Giới thiệu về Khoa Nội Tiết

TẬP THỂ KHOA NỘI TIẾT

Phó Trưởng Khoa: BSCKI.Đinh Văn Tuy

Điều dưỡng Trưởng: Cử nhân Đặng Thị Nga

 

   

  1. Lịch sử hình thành và phát triển
  • Từ ngày 21 tháng 09 năm 2017 có tên gọi là Đơn nguyên Nội tiết và các bệnh chuyển hóa
  • Ngày 03/12/2020 Giám đốc bệnh viện ký quyết định thành lập khoa Nội tiết
  1. Cơ cấu tổ chức bộ máy:
  1. Giường kế hoạch: 25, Giường thực kê: 40
  2. Phòng khám ngoại trú: 02 phòng khám
  3. Cán bộ nhân viên trong khoa gồm:16
  • Bác sỹ: 07 gồm

+ BSCKII: 01

+ Thạc sỹ: 01( đang học)

+ Bác sỹ: 05( 02 đã học định hướng chuyên ngành nội tiết)

  • Điều dưỡng: 09

+ Thạc sỹ điều dưỡng: 01( đang học)

+ CNĐD: 02

+ CNCĐ: 05

+ ĐDTH: 01

  • Hộ lý:0
  1. Lãnh đạo qua các thời kỳ
    1. Trưởng khoa

+ Từ tháng 9 năm 2017 đến nay: BSCKII - Đinh Văn Tuy

    1. Điều dưỡng trưởng

+ Từ tháng 9 năm 2017 đến nay: CN ĐD - Đặng Thị Nga

III.Chức năng và nhiệm vụ:

  1. Chức năng: Khoa Nội tiết & Đái tháo đường thực hiện các chức năng thăm khám, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân thuộc Chuyên khoa Nội tiết - Chuyển hóa; tham gia đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế; tham gia công tác chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học và hợp tác trong nước .

 

 

  1. Nhiệm vụ: Khám, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân thuộc chuyên khoa nội tiết: đái tháo đường, hạ đường huyết, suy giáp, viêm tuyến giáp, nang tuyến giáp, cường suy tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, suy tuyến yên, đái tháo nhạt, rối loạn mỡ máu…
  • Chẩn đoán sớm và hướng dẫn dự phòng các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
  • Thăm khám và phát hiện sớm các tổn thương bàn chân, điều trị các vết loét bàn chân, nhiễm trùng phần mềm, và dự phòng cắt cụt chi ở các bệnh nhân đái tháo đường.
  • Sàng lọc, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý nội tiết trong thai kỳ.
  • Thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp, tuyến yên và tuyến thượng thận.
  • Lắp máy theo dõi đường huyết liên tục cho các bệnh nhân đái tháo đường.
  • Khoa thường xuyên tổ chức giáo dục cho bệnh nhân đái tháo đường các kiến thức về bệnh, tự theo dõi chế độ ăn, luyện tập, cách phát hiện và chăm sóc bàn chân
  •  Đào tạo: Là cơ sở đào tạo học viên Bác sỹ & điều dưỡng trường: Đại học Đại Nam, Học viện Y Dược học Cổ Truyền Việt Nam, Đại học Phenilka Cao đẳng Y tế Hà Đông.......Đào tạo cho các Bác sĩ thực hành cấp chứng chỉ hành nghề
  • Nghiên cứu khoa học: Tham gia các đề tài cấp cơ sở, có những sáng kiến cải tiến được hội đồng thi đua đánh giá ứng dụng cao, có nhiều bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín trong nước
  • Chỉ đạo tuyến:Tham gia  tại các nhiều bệnh viện tuyến huyện  theo các chương trình Chỉ đạo tuyến 1816
  • Hợp tác trong nước: Hợp tác với các bệnh viện chuyên khoa trong điều trị các khối u tuyến nội tiết và các bệnh lý nội tiết trong thai kỳ. Phối hợp với các bệnh viện vệ tinh trong nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực quản lý bệnh đái tháo đường.

Một số lưu ý quan trọng

Đi khám nội tiết thường phải làm một số xét nghiệm điển hình, do vậy, bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau để kết quả xét nghiệm được chính xác:

  • Không uống cà phê trước khi xét nghiệm máu. Uống cà phê hoặc các loại đồ uống có chứa caffein khác ví dụ như đồ uống năng lượng hoặc cola trong vòng 1 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm máu có thể sẽ làm kết quả xét nghiệm máu bị ảnh hưởng đáng kể.
  • Không ăn bữa ăn giàu chất béo trước khi xét nghiệm máu. Ăn một bữa ăn lớn, giàu chất béo một cách bất thường có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm của bạn. Thậm chí, trước khi làm xét nghiệm, bạn nên nhịn ăn.
  • Nếu bạn muốn đo lường cả lượng cholesterol (mỡ máu) thì tốt nhất, bạn không nên ăn bất cứ thứ gì có chứa calo trong vòng 8-10 tiếng trước khi tiến hành xét nghiệm, bởi lượng đường huyết cũng như chỉ số một loại chất béo trong máu có thể sẽ tăng lên một chút sau khi bạn ăn.
  • Nên uống nhiều nước trước khi đi khám
  • Không nên uống thuốc cảm trước khi đi khám (nếu được). Nếu bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi và thấy rằng mình cần phải uống thuốc, thì bạn vẫn có thể uống thuốc. Nhưng, hãy cho bác sĩ biết tên thuốc mà bạn đã uống để bác sĩ có thể tính đến những tác dụng phụ mà loại thuốc bạn dùng có thể gây ra.
  • Trên đây là nhưng thông tin cần biết về khám chữa bệnh Nội tiết tại bệnh viện đa khoa Hà Đông, hy vọng với những thông tin này bệnh nhân và người nhà sẽ có trải nghiệm đi khám hiệu quả hơn, tránh mất thời gian và tiền bạc vào những vấn đề không cần thiết. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.

Hy vọng một số thông tin trên phần nào giúp quá trình khám chữa bệnh tại Khoa Nội tiết & các bệnh chuyển hóa, Bệnh viện đa khoa Hà Đông được hiệu quả hơn.

DANH MỤC TIN
Tìm Kiếm