Giới thiệu về Khoa Mắt
TẬP THỂ KHOA MẮT                                                                                                                 BSCKII. Nguyễn Thị Bích Thủy - Trưởng khoa                                                        BSCKI. Lê Thị Ngọc Chính - Phó Trưởng khoa Lãnh đạo qua các thời kỳ    A.Trưởng khoa qua các thời kỳ - Từ 1959 – 1960: Y sỹ Nguyễn Viết Ứng -Từ 1960- 1981 : BS . Nguyễn Quốc Báo - Từ 1981- 1986 : BS . Nguyễn Thị Yến - Từ 1986-1987 : BSCKI. Vi Văn Cầu ( Q. Trưởng Khoa) - Từ 1987-1998: BSCKI . Tạ Thị Nam - Từ 1998 – 2007: BSCKII. Nguyễn Viết Mão - Từ 2007- 2009: BSCKI. Nguyễn Thị Bình Minh ( Phụ trách khoa) - Từ 2009- đến nay : BSCKII. Nguyễn Thị Bích Thủy B. Điều dưỡng trưởng qua các thời kỳ - Từ 1988-1992 : ĐD. Nguyễn Thị Lữ - Từ 1992- 2011: ĐD. Lưu Thị Vân - Từ 2011 – đến nay : ĐD. Nguyễn Thị Hường 2. Nhân sự - Bác sỹ : 05 ( 01 BSCKII, 02 BSCKI, 02 BS định hướng chuyên ngành nhãn khoa) - Điều dưỡng ; 08 ( 03 điều dưỡng đại học, 01 điều dưỡng cao đẳng, 04 điều dưỡng trung học ). 3. Chức năng và nhiệm vụ - Khám và điều trị nội, ngoại trú các bệnh về mắt - Tham gia công tác giảng dạy cho học sinh, sinh viên  các trường Y Tế -  Nghiên cứu khoa học và áp dụng các kỹ thuật mới  - Chỉ đạo tuyến và công tác khác 4. Những công việc nổi bật đã triển khai - Phẫu thuật phaco - Phẫu thuật thẩm mỹ da mi - Phẫu thuật tái tạo ống lệ quản kết hợp khâu da mi - Khám và điều trị các bệnh lý về mắt 5. Công tác đào tạo - Điều dưỡng đại học : 02 - 100% điều dưỡng  có trình độ cao đẳng trở lên - Các nhân viên trong khoa liên tục được đào tạo , tập huấn về kỹ năng giao tiếp ứng xử, phản ứng phản vệ, thực hành 5s, Xây dựng cơ sở y tế xanh sạch đẹp trong cải tiến chất lượng , công tác  kiểm soát nhiễm  và khuẩn công tác chuyên môn 6. Nghiên cứu khoa học Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học 01 đề tài / 1 năm 7. Hướng phát triển cho những năm tiếp theo - Điều trị và xử lý các bệnh lý về đáy mắt - Khám và điều trị các bệnh lý về khúc xạ - Khám và điều trị các bệnh mắt trẻ em.
Giới thiệu về Phòng Vật tư thiết bị
TẬP THỂ PHÒNG VẬT TƯ - THIẾT BỊ Y TẾ Trưởng Phòng: Kỹ sư Hoàng Thế Hà Phó Trưởng Phòng: Phạm Mạnh Hùng Tên phòng:  Phòng Vật tư – Thiết bị y tế (Medical equipment and Supply Department)  2. Liên hệ: Địa chỉ: Tầng 2 – Tòa nhà chức năng (Tòa B) Điện thoại: 0243.3825264       Email:  thietbiyte.bdhd@gmail.com  3. Lịch sử phát triển:       - Từ trước năm 2005, Tổ Vật tư trực thuộckhoa Dược quản lý toàn bộ dụng cụ, vật tư y tế và trang thiết bị của bệnh viện (mua sắm, theo dõi sửa chữa và tiếp nhận viện trợ). Phòng Vật tư TBYT được  thành lập năm 2005 theo Quyết định số 279/QĐ- SYT ngày 13/7/2005 của Giám đốc SYT Tỉnh Hà Tây. 4. Chức năng, nhiệm vụ: Trong bối cảnh cạnh tranh của các bệnh viện công, tư trong khu vực Hà Đông, cũng như nhu cầu khám, chẩn đoán và điều trị của người dân ngày càng cao, công tác quản lý vật tư trang thiết bị y tế chiếm vị trí quan trọng trong bức tranh tự chủ của toàn ngành y tế. Với hai nhiệm vụ cốt lõi là cung ứng vật tư y tế, quản lý mua sắm, bảo quản, sử dụng, khai thác trang thiêt bị y tế đạt hiệu quả cao sẽ góp phần vào sự phát triển của Bệnh viện. a. Chức năng: Thực hiện theo nội dung của Quyết định số 1895/1997/BYT- QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc Ban hành Qui chế bệnh viện, qui dịnh chức năng nhiệm vụ phòng Vật tư TBYT Phòng Vật tư – Thiết bị y tế là phòng chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Phòng Vật tư - Thiết bị y tế có chức năng quản lý trang thiết bị y tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: thiết bị y tế, dụng cụ, vật tư y tế tiêu hao, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, hóa chất chẩn đoán đi kèm máy xét nghiệm (sau đây viết tắt là trang thiết bị y tế). Tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác quản lý, mua sắm, cung cấp đầy đủ, kịp thời trang thiết bị y tế và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng trang thiết bị y tế an toàn, hợp lý phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh góp phần nâng cao chất lượng công tác chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. b. Nhiệm vụ: NV1. Tập hợp, đánh giá nhu cầu, lập danh mục, xây dựng kế hoạch, dự toán, tổ chức mua sắm theo đúng qui định hiện hành nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ, thường xuyên liên tục các thiết bị y tế, vật tư và dụng cụ y tế tiêu hao cho các khoa, phòng sử dụng. NV2. Theo dõi và quản lý kho thiết bị, vật tư và dụng cụ y tế tiêu hao. Phân phối, cấp phát cho các khoa, đơn nguyên theo yêu cầu sử dụng NV3. Tổ chức tiếp nhận, giám sát lắp đặt, nghiệm thu, đào tạo hướng dẫn sử dụng, các trang thiết bị đã mua sắm và từ các nguồn tài trợ (viện trợ, biếu, tặng...). NV4. Kiểm tra việc khai thác và sử dụng tất cả thiết bị đã trang bị cho các khoa, phòng, đơn nguyên. NV5. Giám sát hoặc trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa tất cả các trang thiết bị y tế trong Bệnh viện. NV6. Thu hồi và làm các thủ tục điều chuyển thiết bị do không có nhu cầu sử dụng, lập kế hoạch và tổ chức việc