GIỚI THIỆU KHÁM CHỮA BỆNH TỰ NGUYỆN
Đơn nguyên khám chữa bệnh tự nguyện có cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp,..
Xem chi tiết >>
CÁC DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TỰ NGUYỆN
Bệnh viện đang cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh tổng quát với các gói khám khác nhau...
Xem chi tiết >>
TIÊM CHỦNG
Đơn nguyên tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa Hà Đông . Nhanh chóng - Tiện ích - Hiệu quả - Chất lượng
Xem chi tiết >>
TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
Các trang thiết bị y tế công nghệ cao, phòng Labo xét nghiệm, Lưu trú tự nguyện ...
Xem chi tiết >>
Bệnh viện Đa khoa Hà Đông: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng ngày Công tác xã hội Việt Nam
Thứ Hai 25/03/2024 16:09:07
  Ngày 25/3 hàng năm là dịp để tôn vinh giá trị nhân văn cao quý của Ngày Công tác Xã hội Việt Nam, ghi nhận đóng góp thầm lặng của những tấm lòng vàng chia sẻ yêu thương đến những mảnh đời bất hạnh tại các Bệnh viện nói riêng và trong cộng đồng nói chung. Các hoạt động kỷ niệm Ngày công tác xã hội Việt Nam tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Phòng Công Tác xã hội phối hợp với các đơn vị tài trợ tổ chức chuỗi hoạt động "Tri ân người bệnh - Lan tỏa yêu thương" từ ngày 15/03 đến 29/03 đó là: Nồi cháo nghĩa tình: Tặng 100 suất cháo miễn phí cho Người bệnh và NNNB. - Đơn vị tài trợ: Công ty TNHH MTV Trường sinh. Cắt tóc miễn phí: Cắt tóc miễn phí 50 NB và NNNB đang điều trị nội trú tại Bệnh viện - Đơn vị tài trợ: Nhóm thiện nguyện JOLY HAIRSALON. Phát sữa và bữa ăn phụ miễn phí: Phát 120 hôp sữa Hallo Baby cho phụ nữ mang thai, cho con bú và bệnh nhi từ 0-3 tuổi - Đơn vị tài trợ: Công ty CP 37 Global; 100 hộp sữa Đông trùng Bách khang – Đơn vị tài trợ Công ty TNHH Herba; 100 suất ăn phụ cho bệnh nhân chạy thận. Chương trình “Trẻ yêu đọc” kết nối trẻ em với sách tại khoa Nhi tặng 100 cuốn sách. 10 suất quà đặc biệt và 100 suất quà bằng tiền mặt - Gia đình cư sĩ Từ Vân. Biểu diễn nghệ thuật tại Đơn nguyên tiêm chủng: Tặng 100 suất quà cho các bệnh nhi, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn – Đơn vị tài trợ CLB thiện nguyện hướng tâm – Charity Star tổ chức. Tại chương trình, đồng chí Nguyễn Thị Thùy Dương - Chủ tịch Công Đoàn Bệnh viện khẳng định: Đối với ngành y tế, công tác xã hội trong bệnh viện đóng vai trò quan trọng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, tinh thần và mang lại tình yêu thương cho người bệnh, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, thay đổi phong cách thái độ hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Trên hành trình công tác xã hội vì quyền lợi, sức khỏe của người bệnh không thể thiếu sự đồng hành, hỗ trợ, chung tay góp sức sẻ chia yêu thương của các nhà hảo tâm, tổ chức thiện nguyện. Đồng thời đồng chí cũng gửi lời tri ân sâu sắc tới các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đồng hành cùng bệnh viện để hỗ trợ, giúp cho người bệnh có hoàn cảnh khó khăn cả về vật chất, tinh thần. Với những ý nghĩa nhân văn từ hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông sẽ tích cực học tập trau dồi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ để phục vụ người bệnh tận tình, chuyên nghiệp; tiếp tục phát huy truyền thống “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách, hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, phát huy tốt vai trò của người làm công tác xã hội trong lĩnh vực y tế. Từ đó lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái tới cộng đồng, tiếp sức nghị lực, niềm tin chiến thắng bệnh tật nơi người bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế vì sức khỏe, sự sống của nhân dân.  

Xem Thêm

Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống lao
Chủ Nhật 24/03/2024 16:04:53
Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên, bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Nguồn lây chính của bệnh lao là những bệnh nhân lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm. Người bệnh bị lây do hít phải vi khuẩn lao của bệnh nhân lao phổi bắn ra môi trường xung quanh. Bệnh lao có thể gây chết người và tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Bệnh lao – vấn đề sức khỏe toàn cầu ! Việt Nam chúng ta hiện vẫn còn là nước có gánh nặng bệnh lao cao.Trong năm 2023 , Chương trình chống lao Quốc Gia đã phát hiện 106.086 trường hợp mắc lao các thể, tăng 2282 bệnh nhân, tương đương tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 34,4% so với cùng kỳ năm 2021. Phát hiện lao kháng đa thuốc năm 2023 là 3775 bệnh nhân, cao hơn các năm 2020, 2021, 2022 lần lượt là 7,8%, 45,8%, 9,5%. Đáng chú ý, 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động, đây là một vấn đề làm ảnh hưởng đến kinh tế gia đình người bệnh nói riêng và đất nước nói chung (Theo báo cáo tổng kết Chương trình chống lao Quốc Gia năm 2023). Bệnh lao có thể phòng và chữa được ! Những người mắc bệnh lao thường có các biểu hiện: ho kéo dài trên hai tuần, sút cân, kém ăn, mệt mỏi, sốt, ra mồ hôi trộm, đau ngực, khó thở. Khi có các dấu hiệu trên xin mời quý bệnh nhân đến khám và xét nghiệm tại bệnh viện Đa khoa Hà Đông ( số 2 đường Bế Văn Đàn, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội ) với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sỹ chuyên ngành để chẩn đoán sớm và điều trị bệnh lao. Người bệnh lao sẽ được tiếp đón, hướng dẫn và giám sát điều trị chặt chẽ. Thuốc lao hiện đã được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán như các bệnh thông thường khác. Để phòng và chống bệnh lao hiệu quả, ngoài việc thực hiện tiêm chủng mở rộng cho trẻ sơ sinh ngay trong tháng đầu sau sinh thì trẻ dưới 5 tuổi tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi, trẻ nhiễm HIV cần được điều trị dự phòng bệnh và đặc biệt là người bệnh lao cần thực hiện những điều sau: 1. Điều trị tích cực, tuân thủ các nguyên tắc điều trị bệnh ( phối hợp các thuốc lao, dùng thuốc đúng liều, dùng thuốc đều đặn, dùng thuốc đủ thời gian ) 2. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc người khác. 3. Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi. 4. Không khạc, nhổ đờm bừa bãi , nên khạc vào khăn giấy rồi bỏ thùng rác. 5. Giữ bàn tay luôn sạch sẽ, vệ sinh môi trường sống xung quanh thoáng, sạch ... Phát hiện sớm và điều trị tốt cho người bệnh lao là cách phòng bệnh tốt nhất. Chính vì vậy hãy đến khám và sàng lọc bệnh lao khi có các dấu hiệu trên. Xem thông tin chi tiết và quảng cáo Quảng cáo bài viết Tất cả cảm xúc: 6Bạn, Hoa NguyenThi, Quy Nguyen Dang và 3 người khác
Sinh hoạt khoa học Điều dưỡng chuyên đề “ Tăng cường chất lượng chăm sóc người bệnh và nhận biết chất lượng dụng cụ y tế đã khử khuẩn, tiệt khuẩn”
Thứ Năm 21/03/2024 16:48:56
Điều dưỡng là một trong những mắt xích quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc sức khỏe của người bệnh tại BVĐK Hà Đông. Từ năm 2023, Đội ngũ Điều dưỡng đã duy trì sinh hoạt khoa học thường xuyên 1 lần/ 1 quý với những báo cáo thực làm thực hiện việc chăm sóc dựa trên bằng chứng, xây dựng nền tảng khoa học và nghiên cứu để mỗi quyết định chăm sóc người bệnh đều có giá trị. Theo đó ngày 20/03, tại Hội trường trực tuyến của BV đã diễn ra buổi sinh hoạt khoa học Quý II năm 2024 với các báo cáo đến từ các khoa như sau: 1. “Chăm sóc bệnh nhân sau điều trị laser tĩnh mạch chi dưới” CN Cao Thị Thanh Kiều – Điều dưỡng Khoa Nội tim mạch 2. “ Chăm sóc người bệnh phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt ống thông tiểu” CN Kim Thị Mỹ Phương – Điều dưỡng trưởng Khoa Ngoại Thận tiết niệu 3. “ Chăm sóc đường vào mạch máu trong thận nhân tạo” CN Lưu Tiến Khiên – Điều dưỡng trưởng Khoa Nội Thận tiết niệu 4. “ Nhận biết dụng cụ đã được khử khuẩn, tiệt khuẩn” CN Ngô Thị Thúy Nhàn - Điều dưỡng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Chia sẻ tại buổi sinh hoạt khoa học TS Nguyễn Văn Thắng – Phó Giám Đốc BV chia sẻ: Phòng Điều dưỡng BVĐK Hà Đông đã không ngừng chủ động cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn, cùng với việc thực hiện các khóa đào tạo liên tục để luôn cung cấp các phương pháp chăm sóc sức khỏe đảm bảo tốt nhất cho người bệnh đang nằm điều trị.” Các buổi sinh hoạt khoa học là tiền đề giúp cho đội ngũ Điều dưỡng với chuyên môn và kỹ năng thực hành vững chắc luôn sẵn sàng và có khả năng đối phó với mọi tình huống y tế khẩn cấp và chắc chắn rằng mọi người bệnh đều sẽ được chăm sóc an toàn và hiệu quả nhất.    
Biểu dương nữ cán bộ ngành Y tế Thủ đô " Giỏi việc nước, đảm việc nhà"
Thứ Năm 21/03/2024 16:02:21
Công đoàn ngành Y tế Hà Nội khen thưởng 175 nữ cán bộ tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023. Trong dịp này, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vinh dự có 03 nữ cán bộ được khen thưởng đó là: Đồng chí Nguyễn Thị Phương - Trưởng phòng Điều Dưỡng. Đồng chí Đào Hồng Hoa – Phó Trưởng phòng Tổ chức cán bộ. Đồng chí Đặng Thị Liên Hương – Phó Trưởng khoa Răng Hàm Mặt. Phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" của ngành Y tế Hà Nội đã xuất hiện những tấm gương nữ cán bộ, công nhân viên chức lao động tiêu biểu, những tập thể điển hình với nhiều thành tích xuất sắc, có sức lan tỏa trong cộng đồng. Góp phần quan trọng vào thành tích chung của ngành Y tế Thủ đô trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Ý nghĩa của phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà", thời gian qua, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội đã triển khai phong trào đến 100% công đoàn cơ sở. Nội dung của phong trào được cụ thể hóa, phù hợp với từng lĩnh vực công việc, gắn với các phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", phong trào "Xây dựng bệnh viện xuất sắc toàn diện", xây dựng "Cơ quan, đơn vị văn hóa", đặc biệt là phong trào "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng người bệnh". Phong trào được các cấp công đoàn cơ sở quan tâm và là tiêu chí quan trọng được đưa vào bình xét thi đua khen hằng năm. Đại diện cho 03 đồng chí nữ được biểu dương trong đợt này, đồng chí Nguyễn Thị Phương – Trưởng phòng Điều dưỡng đoàn viên Công đoàn cơ sở - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông chia sẻ: Tôi rất xúc động vinh dự vì được ghi nhận là nữ cán bộ tiêu biểu trong dịp này. Là một nữ cán bộ làm công tác điều dưỡng Tôi cũng như toàn thể cán bộ y tế tại Bệnh viện sẽ cố gắng hơn nữa để cống hiến hết mình vì sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới với kim chỉ nam của Bệnh viện đã đề ra: Sự hài lòng của người bệnh là uy tín của chúng tôi! Dưới đây là một số hình ảnh biểu dương nữ cán bộ Y tế ngành Thủ đô.  
