Giới thiệu về Khoa Thăm dò chức năng
TẬP THỂ KHOA THĂM DÒ CHỨC NĂNG
Trưởng Khoa: Tiến sĩ Lê Hoàng Oanh
Phó Trưởng Khoa: Thạc sĩ Bùi Thị Dương Thảo
Điều dưỡng Trưởng: Cử nhân Đỗ Minh Phương
1. Lãnh đạọ qua các thời kì
BS Trần Quốc Thái: 2005- 2012
TS. BS Lê Hoàng Oanh: 2012 đến nay
2. Nhân sự: 15 thành viên, trong đó:
05 bác sĩ: 01 Tiến sĩ, 02 BS CKI, 02 BS
09 điều dưỡng: 05 CN đại học, 04 CN cao đẳng
01 hộ lý
3. Chức năng nhiệm vụ:
3.1. Chức năng:
- Khoa Thăm dò chức năng là khoa có sử dụng các thiết bị y tế để đánh giá hình thái, chức năng các cơ quan trong các cơ quan trong có thể như các thủ thuật nội soi tiêu hoá để chẩn đoán, điều trị, siêu âm Doppler tim, mạch, điện tim, điện não, lưu huyết não, đo chức năng hô hấp
- Các thành viên trong khoa được đào tạo có trình độ sử dụng, bảo quản, vận hành tốt các trang thiết bị y tế.
- Quản lý và sử dụng thiết bị y tế theo đúng quy chế quản lý và sử dụng vật tư trang thiết bị.
3.2. Nhiệm vụ
Theo sự phân công của Ban giám đốc, khoa Thăm dò chức năng thực hiện những chức năng và nhiệm vụ sau:
- Tổ chức, triển khai các kỹ thuật thăm dò chức năng để khám và điều trị bệnh.
- Tham gia đào tạo cán bộ y tế (đào tạo về nội soi tiêu hoá, siêu âm bụng tổng quát…).
- Tham gia nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến vào công tác chẩn đoán cũng như điều trị, triển khai các đề tài nghiên cứu tại bệnh viện ứng dụng trong công tác chuyên môn hàng ngày.
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật: Phối hợp với phòng chỉ đạo tuyến mở các lớp nội soi tiêu hóa, phụ giúp nội soi, siêu âm bụng tổng quát.
- Tham gia hợp tác quốc tế: Hợp tác với các chuyên gia nước ngoài, tập trung vào các nội dung đào tạo, nghiên cứu khoa học, cử các cán bộ tham gia hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước và đào tạo nước ngoài.
- Tham gia quản lý kinh tế trong bệnh viện: Thực hành tiết kiệm, quản lý an toàn thiết bị được giao, quản lý có hiệu quả các phương tiện, máy móc.
- Những công việc nổi bật đã triển khai:
- Phát triển công tác chuyên môn, hàng năm triển khai 3-5 kĩ thuật mới và đi vào thường quy.
- Bảo quản máy móc, trang thiết bị tại khoa. Đầy đủ sổ nhật kí máy, lý lịch máy.
- Xây dựng định mức vật tư tiêu hao, sử dụng vật tư đúng, đủ, hợp lý.
- Thực hiện quản lý chất lượng, cải tiến chất lượng tại khoa phòng
- Thực hiện 5S và Xây dựng bệnh viện Xanh- Sạch- Đẹp.
- Khảo sát hài lòng người bệnh đạt trên 90%
- Công tác đào tạo:
- Hàng năm, khoa thường xuyên có chương trình hỗ trợ tuyến dưới về chuyên môn kĩ thuật.
- Đào tạo cho các học viên đến học tập tại khoa 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng về điện tim, siêu âm, nội soi..
- Nghiên cứu khoa học:
Chủ trì và tham gia nhiều đề tài cấp thành phố, cấp cơ sở:
Năm 2003 thư ký đề tài cấp tỉnh Hà Tây: “ Ảnh hưởng trong quá trình mang thai đến chức năng và hình thái của tim – Các biện pháp phòng ngừa tai biến tim ở phụ nữ mang thai” Nghiệm thu đạt kết quả suất sắc
* Năm 2005 chủ nhiệm đề tài cấp tỉnh Hà Tây: “ Xác định yếu tố nguy cơ và tỷ lệ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ, rối loạn nhịp tim, tăng gánh thất trái trên điện tâm đồ độ tuổi từ 45 trở lên – Đề xuất các biện pháp phòng và điều trị thích hợp” Nghiệm thu đạt kết quả suất sắc
* Năm 2009 chủ nhiệm đề tài cấp thành phố: “ Xác định tỷ lệ tổn thương van tim ở người nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A. Biến đổi hình thái chức năng tim ở bệnh nhân có tổn thương van tim do thấp tại bệnh viện đa khoa Hà đông”. Nghiệm thu đạt kết quả suất sắc 9,66 điểm
* Năm 2013 chủ nhiệm đề tài thành phố: “ Nghiên cứu hình thái, chức năng tim ở phụ nữ mang thai bình thường và tiền sản giật bằng siêu âm Doppler tim”. Nghiệm thu đạt kết quả suất sắc 9,4 điểm.
* Hàng năm có 1-2 đề tài cấp cơ sở và sáng kiến cải tiến kĩ thuật
- Hợp tác Quốc tế:
- Hướng phát triển cho những năm sau:
- Phát triển chuyên sâu vể siêu âm can thiệp: Sinh thiết các khối dưới hướng dẫn siêu âm..
- Phát triển chuyên sâu về nội soi can thiệp: Can thiệp cầm máu, kẹp clip trong xuất huyết tiêu hóa, Cắt hớt niêm mạc dạ dày…