thanh lý các trang thiết bị y tế theo qui định hiện hành NV7. Lập hồ sơ, lý lịch cho tất cả các loại máy, xây dựng quy trình vận hành, bảo quản và kỹ thuật sử dụng an toàn máy. Người trực tiếp bảo quản và sử dụng theo quyết định của Giám đốc bệnh viện. NV8. Lập kế hoạch kiểm định cho các trang thiết bị y tế có yêu cầu phải kiểm định theo quy định của pháp luật. NV9. Phối hợp với các khoa phòng tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất việc sử dụng và bảo quản trang thiết bị y tế. Định kỳ đánh giá, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế. Hàng năm tiến hành kiểm kê đánh giá lại tình trạng trang thiết bị y tế trong bệnh viện. NV 10. Tổ chức học tập cho các thành viên trong Bệnh viện học tập về bảo quản, sử dụng, sửa chữa thiết bị y tế nhằm nâng cao tay nghề và sử dụng thiết bị y tế có hiệu quả. NV 11. Thực hiện công tác nghiên cứu, cải tiến trong việc quản lý sửa chữa trang thiết bị vật tư y tế: nhằm nâng cao hiệu quả khai thác trang bị, tiết kiệm ngân sách, chủ động trong công tác kỹ thuật;  5. Tổ chức nhân sự của phòng: Lãnh đạo đương nhiệm:        + Trưởng phòng: Ths. Hoàng Thế Hà (1/2020 – đến nay)        + Phó trưởng phòng: Ths. Phạm Mạnh Hùng (12/2017 – đến nay) Lãnh đạo tiền nhiệm:       + Trưởng phòng: CN. Phạm Thị Bích (2008-  2019)       + Phó trưởng phòng: KS. Hoàng Thế Hà (2016-2019 ) Số lượng cán bộ trong phòng:  Tổng số nhân lực: Tính đến tháng 12/2021, tổng số lượng các bộ, nhân viên, người lao động của phòng Vật tư - Thiết bị y tế gồm  15 người, trong đó: trong đó có 06 viên chức biên chế và 09 viên chức hợp đồng. Trình độ chuyên môn:  03 sau đại học ( Thạc sỹ) ;  06  trình độ đại học (Kỹ sư & cử nhân) ;  06 Kỹ thuật viên & khác. Chia ra 4 bộ phận: + Bộ phận hành chính: Theo dõi và hoàn thiện hồ sơ chứng từ liên quan đến việc mua sắm, quản lý vật tư thiết bị y tế + Bộ phận kỹ thuật : Bàn giao, tiếp nhận TTB, Sửa chữa, bảo dưỡng, giám sát việc sữa chữa, bảo dưỡng TTBYT. + Bộ phận cung ứng và theo dõi sử dụng vật tư y tế : Cung tiêu và cấp phát; +  Bộ phận cung cấp vật tư dịch vụ ( Quầy vật tư y tế)  6. Thành tựu:     Với chức năng, nhiệm vụ chính của mình, các cán bộ và nhân viên phòng Vật tư – Thiết bị y tế luôn phát huy tinh thần vượt khó, chủ động, sáng tạo để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.     Một số các thành tựu đã đạt được trong những năm qua có thể được kể đến như sau:      - Phòng Vật tư – thiết bị y tế đã thực hiện cung ứng hàng năm bình quân hơn 800 loại mặt hàng vật tư y tế tiêu hao thông thường và vật tư y tế kỹ thuật cao. Đảm bảo cung ứng đầy đủ vật tư, trang thiết bị cho toàn bộ các hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện với hơn 10.000 ca mổ/năm.     - Tổ chức thực hiện công tác quản lý, lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa trang thiết bị y tế với số lượng hơn 1.000 đầu thiết bị của bệnh viện, đảm bảo hoạt động của hơn 30 khoa lâm sàng, cận lâm sàng với 09 phòng mổ chuyên khoa và cấp cứu. nhiều trang thiết bị hiện đại điển hình như: Hệ thống chụp Cộng hưởng từ 1.5 Tesla; Hệ thống chụp cắt lớp vi tính 128 dãy; Hệ thống chụp cắt lớp vi tính 2 dãy, các hệ thống xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch, huyết học; hệ thống phãu thuật nội soi …… 7. Định hướng phát triển:        Với vai trò là phòng chuyên trách trong việc cung ứng vật tư, trang thiết bị y tế, đảm bảo công tác quản lý, sửa chữa và duy trì hoạt động của toàn bộ trang thiết bị y tế của Bệnh viện Đa khoa Hà Đông là bệnh viện chuyên khoa hạng I cảu Sở Y Tế. Với những trọng trách và nhiệm vụ do Lãnh đạo bệnh viện giao, toàn thể cán bộ và nhân viên phòng Vật tư – Thiết bị y tế luôn phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo phòng Vật tư – Thiết bị y tế đã đề ra những biện pháp cụ thể để định hướng cho sự phát triển của phòng Vật tư – Thiết bị y tế gắn liền với sự phát triển của Bệnh viện trong thời gian tới, đó là:      - Tiếp tục thực hiện bồi dưỡng năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của phòng về công tác quản lý nhà nước, nâng cao tay nghề đối với đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên. Tiếp tục kiện toàn, hoàn thiện tổ chức, bộ máy của phòng để nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc.     - Đẩy mạnh việc đưa ứng dụng Công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý vật tư, trang thiết bị y tế, trong công tác tham mưu, đề xuất, lập kế hoạch và mua sắm vật tư – trang thiết bị y tế. Tiến tới công khai hóa, minh bạch hóa công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa trên hệ thống mạng.   - Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, không ngừng cải tiến, sáng tạo trong chuyên môn, nghiệp vụ. Góp phần nâng cao năng xuất lao động, hiệu quả kinh tế trong tiết kiệm chi phí mua sắm và sửa chữa trang thiết bị y tế của Bệnh viện. Kịp thời đề xuất khen thưởng và khen thưởng các cá nhân có thành tích nổi bật.     - Tiếp tục cập nhật các quy định của pháp luật về công tác quản lý nhà nước. Xây dựng, hoàn thiện các bộ tiêu chuẩn ISO đối với các quy trình quản lý hành chính trong chuyên môn, nghiệp vụ.
