trung tâm ngoại kiểm Đại học Y Hà Nội – trung tâm kiểm chuẩn Quốc gia. * Khoa đã xây dựng sổ tay chất lượng, quy trình chuẩn theo quy định Bộ Y tế. 5. Công tác đào tạo: - Khoa thường xuyên hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các bệnh viện và trung tâm y tế tuyến dưới. - Là nơi thực hành cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong khu vực Hà Nội. 6. Nghiên cứu khoa học: -  Hàng năm, chủ trì nhiều đề tài cấp cơ sở có giá trị thực tiễn. - Năm 2014 thực hiện đề tài cấp Thành phố: “Nghiên cứu đánh giá kết quả hỗ trợ điều trị của chế phẩm đậu tương lên men đối với bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid máu và tăng huyết áp” 7. Hợp tác Quốc tế: - Tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo trong nước và ngoài nước (Singapore, Malaysia…..) 8. Hướng phát triển cho các năm tiếp theo: - Trong những năm tiếp theo, khoa tích cực triển khai các xét nghiệm mới, chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực… - Cập nhật các xét nghiệm mới, phát triển công nghệ Gen trong tầm soát ung thư. - Xây dựng labo xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189. 9. Các máy đang sử dụng tại khoa: - Máy sinh hóa Au 680. - Máy sinh hóa ADVIA 1800 SIEMENS - Máy miễn dịch ADVIA Centaur XP SIEMENS - Máy VersaCell X3 SIEMENS - Máy Sinh hóa và miễn dịch  Alinity Abbott - Máy Khí máu GEM 3000 - Máy nước tiểu tự động  Cobas U 601 và máy Urometer 720
Giới thiệu về Khoa Nội tim mạch
TẬP THỂ KHOA NỘI TIM MẠCH  Trưởng Khoa: BSCKII.Đỗ Hữu Nghị  Phó Trưởng Khoa: BSCK I. Đỗ Thùy Linh Điều dưỡng Trưởng: Cử nhân Nguyễn Thị Thanh Nga GIỚI THIỆU VỀ KHOA NỘI TIM MẠCH & LÃO HỌC Tiền thân là Nội cán bộ, được thành lập từ năm 1957. Năm 1982 sát nhập các khoa nội. năm 1990 thành lập khoa Nội A. năm 2005, chuyển bộ phận ngoại trú về Ban Bảo vệ sức khỏe Tỉnh. Bộ phận nội trú, đổi tên thành Khoa Nội Tim mạch – Lão học. Đến năm 2022 được đổi thành Khoa Nội Tim mạch. Tổ chức bộ máy: Có 40 giường kế hoạch. Giường thực kê 57 Cán bộ nhân viên trong khoa: 23 Bác sĩ có 08, gồm: + 01 Bác sĩ CKII + 02 Bác sĩ CKI + 02 Thạc sĩ + 01 Thạc sĩ - bác sĩ Nội trú chuyên ngành tim mạch. + 02 Bác sĩ đang học cao học chuyên ngành tim mạch  Điều dưỡng: 13, gồm : + 04 Điều dưỡng đại học + 09 Điều dưỡng cao đẳng. Trong đó có: + 01 Điều dưỡng đang học cao học +  2 ĐD theo học chuyên ngành tim mạch can thiệp chuyên sâu   -     Dược sỹ: 01. -     Hộ lý: 01 2. Lãnh đạo qua các thời kỳ: 2.1 Trưởng khoa: - Từ 1962-1983. BS Đinh Quý Lan - Từ 1984-1985: BSCKI. Võ Thị Xuân Tánh - Từ 1986-1996: BSCKI. Nguyễn Ngọc Huyên - Từ 1987-2004: BSCKII. Trần Đăng Huấn - Từ 2005 – 2014: BSCKII. Nguyễn Kim Dung - Từ 2014-2016: BSCKI. Đinh Văn Tuy - Từ 2016 đến nay: BSCKII. Đỗ Hữu Nghị 2.2 Phó trưởng khoa: - Từ 1981-1983: BSCKI. Võ Thị Xuân Tánh - Từ 1983-1986: BSCKI. Nguyễn Thị Hưởng - Từ 1987- 1996: BSCKII. Trần Đăng Huấn - Từ 1996 – 2005: ThS.BS. Lê Hồng Minh - Từ 2002 – 2005: BSCKII. Nguyễn Kim Dung - Từ 2005-2008: BSCKI. Phạm Thị Xuyên - Từ 2009 -2010: BSCKII. Lê Hoàng Tú - Từ 2014-2014: BSCKI. Đinh Văn Tuy - Từ 2016 – đến nay: BSCKI. Đỗ Thùy Linh - Từ 2018 – đến nay: ThS.BS. Nguyễn Xuân Nhương 2.3 Điều dưỡng trưởng: - Từ 1983-1984: ĐD Đỗ Thị Như - Từ 1984-2012: ĐD Đào Duy Luyến - Từ 2013 – đến nay: CNĐD Nguyễn Thị Thanh Nga 3. Chức năng, nhiệm vụ: - Khám chữa bệnh ngoại trú, cấp cứu, điều trị nội trú cho bệnh nhân thuộc chuyên ngành Tim mạch & Lão khoa, đối tượng thuộc ban bảo vệ sức khỏe thành phố ở mức độ phân tuyến của bệnh viện hạng I. 4. Những công việc nổi bật đã triển khai: - Luôn đảm bảo việc cấp cứu và xử lý tốt các cấp cứu chuyên ngành tim mạch và lão khoa - Triển khai các kỹ thuật thủ thuật chuyên ngành tim mạch thường qui như đặt cathter tĩnh mạch trung tâm, catheter động mạch đo huyết áp động mạch liên tục, chọc dò dẫn lưu dịch màng ngoài tim…. - Các kỹ thuật thăm dò cận lâm sang: điện tim, Holter điện tim, holter huyết áp, siêu âm doppler tim, doppler mạch…. - Triển khai thường quy những kỹ thuật tim mạch can thiệp: điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng laser nội mạch, đặt máy tạo nhịp tạm thời trong buồng tim, đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn 1 buồng, 2 buồng…. 