Giới thiệu về Phòng Điều dưỡng

TẬP THỂ PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG

Phó Trưởng Phòng: Cử nhân Nguyễn Tất Thắng

Phó phụ trách Phòng: Cử nhân Nguyễn Thị Phương

  1. Lãnh đạo qua các thời kỳ
  2. Phòng Điều dưỡng được thành lập ngày 11 tháng 5 năm 1992, Giám đốc Sở y tế tỉnh Hà Tây đã ký quyết định số 140/ QĐ- TC thành lập phòng Y tá trực thuộc Ban Giám Đốc bệnh viện tỉnh Hà Tây.
  • Nguyễn Thị Thanh Đàn: 1992- 1997: Trưởng phòng
  • Nguyễn Thị Lữ: 1997- 2003; Phụ trách phòng
  • Lưu Minh Giang: 2003- 2012; Trưởng phòng
  • Nguyễn Thị Dung: 2012- 2015; Phụ trách phòng
  • Đỗ Hồng Thanh: Tháng 3/2015 dến tháng 9/2015 ;PTP- Phụ trách phòng
  • Nguyễn Tất Sơn: Từ 2015 đến tháng 02/2019;  PTP – Phụ trách phòng
  • Nguyễn Thị Phương: 2019 Trưởng phòng
  1. Nhân sự:

Phòng gồm có 05 cán bộ viên chức: 04 Cử nhân Điều dưỡng, 01 Điều dưỡng TH

3.Chức năng nhiệm vụ

  • Lập kế hoạch công tác chăm sóc điều dường trong bệnh viện để trình giám đốc bệnh viện phê duyệt
  • Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định
  • Đầu mối xây dựng các quy định, quy rình kỹ thuật chuyên môn chăm sóc người bệnh phù hợp với đặc điểm của bệnh viện, chuyên khoa để trình Hội đồng Điều dưỡng xem xét và Giám đốc bệnh viện phê duyệt
  • Đôn đốc kiểm tra điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công thực hiện đúng các quy định, kỹ thuật chuyên môn
  • Phối  hợp  với các khoa, bộ phận liên quan lập dự trù mua sắm dụng cụ, vật tư tiêu hao cho công tác chăm sóc điều dưỡng và phục vụ người bệnh.Giám sát chất lượng dụng cụ , vật tư tiêu hao y tế và giám sát việc sử dụng, bảo quản theo quy định
  • Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí và điều động điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công
  • Phối hợp với khoa Kiểm soát nhiếm khuẩn thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh, kiểm sát nhiễm khuẩn bệnh viện
  • Đào tạo nâng cao trình độ cho điều dưỡng vien, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công. Tham gia, tổ chức chỉ đạo hướng dẫn thực hành cho học  viên tham gia  kiểm tra tay nghề  điều dưỡng viên, hộ sinh, kỹ thuật viên, hộ lý và y công trước khi tuyển dụng
  • Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và  chỉ đạo tuyến
  • Định kỳ sơ kết, tổng kết báo cáo công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện phân công.

4.Những công việc phòng đã triển khai

  • Xây dựng kế hoạch hoạt động về công tác điều dưỡng trong toàn bệnh viện.
  • Xây dựng kế hoạch công tác chăm sóc người bệnh tại các khoa và theo dõi triển khai thực hiện.
  • Thực hiện công tác kiểm tra giám sát hàng tuần
  • Đầu mối xây dựng các quy trình, quy định kỹ thuật chuyên môn trong chăm sóc người bệnh.
  • Phối hợp với phòng Vật tư y tế, các khoa phòng dự trù mua sắm dụng cụ,vật tư tiêu hao, phản ánh chất lượng trong quá trình sử dụng.
  • Phối hợp phòng Tổ chức điều động nhân lực Điều dưỡng- Hộ sinh- Kỹ thuật viên
  • Phối hợp với  khoa  Kiểm soát nhiễm khuẩn kiểm tra, giám sát việc thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Phối hợp với phòng Kế hoạch tổng hợp kiểm soát hồ sơ chăm sóc Điều dưỡng
  • Thường kỳ tổ chức giao ban Điều dưỡng trưởng, họp hội đồng người bệnh, sinh hoạt chuyên môn…
  • Phối hợp Phòng công tác xã hội tổ chức các hoạt động truyền thông và tri ân người bệnh.
  • Tổ chức Đại hội Điều dưỡng thành công nhiều năm.

5.Công tác đào tạo

  • Phối hợp với Phòng Chỉ đạo tuyến tổ  chức các lớp đào tạo tại chỗ cho điều dưỡng, Hộ sinh viên, Kỹ thuật viên toàn bệnh viện.
  • Đào tạo cho điều dưỡng viên mới, điều dưỡng học viên, học sinh- sinh viên
  • Tổ chức kiểm tra tay nghề và lỹ thuyết cho điều dưỡng mới, điều dưỡng học viên.
  • Tổ chức thi điều dưỡng viên giỏi định kỳ 2 năm/ lần.
  • Kiểm tra tay ngề cho điều dưỡng

6.Nghiên cứu khoa học;

  • Hàng năm phòng đều có các đề tài  nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến.

7.Định hướng phát triển cho  những năm tiếp theo:

7.2 Mục tiêu chung

  • Đến năm 2025, các dịch vụ/ thực hành chăm sóc sức khỏe do Điều dưỡng cung cấp bảo đảm an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và sự hài lòng người bệnh tại tại cả các khoa phòng trong bệnh viện.
  • Thực hành của Điều dưỡng đạt chuẩn năng lực nghề nghiệp theo Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam.

7.2 Mục tiêu cụ thể

  • Tăng cường chất lượng dịch vụ Điều dưỡng nhằm bảo đảm an toàn, hiệu quả, sự hài lòng người bệnh, người nhà người bệnh.
  • Tiếp tục triển khai và thực hiện hiệu quả Thông tư 07/2011; TT 07/ 2014 chuẩn đạo đức nghề nghiệp Điều dưỡng và các văn bản pháp luật, các quy định, hướng dẫn trong công tác chăm sóc điều trị người bệnh.
  • Nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh, đảm bảo các nguyên tắc chuyên môn và chuẩn đạo đức, tăng cường chất lượng điều dưỡng
  • Tiếp tục chuẩn hóa các quy trình kỹ thuật điều dưỡng. Duy trì công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.
  • Hoàn thiện hệ thống quản lý điều dưỡng và nâng cao năng lực quản lý điều hành của điều dưỡng trưởng trong các khoa phòng.
  • Tăng cường vai trò của Hội đồng điều dưỡng và Chi hội điều dưỡng.

DANH MỤC TIN