Giới thiệu về Khoa Phụ Sản
  TẬP THỂ KHOA PHỤ SẢN Phụ trách khoa: BSCKII.Nguyễn Đức Tú Phó Trưởng Khoa: Thạc sỹ Đinh Lương Thái Phó trưởng khoa: Ths.BSCKII. Phạm Văn Tự GIỚI THIỆU VỀ KHOA PHỤ SẢN 1.Lịch sử và lãnh đạo khoa Phụ sản qua các thời kỳ: Bệnh viện Đa khoa Hà Đông được thành lập năm 1910 với tên gọi ban đầu là Nhà thương tỉnh lỵ ( Nhà thương làm phúc) Khoa phụ sản được thành lập năm 1918 với tên gọi ban đầu là Nhà hộ sinh nằm trong Nhà Thương Từ năm 1947 cho đến năm 1954  do người Pháp quản lý Sau năm 1954 giải phóng Hà Đông thì Nhà thương được người Việt quản lý với quản đốc đầu tiên là Y sỹ Phạm Năng An Sau giai đoạn Y sỹ Phạm Năng An là bác sĩ Hoài Đức Sau bác sĩ Hoài Đức là Bác sĩ chuyên khoa cấp II Trần Nhật Hiển quản lý khoa phụ sản Trải qua các thời kỳ tiếp theo xây dựng và phát triển khoa phụ sản hàng ngũ trưởng khoa – Phụ trách khoa các giai đoạn: Giai đoạn: BS Nguyễn Quang Quyết Giai đoạn BS Lương Hồng Liên Giai đoạn 2005- 2015 BSCKII Dương Thị Bế Giai đoạn 2015-2016 BS CKII Trần Ngọc Cường Giai đoạn 2016-2021 ThS BSCKII  Nguyễn Thị Lan Tháng 8/2021đến nay Phụ trách khoa: ThS BSCKII Nguyễn Đức Tú Phó khoa: ThS BSCKII Đinh Lương Thái ThS BSCKII Phạm Văn Tự Điều dưỡng trưởng: CNHS Đào Thị Lan 2.Nhân sự Hiện nay khoa Phụ sản có 52 nhân viên, trong đó có: Bác sĩ: 16, gồm: + 01 tiến sĩ + 03 Bác sĩ chuyên khoa 2 + 01 Bác sĩ nội trú + 03 Thạc sỹ + 06 Bác sỹ chuyên khoa 1 + 02 Bác sĩ Định hướng chuyên ngành Sản phụ khoa Hộ sinh: 32 gồm + 02 hộ sinh đại học +29 hộ sinh cao đẳng +01 điều dưỡng trung cấp Hộ lý: 04 3.Chức năng nhiệm vụ: Khám, cấp cứu, điều trị bệnh nhân thuộc chuyên ngành Sản phụ khoa ở mức độ phân tuyến của bệnh viện hạng I Tham gia giảng dạy lý thuyết, là cơ sở thực hành của sinh viên Học viện Quân Y, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông… Công tác chỉ đạo tuyến: Luân phiên cán bộ hỗ trợ chuyên môn cho một số bệnh viện: Thanh Oai, Chương Mỹ… Nghiên cứu khoa học: Thực hiện đề tài nghiên cứu cấp cơ sở hàng năm. 4.Hoạt động chuyên môn, dịch vụ 4.1.Sản khoa Khám, quản lý các trường hợp thai kỳ thông thường và thai kỳ nguy cơ cao ( mẹ lớn tuổi, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, rau tiền đạo, thai chậm tăng trưởng trong tử cung Điều trị giữ thai với các trường hợp dạo sảy thai, doạ đẻ non, sảy thai liên tiếp. Giảm đau trong đẻ, cắt dây rốn chậm, da kề da, lấy máu gót chân sàng lọc sớm một số bệnh rối loạn chuyển hoá, sàng lọc thính lực cho trẻ sơ sinh Giảm đau sau mổ, chiếu tia Plasma vết mổ Chọn nhân viên y tế theo dõi sinh thường Phẫu thuật lấy thai chủ động: Chọn ngày giờ, chọn phẫu thuật viên 4.2.Phụ khoa Điều trị rong kinh, rong huyết Điều trị nội khoa chửa ngoài tử cung Điều trị chửa tại vết mổ lấy thai Phẫu thuật nội soi chửa ngoài tử cung, bóc u nang buồng trứng, cắt tử cung Phẫu thuật điều trị sa sinh dục, bóc u xơ tử cung, polyp cổ tử cung và polyp buồng tử cung 5.Phòng khám và kế hoạch hoá gia đình Điều trị viêm nhiễm phụ khoa, viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng đốt điện và áp lạnh Sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung, xét nghiệm HPV Đặt dụng cụ tử cung dưới hướng dẫn của siêu âm Thực hiện kế hoạch hoá gia đình dưới hướng dẫn của siêu âm 6.Công tác đào tạo Hiện nay khoa Phụ sản có 1 bác sĩ đang theo học chương trình bác sĩ nội trú bệnh viện của trường Đại học Y Hà Nội, 2 bác sĩ theo học chương trình đào tạo bác sĩ  chuyên khoa 2 và 1 bác sĩ  theo học chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 tại trường Đại học Y Hà Nội Thường xuyên cử các bác sĩ tham dự các khoá tập huấn ngắn hạn, cập nhật kiến thức tại Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện phụ sản Hà Nội Thường xuyên thực hiện quy chế hội chẩn, trao đổi chuyên mônvới Bệnh viện phụ sản Trung ương, Bệnh  viện Phụ sản Hà Nội.      
