Giới thiệu về Khoa Y học cổ truyền

 

ẢNH TẬP THỂ KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

Phụ trách: Ths. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Trung

Phó khoa:Ths. Bác sĩ Trần Nhật Trường

Điều dưỡng Trưởng: Phạm Thị Bích Hạnh

I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Thành lập năm 1971 lấy tên là Phòng nghiên cứu kết hợp Đông – Tây y. Tháng  03/1972 đổi tên thành Khoa Y học dân tộc nay là khoa Y học cổ truyền.

1. Lãnh đạo qua các thời kỳ

* Trưởng khoa:

Họ và tên

Thời gian đảm nhiệm

Lương y Nguyễn Văn Chất

1971 - 1972

Bác sĩ Lê Hồng Nhân

1973 – 1976

Lương Y Trần Xuân Lâm

1977 – 1981

Bác sĩ Vũ Minh Đức

1982 – 1989

Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Bích Hiệp

1996 -  2011

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Vỹ Sử

2012 -  2013

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Trung

2019 – đến nay

* Phó trưởng khoa:

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Siêm

1987 - 2005

Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Bích Hiệp

1994 - 1995

Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương

2008 - 2017

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Trung

2013 – 2019

Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Nhật Trường

2019 – Đến nay

2. Cơ cấu tổ chức – nhân sự

Số giường kế hoạch:

  • Từ  năm 1971 – 1999 : 10 giường, tương đương 2,5 %  tổng số giường của bệnh viện
  • Từ năm 1999 – 2005 : 20 giường, tương đương 5 %  tổng số giường của bệnh viện
  • Từ  năm 2006 2018: 30 giường, tương đương 5,8 %  tổng số giường của bệnh viện
  • Năm 2018 2019  khoa có 35 giường kế hoạch, tương đương 5,4% tổng số giường của bệnh viện.
  • Năm 2019 khoa có 35 giường kế hoạch – 41 giường thực kê.

Cơ cấu cán bộ:

  • Từ 1971 – 1979: khoa có 09 cán bộ trong đó: 03 bác sĩ, 02 lương y, 02 y sĩ, 01 y tá, 01 hộ lý.
  • Từ 1980 – 1999: khoa có 11 cán bộ, trong đó 04 bác sĩ, 06 điều dưỡng, 01 hộ lý.
  • Từ 1999   khoa có 15 cán bộ, 02 bác sĩ CK I, 01 thạc sĩ, 01 bác sĩ, 01 dược sĩ đại học, 01 dược sĩ trung học, 07 điều dưỡng, 01 hộ lý, 01 công nhân dược.
  • Năm 2019 khoa có 21 cán bộ: 01 tiến sĩ, 01 nghiên cứu sinh, 01 thạc sĩ, 01 Bác sĩ nội trú,01 BS chuyên khoa I, 04 bác sĩ, 06 điều dưỡng, 02 dược sĩ, 01 dược tá, 01 công nhân dược, 01 hộ lý, 01 nhân viên kỹ thuật.

3. Chức năng nhiệm vụ

Từ tháng 7/1999 tổ chức hoạt động theo thông tư 02/1998/ TT-BYT. Gồm 3 bộ phận:

  • Bộ phận khám và điều trị Ngoại trú.
  • Bộ phận điều trị Nội trú.
  • Bộ phận cung ứng và sản xuất thuốc phiến.

Từ tháng 4/2014 tổ chức hoạt động theo thong tư 01/2014/TT-BYT .Gồm 3 bộ phận:

  • Bộ phận khám và điều trị Ngoại trú.
  • Bộ phận điều trị Nội trú.
  • Bộ phận Đông dược.

4. Những công tác nổi bật đã triển khai:

Mô hình bệnh tật

những mặt bệnh điều trị có hiệu quả tại khoa YHCT

  • Bệnh thần kinh, cơ xương khớp: Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa đa khớp, đau thần kinh hông, đau thần kinh liên sườn, bệnh thần kinh ngoại biên, đau - tíc giật vùng mặt, liệt các dây thần kinh sọ não số III, V, VI, VII. Di chứng TBMMN ...
  • Bệnh hệ tuần hoàn: tăng huyết áp, hạ huyết áp, vêm tắc tĩnh mạch chi, trĩ, thiểu năng tuần hoàn não, RLCN tiền đình...
  • Bệnh hệ hô hấp: Viêm phế quản, hen phế quản, dãn phế quản, tâm phế mạn
  • Bệnh hệ tiêu hóa: viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng mạn, HC ruột kích thích, viêm gan mạn, xơ gan giai đoạn còn bù, sỏi mật chưa có chỉ định phẫu thuật ...
  • Bệnh hệ tiết niệu - sinh dục: Viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang cấp/mạn, sỏi tiết niệu, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, rong huyết, HC tiền mãn kinh, viêm tắc tia sữa...
  • Các bệnh khác: Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, loét miệng, bệnh ngoài da, chắp lẹo, nấc ...

Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch

Kỹ thuật chuyên khoa

  • Khám bệnh, bắt mạch, kê đơn bốc thuốc theo cổ phương hoặc đối pháp lập phương, kết hợp y học hiện đại.
  • Điện châm, thủy châm, châm tê, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống,nhĩ châm, giác hơi, hỏa trị liệu, mãng châm, cứu ngải, ngâm thuốc bộ phận…

5. Công tác đào tạo

  • Nhiều cán bộ được đào tạo sau đại học như Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I, Dược sĩ chuyên khoa I, cử nhân...
  • Khoa là cơ sở thực hành cho các trường như: Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội đông Y Hà Nội, Hội Châm cứu Hà Nội, Trường trung cấp Y – dược  Tuệ Tĩnh Hà Nội, Trường trung cấp Y – Dược Lê Hữu Trác Hà Nội, trường trung cấp Y Phú Thọ, cao đẳng Y tế Hà Đông.

6. Nghiên cứu khoa học

Những đề tài nghiên cứu cấp tỉnh – thành phố đã thực hiện:

- Ứng dụng laser bán dẫn châm cứu cắt cơn đau dạ dày thời gian từ 1994 -1996.

- Ứng dụng bài thuốc “Sâm linh bạch truật tán” để điều trị  và dự phòng bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ em năm 1998 – 2001.

- Đánh giá bài thuốc Tiêu giao đan chi và lục vị điều trị HC mãn kinh năm 2004– 2005.

Những đề tài cấp cơ sở đã thực hiện:

- Châm cứu điều trị phục hồi di chứng liệt do Tai biến mạch máu não , viêm não năm 1987.

- Châm cứu hỗ trợ điều trị Teo gai thị năm 1988.

 - Châm cứu điều trị Viêm tắc tia sữa năm 1997

- Châm cứu điều trị bí đái sau phẫu thuật năm 2002

- Châm cứu loa tai hạ huyết áp năm 2008

- Đánh giá hiệu quả điều trị đau TK hông to bằng Điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt và thuốc sắc Đông y năm 2009.

- Đánh giá tác dụng bài thuốc “ Bổ trung ích khí thang” và Tam thất điều trị trĩ nội xuất huyết độ I,II năm 2010.

- Châm cứu điều trị viêm quanh khớp vai năm 2015

- Đánh giá tác dụng điều trị của điện châm kết hợp “Cát căn thang” trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp năm 2016

- Đánh giá tác dụng điều trị RLCH Lipid của bài thuốc HSN năm 2017

-  Đánh giá hiệu quả điều trị liệt chi trên bằng Điện châm kết hợp Phục hồi chức năng năm 2017.

- Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh liệt dây tK số VII bằng điện châm kết hợp bài thuốc Tiểu tục mệnh thang năm 2018.

- Đánh giá tác dụng điều trị đau dây TK hông to bằng phương pháp nhu châm kết hợp bài thuốc TK 1.

Thành tích thi đua:

- Nhận 02 bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế năm 2008 và 2009.

- Năm 2010 đạt danh hiệu tập thể lao động suất sắc của chủ tịch UBND tp Hà Nội

- Đạt danh hiệu Tổ lao động giỏi cấp ngành 7 năm liền từ 1995 – 2001, và năm 2009

- Nhận 06 bằng khen của Trung ương hội Đông y Việt Nam  năm 2005,2006, 2008,2010,2014,2017.

- Năm 2011, 2015được bằng khen của BCH trung ương hội châm cứu

- Nhận danh hiệu tập thể lao động tiên tiến năm 2009 của giám đốc sở y tế  Hà Nội.

- Năm 2012 đạt giải nhì tuyến bệnh viện hội thi tìm hiểu cây thuốc nam và các phương pháp không dùng thuốc , giải ba chung kết hội thi

 - Năm 2017 giấy khen cục quản lý dược cổ truyền

- Năm 2018 giấy khen chi bộ khoa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của BV đa khoa Hà Đông.

-Năm 2016 giấy khen của công đoàn ngành Y tế.

7. Hướng phát triển cho những năm tiếp theo

  • Thực hiện tốt nhiệm vụ là cầu nối giữa YHCT và YHHĐ: kết hợp YHCT với YHHĐ trong khám và điều trị, phòng bệnh nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh
  • Nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật , phương pháp, bài thuốc mới có tác dụng điều trị.
  • Là cơ sở đào tạo, thực hành uy tín cho các trường đại học , cao đẳng, các hội đông y, hội châm cứu.
  • Là nơi thực hành lấy chứng chỉ hành nghề Y,đào tạo các hệ ngắn hạn cầm tay chỉ việc các phương pháp: điện châm, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ, tác động cột sống, nhĩ châm, mãng châm…
  • Thực hiện khám, điều trị dịch vụ theo yêu cầu.
  • Tổ chức dịch vụ chăm sóc, nâng cao sức khỏe: :Làm đẹp, giảm béo bằng các phương pháp YHCT.
  • Hiện đại hóa khu vực đông dược, tiến tới sản xuất một số chế phẩm tiện sử dụng ( dạng viên, dạng túi lọc, dạng viên hoàn…), có hiệu quả điều trị cao các bệnh như : tăng men gan, hạ mỡ máu, hạ áp, hạ gluco máu,suy nhược thần kinh, rối loạn chức năng sinh lý…

 

 

 

DANH MỤC TIN
Tìm Kiếm