Nguy cơ bệnh thủy đậu gia tăng, nhiều biến chứng nguy hiểm
Thứ Tư 20/03/2024 15:07:23
Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh rất dễ lây lan, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu. Khi bị bệnh thường, bệnh nhân thường có các biểu hiện như mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt phỏng nước (bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân). Thời tiết giao mùa như hiện nay dễ xuất hiện nhiều ca mắc mới. Tại Hà Nội, bệnh thủy đậu hiện đã ghi nhận các ca mắc cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 202 ca bệnh. Cùng với đó, tại khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã điều trị nội trú và ngoại trú cho gần 10 bệnh nhân mắc thủy đậu , trong đó có cả người lớn và trẻ nhỏ. Theo BSCKII Trần Thị Kim Anh – Trưởng khoa bệnh nhiệt đới cho biết, nhiều trường hợp bệnh tưởng nhẹ nhưng lại rất nguy hiểm khi bị biến chứng . Một trong số đó là bệnh nhân Đ..H tại Dương Nội – Hà Đông – Hà Nội chia sẻ khi mắc thủy đậu chị bị sốt, đau đầu, đau họng và ngứa rát toàn thân. Sau 7 ngày điều trị tại bệnh viện, các nốt phỏng thủy đậu vẫn còn xuất hiện nhiều trên mặt và toàn thân. Theo các bác sĩ Kim Anh bệnh nhân này chưa được tiêm phòng thủy đậu. Tại khoa Nhi cũng đang điều trị cho một bệnh nhi 9 tháng tuổi mắc bệnh nhưng chưa được tiêm phòng thủy đậu. Được biết, bệnh nhi vẫn còn xuất hiện nhiều nốt thủy đậu trên mặt, trên người và bị viêm phổi. Chị H.P.H (P. Hà Cầu, Q. Hà Đông) – mẹ của bệnh nhi chia sẻ: “Dù lần này đã mắc thủy đậu, nhưng sau khi khỏi bệnh tôi sẽ phải nhớ lịch đi tiêm phòng cho con để phòng bệnh tái lại cũng không bị biến chứng nguy hiểm.” BSCKII Nguyễn Thị Thùy Dương – Trưởng khoa Nhi khuyến cáo, để phòng chống bệnh thủy đậu, người dân cần vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ; sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng; vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 9 tháng tuổi để phòng bệnh tránh lây lan. Tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà, tránh bệnh tiến triển nặng BSCKII Nguyễn Thùy Dương – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông thăm khám cho trẻ bị thủy đậu đang điều trị nội trú BSCKI Đinh Thị Uyên – Phụ Trách Đơn nguyên tiêm chủng chia sẻ: Thủy đậu không chỉ là bệnh ngoài da để lại sẹo, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, viêm tai ảnh hưởng đến thính lực… Thủy đậu đặc biệt nguy hiểm với bà bầu, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người có bệnh nền mạn tính. Tiêm phòng vaccine là biện pháp phòng bệnh thủy đậu và tránh biến chứng hiệu quả nhất. Khách hàng đến tiêm phòng tại Đơn nguyên tiêm chủng Hiện nay Đơn nguyên tiêm chủng - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông có đầy đủ các loại vaccine trong đó có vaccine phòng bệnh thủy đậu. Bệnh nhân và khách hàng có thể đến tiêm phòng với lịch tiêm tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ nhật, thời gian sáng từ 7h30 đến 12h00, chiều từ 13h00 đến 17h00 tại địa chỉ duy nhất: Số 2C Nguyễn Viết Xuân - Quang Trung - Hà Đông – Hà Nội. Khách hàng đăng ký tiêm tại Đơn nguyên tiêm chủng Liên hệ qua số Hotline: 0243 2939 092 – 0912 196 092 để được hỗ trợ, tư vấn hướng dẫn và đặt lịch lịch tiêm thuận tiện, nhanh chóng, chu đáo và thân thiện.          
Thực hiện khám, tư vấn miễn phí răng miệng cho học sinh trường tiểu học Nguyễn Trãi nhân ngày Quốc tế răng miệng
Thứ Ba 19/03/2024 16:07:00
  Nằm trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng ngày Quốc tế răng miệng 20.03, BVĐK Hà Đông triển khai hoạt động khám tư vấn miễn phí sức khỏe răng miệng cho trẻ học sinh trường tiểu học Nguyễn Trãi. Theo đó, ngày 15.03 BV đã thực hiện khám, tư vấn tặng quà miễn phí cho 376 trẻ học sinh, tặng các sản phẩm phục vụ công tác y tế chăm sóc răng miệng tại trường tiểu học Nguyễn Trãi. Tới tham dự hoạt động, về phía BVĐK Hà Đông, BSCK II Nguyễn Văn Quang – Phó Giám Đốc BV đã chia sẻ :” Hoạt động công tác y tế nói chung và nha học đường nói riêng trong nhà trường là một trong những hoạt động quan trọng nhằm bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Trẻ em là đối tượng dễ phát sinh các bệnh về răng miệng do thói quen ăn uống Hiểu rõ vấn đề các bé đang có nguy cơ mắc phải về răng miệng trong thời điểm này Khoa RHM của BVĐK Hà Đông thực hiện chương trình khám và tư vấn miễn phí răng miệng cho trẻ em, giúp bé bảo vệ được răng miệng tốt cơ thể khỏe giúp quý phụ huynh vơi bớt nỗi lo về sức khỏe răng miệng của trẻ. BVĐK Hà Đông sẽ luôn là địa chỉ tin cậy để hỗ trợ nhà trường, cha mẹ chăm sóc sức khỏe cho các bạn nhỏ không chỉ là vấn đề răng miệng “ Đại diện nhà trường, Cô Nguyễn Thị Thu Thơm – Phó Hiệu Trưởng Trường tiểu học Nguyễn Trãi cũng chia sẻ: “ Hoạt động khám răng miệng giúp cho nhà trường có kế hoạch cụ thể chăm sóc cho các con, cũng là cơ sở để giúp cho phụ huynh học sinh tin tưởng hơn trong công tác y tế của nhà trường “ Trong chương trình khám trẻ được thực hiện: Kiểm tra răng miệng cho trẻ, kiểm tra chi tiết răng nướu, răng sâu; Tư vấn hướng giải quyết các vấn đề cho trẻ: răng cần nhổ, răng cần tram; Tư vấn theo dõi quá trình thay răng, dự đoán thời gian răng mọc. Tầm soát sớm các trường hợp răng mọc lệch, mất thẩm mỹ; Tư vấn cho các con cách chăm sóc răng miệng phù hợp cho bé sau khi thăm khám thực tế trên răng của bé; Tư vấn cách giúp trẻ từ bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng: mút tay, đẩy lưỡi, cắn răng, bậm môi (cắn môi); Giải thích đơn giản, dễ hiểu để bé tự lưu ý chăm sóc răng miệng cẩn thận. Kết thúc buổi khám, nhiều trẻ đã được phát hiện, tư vấn sâu về tình trạng răng miệng. Các kết quả đều được in phiếu gửi tới từng trẻ để Phụ huynh học sinh có thể thực hiện can thiệp sớm cho trẻ. Về phía BVĐK Hà Đông cam kết sẽ luôn đồng hành cùng đội ngũ y tế nhà trường và đây cũng là mong muốn của đại diện trường để cùng chăm sóc tốt nhất cho các thế hệ trẻ - mầm non tương lai của đất nước.  
Bác sỹ chuyên khoa Nhi BVĐK Hà Đông khuyến cáo một số biện pháp phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ
Thứ Ba 05/12/2023 09:31:37
 Vào giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, lại thêm không khí lạnh và ẩm là điều kiện thuận lợi gây ra các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ.  Viêm đường hô hấp trên ở trẻ đa phần là những bệnh tự khỏi, chỉ sau 5-6 ngày là bệnh đã bắt đầu lui dần tiến tới khỏi sau 2 tuần. Tuy nhiên bệnh có thể nặng lên ở những đối tượng mẫn cảm như trẻ em dưới 1 tuổi, người già, người bị suy giảm miễn dịch và gây nhiều biến thể nghiêm trọng. Trong thời gian gần đây tại BVĐK Hà Đông số lượng bệnh nhi mắc các bệnh đường hô hấp nhập viện tăng cao, trong đó tỉ lệ các bệnh như cúm A, SRV, viêm phổi… chiếm tỉ lệ nhiều. Trong đó có nhiều trẻ có những triệu chứng tổn thương nặng cấp tính nguy hiểm. Theo BSCK II Nguyễn Thùy Dương Trưởng khoa Nhi – BVĐK Hà Đông khuyến cáo khi có các biểu hiện như: ho, hắt hơi, chảy nước mũi, mệt mỏi, tức ngực, khó thở, đau đầu, … nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị tại nhà mà không có sự theo dõi, giám sát hướng dẫn của NVYT. Theo bác sĩ Dương, ở người mắc cúm A, hay gặp nhất là tình trạng viêm phổi, đặc biệt bệnh nhân có thể viêm phổi dạng tiến triển nhanh, có thể suy hô hấp dẫn đến tử vong. Vì vậy, bác sĩ Nguyễn Thùy Dương khuyến cáo, cúm A là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, giống như Covid-19. Để phòng bệnh, người bệnh vẫn cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và hạn chế tiếp xúc đông người ở các hội họp đám đông. Ngoài ra BS CKII Nguyễn Thùy Dương cũng khuyến cáo để chủ động phòng chống các bệnh đường hô hấp, trong đó có cúm A, người dân cần thực hiện đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Mỗi người cũng cần ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng phòng bệnh. Người dân cần hạn chế tiếp xúc với hoặc trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời. Đặc biệt, đối với các bệnh đã có vaccine phòng bệnh, người dân nên tiêm vaccine đúng lịch, vì đây là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất.

Xem Thêm

Cảnh giác với sốt xuất huyết không có triệu chứng điển hình
Thứ Hai 27/03/2023 10:51:59
Sốt xuất huyết nằm trong danh sách những bệnh truyền nhiễm phổ biến, xảy ra theo mùa và gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời do 1 số người bệnh không có triệu chứn điển hình. Do không có triệu chứng điển hình nên bệnh nhân không biết mình mắc sốt xuất huyết nên chủ quan tự điều trị tại nhà cho tới khi dấu hiệu trở nặng , nguy kịch mới nhập viện. Bác sĩ CKII Trần Thị Kim Anh, Trưởng khoa Các Bệnh Nhiệt Đới – BVĐK Hà Đông cho biết tại bệnh viện số ca nhập viện do sốt xuất huyết tăng, trong đó tỷ lệ người lớn cao hơn trẻ em. Số ca bệnh người lớn chiếm khoảng 60%, trong 25 ca thì có 3-4 ca chuyển nặng. BS Kim Anh chia sẻ “Sốt xuất huyết có 3 giai đoạn: Sốt-nguy hiểm- hồi phục. Sốt xuất huyết từ ngày thứ 3-7 của bệnh triệu chứng giảm hoặc hết sốt nên người bệnh tưởng là khỏi nhưng từ ngày thứ 3 của bệnh là chuyển sang giai đoạn nguy hiểm của bệnh sẽ có các dấu hiệu cảnh báo người bệnh chủ quan nên không nhập viện mà ở nhà dẫn đến tử vong..” “Ghi nhận ban đầu cho thấy so với các đợt trước, đợt sốt xuất huyết lần này do các chủng gây bệnh diễn biến phức tạp hơn, số ca chuyển nặng nhiều, đặc biệt ở người lớn”, bác sĩ  Kim Anh nói thêm. Ngoài ra, theo bác sĩ Kim Anh, trong đợt này có những trường hợp không có triệu chứng rõ ràng, người bệnh không sốt, chỉ viêm họng nhưng đến khám, kết quả xét nghiệm dương tính sốt xuất huyết. Hoặc có những trẻ nhỏ không sốt cao, không có dấu hiệu điển hình của sốt xuất huyết mà kèm các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, hô hấp nên phụ huynh và cả phòng khám thường bỏ qua, chẩn nhầm lẫn dẫn đến nhập viện muộn, chuyển nặng. Theo bác sĩ Kim Anh, có nhiều trường hợp sốc sốt xuất huyết ở trẻ nhũ nhi, biểu hiện sốt không cao kèm với triệu chứng tiêu hóa nên phụ huynh, ngay cả nhân viên y tế, dễ mất cảnh giác chỉ nghĩ trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nhiễm trùng. Đã có trường hợp bé 7 tháng tuổi đến nhập viện với triệu chứng sốt, tiêu lỏng, gia đình tưởng rối loạn tiêu hóa, chỉ điều trị tại nhà tới khi trẻ co giật tím tái mới nhập viện khiến cho việc điều trị khó khăn phức tạp  và nguy hiểm tới tính mạng. Theo hướng dẫn của BS CK II Trần Thị Kim Anh, một số trường hợp sốt xuất huyết có thể theo dõi tại nhà, tuy nhiên việc theo dõi tại nhà cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Lau mát tích cực để hạ sốt. Khi cần dùng thuốc để hạ sốt chỉ nên dùng Paracetamol, không nên dùng Aspirin hoặc Ibuprofen. Ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, không dùng thức ăn nước uống có màu đỏ, đen, nâu. Uống nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất do sốt cao, ăn uống kém, có thể uống các loại nước dinh dưỡng từ trái cây để cung cấp thêm vitamin, chất khoáng năng lượng. Liên hệ ngay với nhân viên y tế để được hỗ trợ và nhập viện khi có dấu hiệu chuyển nặng.