Giới thiệu về Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức
TẬP THỂ KHOA PHẪU THUẬT GÂY MÊ HỒI SỨC Phó Trưởng Khoa: BSCKI.Vương Danh Chính  Phó Trưởng Khoa: BSCKI.Cao Đăng Lâm Điều dưỡng Trưởng: Cử nhân Nguyễn Thị Hiền   GIỚI THIỆU VỀ KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC 1. Lãnh đạo qua các thời kỳ: Khoa Gây mê hồi sức là một khoa lớn, trung tâm của khối Ngoại sản-Chuyên khoa Giai đoạn khoa Gây mê hồi sức (từ 07/2003 đến 02/2019): - Trưởng khoa: BSCKII. Nguyễn Đình Đức - Phó Trưởng khoa: BSCKI. Đặng Văn Thịnh - Điều dưỡng Trưởng khoa: Nguyễn Thị Viết. - Trưởng Khoa: BSCKII. Vương Danh Chính - Phó Trưởng Khoa: BSCKI. Cao Đăng Lâm - Điều dưỡng Trưởng Khoa: CN Nguyễn Thị Hiền 2. Nhân sự: Hiện nay, Khoa Gây mê hồi sức có 32 nhân viên, trong đó có: *Bác sĩ có 08, gồm: + 01 Bác sĩ CKII + 01 Thạc sĩ – Bác sỹ nội trú +  04 Bác sĩ chuyên khoa I + 02 Bác sĩ chuyên khoa định hướng *Có 20 Điều dưỡng: + Trình độ cử nhân: 10 và Cao đẳng: 10 *Có 04 Hộ lý. 3. Chức năng, nhiệm vụ: - Đảm bảo công tác gây mê hồi sức cho khối Ngoại sản- chuyên khoa, nội soi tiêu hóa. - Khoa gây mê hồi sức luôn được coi là trung tâm của khối Ngoại sản – chuyên khoa với 3 trụ cột: Gây mê- Hồi sức- Giảm đau sau mổ. 4. Những công việc nổi bật đã triển khai: - Luôn đáp ứng được công tác gây mê hồi sức cho các bệnh nhân cấp cứu cũng như mổ phiên đặc biệt các trường hợp báo động đỏ.   - Khoa đã triển khai nhiều kỹ thuật gây mê, hồi sức, giảm đau - Gây mê hồi sức những bệnh nhân nặng như: Sốc Đa chấn thương, sốc nhiễm khuẩn, chấn thương sọ não... - Gây mê cho các phẫu thuật lớn: Thay khớp háng, cắt đại tràng nội soi, cắt khối tá tụy, cắt gan, cắt thận,phẫu thuật lồng ngực... - Gây mê khối chuyên khoa: Phẫu thuật vi phẫu thanh quản, mổ sứt môi hàm ếch cho các cháu bé dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt - Khoa tham gia gây mê ngoại trú cho: Nội soi dạ dầy, đại tràng - Thực hiện các kỹ thuật giảm đau sau mổ cho các phẫu thuật lớn: Thay khớp háng, phẫu thuật ổ bụng, phẫu thuật lồng ngực, phẫu thuật tiết niệu... - Triển khai Giảm đau trong chuyển dạ đẻ, sau mổ lấy thai... 5. Công tác đào tạo: - Hiện nay, Khoa gây mê hồi sức đang có 01 Bs đang theo học chuyên khoa I; 01 Bác sĩ đang theo học chương trình Nội trú bệnh viện. - Thường xuyên cử các bác sĩ và điều dưỡng tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tại các bệnh viện tuyến TW như BV Việt Đức, Bạch Mai.. - Có kế hoạch dài hạn để thường xuyên cử các bác sĩ và điều dưỡng đi đào tạo nâng cao trình độ và bằng cấp. 6. Nghiên cứu khoa học: Hàng năm thường xuyên có 1 – 2 cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. 7. Hỗ truyến dưới. - Khoa thường xuyên tham gia công tác chỉ đạo tuyến , hỗ trợ tuyến dưới như : BV huyện Chương Mỹ, BV Mỹ Đức, BV Thanh Oai... 8. Hướng phát triển cho những năm tiếp theo: -Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ bác sỹ và điều dưỡng bằng việc cử đi học tại các bệnh viện tuyến TW. -Củng cố và nâng cao năng lực gây mê hồi sức cho bác sĩ và điều dưỡng. -Thực hiện được kỹ thuật chuyên khoa sâu của lĩnh vực gây mê hồi sức. - Tiếp tục đẩy mạnh các kỹ thuật giảm đau sau mổ - Đẩy mạnh công tác hồi sức ngoại khoa đặc biệt những bệnh nhân nặng - Triển khai khu hồi sức ngoại khoa đi vào hoạt động.