5. Công tác đào tạo: - Hiện nay, Khoa  Nội Tim mạch  đang có 02 BS đang theo học chương trình cao học chuyên ngành tim mạch. 01 kíp gồm 2 BS; 2 ĐD theo học chuyên ngành tim mạch can thiệp chuyên sâu - Thường xuyên cử các bác sĩ và điều dưỡng tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn. - Có kế hoạch dài hạn để thường xuyên cử các bác sĩ và điều dưỡng đi đào tạo nâng cao trình độ và bằng cấp. 6.  Nghiên cứu khoa học: - Hàng năm thường xuyên có 1 – 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. 7. Hợp tác quốc tế: - Có 01 bác sỹ học và được cấp chứng chỉ cấp cứu của đại học nantes Pháp 8. Hướng phát triển cho những năm tiếp theo: - Tiếp tục nâng cao trình độ đội ngũ bằng việc tăng cường đào tạo và tổ chức hoạt động theo hướng chuyên sâu cho từng kíp kỹ thuật bác sĩ và điều dưỡng. - Củng cố và nâng cao năng lực đảm nhiệm xử lý cấp cứu, can thiệp  cho từng bác sĩ và nhân viên điều dưỡng. - Tiến tới thực hiện được mọi kỹ thuật chuyên khoa sâu của lĩnh vực can thiệp tim mạch như can thiệp mạch vành, mạch ngoại vi, điều trị các rối loại nhịp bằng đốt RF. - Hàng năm thường xuyên có 1 – 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. 7.Hợp tác quốc tế: - Có 01 bác sỹ học và được cấp chứng chỉ cấp cứu của đại học nantes Pháp 8.Hướng phát triển cho những năm tiếp theo: - Tiếp tục nâng cao trình độ đội ngũ bằng việc tăng cường đào tạo và tổ chức hoạt động theo hướng chuyên sâu cho từng kíp kỹ thuật bác sĩ và điều dưỡng. - Củng cố và nâng cao năng lực đảm nhiệm xử lý cấp cứu, can thiệp  cho từng bác sĩ và nhân viên điều dưỡng. - Tiến tới thực hiện được mọi kỹ thuật chuyên khoa sâu của lĩnh vực can thiệp tim mạch như can thiệp mạch vành, mạch ngoại vi, điều trị các rối loại nhịp bằng đốt RF.  
Giới thiệu về Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
TẬP THỂ KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN Trưởng khoa: Thạc sĩ Nguyễn Xuân Thiêm Phó Trưởng khoa: BSCK I. Phạm Thị Thương Điều dưỡng Trưởng: CNĐD Ngô Thị Thúy Nhàn I. GIỚI THIỆU CHUNG Tên tiếng việt: Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn. Tên tiếng anh: Infection Control Department. Số điện thoại: 02433517376 Địa chỉ email: ksnkhadong@gmail.com Lịch sử phát triển: Khoa được thành lập ban đầu năm 2001, với tên là “Khoa Chống Nhiễm Khuẩn” được tách từ  bộ phận giặt là của phòng Hành chính quản trị với các chức năng nhiệm vụ chính: giặt và tiệt khuẩn đồ vải phục vụ khoa Gây mê.  Năm 2009, khoa được đổi tên thành “Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn” theo hướng dẫn tại Thông tư 18/2009/TT-BYT 14/10/2009 của Bộ y tế với các chức năng nhiệm vụ chủ yếu gồm: Giám sát các qui trình về kiểm soát nhiễm khuẩn, thực hiện công tác vệ sinh Bệnh viện, cung cấp đồ vải phục vụ người bênh, nhân viên y tế và công tác chuyên môn, thu gom xử lý chất thải y tế, tiệt khuẩn dụng cụ y tế. Cơ cấu tổ chức và nhân sự Tống số nhân lực của khoa gồm có 11 cán bộ Lãnh đạo: Trưởng khoa: Thạc sĩ.  