Giới thiệu về Khoa Phụ Sản
TẬP THỂ KHOA PHỤ SẢN
Phụ trách khoa: BSCKII.Nguyễn Đức Tú
Phó Trưởng Khoa: Thạc sỹ Đinh Lương Thái
Phó trưởng khoa: Ths.BSCKII. Phạm Văn Tự
GIỚI THIỆU VỀ KHOA PHỤ SẢN
1.Lịch sử và lãnh đạo khoa Phụ sản qua các thời kỳ:
Bệnh viện Đa khoa Hà Đông được thành lập năm 1910 với tên gọi ban đầu là Nhà thương tỉnh lỵ ( Nhà thương làm phúc)
Khoa phụ sản được thành lập năm 1918 với tên gọi ban đầu là Nhà hộ sinh nằm trong Nhà Thương
Từ năm 1947 cho đến năm 1954 do người Pháp quản lý
Sau năm 1954 giải phóng Hà Đông thì Nhà thương được người Việt quản lý với quản đốc đầu tiên là Y sỹ Phạm Năng An
Sau giai đoạn Y sỹ Phạm Năng An là bác sĩ Hoài Đức
Sau bác sĩ Hoài Đức là Bác sĩ chuyên khoa cấp II Trần Nhật Hiển quản lý khoa phụ sản
Trải qua các thời kỳ tiếp theo xây dựng và phát triển khoa phụ sản hàng ngũ trưởng khoa – Phụ trách khoa các giai đoạn:
- Giai đoạn: BS Nguyễn Quang Quyết
- Giai đoạn BS Lương Hồng Liên
- Giai đoạn 2005- 2015 BSCKII Dương Thị Bế
- Giai đoạn 2015-2016 BS CKII Trần Ngọc Cường
- Giai đoạn 2016-2021 ThS BSCKII Nguyễn Thị Lan
- Tháng 8/2021đến nay
Phụ trách khoa: ThS BSCKII Nguyễn Đức Tú
Phó khoa: ThS BSCKII Đinh Lương Thái
ThS BSCKII Phạm Văn Tự
Điều dưỡng trưởng: CNHS Đào Thị Lan
2.Nhân sự
Hiện nay khoa Phụ sản có 52 nhân viên, trong đó có:
Bác sĩ: 16, gồm:
+ 01 tiến sĩ
+ 03 Bác sĩ chuyên khoa 2
+ 01 Bác sĩ nội trú
+ 03 Thạc sỹ
+ 06 Bác sỹ chuyên khoa 1
+ 02 Bác sĩ Định hướng chuyên ngành Sản phụ khoa
Hộ sinh: 32 gồm
+ 02 hộ sinh đại học
+29 hộ sinh cao đẳng
+01 điều dưỡng trung cấp
Hộ lý: 04
3.Chức năng nhiệm vụ:
- Khám, cấp cứu, điều trị bệnh nhân thuộc chuyên ngành Sản phụ khoa ở mức độ phân tuyến của bệnh viện hạng I
- Tham gia giảng dạy lý thuyết, là cơ sở thực hành của sinh viên Học viện Quân Y, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông…
- Công tác chỉ đạo tuyến: Luân phiên cán bộ hỗ trợ chuyên môn cho một số bệnh viện: Thanh Oai, Chương Mỹ…
- Nghiên cứu khoa học: Thực hiện đề tài nghiên cứu cấp cơ sở hàng năm.
4.Hoạt động chuyên môn, dịch vụ
4.1.Sản khoa
- Khám, quản lý các trường hợp thai kỳ thông thường và thai kỳ nguy cơ cao ( mẹ lớn tuổi, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, rau tiền đạo, thai chậm tăng trưởng trong tử cung
- Điều trị giữ thai với các trường hợp dạo sảy thai, doạ đẻ non, sảy thai liên tiếp.
- Giảm đau trong đẻ, cắt dây rốn chậm, da kề da, lấy máu gót chân sàng lọc sớm một số bệnh rối loạn chuyển hoá, sàng lọc thính lực cho trẻ sơ sinh
- Giảm đau sau mổ, chiếu tia Plasma vết mổ
- Chọn nhân viên y tế theo dõi sinh thường
- Phẫu thuật lấy thai chủ động: Chọn ngày giờ, chọn phẫu thuật viên
4.2.Phụ khoa
- Điều trị rong kinh, rong huyết
- Điều trị nội khoa chửa ngoài tử cung
- Điều trị chửa tại vết mổ lấy thai
- Phẫu thuật nội soi chửa ngoài tử cung, bóc u nang buồng trứng, cắt tử cung
- Phẫu thuật điều trị sa sinh dục, bóc u xơ tử cung, polyp cổ tử cung và polyp buồng tử cung
5.Phòng khám và kế hoạch hoá gia đình
- Điều trị viêm nhiễm phụ khoa, viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng đốt điện và áp lạnh
- Sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung, xét nghiệm HPV
- Đặt dụng cụ tử cung dưới hướng dẫn của siêu âm
- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình dưới hướng dẫn của siêu âm
6.Công tác đào tạo
- Hiện nay khoa Phụ sản có 1 bác sĩ đang theo học chương trình bác sĩ nội trú bệnh viện của trường Đại học Y Hà Nội, 2 bác sĩ theo học chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 2 và 1 bác sĩ theo học chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 tại trường Đại học Y Hà Nội
- Thường xuyên cử các bác sĩ tham dự các khoá tập huấn ngắn hạn, cập nhật kiến thức tại Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện phụ sản Hà Nội
- Thường xuyên thực hiện quy chế hội chẩn, trao đổi chuyên mônvới Bệnh viện phụ sản Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.