Giới thiệu về Phòng Công tác xã hội
PHÒNG CÔNG TÁC XÃ HỘI 1. Tên phòng, địa chỉ liên hệ Tên tiếng việt: Phòng Công tác xã hội Tên viết tắt: Phòng CTXH Tên tiếng anh: Social Work Department Địa chỉ: Địa chỉ: Tầng 3 - Toà nhà B - Bệnh viện đa khoa Hà Đông – Số 2 Bế Văn Đàn, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội. Điện thoại: (024)32.232.957 2. Lịch sử hình thành và phát triển - Hoạt động với tiền thân là Tổ công tác xã hội từ tháng 10 năm 2017. - Phòng được thành lập theo Quyết định số 2009/QĐ-BVHĐ ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Giám đốc Bệnh viện, là một đơn vị trực thuộc Bệnh viện. 3. Cơ cấu tổ chức, nhân sự Phòng Công tác xã hội là phòng nghiệp vụ trực thuộc Ban giám đốc và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quản lý và tổ chức thực hiện việc triển khai công tác chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ được quy định trong thông tư số 43/2015/TT-BYT ngày 26/11/2015 của Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của Bệnh viện. Phòng Công tác xã hội được hoạt động và phân thành các tổ như sau: + Tổ hỗ trợ người bệnh đặt tại khoa Khám bệnh của bệnh viện. + Tổ Truyền thông GDSK + Tổ An sinh xã hội (bao gồm thư viện Bệnh viện) + Tổ Chăm sóc khách hàng. Lãnh đạo qua các thời kỳ: + Từ 2017 - đến nay: Ths.Phạm Hải Hà, Trưởng phòng + Từ 2020 – đến nay: CN Bùi Thị Thu Hường – Phó phòng Tình hình nhân lực hiện nay: Tổng số CBVC: 07. Trong đó: 02 Thạc sỹ, 5 cử nhân đại học. Tất cả đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được tham gia các khóa đào tạo về truyền thông, giáo dục sức khỏe, tư vấn, hỗ trợ người bệnh,...do các cơ quan chức năng, các cấp tổ chức. 4.Chức năng nhiệm vụ Phòng Công tác xã hội là cầu nối giữa thầy thuốc, người bệnh và người nhà người bệnh có chức năng cung cấp các dịch vụ về Công tác xã hội. Thống nhất quản lý các hoạt động Công tác xã hội tại Bệnh viện. 4.1.Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người bệnh), bao gồm: a) Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện cho người bệnh ngay từ khi người bệnh vào khoa khám bệnh hoặc phòng khám bệnh; b) Tổ chức hỏi thăm người bệnh và người nhà người bệnh để nắm bắt thông tin về tình hình sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn của người bệnh, xác định mức độ và có phương án hỗ trợ về tâm lý, xã hội và tổ chức thực hiện; c) Hỗ trợ khẩn cấp các hoạt động công tác xã hội cho người bệnh là nạn nhân của bạo hành, bạo lực gia đình, bạo lực giới, tai nạn, thảm họa nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh: hỗ trợ về tâm lý, xã hội, tư vấn về pháp lý, giám định pháp y, pháp y tâm thần và các dịch vụ phù hợp khác; d) Hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người bệnh, các chương trình, chính sách xã hội về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội trong khám bệnh, chữa bệnh; đ) Cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh có chỉ định chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc xuất viện; Hỗ trợ thủ tục xuất viện và giới thiệu người bệnh đến các địa điểm hỗ trợ tại cộng đồng e) Phối hợp, hướng dẫn các tổ chức, tình nguyện viên có nhu cầu thực hiện, hỗ trợ về công tác xã hội của bệnh viện; 4.2.Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật: a) Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; b) Xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt; c) Xây dựng nội dung, tài liệu để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các dịch vụ và hoạt động của bệnh viện đến người bệnh và cộng đồng thông qua tổ chức các hoạt động, chương trình, sự kiện, hội nghị, hội thảo: d) Cập nhật và tổ chức phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác khám bệnh, chữa bệnh, hoạt động của bệnh viện cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh; đ) Tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử, hòm thư góp ý của bệnh viện; e) Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp cho nhân viên y tế và người bệnh. 4.3.Vận động tiếp nhận tài trợ: Thực hiện hoạt động từ thiện và vận động, tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn. 4.4.Hỗ trợ nhân viên y tế: a) Cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ công tác điều trị; b) Động viên, chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mắc với người bệnh trong quá trình điều trị. 4.5.Đào tạo, bồi dưỡng: a) Tham gia hướng dẫn thực hành nghề công tác xã hội cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề công tác xã hội; b) Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho nhân viên y tế và nhân viên bệnh viện; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về y tế cho người làm việc về công tác xã hội. 4.6.Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện. 4.7.Tổ chức các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại cộng đồng(nếu có). 5.Phương hướng phát triển - Tiếp tục hoàn thành tốt các công tác thường quy với chất lượng cao. - Tích cực, chủ động đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh tại Bệnh viện và trong cộng đồng. Xây dựng hình ảnh đẹp về người thầy thuốc, cán bộ y tế, thương hiệu bệnh viện. -  Phối hợp với các phòng ban chức năng, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện theo chức năng nhiệm vụ. - Tham gia kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn các khoa/phòng trong toàn viện thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, chăm sóc người bệnh và hoạt động xã hội từ thiện, truyền thông giáo dục sức khỏe.  - Tổ chức đào tạo sinh viên các ngành xã hội thực hành công tác xã hội tại bệnh viện. - Duy trì và phát triển bền vững mạng lưới Công tác xã hội – Chăm sóc khách hàng và mạng lưới thông tin truyền thông – Giáo dục sức khỏe. - Hoạt động maketting, chăm sóc khách hàng tại bệnh viện và cộng đồng tạo nguồn người bệnh sử dụng các dịch vụ y tế của Bệnh viện. - Đẩy mạnh vận động giúp đỡ đối với người bệnh khó khăn điều trị tại Bệnh viện; tổ chức các sự kiện xã hội từ thiện cho người bệnh. - Tích cực tham gia đẩy mạnh các phong trào thi đua, kỹ năng giao tiếp ứng xử, nâng cao y đức, “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của CBYT hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, xây dựng bệnh viện xanh – sạch – đẹp.