BVĐK Hà Đông: Khoa Cấp cứu khuyến cáo người dân chủ động phòng ngừa Đột quỵ bằng cách thường xuyên tầm soát sức khỏe và thay đổi lối sống lành mạnh
Thứ Tư 09/11/2022 11:09:06
Đột quỵ là một căn bệnh cấp tính. Đột quỵ xảy ra khi xuất hiện hiện tượng vỡ mạch máu não hoặc tắc mạch khiến dòng máu lên nuôi não bị ngưng trệ, không tuần hoàn. Nếu không được điều trị kịp thời, các tế bào trong não sẽ nhanh chóng bị ngừng hoạt động. Điều này có thể khiến cho người bệnh đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí là tử vong. Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. (Ảnh tư liệu) Ngày đột quỵ thế giới được tổ chức Đột quỵ thế giới (WSO) lấy là ngày 29/10 hàng năm và bắt đầu tổ chức thường niên vào năm 2006. Chủ đề của ngày Đột quỵ thế giới 2022 là “Năng lực cứu sống” (The power of saving). Ngày Đột quỵ thế giới là một cơ hội để nâng cao nhận thức về tính chất nghiêm trọng và tỷ lệ cao của đột quỵ và nói về những cách mà chúng ta có thể giảm gánh nặng đột quỵ thông qua nhận thức cộng đồng tốt hơn về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu của đột quỵ. Đây cũng là cơ hội để vận động hành động của các nhà hoạch định ở cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia, những điều cần thiết để cải thiện công tác phòng ngừa đột quỵ, tiếp cận điều trị cấp tính và hỗ trợ cho những người sống sót và người chăm sóc. Theo thống kế của WHO có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ mới mỗi năm. Trên thế giới, cứ bốn người trên 25 tuổi thì có một người sẽ trải qua một cơn đột quỵ trong cuộc đời của họ. Mỗi năm, hơn 62% tổng số ca đột quỵ xảy ra ở những người dưới 70 tuổi và 47% cơn đột quỵ xảy ra ở nam giới. Đối với năm 2021 và 2022, chiến dịch sẽ tập trung vào việc nâng cao nhận thức về các dấu hiệu của đột quỵ và nhu cầu tiếp cận kịp thời với điều trị đột quỵ chất lượng. BSCKII Nguyễn Thành Trung – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Hà Đông chia sẻ về vấn đề này. PV: Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã ứng dụng những kỹ thuật gì để cấp cứu các bệnh nhân đột quỵ? BSCKII Nguyễn Thành Trung: Trong những năm qua, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã điều trị thành công nhiều bệnh nhân đột quỵ. Cụ thể tính từ đầu năm 2022 đến nay khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã điều trị thành công cho 230 ca đột quỵ. Bệnh viện đã ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong cấp cứu đột quỵ như tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, khai thông mạch não bằng điều trị thuốc tiêu sợi huyết trong nhồi máu não cấp…cùng đội ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn, có kỹ năng cấp cứu người bệnh đột quỵ, thường xuyên được đào tạo, nâng cao tay nghề qua các hội thảo, tập huấn và thực hành tại các bệnh viện tuyến trung ương để nâng cao chất lượng điều trị, làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như tàn phế cho người bệnh. PV: Xin bác sĩ cho biết những dấu hiệu nhận biết tình trạng đột quỵ sớm? BSCKII Nguyễn Thành Trung: Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng đột quỵ sớm theo khuyến cáo của WHO: (F.A.S.T) Một là, khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó. Có thể bảo bệnh nhân cười và quan sát. Hai là, đột ngột cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Hãy bảo bệnh nhân giơ tay lên và so sánh, nếu hai tay không thể nâng qua đầu cùng lúc thì có khả năng người đó bị đột quỵ. Ba là, đột ngột nhức đầu dữ dội hay chóng mặt, bệnh nhân không yếu liệt chi nhưng không thể ngồi hay đi đứng được như người bình thường. Bốn là, đột ngột mất thị lực: Mờ mắt, nhìn không rõ Năm là, giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ. Có thể yêu cầu người đó nói những câu đơn giản, nếu không thể nhắc lại được thì người đó có dấu hiệu bị đột quỵ. PV: Những đối tượng nào có thể có nguy cơ bị đột quỵ, thưa bác sĩ? BSCKII Nguyễn Thành Trung: Bất kỳ ai cũng có thể có nguy cơ bị đột quỵ. Đặc biệt, những người có các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ bao gồm những người mắc bệnh tăng huyết áp; mắc bệnh đái tháo đường; rối loạn lipid máu; các bệnh lý tim mạch như bệnh van tim, rung nhĩ…; hẹp động mạch cảnh; bệnh hồng cầu hình liềm; rối loạn tăng đông; liên quan đến chế độ ăn, uống không hợp lý như ăn mặn, uống rượu; ít vận động; béo phì; dùng thuốc ngừa thai; hút thuốc lá hoặc lạm dụng thuốc: cocain, thuốc phiện, amphetamine; từng bị chấn thương đầu, cổ; có tiền sử gia đình bị đột quỵ... Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ hiếm gặp hoặc còn bàn cãi khác như tăng homocystein máu, mắc bệnh MELAS, CADASIL, rối loạn dễ chảy máu, phình mạch não… Đặc biệt, với những người đã từng bị đột quỵ, nguy cơ đột quỵ tái phát cao hơn người khỏe mạnh. PV: Xin bác sĩ cho biết, thời gian vàng cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân đột quỵ? BSCKII Nguyễn Thành Trung: Thời gian vàng “cấp cứu” cho người bệnh thuộc trường hợp thiếu máu não, từ khi khởi phát cơn đột quỵ đến 4,5 giờ hoặc 6 giờ đầu là áp dụng phương pháp sử dụng thuốc tan máu đông bằng cách tiêm qua đường tĩnh mạch rTPA. Trong vòng 6 giờ là áp dụng cho phương pháp can thiệp nội mạch lấy huyết khối. Qua cột mốc 6 giờ người bệnh có thể rơi vào hôn mê sâu, bị tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong do mạch máu không được khai thông kịp thời. Còn đối với trường hợp xuất huyết não thời gian vàng “cấp cứu” theo nguyên tắc chung cấp cứu càng sớm càng tốt trong 3 giờ đầu tiên. Phương pháp điều trị và hiệu quả tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí và mức độ xuất huyết. PV: Để chủ động phòng chống đột quỵ, bác sĩ có khuyến cáo gì tới người dân? BSCKII Nguyễn Thành Trung: Người dân có thể chủ động phòng ngừa đột quỵ bằng cách thường xuyên tầm soát sức khỏe để phát hiện các yếu tố bất thường. Việc tầm soát đột quỵ sẽ tìm các nguyên nhân tạo ra cục máu đông làm tắc mạch não hoặc nguyên nhân làm vỡ mạch não để theo dõi và điều trị kịp thời. Tầm soát đột quỵ nhằm kiểm soát và điều trị những bệnh mạn tính vốn là nguy cơ chính gây đột quỵ như điều trị tăng huyết áp; phát hiện sớm và điều trị bệnh tim; điều trị bệnh đái tháo đường; điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ; điều trị hẹp động mạch chủ có triệu chứng; điều trị chống kết tập tiểu cầu hoặc kháng đông tùy trường hợp... Đồng thời, để chủ động phòng chống đột quỵ, mọi người cần thay đổi lối sống như cai thuốc lá, cai rượu, giảm stress, có chế độ ăn lành mạnh, giảm mặn, giảm đường, giảm béo, duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, tập thể dục thường xuyên… Đặc biệt, người bệnh cần tuân thủ điều trị của bác sĩ với các bệnh lý nguy cơ và bệnh lý mạn tính. Thực hiện một cách nghiêm túc toàn bộ các chỉ định của thầy thuốc. Tuân thủ điều trị không chỉ giới hạn ở việc sử dụng thuốc mà còn phải tuân thủ tất cả các chỉ định khác của thầy thuốc, bao gồm chế độ sinh hoạt, tập luyện, ăn uống… Việc không tuân thủ điều trị các bệnh lý nguy cơ của đột quỵ không những làm gia tăng khả năng đột quỵ mà còn đẩy nhanh các biến chứng nặng nề như suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim …. Trân trọng cảm ơn bác sĩ!
5 khuyến cáo để chủ động phòng, chống Cúm mùa
Thứ Tư 17/08/2022 09:23:47
Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 - 45 triệu trường hợp mắc cúm với khoảng trên 61.000 trường hợp tử vong do biến chứng viêm phổi do cúm. Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ... thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Hiện nay đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, do đó nhiều người mắc bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm mùa (bao gồm cả cúm A). Triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác, việc chẩn đoán và điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo: 1. Người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời. 2. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. 3. Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. 4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. 5. Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.    