Nguyễn Xuân Thiêm Phó trưởng khoa: BSCKI. Phạm Thị Thương Điều dưỡng trưởng: CN. Ngô Thị Thúy Nhàn Trong đó: ThS: 01 người BS CKI :01 người Kĩ sư: 02 người Cử nhân: 03 người (01 cử nhân Điều dưỡng; 02 cử nhân sinh học) Hộ lý: 04 người Các CBVC chuyên trách giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện đã được đào tạo cơ bản và nâng cao về kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội; Bệnh viện Trung ương Quân đội 108… Lãnh đạo qua các thời kỳ Trưởng khoa các thời kỳ Từ 2001 - 2004: BSCKII. Ngỗ Hữu Tẫn Từ 2005 - 2013: BSCKII. Lý Văn Hoa Từ 2014 - 2017: Thạc sĩ Nguyễn Việt Anh (Phụ trách khoa) Từ 2018 - Nay: Thạc sĩ  Nguyễn Xuân Thiêm Phó trưởng khoa 2001 - 2011: CNCĐ. Nguyễn Đình Bình 2014 - 2017: Thạc sĩ . Nguyễn Việt Anh 2024 -  nay: BS CKI.Phạm Thị Thương Điều dưỡng trưởng Từ 2008 - 2017: KTV. Đặng Thị Tịch Từ 2018 - 2021: Kĩ sư. Hoàng Thanh Tú Từ 2021 - 2023: CNĐD. Đinh Văn Mùi Từ 2023 - nay: CNĐD. Ngô Thị Thúy Nhàn Chức năng nhiệm vụ Đầu mối tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện. Tổ chức hoặc phối hợp với các khoa phòng liên quan triển khai thực hiển kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện. Tổ chức hoặc phối hợp với các khoa phòng liên quan triển khai thực hiển kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện. Xây dựng định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật và đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hóa chất liên quan đến hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn và kiểm tra, giám sát việc sử dụng. Thực hiện tổ chức, quản lý, điều hành, giám sát vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh khoa phòng. Tổ chức truyền thông về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách đến thăm. Thực hiện khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung. Thực hiện giám sát và quản lý chất thải y tế trong bệnh viện. Thực hiện nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về kiểm soát nhiễm khuẩn.  Theo dõi, đánh giá, báo cáo phơi nhiễm và tai nạn rủi ro nghề nghiệp liên quan đến tác nhân vi sinh vật của thầy thuốc, nhân viên y tế.  Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Một số hoạt động của khoa Tổ giám sát Giám sát tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện. Cùng khoa vi sinh theo dõi tình hình kháng thuốc. Giám sát và xử lý phơi nhiễm nghề nghiệp của nhân viên y tế trong Bệnh viện. Giám sát tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế trong thăm khám và chăm sóc người bệnh. Tổ xử lý, tiệt khuẩn dụng cụ Thu gom, xử lý dụng cụ tại các khoa phòng theo đúng qui định. Làm sạch, khử khuẩn, đóng gói, tiệt khuẩn dụng cụ y tế và cấp phát dụng cụ tiệt khuẩn cho các khoa phòng trong toàn viện. Cung cấp đồ vải đã tiệt khuẩn phục vụ cho phẫu thuật, thủ thuật trong toàn viện. Tổ giặt là Cung cấp đồ vải sạch, đồ vải tiệt khuẩn cho các khoa phòng trong bệnh viện. Tổ môi trường Giám sát, kiểm tra việc thu gom, phân loại, vận chuyển chất thải rắn y tế tại các khoa, phòng. Quản lý chất thải y tế theo thông tư số: 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế. Giám sát công tác vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh buồng phòng. Một số thành tích thi đua, khen thưởng Tập thể lao động tiên tiến năm 2020, 2021, 2022, 2023. 2020: Giấy khen CĐ ngành y tế, QĐ số: 160/QĐ-CĐN ngày 20/4/2020 2020: Bằng khen của Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội, QĐ số: 202/QĐ-LĐLĐ ngày 29/4/2020. Công tác đào tạo Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình đào tạo KSNK tại bệnh viện cho nhân viên khi vào Bệnh viện, học sinh – sinh viên khi tới thực hành tại viện. Đào tạo, cập nhật những kiến thức về KSNK cho nhân viên y tế hiện đang công tác. Nghiên cứu khoa học Hàng năm tham gia đề tài nghiên cứu về KSNK. Tham gia hội nghị khoa học chuyên đề KSNK cấp khu vực và hội nghị khoa học chuyên đề KSNK toàn quốc. Định hướng phát triển cho những năm tiếp theo Theo dõi nhiễm khuẩn bệnh viện chủ động, cập nhật hàng ngày. Cung cấp dụng cụ tiệt trùng chất lượng cao. Nâng cao chất lượng giám sát nhằm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. Quản lý tập trung các phương tiện có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Đẩy mạnh truyền thông về kiểm soát nhiễm khuẩn. Tham gia các khóa đào tạo, hội nghị khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn, học hỏi kinh nghiệm về KSNK trong nước và quốc tế.  
DANH MỤC TIN
Tìm Kiếm