Giới thiệu về Khoa Ngoại thần kinh - Lồng ngực
TẬP THỂ KHOA NGOẠI THẦN KINH LỒNG NGỰC Phó Trưởng Khoa: BSCKII.Nguyễn Quang Phú Điều Dưỡng Trưởng: Cử nhân Đoàn Văn Thủy KHOA NGOẠI THẦN KINH Địa chỉ liên hệ: Tầng 2, nhà A, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, số 2 Bế Văn Đàn, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội Điện thoại: 024 33825273 I. TÓM TẮT LỊCH SỬ ĐƠN VỊ Ngày 1-3-2019, được sự đồng ý của Đảng ủy và Ban Giám đốc Bệnh viện, Đơn nguyên Ngoại thần kinh - lồng ngực được thành lập trên cơ sở tách ra từ Khoa Chấn thương. Đến ngày 1-12-2020,do sự định hướng và nhu cầu phát triển các chuyên nghành sâu gồm phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật lồng ngực Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã ký Quyết định thành lập Khoa Ngoại thần kinh. Lãnh đạo khoa qua các thời kỳ Giai đoạn Khoa Chấn thương (cũ) (từ tháng7-2005 đến tháng3-2019) - Trưởng khoa:             BSCKII Hoàng Xuân Tuệ - Phó Trưởng khoa:   +ThS, BSCKII Trần Quang Toản                                    + BSCKII Nguyễn Quang Phú - Điều dưỡng trưởng:    Bùi Trọng Thể. Giai đoạn Đơn nguyên Ngoại thần kinh- lồng ngực  (từ 1-3-2019 đến 31-11-2020) - Trưởng Đơn nguyên:             BSCKII Hoàng Xuân Tuệ (nghỉ hưu tháng12-2019) - Phó Trưởng Đơn nguyên:      BSCKII Nguyễn Quang Phú - Điều dưỡng trưởng Đơn nguyên:     CN Đoàn Văn Thủy II. CƠ CẤU TỔ CHỨC Hiện nay, Khoa Ngoại thần kinh  có 12 nhân viên, trong đó có: * Đội ngũ bác sĩ: 5 (1 bác sĩ chuyên khoa cấp II,1 bác sĩ chuyên khoa cấp I,3 bác sĩ chuyên khoa định hướng). * Đội ngũ điều dưỡng: 7 (4 điều dưỡng đại học, 3 điều dưỡng cao đẳng). * Ban lãnh đạo đương nhiệm - Trưởng khoa:  BSCKII Nguyễn Quang Phú - Phó Trưởng khoa: BSCKI Nguyễn Thế Hoàn - Điều dưỡng trưởng:  CN Đoàn Văn Thủy III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ  * Khám bệnh, chữa bệnh: Khám, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân thuộc chuyên ngành thần kinh, lồng ngực ở mức độ phân tuyến của bệnh viện hạng I; đảm bảo cấp cứu và xử lý tốt các cấp cứu chấn thương và đa chấn thương... * Đào tạo: Là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế. Nhận sinh viên của Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam,TrườngCao đẳng Y tế Hà Đông đến thực tập, nâng cao kỹ năng khám, chữa bệnh. * Nghiên cứu khoa học: Là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh về lĩnh vực ngoại thần kinh lồng ngực theo yêu cầu chỉ đạo của Bệnh viện. * Chỉ đạo tuyến: Tham gia chỉ đạo tuyến theo sự phân công của Bệnh viện, chịu trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật cho tuyến dưới. * Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức nước ngoài theo quy định của pháp luật:đã cử các bác sĩ đi học tập tại Bệnh viện Đại học Ajou - Hàn Quốc theo chương trình hợp tác giữa hai bệnh viện; thường xuyên tham gia các chương trình đào tạo, hội nghị có báo cáo viên quốc tế... IV. NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT Khoa đã theo kịp xu thế của thời đại công nghệ, đã áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào các hoạt động khám, chữa bệnh như: Phẫu thuật unão: phẫu thuậtu thần kinh đệm; phẫu thuật áp xe não... Phẫu thuật cộtsống: phẫu thuật chấn thương cột sống; phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, bơm xi măng tạo hình thân đốt sống/C-arm, bắt vít đốt sống qua cuống/C-arm ... Phẫu thuật u tủy Phẫu thuật tuyến vú: phẫu thuật u tuyến vú; phẫu thuật ung thư vú... Phẫu thuật tuyến giáp: phẫu thuật u tuyến giáp; phẫu thuật ung  thu tuyến giáp... Phẫu thuật lồng ngực:phẫu thuật nội soi kén khí phổi; phẫu thuật nội soi dầy dính khoang màng phổi; sinh thiết u phổi; phẫu thuật cắt thùy phổi...
Giới thiệu về Khoa Nội Thận tiết niệu
 TẬP THỂ KHOA NỘI THẬN TIẾT NIỆU Trưởng Khoa: BSCKII.Trần Văn Phú Điều dưỡng Trưởng: Cử nhân Lưu Tiến Khiên    GIỚI THIỆU KHOA NGOẠI THẬN TIẾT NIỆU I. LÃNH ĐẠO QUA CÁC THỜI KỲ 1. BSCKI  Đinh Thị Hường Phụ trách đơn nguyên lọc máu ( 2011 – 2013) Phó TK, PTK Nội thận TN & LM: 19/6/2013 – 9/2015 2. BSCKII Trần Văn Phú: Phó trưởng khoa, PTK ( 9/2015 - 2020) Trưởng khoa: 2020-Nay II. Nhân sự: Lưu Tiến Khiên: CNĐD,  Điều dưỡng trưởng khoa ( 2015 – Nay) Nguyễn Thị Thư: CNĐD, Điều dưỡng hành chính 13 Điều dưỡng cao đẳng 01 Hộ lý III. Chức năng, nhiệm vụ: Điều trị nội khoa các bệnh: Suy thận cấp, Suy thận mạn tính, Hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp, mạn; nhiễm khuẩn tiết niệu, siểu tiết niệu,…. Điều trị thận nhân tạo chu kỳ cho những bệnh nhân suy thận mạn gđ cuối IV. Những công tác nổi bật đã triển khai: Triển khai đề án xã hội hóa máy lọc máu ( 30 máy HD, 01 máy HDF online) đi vào hoạt động từ năm 2017 – đến nay. Lọc máu cấp cứu, HDF Online, Lọc máu hấp phụ V. Công tác đào tạo:      Nghiên cứu khoa học: Xây dựng quy trình lọc máu Đề tài NC cấp cơ sở, đánh giá hiệu quả điều trị cho những bệnh nhân lọc máu chu kỳ. VI. Hướng phát triển cho những năm tiếp theo: Mở rộng và nâng cao chất lượng chất lượng lọc máu Triển khai lọc màng bụng chu kỳ bằng tay và bằng máy cho những bệnh nhân STM gđ cuối Cử cán bộ tham gia học các lớp dài hạn( Cao học, CKI, CKII) và ngắn hạn( lớp lọc máu cơ bản, ..)      