Cúm A: Những điều cha mẹ cần biết
Thứ Hai 15/08/2022 09:31:01
Cúm A là gì? Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên. Các chủng virus cúm A phổ biến là A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9, Bệnh cúm A rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm thông thường do triệu chứng tương tự nhau, khó phân biệt.  Dấu hiệu nhận biết Thông thường, để nhận biết cúm A, người bệnh căn cứ vào các biểu hiện như: sốt, nhức đầu, đau mình, hắt hơi, chảy mũi. Nếu sốt cao hoặc không được xử trí đúng cách, người bệnh sẽ bị mất nước, li bì, rối loạn điện giải, một số trẻ thậm chí có dấu hiệu co giật. Ngoài ra, một số triệu chứng đi kèm với sốt do cúm A như viêm họng, hắt hơi, ho. Những trường hợp cúm A kéo dài, bệnh diễn biến nghiêm trọng có thể gây tức ngực, khó chịu và ho khan. Ở trẻ bị nhiễm cúm A, triệu chứng sốt thường phổ biến với trẻ dưới 24 tháng tuổi. Khi cúm A ở thể nhẹ, trẻ có thể sốt từ 38 độ trở lên, kèm theo nhức đầu, mỏi cơ, lười vận động, ho. Trong một số trường hợp, trẻ có thể nôn trớ nhiều lần, háo nước,… Trẻ mắc cúm A nghiêm trọng có thể bỏ bú, bỏ ăn, lòng bàn tay, gan bàn chân lạnh, thở nhanh, li bì. Một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, trẻ có thể sốt cao kèm co giật. Biến chứng: Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc cúm và nguy cơ cao gặp các biến chứng cúm do hệ miễn dịch còn chưa phát triển toàn diện. Đặc biệt, ở những trẻ có bệnh nền như hen suyễn, có bất thường về thần kinh, trẻ có bệnh mãn tính, tim mạch, bệnh về máu, nội tiết, thận, gan hoặc bệnh lý rối loạn chuyển hóa, thừa cân, sử dụng corticoid, aspirin hoặc hóa trị liệu kéo dài, trẻ nhiễm HIV thường có nguy cơ gặp những biến chứng cao hơn so với những đứa trẻ bình thường. Một số biến chứng có thể xảy ra khi trẻ mắc cúm A gồm: suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm màng não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát,… Những biến chứng do cúm A gây ra nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể gây tử vong. Khi nào cần đưa trẻ đến viện: Sốt cao từ 39 độ trở lên, không đáp ứng thuốc hạ sốt; Trẻ li bì, mệt mỏi, kém ăn, bỏ ăn, nôn trớ, chân tay lạnh; Co giật; Khó thở, thở nhanh. Cúm A lây lan như thế nào? Virus cúm A có thể lây truyền trực tiếp trong không khí thông qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các giọt bắn kèm theo virus thoát ra ngoài có thể tiếp cận người khác và lây truyền bệnh bằng việc hít phải hoặc chạm phải đồ vật có virus. Ngoài ra, một người có thể bị nhiễm cúm A khi: Sử dụng chung vật dụng sinh hoạt với người bị nhiễm bệnh (ly, chén, muỗng, khăn, quần áo,…) hoặc vô tình tiếp xúc với các đồ dùng trong nhà (nắm cửa, bàn, ghế,…) sau đó đưa lên mũi, miệng; Tiếp xúc với các động vật có nhiễm cúm như lợn, ngựa, gia cầm,… cũng có thể lây bệnh; Tập trung nơi đông người như trường học, công viên, nơi công sở,… cũng là điều kiện để virus lây lan nhanh chóng. Ai dễ bị cúm A? Đối tượng nào cũng có thể mắc cúm A, tuy nhiên một số trường hợp sau cần chú ý có nguy cơ mắc cao và diễn tiến nặng hơn: Trẻ em < 5 tuổi, trong đó trẻ em <2 tuổi có nguy cơ nhiễm cao nhất; Người lớn >65 tuổi; Những người có bệnh mãn tính: Tiểu đường, tim phổi, suy thận, suy gan và suy giảm miễn dịch; Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ; Bệnh nhân suy giảm khả năng nhận thức, rối loạn thần kinh, động kinh,…Những người làm việc ở môi trường đông người như trường học, bệnh viện, công sở có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Điều trị cúm A Đa số các loại cúm A có thể khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng cách. Đối với các trường hợp mắc cúm A, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại nhà, chỉ một số ít bệnh nhân chuyển biến nặng cần phải nhập viện. Điều trị tại nhà: Để người bệnh nghỉ ngơi nhiều nhất có thể; Vệ sinh mũi họng hàng ngày; Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ; Uống nhiều nước, ăn uống chế độ hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đồ ăn dễ tiêu hóa, hạn chế uống nước lạnh, Trẻ nhỏ dưới 6 tháng  tiếp tục bú mẹ nhiều bữa; Tắm nước ấm, mặc quần áo nhẹ, thông thoáng để giảm nhiệt độ cơ thể; Nếu trường hợp sau 7 ngày các triệu chứng vẫn chưa thuyên giảm, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời; Trong thời gian đó, người bệnh nên hạn chế ra ngoài những nơi công cộng hoặc tiếp xúc với nhiều người, nếu có thì phải mang khẩu trang y tế. Điều trị tại cơ sở y tế: Những trường hợp tiến triển nặng, người nhà cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở khám chữa bệnh để được điều trị kịp thời; Thuốc được chỉ định để điều trị cúm A không biến chứng cho trẻ trên 1 tuổi và người lớn là Tamiflu. Nếu thuốc được dùng trong 48 giờ, thời gian điều trị sẽ rút ngắn còn 1-3 ngày. Các trường hợp biến chứng nặng sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị cùng các loại thuốc kháng sinh khác; Lưu ý thuốc Tamiflu không phải là thuốc đặc trị chữa cúm A mà chỉ là thuốc hỗ trợ điều trị. Phòng ngừa cúm A Theo Bộ Y tế khuyến cáo nên thực hiện những biện pháp sau: Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc cúm: Nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh; Vệ sinh cá nhân cẩn thận: Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch cồn hoặc xà bông tiệt trùng sau khi cầm nắm đồ vật hoặc đến nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc người nghi mắc cúm, tránh tập trung nơi đông người trong mùa dịch; Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc với dung dịch sát khuẩn, mở cửa sổ thông thoáng; Tăng cường sức đề kháng bằng việc tập luyện thể dục, chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh; Tiêm vắc xin cúm đầy đủ, đúng lịch, nhất là các đối tượng có nguy cơ nhiễm cúm cao cần được tiêm phòng trước mùa dịch. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: Bs chuyên khoa II. Nguyễn Thị Thùy Dương
'Đổi gió' quan hệ tình dục tư thế lạ, nhiều quý ông 'gãy súng'
Thứ Tư 06/07/2022 10:40:38
   ThS.BSCII Nguyễn Quốc Đông - Phó Trưởng khoa Ngoại thận – Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, các bác sĩ tại đây đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu thành công cho 5 trường hợp bệnh nhân nam vỡ vật hang sau quan hệ tình dục sai tư thế. Các bệnh nhân có độ tuổi từ 28 – 45 tuổi.    Đa số các trường hợp trên vào viện trong tình trạng đái ra máu, sưng tím toàn bộ dương vật, tụ máu lớn vùng bìu tầng sinh môn. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị vỡ vật hang dương vật do quan hệ tình dục sai tư thế.    Điển hình là trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn T. ( 38 tuổi, địa chỉ Phú La, Hà Đông) vào viện với chẩn đoán vỡ vật hang được chỉ định mổ cấp cứu, xử lý khâu cân trắng vật hang. Sau phẫu thuật 5 đến ngày khâu lại vật hang thì bệnh nhân đã được xuất viện. Bs Đông thăm khám cho bệnh nhân T    ThS.BSCII Nguyễn Quốc Đông cho hay, nguyên nhân vỡ vật hang thường xảy ra lúc dương vật cương cứng cao độ. Chỉ cần một tác động nhẹ làm gập góc dương vật hoặc va chạm vào dương vật cũng đủ làm cho các lớp vỏ vật hang bị vỡ ra gây chảy máu từ vật hang ra ngoài:    Các tình huống có thể gây vỡ vật hang:   + Quan hệ tình dục vội vàng, lăn lộn nhiều vòng trong lúc quan hệ   + Quan hệ tư thế đặc biệt làm dương vật gập góc và gãy   + Tự bẻ dương vật   + Do bị đập vào vật cứng hoặc ngoại lực mạnh tác động vào lúc đang cương cứng...    Theo các bác sĩ, khi vật hang bị vỡ rách (rách lớp vỏ trắng) máu thoát ra ngoài gây máu tụ, dương vật biến dạng vẹo lệch, để lại những biến chứng như: cong vẹo dương vật, đái khó, đau khi cương, dẫn tới rối loạn cương dương, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống tình dục của người bệnh.    Đối với các bệnh nhân bị vỡ vật hang 6 tháng sau phẫu thuật, có thể bắt đầu duy trì được hoạt động quan hệ tình dục bình thường, Vì vậy, các quý ông cần cẩn trọng khi quan hệ tình dục, tránh những tư thế lạ và tư thế không an toàn cho "cậu nhỏ".    Khi có dấu hiệu gãy dương vật, không nên ngại ngùng, mà cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để can thiệp điều trị kịp thời nhằm giúp "cậu nhỏ" tránh những biến chứng, gây khó khăn cho việc xử trí và để lại những hậu quả sau này.
Viêm gan bí ẩn (viêm gan lạ): Triệu chứng và cách phòng ngừa
Thứ Hai 30/05/2022 09:28:16
Viêm gan bí ẩn là gì? Viêm gan bí ẩn là tình trạng gan bị viêm nhiễm chưa xác định rõ nguyên nhân ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Viêm gan gây ra do nhiều nguyên nhân, thường liên quan đến nhiễm virus, phổ biến nhất là 5 loại virus viêm gan chính gồm virus A, B, C, D và E, ngoài ra những nguyên nhân ít gặp như adenovirus, CMV, EBV… Nhưng trường hợp gần đây, hàng trăm ca viêm gan bí ẩn đang được ghi nhận, không có bệnh nhân nào được tìm thấy mắc một trong 5 loại virus viêm gan phổ biến. Hiện đang nghi vấn Adenovirus chính là thủ phạm gây ra hàng loạt ca mắc viêm gan bí ẩn trên toàn cầu. Viêm gan bí ấn xuất hiện ở đâu? Vào tháng 10 năm 2021, 5 bệnh nhi bị viêm gan không rõ nguyên nhân đã được xác định ở bệnh viện trẻ em ở Alabama (Mỹ).Năm đứa trẻ đều có kết quả âm tính với viêm gan A,B,C và dương tính với adenovirus, một virus phổ biến thường gây ra bệnh cảnh như cảm lạnh hoặc cúm, triệu chứng tiêu hóa dạ dày, ruột. Ngày 31/3/2022, Cơ quan an toàn y tế Anh (UKHSA) cảnh báo về tình trạng bệnh viêm gan bí ẩn khi 5 trường hợp viêm gan bí ẩn được ghi nhận ở Anh.Kể từ đó, Vương quốc Anh báo cáo tổng cộng 163 ca viêm gan bí ẩn, hơn nửa dương tính với adenovirut.Mỹ có số ca viêm gan bí ẩn ở trẻ em cao tiếp sau Anh, đến ngày 5 tháng 5 với 109 ca ở 25 tiểu bang, trong đó trên 50% số ca có liên quan đến Adenovirus. Khoảng 90% ca viêm gan loại này ở trẻ em phải nhập viện, 14% số ca cần phải ghép gan, và 5 ca tử vong, tiếp theo là Tây Ban Nha với 13 ca và Israel với 12 ca. Số lượng ca viêm gan bí ẩn nhỏ hơn cũng được ghi nhận ở Đan Mạch, Ireland, Hà Lan, Italia, Na Uy, Pháp, Romania và Bỉ. Đáng báo động, viêm gan lạ cũng lan đến Đông Nam Á khi Bộ Y tế Indonesia cho biết xác định 15 ca nhiễm, 3 bệnh nhi đã nhập viện và qua đời ở thủ đô Jakarta. Trước Indonesia, tại Singapore cũng đã xác nhận 1 trường hợp viêm gan cấp tính ở bệnh nhi 10 tháng tuổi. Đến ngày 19 tháng 5, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu cho biết số ca mắc bệnh viêm gan cấp và không rõ nguyên nhân ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên 621 trường hợp từ 34 quốc gia. Độ tuổi nhiễm viêm gan bí ẩn Đối tượng phổ biến mắchiện nay là trẻ em trong độ tuổi từ 1 tháng đến 16 tuổi không có bệnh kèm theo, hầu hết là dưới 10 tuổi và nhiều nhất là nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Đa số trẻ em mắc bệnh này trước đó đều khỏe mạnh.Một số trường hợp đã từng mắc Covid-19 hoặc nhiễm adenovirus trước đó.Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác căn nguyên bệnh viêm gan bí ẩn, tuy nhiên, giả thuyết hàng đầu là adenovirus (loại virus chứa DNA chuỗi kép, đường kính của virus từ 70-80nm, không có vỏ bọc bên ngoài). Adenovirus là loại virus rất phổ biến ở người, đặc biệt là trẻ em. Gần như mọi đứa trẻ đều bị nhiễm adenovirus ít nhất 1 lần trước 10 tuổi, thường gây cảm lạnh thông thường với các triệu chứng giống như cúm, hoặc gây bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày ruột cấp tính.. Trong đó, adenovirus type 41 chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa, là nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm dạ dày – ruột cấp tính ở trẻ em, điển hình là tiêu chảy, nôn ói và sốt, thường kèm theo các triệu chứng hô hấp. Virus Adeno được coi là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tiêu chảy trong các nghiên cứu về trẻ em nhập viện tại các nước phát triển, sau Rotavirus. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ viêm gan đều xét nghiệm dương tính adenovirus.Virus có thể gây viêm gan, song nó không phải nguyên nhân phổ biến nhất.“Việc adenovirus gây viêm gan không mới.Trước đây đã từng có những trường hợp nhiễm virus này ở trẻ suy giảm miễn dịch.Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ mắc cao hơn, gặp cả ở những trẻ khỏe mạnh”, các chuyên gia y tế hàng đầu cho hay. Cơ quan an toàn y tế Anh (UKHSA) cho biết bệnh viêm gan cấp tính bí ẩn có thể là chủng adenovirus đột biến mới, hoặc bệnh nhân nhiễm adenovirus kết hợp với một số yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn đồng nhiễm loại virus khác, sau đó tiến triển thành viêm gan. Đến nay, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em có liên quan gì tới Covid-19 và vắc xin Covid-19 hay không?Hiện, không có bằng chứng cho thấy vắc xin Covid-19 liên quan gì đến sự gia tăng đột biến các ca viêm gan. Ở Anh, nơi tập trung nhiều ca viêm gan nhất, không có trường hợp nào trong số này được tiêm vắc xin Covid-19, bởi trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chưa hề được tiêm phòng vắc xin Covid-19. Triệu chứng của bệnh viêm gan bí ẩn Triệu chứng phổ biến nhất là triệu chứng về tiêu hóa, bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, sốt, nước tiểu sẫm màu hay phân nhạt màu. Triệu chứng đặc trưng nhất cần cảnh giác là vàng da hay vàng mắt. Các xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy trẻ cũng có nồng độ men gan cao bất thường, dấu hiệu của tình trạng viêm, tổn thương gan. Cần nhận biết sớm các triệu chứng của viêm gan bao gồm: Sốt Mệt mỏi; Ăn mất ngon; Buồn nôn; Nôn mửa; Đau bụng; Nước tiểu đậm; Phân bạc màu; Đau khớp; Vàng da; Tăng nồng độ men gan (aspartate transaminase (AST) hoặc alanine aminotransaminase (ALT) trên 500 IU/L). Do adenovirus vừa lây theo đường hô hấp, đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp nên việc tuân thủ các biện pháp vệ sinh thông thường lây nhiễm theo đường hô hấp như đeo khẩu trang, không tụ tập, giữ khoảng cách là quan trọng. Phác đồ điều trị bệnh viêm gan lạ ở trẻ em hiện nay Hiện nay, vẫn chưa có phác đồ và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm gan lạ ở trẻ. Điều trị viêm gan do adenovirus gây ra chủ yếu vẫn là các biện pháp điều trị hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng phương pháp chẩn đoán và điều trị tốt ở trẻ có tình trạng viêm gan nặng là ghép gan để qua cơn nguy kịch. Những trường hợp nặng không được ghép gan đều tử vong. Vì vậy, việc phát hiện sớm triệu chứng rất có giá trị để can thiệp, điều trị cho trẻ. Nguồn tài liệu tham khảo: https://edition.cnn.com/2022/05/20/health/hepatitis-children-cases-rise/index.html https://vnvc.vn/viem-gan-bi-an/ https://www.cdc.gov/ncird/investigation/hepatitis-unknown-cause/overview-what-to-know.html https://www.who.int/emergencies/disease-outbreak-news/item/2022-DON376
BVĐK Hà Đông ứng dựng thành công kỹ thuật đốt laser nội mạch điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới giúp nhiều người bệnh thoát khỏi sự đau nhức khó chịu dai dẳng
Thứ Hai 06/11/2023 15:00:57
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là một bệnh lý thường gặp với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng. Tỷ lệ mắc bệnh khá cao khoảng 10-35% dân số người trưởng thành, đăc biệt là ở người cao tuổi và phụ nữ. Bệnh tiến triển chậm, không rầm rộ, nhưng lại gây trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc, khi bệnh gây biến chứng nặng như tắc tĩnh mạch, loét da,... rất khó điều trị khỏi. Đáp ứng nhu cầu của người dân tới khám, điều trị BVĐK Hà Đông đã cập nhật, nâng cao kỹ thuật chuyên môn ứng dụng thành công kỹ thuật đốt laser nội mạch giúp điều trị suy giãn tĩnh mach chi dưới. Bệnh suy giãn tĩnh mạch gặp nhiều ở người cao tuổi, đặc biệt là ở nữ giới so với nam giới với tỉ lệ là 3:1, việc chẩn đoán bệnh không quá phức tạp nhưng điều trị lâu dài và tốn kém nhất là khi đã xảy ra biến chứng. Bệnh do tình trạng máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ lại ở chân, không đi lên tĩnh mạch chủ để trở về tim như bình thường, người bệnh sẽ gặp cảm giác nặng chân, nhức mỏi, phù chân, tê bì, dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm… Thậm chí, những trường hợp nặng hơn các rối loạn tưới máu nuôi dưỡng chân có thể dẫn đến các biến chứng như chàm da, loét chân không lành… Khoa Nội Tim Mạch - BVĐK Hà Đông đã thực hiện thành công nhiều case suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp laser nội mạch. Gần đây nhất là case bệnh của bệnh nhân N.T.T , 74 tuổi địa chỉ: Nguyễn Trãi - Hà Đông - Hà Nội vào viện trong tình trạng: Đau tức nặng kèm theo tê bì cẳng chân phải, tăng lên khi đứng lâu, ngồi lâu, xuất hiện búi tĩnh mạch nổi vùng mặt trong đùi phải khiến người bệnh đi lại khó khăn, nằm ngủ cũng không ngon giấc, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Qua tìm hiểu nhiều người thân quen, cũng như trên phương tiện truyền thông uy tín, gia đình bệnh nhân đã tin tưởng lựa chọn Khoa Nội tim mạch của BVĐK Hà Đông để điều trị bằng phương pháp Laser nội mạch. BS Nghị chia sẻ thêm “Cơ chế cốt lõi của phương pháp điều trị laser giãn tĩnh mạch chân đó là sử dụng lượng nhiệt được phát ra từ laser đi vào trong lòng tĩnh mạch bị giãn, tia laser đi vào vị trí bị bệnh khiến thành tĩnh mạch co lại, gây tắc mạch và xơ hóa. Dòng máu không thể lưu thông qua tĩnh mạch bị suy giãn sẽ đi qua các tĩnh mạch khỏe mạnh khác, làm giảm tình trạng ứ trệ máu ở hệ thống tĩnh mạch chi dưới. Ưu điểm của phương pháp này là không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không để lại sẹo cho bệnh nhân. Thời gian điều trị ngắn và phục hồi khá nhanh, bệnh nhân có thể đi lại ngay sau khi làm thủ thuật và xuất viện sau 3-4 ngày điều trị. Với phương châm lấy “ Sự hài lòng là uy tín của chúng tôi”, những năm gần đây BVĐK Hà Đông đã đẩy mạnh việc áp dụng các kỹ thuật cao vào trong điều trị để thu hút người bệnh cũng như xây dựng uy tín của bệnh viện và đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh.  
Kiểm tra đo lưu huyết não giúp phát hiện, phòng ngừa và điều trị tốt hơn các bệnh tắc động mạch; xơ cứng động mạch (ở giai đoạn đầu); rối loạn tuần hoàn chức năng
Thứ Sáu 27/10/2023 15:02:06
Việc ghi các sóng xung ở vị trí đầu được gọi là Đo Lưu Huyết Não. Đo lưu huyết não sẽ giúp đánh giá tình trạng cụ thể của lưu lượng tuần hoàn qua bán cầu não, cường độ và tốc độ dòng máu lên não và tình trạng trương lực mạnh. Qua những kết quả thu được, Bác sỹ có thể đánh giá được huyết động của não cũng như những thay đổi trạng thái của chức năng mạch máu não. Từ đó hỗ trợ đánh giá các triệu chứng nguyên nhân liên quan đến tuần hoàn máu ở não (như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ,... là do thiếu máu não hay do rối loạn mạch máu não,...), để có chẩn đoán và điều trị thích hợp.  Khác với phương pháp Doppler, việc sử dụng máy đo lưu huyết não 2 kênh bằng trở kháng VasoScreen 5000 tại BVĐK Hà Đông giúp đánh giá tổng thể của tất các động mạch trong đoạn đo.. Đây chính là lý do kỹ thuật này đã triển khai và nhận nhiều phản hồi hữu ích tư người bệnh và bác sỹ lâm sàng. Việc kiểm tra đo lưu huyết não cho kết quả giúp chẩn đoán các bệnh về động mạch, các bệnh tắc động mạch ngoại vi và tắc cấp tính, các biến đổi chứng xơ cứng động mạch, kiểm tra hậu phẫu thuật mạch, các rối loạn tuần hoàn chức năng. Việc chẩn đoán các bệnh về tĩnh mạch,nghẽn tĩnh mạch sâu, hở tĩnh mạch… cũng được hỗ trợ nhiều. Ưu điểm của đo lưu huyết não tại BVĐK Hà Đông. Đây được đánh giá là phương pháp thăm dò tuần hoàn não không xâm nhập, vì thế nên hoàn toàn vô hại, an toàn cho người bệnh, không gây đau đớn hay khó chịu. Có thể thực hiện nhiều lần trong thời gian dài để theo dõi tiến trình điều trị. Các tình trạng bệnh lý nặng (hôn mê, tăng áp lực sọ, sốt cao hoặc ngay cả khi đang phẫu thuật) vẫn có thể tiến hành kỹ thuật này nếu cần thiết.  Có thể thực hiện nhiều biện pháp sinh lý như thay đổi tư thế (đứng – nằm hay nằm – đứng), ngửa cổ, quay đầu, đè ép động mạch cảnh, ngửa cổ. Sử dụng đồ thị đường ghi lưu huyết não để theo dõi tác dụng của các loại thuốc. Giá thành rẻ, cho kết quả nhanh.    Phương pháp này đang được các BS BVĐK Hà Đông tư vấn chỉ định cho những đối tượng như : Những người có biểu hiện sau thì nên đo lưu huyết não; Chóng mặt; Đau đầu; Tăng huyết áp ; Tê bì ;Rối loạn về giấc ngủ (mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ hay mơ,…); Rối loạn về sự chú ý (làm việc khó tập trung,…); Rối loạn về tri giác (lú lẫn, không xác định được không gian (mình đang ở đâu), thời gian (sáng, chiều),…); Rối loạn về trí nhớ (hay quên, suy giảm trí nhớ,…); Rối loạn về tư duy và trí tuệ (suy nghi không logic, không liền mạch,…)…   Liên hệ với chúng tôi nêu cần tư vấn thêm về dịch vụ, kỹ thuật cũng như các thông tin khác về bệnh viện.:    Website: https://benhvienhadong.vn Facebook/ Fanpage: https://www.facebook.com/benhviendkhadong/
Bệnh viện Đa khoa Hà Đông thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật chỉnh hình dị dạng lồng ngực hiếm gặp
Thứ Hai 31/07/2023 11:17:20
Bệnh lõm ngực là tình trạng phát triển bất thường của xương ức và xương sườn hướng vào bên trong gây ra lõm lồng ngực. Đây là loại dị dạng lồng ngực thường gặp nhất, có thể gây chèn ép tim, phổi, gây hạn chế vận động thể lực, gầy yếu và ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của người mắc bệnh. Bệnh có thể phối hợp với dị dạng, cong vẹo cột sống, thường ở mức độ nhẹ. Phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là phẫu thuật. Độ tuổi điều trị tốt nhất thường từ 7 đến 15 tuổi, các bệnh nhân lớn tuổi vẫn có thể phẫu thuật nhưng ở mức độ khó khăn hơn.Đây là một phẫu thuật khó, đòi hỏi các bác sĩ có chuyên môn sâu, nhiều năm kinh nghiệm. Trước đây, chỉnh hình dị dạng lồng ngực do các Bệnh viện tuyến Trung Ương thực hiện. Tuy nhiên với sứ mệnh và tầm nhìn của mình, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông  nhiều năm qua đã nỗ lực cập nhật các kỹ thuật khó, kỹ thuật mới nhằm đáp ứng các nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Do vậy, những năm gần đây BVĐK Hà Đông đã làm chủ hoàn toàn nhiều ca phẫu thuật khó. Đặc biệt là các ca dị dạng lồng ngực lõm bẩm sinh, giúp giảm tải cho các Bệnh viện tuyến trên, mang lại niềm tin và tạo điều kiện thuận lợi sinh hoạt cho người bệnh. Gần đây nhất là ca bệnh của cháu  N.T.T.A, 12 tuổi, địa chỉ Tốt Động, Chương Mỹ, Hà Nội vào viện trong tình trạng đau tức ngực, mệt mỏi thường xuyên, khó thở, tim đập nhanh. Khi vận động thể lực nhanh mệt và khó thở. Bên cạnh đó, thể trạng của cháu bị  gầy, yếu, suy dinh dưỡng. Cùng với đó, Mẹ cháu cháu cho biết cháu có 1 hốc lõm  trên ngực, quan sát bằng mắt thường cho thấy trong gia đình và hàng xóm xunh quanh không có ai bị hốc lõm như cháu. Mẹ cháu có tìm hiểu và biết được tại khoa Ngoại thần kinh lồng ngực, BVĐK Hà Đông điều trị thành công cho rất nhiều ca bệnh về lõm lồng ngực, gia đình đưa cháu đến thăm khám và được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật. BSCK I Nguyễn Thế Hoàn – Phó trưởng khoa Thần kinh lồng ngực, BVĐK Hà Đông chia sẻ: Với trường hợp bệnh của cháu N.T.T.A, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật tạo hình lồng ngực bằng thanh nâng kim loại ( phương pháp Nuss). Thanh kim loại này có tác dụng nâng và cố định lồng ngực qua phương pháp phẫu thuật nội soi. Thời gian phẫu thuật chỉ kéo dài 45 phút và  cháu có thể xuất viện 5 ngày sau đó. Sau phẫu thuật lồng ngực sẽ có hình dáng bình thường. Những người bị dị dạng lồng ngực nếu phẫu thuật đúng thời điểm và kịp thời sẽ giúp hồi phục sớm và đạt hiệu quả cao. BS Hoàn cho hay, dị dạng lồng ngực chỉ định phẫu thuật gồm một trong các yếu tố sau: Có triệu chứng của chèn ép tim phổi: khó thở, tức ngực, hạn chế vận động thể lực. Ngoài ra còn liên quan đến yếu tố thẩm mỹ, yếu tố tâm lý người bệnh tự ti… Bệnh lõm lồng ngực mức độ nhẹ thường không biểu hiện triệu chứng và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được điều trị thì tùy theo mức độ bệnh sẽ gây đau do biến dạng xương, căng cơ hoặc chèn ép tim phổi, đẩy tim sang bên trái lồng ngực và làm giảm khả năng bơm máu hiệu quả, ảnh hưởng đến hoạt động thể lực. Lõm ngực có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị phù hợp. BS Hoàn cho biết thêm: lõm ngực không thể tự khỏi mà có xu hướng nặng dần lên. Đặc biệt phát triển nhanh ở tuổi dậy thì, do quá trình phát triển, sự cứng dần của xương và sụn. Các bậc cha mẹ khi thấy con mình có những biểu hiện bất thường ở ngực, cần nhanh chóng đưa con đi khám ở các bệnh viện càng sớm càng tốt, tránh các biến chứng về sức khỏe do tình trạng lõm ngực gây ra. Hiện nay, BVĐK Hà Đông tiếp nhận và điều trị phục hồi cho rất nhiều ca bệnh tương tự như của cháu A, nhiều bệnh nhân quay lại tái khám đều có chuyển biến rõ rệt cả về thẩm mỹ lẫn thể trạng sức khỏe. Các bệnh nhân đều rất phấn khởi và gửi lời cảm ơn, khen ngợi đến các bác sĩ khoa Thần kinh Lồng ngực đã giúp họ khỏi bệnh đó là niềm vui lớn nhất trong cuộc sống.