Giới thiệu về Khoa Giải phẫu bệnh
TẬP THỂ KHOA GIẢI PHẪU BỆNH Trưởng Khoa: Thạc sĩ Vương Đình Nam Phụ trách Khoa: BSCKI.Lê Đình Chính LÃNH ĐẠO QUA CÁC THỜI KỲ +Từ 1962 : Bác sĩ PHẠM QUỐC CẦM +Từ 1990 : Bác sĩ NGUYỄN MINH PHÚC +Từ 2001-2020 : Bác sĩ VƯƠNG ĐÌNH NAM +Từ 2020 đến nay: BSCKI.Lê Đình Chính 2.NHÂN SỰ - TRƯỞNG KHOA : BS CKI GPB . VƯƠNG ĐÌNH NAM -PHÓ KHOA : BS. CKI GPB . LÊ ĐÌNH CHÍNH -NHÂN VIÊN :      + BS .NỘI TRÚ. THẠC SĨ .TRẦN THỊ THÚY                                 +CN XÉT NGHIỆM ĐẠI HỌC: NGUYỄN KHẮC HƯNG                                        +CN XÉT NGHIỆM CAO ĐẲNG : NGUYỄN TÂN CƯƠNG                                 +CN XÉT NGHIỆM CAO ĐẲNG: ĐỖ TIẾN DŨNG                                 +CN ĐIỀU DƯỠNG CAO ĐẲNG : LÊ THỊ TRANG                                 + KẾ TOÁN : TRIỆU VĂN LONG                                 +NHÂN VIÊN NHÀ ĐẠI THỂ : PHẠM ANH TUẤN CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ : XÉT NGHIỆM MÔ BỆNH HỌC : +CÁC MẪU BỆNH PHẨM SAU PHẪU THUẬT,  PHẪU THUẬT SINH THIẾT + MẪU BỆNH PHẨM SINH THIẾT ĐƯỜNG TIÊU HÓA (DẠ DÀY , ĐẠI TRÀNG ) +MẪU BỆNH PHẨM SINH THIẾT GAN , PHỔI …               _XÉT NGHIỆM TẾ BÀO                       + SINH THIÊT TẾ BÀO BẰNG KIM NHỎ : TUYẾN GIÁP , TINH HOÀN , HẠCH , TUYẾN VÚ , U –MÔ MỀM …                    +TẾ BÀO CHỌC DÒ MÀNG PHỔI ,TIM , KHỚP GỐI , … TÌM TẾ BÀO LẠ _ ĐƠN NGUYÊN ĐẠI THỂ TIẾP NHÂN BẢO QUẢN , TỔ CHỨC TANG LỄ NHỮNG CÔNG VIỆC NỔI BẬT ĐÃ TRIỂN KHAI  XÉT NGHIỆM MÔ BỆNH HỌC :   +CÁC MẪU BỆNH PHẨM SAU PHẪU THUẬT,  PHẪU THUẬT SINH THIẾT + MẪU BỆNH PHẨM SINH THIẾT ĐƯỜNG TIÊU HÓA (DẠ DÀY , ĐẠI TRÀNG ) +MẪU BỆNH PHẨM SINH THIẾT GAN , PHỔI …               _XÉT NGHIỆM TẾ BÀO                       + SINH THIÊT TẾ BÀO BẰNG KIM NHỎ : TUYẾN GIÁP , TINH HOÀN , HẠCH , TUYẾN VÚ , U –MÔ MỀM …                    +TẾ BÀO CHỌC DÒ MÀNG PHỔI ,TIM , KHỚP GỐI , … TÌM TẾ BÀO LẠ _ ĐƠN NGUYÊN ĐẠI THỂ TIẾP NHÂN BẢO QUẢN , TỔ CHỨC TANG LỄ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO : ĐÀO TẠI TẠI CHỖ CÁC KỸ THUẬT MỚI CẬP NHẬP CHO NHÂN VIỆN TRONG KHOA THAM GIA ĐÀO TẠO THEO PHÒNG CHỈ ĐẠO TUYẾN 6. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: - THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA BỆNH VIỆN 7. HỢP TÁC QUỐC TẾ : 8. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NĂM TIẾP THEO : PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU LĨNH VỰC GIẢI PHẪU BỆNH HƯỚNG TỚI ĐỘ CHÍNH XÁC CAO PHỤC VỤ TỐT CHO ĐIỀU TRỊ VÀ NGHIÊN CỨU  KHOA HỌC  
Giới thiệu về Khoa Chấn thương chỉnh hình
  TẬP THỂ KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH Trưởng khoa: Ths.BSCKII.Trần Quang Toản Phó khoa: BSCKII. Bùi Tuấn Anh Điều dưỡng Trưởng: Bùi Trọng Thể   1.Lãnh đạo qua các thời kỳ: Khoa CTCH tách ra từ khoa Chấn thương (cũ), từ tháng 01/03/2019, nên có hai thời kỳ như sau: 1.1.Giai đoạn khoa Chấn thương (cũ) (từ 07/2005 đến 03/2019): - Trưởng khoa:             BSCKII. Hoàng Xuân Tuệ - Phó Trưởng khoa:   - Ths.BSCKII. Trần Quang Toản                                    - BSCKII. Nguyễn Quang Phú - Điều dưỡng Trưởng khoa:      Bùi Trọng Thể. 1.2. Giai đoạn khoa Chấn thương Chỉnh hình (từ 01/03/2019 đến nay): - Trưởng Khoa:               Ths-BSCKII. Trần Quang Toản - Phó Trưởng Khoa:        BSCKII. Bùi Tuấn Anh - Điều dưỡng Trưởng Khoa:      Bùi Trọng Thể   2.Nhân sự: Hiện nay, Khoa CTCH có 18 nhân viên, trong đó có: *Bác sĩ có 08, gồm: + 02 Bác sĩ CKII + 03 Thạc sĩ (trong đó có 01 đang đi học Nghiên cứu sinh tiến sĩ) + 02 Bác sĩ chuyên khoa định hướng + 01 Bác sĩ đang theo học Nội trú bệnh viện. *Có 09 Điều dưỡng Cao đẳng. *Có 01 Hộ lý. 3.Chức năng, nhiệm vụ: - Khám, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân thuộc chuyên ngành chấn thương, chỉnh hình ở mức độ phân tuyến của bệnh viện hạng I. 4.Những công việc nổi bật đã triển khai: - Luôn đảm bảo việc cấp cứu và xử lý tốt các cấp cứu chấn thương và đa chấn thương. - Triển khai phẫu thuật cấp cứu nối vi phẫu mạch máu và thần kinh. - Triển khai thường quy những kỹ thuật chuyên khoa sâu về chấn thương chỉnh hình như: phẫu thuật thay khớp háng, thay khớp gối, phẫu thuật chuyển vạt che phủ khuyết hổng phần mềm các vùng; kỹ thuật kết hợp xương dưới màn tăng sáng; các kỹ thuật phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý khớp gối (như đứt dây chằng chéo, rách sụn chêm….)…. 5.Công tác đào tạo: - Hiện nay, Khoa CTCH đang có 01 Ths-Bs đang theo học chương trình Nghiên cứu sinh tiến sĩ; 01 Bác sĩ đang theo học chương trình Nội trú bệnh viện. - Thường xuyên cử các bác sĩ và điều dưỡng tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn. - Có kế hoạch dài hạn để thường xuyên cử các bác sĩ và điều dưỡng đi đào tạo nâng cao trình độ và bằng cấp. 6.Nghiên cứu khoa học: - Hàng năm thường xuyên có 1 – 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. 7.Hợp tác quốc tế: - Đã cử các bác sĩ đi học tập tại bệnh viện Đại học Ajou – Hàn Quốc theo chương trình hợp tác giữa hai bệnh viện. 8.Hướng phát triển cho những năm tiếp theo: - Tiếp tục nâng cao trình độ đội ngũ bằng việc tăng cường đào tạo và tổ chức hoạt động theo hướng chuyên sâu cho từng bác sĩ và từng nhóm điều dưỡng. - Củng cố và nâng cao năng lực đảm nhiệm xử lý cấp cứu cho từng bác sĩ và nhân viên điều dưỡng. - Tiến tới thực hiện được mọi kỹ thuật chuyên khoa sâu của lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, như: trồng lại chi thể đứt rời, chuyển vạt cơ da rời che phủ ổ khuyết hổng; thực hiện được các kỹ thuật phẫu thuật nội soi các khớp – ngoài khớp gối (đã thực hiện).
Giới thiệu về Khoa Nội Tiêu hóa
TẬP THỂ KHOA NỘI TIÊU HÓA Trưởng khoa: BSCKII. Phạm Thị Đào Chinh Phó khoa: BSCKI. Nguyễn Hợp Điều dưỡng Trưởng: Nguyễn Thị Mới 1, Lãnh đạo qua các thời kỳ: + Trưởng khoa qua các thời kỳ: Từ 10/1993- 8/1996: PGS.TS Nguyễn Thị Bạch Tuyết Từ 8/1996- 10/2004: BSCKI Nguyễn Thị Hoa Từ 10/2004- 3/2007: BS Đinh Văn Phồn Phụ trách khoa Từ 3/2007- 6/2008: BSCKII Ngô Hữu Tẫn Từ 7/2008- 2/2015: BS Đinh Văn Phồn Phụ trách khoa Từ 2/2015-1/2017: ThS.BS Phạm Thị Đào Chinh Từ 1/2017 đến nay: BSCKII Phạm Thị Đào Chinh + Phó trưởng khoa qua các thời kỳ: Từ 10/1993- 10/1995: BSCKI Ngô Thị Ngọc Dung Từ 01/1996- 01/2005: BS Đinh Văn Phồn Từ 01/2005- 3/2007: BSCKI Chu Bá Lợi Từ 4/2010-2/2015: ThS.BS Nguyễn Thị Cương Từ 4/2010-2/2015: ThS.BS Phạm Thị Đào Chinh Từ 2/2018 đến nay: ThS.BS Nguyễn Hợp + Điều dưỡng trưởng qua các thời kỳ: Từ 10/1993-2003: ĐD Vũ Thị Long Từ 2003- 2013: ĐD Bùi Thị Len Từ 2013- 2015: ĐD Nguyễn Thị Mai Thanh Từ 2015- 2017: ĐD Đặng Thị Nga Từ 2/2018 đến nay: ĐD Nguyễn Thị Mới 2, Nhân sự: - Khoa Nội Tiêu Hóa có 18 nhân viên có: + 07 bác sỹ (trong đó BSCK II: 01, Thạc sỹ: 02, BSNT: 01). + 10 điều dưỡng (trong đó Đại học: 05, Cao đẳng: 04, Trung cấp: 01). + 01 hộ lý. 3, Chức năng nhiệm vụ: - Khám chữa bệnh và tư vấn bệnh nhân ngoại trú các mặt bệnh về đường tiêu hóa - Khám chữa bệnh và tư vấn bệnh nhân nội trú các mặt bệnh về đường tiêu hóa 4, Những công việc nổi bật đã triển khai: - Nội soi can thiệp đường tiêu hóa trên: test HP, tiêm cầm máu, kẹp clip cầm máu, thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su, gắp giun-dị vật- bã thức ăn, cắt polyp, mở thông dạ dày cho ăn. - Nội soi can thiệp đường tiêu hóa dưới: cắt polyp, thắt trĩ bằng vòng cao su. 5, Công tác đào tạo: - Là địa điểm thực tập cho sinh viên y khoa. - Bác sỹ, điều dưỡng trong khoa tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực tập tại khoa cho sinh viên y khoa các trường: Học viên Quân Y, Học viện Y dược học cổ truyền, trường cao đẳng y tế Hà Đông, trường đại học Đại Nam và một số trường khác. 6, Hướng phát triển cho những năm tiếp theo: - Phát triển đào tạo chuyên môn sâu trong nhiều lĩnh vực: + Siêu âm can thiệp: Chọc sinh thiết gan dưới hướng dẫn của siêu âm, chọc hút dịch ổ bụng dưới hướng dẫn của siêu âm, dẫn lưu áp xe gan, dẫn lưu nang tụy trong viêm tụy, dẫn lưu các ổ tụ dịch trong ổ bụng... + Nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi (ERCP) điều trị sỏi đoạn thấp ống mật chủ. + Can thiệp mạch điều trị ung thư gan. + Cát hớt niêm mạc dạ dày qua nội soi điều trị ung thư dạ dày sớm (ESD).      
DANH MỤC TIN
Tìm Kiếm