BVĐK Hà Đông tổ chức sinh hoạt khoa học khối ngành Điều dưỡng quí II chủ đề “ Vai trò điều dưỡng ngoại khoa”
Thứ Năm 06/07/2023 16:33:26
Sinh hoạt khoa học khối ngành Điều dưỡng là hoạt động sinh hoạt chuyên sâu các nội dung chuyên môn của Điều dưỡng trong toàn bệnh viện và được thực hiện ít nhất một quí một lần, do phòng Điều dưỡng của Bệnh viện chịu trách nhiệm lên kế hoạch và thực hiện. Với mục đích mục đích cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh; nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực điều dưỡng – hộ sinh – kỹ thuật viên từ đó nâng cao năng khả năng chăm sóc người bệnh cũng như  kỹ năng báo cáo khoa học và thuyết trình của người Điều dưỡng. Theo đó chiều ngày 5/7/2023 đã diễn ra buổi sinh hoạt khoa học Điều dưỡng với sự tham dự của đại diện Ban Giám Đốc Bệnh viện, mạng lưới điều dưỡng trưởng, điều dưỡng viên trong bệnh viện. Tới dự buổi sinh hoạt, TS Nguyễn Văn Thắng Phó Giám Đốc bệnh viện đã có những khích lệ với đội ngũ Điều dưỡng  của bệnh viện. TS Thắng cho rằng việc chủ động cập nhật các kiến thức và kỹ năng mềm của điều dưỡng BVĐK Hà Đông là điểm mạnh giúp cho chất lượng nhân lực của bệnh viện ngày một được nâng cao. Ths Nguyễn Thị Phương- Trưởng phòng Điều dưỡng đã phát biểu lý do lựa chọn chủ để sinh hoạt quí II : “ Trong quá trình phẫu thuật, điều dưỡng ngoại khoa đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bác sĩ  trước, trong và sau phẫu thuật. Để có thể làm tốt việc chăm sóc người bệnh thì việc cập nhật chia sẻ kiến thức ngoại khoa là thiết thực và cần thiết. “ Tại buổi sinh hoạt đã được lắng nghe các báo cáo viên đến từ các khoa Ngoại và khoa liên quan trong bệnh viện như : - ThS Đoàn Văn Thủy – Điều dưỡng trưởng Khoa ngoại thần kinh lồng ngực - ThS Nguyễn Thị Hiền – Điều dưỡng trưởng khoa Gây mê hồi sức - CN Lê Phương Tú – Điều dưỡng khoa Chấn thương chỉnh hình - CN Nguyễn Thị Mai - Điều dưỡng trưởng khoa ngoại tiêu hóa - CN Kim Thị Mỹ Phương – Điều dưỡng trưởng khoa Ngoại thận tiết niệu - CKI. Nguyễn Thị Thịnh – Phụ trách khoa Vi sinh Buổi sinh hoạt khoa học chính là dịp để khối ngành Điều dưỡng cùng nhìn lại các điểm mạnh, yếu trong các công tác chuyên môn của mình. Cũng là nơi để học tập, trao đổi kinh nghiệm kiến thức giữa các khoa trong bệnh viện. Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban giám đốc công tác Điều dưỡng của Bệnh viện phát triển hơn về mọi mặt và có những điểm sáng trong các hoạt động. Cùng với tinh thần Đoàn kết của tập thể Điều dưỡng , công tác chuyên môn của đội ngũ Điều dưỡng trong bệnh viện sẽ có nhiều kế hoạch thúc đẩy mạnh hơn về mọi mặt. Dưới đây là một số hình ảnh   
Hội thảo khoa học chuyên đề về " Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và Hen phế quản"
Thứ Sáu 30/09/2022 11:15:55
Nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và dự phòng bệnh COPD và Hen phế quản cho đội ngũ bác sỹ trong toàn bệnh viện. Chiều ngày 27/9/2022, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức tổ chức hội thảo khoa học với chuyên đề về " Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và Hen phế quản" với sự tham dự và chủ trì của Ts.Bs Nguyễn Văn Thắng - Phó Giám đốc bệnh viện và hơn 70 học viên là các bác sỹ đang công tác tại các khoa lâm sàng trong toàn bệnh viện. Phát biểu tại Hội nghị, Ts.Bs Nguyễn Văn Thắng – Phó giám đốc bệnh viện, Chủ toạ Hội nghị cho biết: “Công tác tăng cường tuân thủ quản lý, cập nhật chẩn đoán và điều trị hen phế quản tại bệnh viện đa khoa Hà Đông là việc làm rất quan trọng và cần thiết trong bối cảnh Hen và COPD đang là các bệnh hô hấp mạn tính đứng hàng đầu trong mô hình bệnh tật và là gánh nặng cho y tế và xã hội. Chăm sóc y tế cho hai bệnh lý này đã được cải thiện nhiều trong những năm gần đây do các tiến bộ về chẩn đoán, thuốc điều trị và các biện pháp điều trị không dùng thuốc. Vấn đề tuân thủ điều trị trong hen và COPD luôn diễn biến phức tạp, không chỉ nằm trong phạm vi thầy thuốc - thuốc - người bệnh. Đây là thực tế chung mang tính toàn cầu và luôn cần sự chung tay, giúp sức của cả cộng đồng. Qua hội thảo khoa học lần này, đồng chí Phó Giám đốc cũng yêu cầu các học viên nâng cao ý thức tìm hiểu, học tập và trao đổi kinh nghiệm điều trị các ca bệnh Hen phế quản trên thực tế... Từ đó giúp xây dựng các chiến lược kiểm soát hen toàn diện tại bệnh viện”. Tại Hội thảo, các học viên đã được cập nhật các kiến thức về "chẩn đoán và điều trị Hen phế quản" do Ths.Bs Nguyễn Ngọc Hải - Bệnh viện Bạch Mai trình bày. Ths.Bs Nguyễn Ngọc Hải - Bệnh viện Bạch Mai trình bày tại Hội nghị Theo đó, Hen phế quản và COPD hiện nay đang khá phổ biến trong các bệnh về hô hấp, nó là gánh nặng bệnh tật không nhỏ đối với chăm sóc y tế. Theo GOLD 2022, COPD là một trong ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, với hen phế quản ước tính có 235 triệu người mắc và có khoảng 420.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Điều đáng nói là đa phần các ca tử vong do hen có thể phòng tránh được nếu được chăm sóc y tế kịp thời, sử dụng thuốc cũng như các dụng cụ hỗ trợ đúng cách... Hen là một bệnh lý đa dạng, thường đặc trưng bởi tình trạng viêm đường thở mạn tính. Hen được xác định bởi tiền sử của các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và về cường độ, cùng với sự tắc nghẽn có dao động của luồng khí thở ra... Hội thảo đã nhận được nhiều chia sẻ, thảo luận trao đổi nhiều nội dung hữu ích trong điều trị, tư vấn, hỗ trợ bệnh nhân COPD, hen phế quản trong quản lý bệnh nhân, thực hành sử dụng thuốc. Qua buổi hội thảo, các bác sĩ có được cái nhìn đúng và mới nhất về Hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, qua đó có thể khám sàng lọc, chẩn đoán chính xác và điều trị có hiệu quả cho bệnh nhân; góp phần làm giảm tỷ lệ tái phát cũng như gánh nặng bệnh tật cho xã hội. Một số hình ảnh tại Hội nghị:
Sinh hoạt khoa học tháng 9 với các chuyê đề về " Siêu âm đàn hồi mô và Tâm thần"
Thứ Sáu 16/09/2022 08:54:51
Sinh hoạt khoa học là hoạt động định kì với mục tiêu nâng cao kiến thức chuyên môn, hướng tới đẩy mạnh chất lượng phục vụ khám chữa bệnh của các y bác sĩ, đồng thời tạo môi trường sinh hoạt khoa học, trao đổi, trau dồi kĩ năng, áp dụng thực tế lâm sàng cho các khoa phòng trong toàn bệnh viện. Chiều ngày 13/9/2022 bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức buổi sinh hoạt khoa học tháng 9 cho đội ngũ bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên các khoa phòng bệnh viện, với 03 chuyên đề: Giới thiệu siêu âm đàn hồi mô của bác sĩ Nguyễn Thị Điệp khoa Chẩn đoán hình ảnh; Rối loạn tâm thần thực tổn và chuyên đề Trắc nghiệm tâm lý trong tâm thần học của bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Thu khoa Nội tổng hợp. Các học viên tham gia chăm chú nghe các báo cáo viên trình bày các chuyên đề           Ở phần báo cáo đầu tiên, bác sĩ Nguyễn Thị Điệp giới thiệu về siêu âm đàn hồi mô(ARFI). ARFI là kỹ thuật siêu âm đàn hồi không xâm lấn, đánh giá độ cứng của gan. ARFI được sử dụng trên máy siêu âm thông thường nhu một Mode siêu âm đã quen thuộc như B mode, Doppler…Siêu âm đàn hôi mô có thể sử dụng rộng rãi trong: Khám sức khỏe định kỳ; Bệnh nhân có viêm gan; Bệnh lý gan mỡ không do rượu; Bệnh nhân xơ gan; Sêu âm đàn hồi áp dụng đơn giản, chi phí không cao, kết quả khá tương đồn giữa mỗi lần thăm khá khác nhau và giữa mỗi người khám. Siêu âm đàn hồi làm tăng khả năng bà độ tự tin khi khám các bệnh gan mạn tính. Nhược điểm: hạn chế đánh giá mô ở sâu ( >8cm), gây nhiễu của chuyển động cơ thể khi đo. Siêu âm đàn hồi mô tuyến giáp và tuyến vú: Tổn thương tuyến giáp và tuyến vú khá thường gặp ( TG: >33% ở người trưởng thành và > 50 % ở người >65 tuổi). Siêu âm có độ chính xác cao trong phát hiện các nốt tổn thương ở tuyến giáp và tuyến vú. Tuy nhiên siêu âm không có giá trị cao trong dự báo tổn thương ác tính. Đặc điểm hình ảnh trên B- Mode gồm: bờ, ranh giới, trục của tổn thương, thành phần vôi hóa, vi vôi hóa, đặc điểm siêu âm Doppler dự báo nguy cơ ác tính (Đánh giá mức độ theo TI – RADS và BI-RADS), có độ nhạy (52-97%) và độ đặc hiệu ( 26-83%). FNA: là phương pháp được lựa chọn để chẩn đoán nhưng tỷ lệ dương tính không cao. Tỷ lệ âm tính giả FNA tuyến giáp 10,2%, có thể giảm xuống 4,5 % khi FNA lần 2 ( được chỉ định khi siêu âm có nghi ngờ). Siêu âm đàn hồi mô chính thức là một trong những tiêu chuẩn đánh giá phân độ TI – RADS và BI-RADS.  Giúp tăng độ chính xác cho phân độ TI – RADS và BI-RADS à Tăng độ chính xác cho chỉ định FNA. Định hướng vị trí chọc trên FNA. Bác sĩ Nguyễn Thị Điệp trình bày chuyên đề “ Giới thiệu siêu âm đàn hồi mô” Ngay sau phần báo cáo của bác sĩ Điệp, là các chuyên đề về tâm thần của bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Thu khoa Nội tổng hợp, qua phần báo cáo của bác sĩ Thu, cho chúng ta thấy bức tranh đầy đủ về tâm thần, trong đó có rối loạn tâm thần thực thể và phân tích trách nghiệm tâm lý trong tâm thần học cụ thể: Rối loạn tâm thần thực tổn là những  RLTT liên quan trực tiếp đến những tổn thương thực thể não, mà nguyên nhân là: Bệnh của não (u não, viêm não, thoái hoá...) hay bệnh ngoài não (bệnh nội khoa, nội tiết, nhiễm trùng, nhiễm độc, rối loạn chuyển hoá...) ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ. Phát sinh và diễn biến phụ thuộc vào bệnh chính, bệnh cơ thể, phụ thuộc vào mức độ tổn thương nặng nhẹ và vị trí tổn thương thực thể não cục bộ hay lan toả. Trắc nghiệm tâm lý trong tâm thần học là một hệ thống biện pháp được chuẩn hóa về kỹ thuật, nội dung và qui trình thực hiện. Trắc nghiệm tâm lý đánh giá hành vi và kết quả hoạt động của một người/một nhóm người, cung cấp một chỉ báo về tâm lý (trí lực, cảm xúc, năng lực, nét nhân cách…) trên cơ sở đối chiếu với một thang đo đã được tiêu chuẩn hóa hoặc với một hệ thống phân loại trên những nhóm mẫu khác nhau về phương diện xã hội. Bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Thu trình bày các chuyên đề về Tâm thần tại buổi sinh hoạt Các bài báo cáo đã thu hút sự quan tâm của các học viên, mặc dù thời lượng sinh hoạt khoa học không dài nhưng nội dung các bài cáo cáo được đánh giá rất có chất lượng cũng như tính ứng dụng cao. Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra và đã được các báo cáo viên giải đáp cụ thể trong phần thảo luận. Thông qua đó sẽ giúp cho các y bác sỹ có được sự chủ động trong chẩn đoán và phối hợp điều trị bệnh cho bệnh nhân.
Sinh hoạt khoa học tháng 8
Thứ Hai 15/08/2022 09:12:48
Với mục đích nâng cao kiến thức chuyên môn cho toàn thể bác sĩ trong bệnh viện, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh, bên cạnh đó tạo môi trường sinh hoạt khoa học, tiền đề cho các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn. Chiều ngày 09/08/2022, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức Sinh hoạt khoa học tháng 8 cho các bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng đại điện các khoa phòng trong toàn bệnh viện. Mở đầu  là chuyên đề "Lọc màng bụng" của Bs Trần Văn Phú - Khoa Nội thận tiết niệu: Suy thận mạn là gì? Suy thận mạn là tình trạng suy giảm từ từ và không hồi phục chức năng thận; Giai đoạn bệnh thận mạn (BTM): Tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm chức năng thận; Các giai đoạn bệnh thận mạn: từ giai đoạn 1-5 và giai đoạn 5 còn gọi là suy thận mạn (STM). Lọc màng bụng là gì? Màng bụng là lớp màng lót mặt trong ổ bụng và bao phủ các nội tạng của cơ thể; Màng bụng là một màng bán thấm cho phép nước và các chất hoà tan đi qua; Lọc màng bụng sử dụng chính màng bụng của cơ thể để lọc các chất cặn bã và nước thừa ra khỏi cơ thể; Lọc màng bụng là một phương pháp loại bỏ chất hòa tan và dịch tương đối “chậm”, nhưng liên tục, do đó sinh hóa máu và cân bằng dịch được giữ ổn định... Tại chuyên đề thứ 2 Bs Vương Danh Chính - Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức đã “So sánh tỷ lệ đau đầu sau gây tê tủy sống để mổ lấy thai của Kim QUINCKE G25 Kim QUINCKE G27 và Kim WHITACRE G27" cho thấy Sử dụng kim Whitacre G27 gây tê tủy sống mổ lấy thai làm giảm tỷ lệ đau đầu so với sử dụng kim Quincke G25 và kim Quincke G27; Sử dụng phối hợp Acetaminophen và caffeine (Panadol Extral)trong điều trị đau đầu sau gây tê tủy sống,dễ sử dụng, an toàn, hiệu quả. Cuối cùng là chuyên đề về “Phương pháp chẩn đoán điện cơ ứng dụng trong lâm sàng chẩn đoán bệnh lý thần kinh cơ tại BVĐKHĐ" của Bs Nguyễn Thị Hoài Thu - Khoa Nội tổng hợp. Chẩn đoán điện thường được gọi với tên điện cơ, điện cơ đồ, điện sinh lý thần kinh-cơ. Đây là phương pháp ghi lại hoạt động điện của các tế bào thần kinh và tế bào cơ, phát hiện các bất thường hoạt động điện giúp cho chẩn đoán bệnh lý thần kinh ngoại biên, bệnh lý cơ và khớp thần kinh-cơ (synap thần kinh-cơ). Hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh trung ương (bao gồm não và tủy sống) và hệ thần kinh ngoại biên (bao gồm các tế bào nằm ở sừng trước tủy, rễ thần kinh, dây thần kinh). Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm các đường (dây/sợi trục) dẫn truyền cảm giác và dẫn truyền vận động. Chức năng vận động và cảm giác ngoại biên bình thường dựa trên sự toàn vẹn hệ thống vận động ngoại biên (bao gồm tế bào vận động nằm ở sừng trước tủy-rễ và dây thần kinh vận động-khớp thần kinh cơ và tế bào cơ), và hệ thống cảm giác ngoại biên (bao gồm thụ cảm thể cảm giác trên da-dây thần kinh cảm giác-tế bào cảm giác nằm ở hạch cảm giác). Các bất thường về vận động và cảm giác là hậu quả của sự mất toàn vẹn chức năng hệ vận động, cảm giác ngoại biên. Để khảo sát sự toàn vẹn chức năng hệ thần kinh vận động và cảm giác ngoại biên, phát hiện các bất thường bệnh lý người ta sử dụng phương pháp dựa trên việc ghi nhận hoạt động điện của các tế bào thần kinh và tế bào cơ, gọi là phương pháp ghi chẩn đoán điện. Phương pháp này còn thường được gọi với tên ghi điện cơ, ghi điện cơ đồ, ghi điện sinh lý thần kinh-cơ; Tổn thương (mất toàn vẹn) hệ vận động và cảm giác ngoại biên gặp trong nhiều bệnh lý thuộc nhiều chuyên khoa (thần kinh, cơ-xương-khớp, nội tiết, chấn thương...), có nhiều nguyên nhân khác nhau (nhiễm độc, miễn dịch, vi khuẩn, virus, rối loạn chuyển hóa, di truyền...), biểu hiện triệu chứng đa dạng với các triệu chứng cảm giác (đau, tê bì, dị cảm ...) và triệu chứng vận động (yếu cơ, liệt, teo cơ...), các triệu chứng có thể cục bộ hoặc toàn thân. Bệnh nhân có thể gặp ở các khoa như khoa khám bệnh, khoa nội (thần kinh, cơ xương khớp, nội tiết...), đơn vị ICU, khoa ngoại (chấn thương, cột sống, vi phẫu thần kinh...).         Các chuyên đề được báo cáo trong tháng đều được xây dựng trên cơ sở thực tiễn trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Các học viên đã đưa ra nhiều ý kiến thảo luận, trao đổi sôi nổi nhằm góp ý cho các tác giả góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả để ứng dụng tốt trong công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân. Một số hình ảnh tại buổi sinh hoạt khoa học:    
Sinh hoạt khoa học tháng 7
Thứ Sáu 29/07/2022 07:58:51
   Với mục đích nâng cao kiến thức chuyên môn cho toàn thể bác sĩ trong bệnh viện, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh, bên cạnh đó tạo môi trường sinh hoạt khoa học, tiền đề cho các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn. Chiều ngày 12/7/2022, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức Sinh hoạt khoa học tháng 7. Đến dự và chủ trì buổi sinh hoạt khoa học có sự hiện diện của BSCKII Đào Thiện Tiến - Giám đốc bệnh viện, cùng các bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng đại điện các khoa phòng trong toàn bệnh viện. Buổi sinh hoạt tháng 7 với những chuyên đề về: “Chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue” của BSCKII Trần Kim Anh – TK Bệnh nhiệt đới; “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong kê đơn thuốc nội trú, ngoại trú trong việc giám sát các tương tác thuốc và phản ứng có hại” của Dược sĩ Đặng Bảo Tuấn – Khoa Dược; “Một số lưu ý trong kê đơn thuốc ngoại trú” của Dược sĩ Thái Bá Thuật – Khoa Dược. Phát biểu mở đầu buổi sinh hoạt khoa học, BSCKII Đào Thiện Tiến – Giám đốc bệnh viện nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối, trao đổi cũng như chia sẻ các thông tin chuyên môn trong việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh giữa các các khoa phòng trong toàn bệnh viện, đồng thời yêu cầu các học viên đề cao, nghiêm túc trong việc tiếp thu, học hỏi kiến thức nhằm phục vụ tốt hơn nữa công tác chuyên môn tại các khoa phòng mình công tác. Chuyên đề đầu tiên trong buổi sinh hoạt, BSCKII Trần Kim Anh – TK Bệnh nhiệt đới  đã trình bày về “Chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue”. Dengue thuộc giống Flavivirus và thuộc họ Flaviviridae. ARN sợi đơn, 4 types huyết thanh: D1, D2, D3 và D4; Vector: Vi rút Dengue lây truyền từ người sang người do muỗi truyền, chủ yếu là muỗi Aedes aegypti. Vật chủ: Vi rút Dengue gây nhiễm sang người và một số loài động vật linh trưởng nhưng người là vật chủ chính. Sinh sản tại các dụng cụ chứa nước như vật chứa nước ăn, trồng cây cảnh, vật chứa nước mưa, lốp xe,…Hoạt động ban ngày, cả trong nhà và ngoài trời, không bay xa, chủ yếu trong vòng 100m. Bệnh SXH Dengue được chia làm 3 mức độ: Sốt xuất huyết Dengue; Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo; Sốt xuất huyết Dengue nặng... Ở chuyên đề thứ hai “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong kê đơn thuốc nội trú, ngoại trú trong việc giám sát các tương tác thuốc và phản ứng có hại” Dược sĩ Đặng Bảo Tuấn cho biết: Từ ngày 01/01/2022 đến nay: Trên phần mềm mới; Cài các cảnh báo tương tác; Triển khai giám sát kê đơn và kết hợp hoạt động dược lâm sàng của DSLS trao đổi với bác sĩ về cặp TTT CCĐ từ 01/01/202 đến nay tại bệnh viện thì hiệu quả phòng tránh được 2 lượt TTT CCĐ cặp Itraconazol-Atorvastatin  khi kê đơn. Hiệu quả phòng tránh các cặp TTT chống chỉ định đạt được 100%. Về tương tác thuốc: sau khi ứng dụng CNTT, số lượng các cặp TTT giảm. Vd cặp Ketorolac – Aceclofenac hay cặp Linezolid- tramadol không còn xuất hiện tương tác; CCĐ Theo tuổi: Số lượng thuốc kê sai độ tuổi giảm rõ rệt. Vd: Tinidazol, Moxifloxacin…Báo cáo ADR: Đã tăng, tuy nhiên các khoa còn chưa chủ động trong việc báo cáo ADR. Cuối cùng là chuyên đề “Một số lưu ý trong kê đơn thuốc ngoại trú” của Dược sĩ Thái Bá Thuật – Khoa Dược. Theo đó, Ds Thuật chỉ ra nguyên tắc trong kê đơn thuốc: Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh; Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic; Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây: Hướng dẫn điều trị do BYT ban hành, tờ HDSD, Dược thư quốc gia; Số lượng thuốc được kê đơn tối đa không quá 30 ngày, trừ trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện…Không được kê vào đơn thuốc: Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh; Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam; Thực phẩm chức năng; Mỹ phẩm.         Các chuyên đề được báo cáo trong tháng đều được xây dựng trên cơ sở thực tiễn trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Các học viên đã đưa ra nhiều ý kiến thảo luận, trao đổi sôi nổi nhằm góp ý cho các tác giả góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả để ứng dụng tốt trong công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân.
BVĐK Hà Đông tổ chức "Noel cho em 2022"
Thứ Tư 28/12/2022 10:16:54
Giáng sinh là khoảng thời gian để mọi người cảm nhận miền vui đoàn viên và niềm hạnh phúc bên những người thân yêu; nhưng đâu đó vẫn còn rất nhiều bệnh nhi đang chiến đấu với bệnh tật. Tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, vẫn còn rất nhiều các em nhỏ đang hằng ngày phải đối mặt với thuốc men, bông băng và kim tiêm,...Thấu hiểu những nỗi đau, thiệt thòi mà các em bé bệnh nhi đang phải trải qua, sáng ngày 25/12/2022, được sự đồng ý của Đảng uỷ, Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hà Đông, phòng Công tác xã hội phối hợp cùng các khoa phòng Bệnh viện, các đơn vị tình nguyện, nhà tài trợ, nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Noel cho em 2022” và dành tặng hơn 100 suất quà cho hơn 100 bệnh nhi là các bệnh nhi đang điều trị nội trú và các bé đến tiêm chủng tại bệnh viện đa khoa Hà Đông. Phát biểu khai mạc chương trình, BSCKII Bùi Tiến Công – Trưởng khoa Ngoại thận tiết niệu, đại diện bệnh viện đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các nhà tài trợ, nhà hảo tâm, các đơn vị tình nguyện, đã dành nhiều công sức, tâm huyết đồng hành cùng Bệnh viện tổ chức chương trình giáng sinh ý nghĩ này, mang lại hiệu quả to lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em; đồng thời gửi lời chúc và động viên các bệnh nhi yêu quý sớm khỏe mạnh, trở về bên gia đình, bạn bè thân yêu. Các em nhỏ đến với chương trình, không chỉ được tặng những chiếc kẹo xinh xắn mà còn được thưởng thức các tiết mục ca múa nhạc sôi động, màn đố vui nhận quà vô cùng đặc sắc và lôi cuốn và nhận những món quà là chú gấu bông, hộp sáp màu ý nghĩa. Tất cả đã thực sự mang đến niềm vui cho các em nhỏ tại chương trình nói chung và phần nào giúp các “chiến binh” nhỏ tuổi là bệnh nhi đang điều trị nội trú nói riêng vơi đi đau đớn vì bệnh tật. Chương trình “Noel cho em 2022” là một trong số các chương trình thiện nguyện của bệnh viện đa khoa Hà Đông được duy trì tổ chức đều đặn suốt nhiều năm nay. Chương trình là một món quà đầy ý nghĩa đúng dịp Giáng sinh, là liều thuốc tinh thần quý giá, giúp các con vơi đi những đau đớn, buồn phiền. Mong rằng từ đây, ký ức về Bệnh viện trong các em nhỏ sẽ không chỉ còn “đáng sợ” với kim tiêm, thuốc đắng,…mà còn có những kỷ niệm đẹp, những niềm vui, cùng tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia của cộng đồng, của các y bác sĩ, cán bộ nhân viên Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Chúc các em sớm khỏi bệnh, trở về sum họp bên gia đình, bạn bè, thầy cô và có một mùa Giáng sinh ấm áp, bình an, đong đầy hạnh phúc. Một số hình ảnh tại chương trình “Noel cho em 2022”:
Chương trình cắt tóc miễn phí cho bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện
Thứ Ba 20/12/2022 10:01:31
Được sự nhất trí của lãnh đạo Bệnh viện, Phòng Công tác xã hội đã kết nối với nhóm thiện nguyện JOLY HAIRSALON tổ chức chương trình “Cắt tóc miễn phí ” cho bệnh nhân đang điều trị nội trú, đặc biệt là các bệnh nhân gặp khó khăn về vận động, điều trị nội trú dài ngày tại bệnh viện. Từ đầu mùa đông, đây là đợt cắt tóc miễn phí cho bệnh nhân lần thứ 3 của bệnh viện kết hợp với nhóm thiện nguyện JOLY HAIRSALON. Ngay từ đầu giờ sáng ngày 13/12 các thợ cắt tóc chuyên nghiệp của nhóm thiện nguyện đã có mặt tại sảnh Khoa Nội tiết, cùng Phòng Công tác xã hội chuẩn bị các công tác hậu cần phục vụ cho việc cắt tóc cho bệnh nhân được diễn ra chu đáo và thuận tiện. Hưởng ứng hoạt động thiết thực này, các bệnh nhân cũng có mặt từ rất sớm, đảm bảo khoảng cách trong lúc chờ đến lượt và còn tích cực tham gia kể các câu chuyện vui tạo không khí nhộn nhịp, những phút giây thư giãn, tươi vui. Niềm vui và sự phấn khởi của người bệnh, người nhà người bệnh lan tỏa khắp bầu không khí chương trình như một ngày hội làm đẹp với nhiều ý nghĩa. Để tạo điều kiện tốt nhất cho các bệnh nhân nặng, các thợ cắt tóc đến từng giường bệnh khoa Hồi sức tích cực, khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức phục vụ các bệnh nhân có nhu cầu. Trong 03 đợt diễn ra, chương trình đã thực hiện cắt tóc miễn phí cho gần 100 lượt bệnh nhân. Trong suốt chương trình, các thợ cắt tóc của nhóm thiện nguyện JOLY HAIRSALON luôn tỉ mỉ, khéo léo cắt tỉa để mỗi bệnh nhân đều có mái tóc thật đẹp, gọn gàng và ưng ý. Ánh mắt hân hoan, giọng nói vui vẻ, tinh thần phấn khởi của mọi người tham gia đã cho thấy sự ấm áp và ý nghĩa của chương trình. Hi vọng với mái tóc mới, các bệnh nhân có thêm tinh thần và nghị lực tiếp tục chiến đấu với bệnh tật, sớm trở về với cuộc sống thường nhật. Được chứng kiến buổi cắt tóc miễn phí mới thấy nghĩa cử cao đẹp đầm ấm tình người, người bệnh rất cảm kích trước tấm chân tình của các tình nguyện viên. Ông Nguyễn Văn H, 66 tuổi, bệnh nhân khoa Nội tiết chia sẻ “Tôi điều trị tại bệnh viện được gần 1 tuần rồi, nhận được thông báo cắt tóc miễn phí cho bệnh nhân tôi vô cùng phấn khởi, nhất là vào mùa đồng giá rét như thế này, tuổi cao, sức yếu, bản thân lại mang bệnh, tóc thì mọc dài nhanh mà ko được ra ngoài cắt tóc. Cảm ơn các bạn trẻ, cảm ơn bệnh viện đã quan tâm đến bệnh nhân từ những điều nhỏ nhặt nhất”. Bệnh viện Đa khoa Hà Đông xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thành viên của nhóm thiện nguyện JOLY HAIRSALON đã cùng chúng tôi thực hiện chương trình thiện nguyện đầy ý nghĩa này. Kính chúc quý nhà hảo tâm sức khỏe, thịnh vượng và phát triển. Chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của nhóm thiện nguyện JOLY HAIRSALON và các quý nhà hảo tâm đối với công tác thiện nguyện tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi cắt tóc miễn phí dành cho bệnh nhân:
"Trăng rằm cho em năm 2022" tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông
Thứ Hai 12/09/2022 14:46:21
Bệnh viện đa khoa Hà Đông luôn luôn dành những tình cảm, sự quan tâm đặc biệt và tạo những nguồn động viên lớn lao cả về vật chất lẫn tinh thần cho các bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện. Tết trung thu(15/8 âm lịch) cũng là một trong những ngày lễ dành cho các em thiếu nhi, nhi đồng được tổ chức thường niên tại bệnh viện. Nhân dịp này, hoà chung với không khí tưng bừng phấn khởi của thiếu nhi cả nước chào đón Tết Trung thu Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức chương trình "Trăng rằm cho em” cho các bệnh nhi đang phải điều trị bệnh tại Bệnh viện trong dịp trung thu 2022. Với mong muốn chung tay xoa dịu nỗi đau và mang lại cho các cháu một mùa Trung thu ý nghĩa, bổ ích. Đến tham dự chương trình có BS.CKII.Lê Hoàng Tú, Phó giám đốc bệnh viện; BCH Công đoàn Bệnh viện, Bí thư Đoàn thanh niên Bệnh viện cùng một số đồng chí lãnh đạo Khoa, Phòng thuộc Bệnh viện. Về phía các nhà hảo tâm có đại diện của Sở Y tế Hà Nội; Công ty TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam; CLB liên kết trẻ Việt Nam, CLB tình nguyện Việt Đức, CLB sự kiện Rmit; Lớp học Cô Tâm. Và đặc biệt là sự có mặt của gần 200 bệnh nhi trong toàn bệnh viện tham dự chương trình. Tại chương trình các em bé và người thân đã cùng nhau xem xiếc ảo thuật Tôn Ngộ Không, xem múa hát văn nghệ, tô màu và làm mặt nạ cho bé. Đồng thời các cháu nhận được quà tặng từ phía các nhà hảo tâm đồng hành tham gia chương trình gồm: Công ty TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam; CLB liên kết trẻ Việt Nam, CLB tình nguyện Việt Đức, CLB sự kiện Rmit; Lớp học Cô Tâm... Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức tết Trung Thu cho các cháu bệnh nhi nhằm động viên chia sẻ với người bệnh và gia đình người bệnh, đồng thời là dịp để các cháu được giao lưu, gặp mặt, vui chơi, phá cỗ trông trăng và đặc biệt các em hiểu sâu sắc thêm về ý nghĩa ngày Tết trung thu. Bên cạnh đó thể hiện sự quan tâm của Lãnh đạo Bệnh viện, các nhà hảo tâm và cộng đồng xã hội. Đây là một hoạt động ý nghĩa, mang tới cho các cháu bệnh nhi và gia đình sự động viên chia sẻ, những niềm vui tiếng cười, giúp các cháu và gia đình có thêm nghị lực để vượt qua bệnh tật. Bệnh viện đa khoa Hà Đông kính chúc người người, nhà nhà một mùa Trung thu thật vui vẻ và ấm áp bên gia đình và bạn bè. Mùa trăng hy vọng!Chúng ta hãy cùng nhau trao yêu thương và trân trọng yêu thương. Một số hình ảnh tại chương trình:
LIÊN HỆ
Video
ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA