Giới thiệu về Khoa Y học cổ truyền
  ẢNH TẬP THỂ KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN Phụ trách: Ths. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Trung Phó khoa:Ths. Bác sĩ Trần Nhật Trường Điều dưỡng Trưởng: Phạm Thị Bích Hạnh I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN Thành lập năm 1971 lấy tên là Phòng nghiên cứu kết hợp Đông – Tây y. Tháng  03/1972 đổi tên thành Khoa Y học dân tộc nay là khoa Y học cổ truyền. 1. Lãnh đạo qua các thời kỳ * Trưởng khoa: Họ và tên Thời gian đảm nhiệm Lương y Nguyễn Văn Chất 1971 - 1972 Bác sĩ Lê Hồng Nhân 1973 – 1976 Lương Y Trần Xuân Lâm 1977 – 1981 Bác sĩ Vũ Minh Đức 1982 – 1989 Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Bích Hiệp 1996 -  2011 Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Vỹ Sử 2012 -  2013 Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Trung 2019 – đến nay * Phó trưởng khoa: Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Siêm 1987 - 2005 Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Bích Hiệp 1994 - 1995 Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương 2008 - 2017 Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Trung 2013 – 2019 Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Nhật Trường 2019 – Đến nay 2. Cơ cấu tổ chức – nhân sự Số giường kế hoạch: Từ  năm 1971 – 1999 : 10 giường, tương đương 2,5 %  tổng số giường của bệnh viện Từ năm 1999 – 2005 : 20 giường, tương đương 5 %  tổng số giường của bệnh viện Từ  năm 2006 2018: 30 giường, tương đương 5,8 %  tổng số giường của bệnh viện Năm 2018 2019  khoa có 35 giường kế hoạch, tương đương 5,4% tổng số giường của bệnh viện. Năm 2019 khoa có 35 giường kế hoạch – 41 giường thực kê. Cơ cấu cán bộ: Từ 1971 – 1979: khoa có 09 cán bộ trong đó: 03 bác sĩ, 02 lương y, 02 y sĩ, 01 y tá, 01 hộ lý. Từ 1980 – 1999: khoa có 11 cán bộ, trong đó 04 bác sĩ, 06 điều dưỡng, 01 hộ lý. Từ 1999   khoa có 15 cán bộ, 02 bác sĩ CK I, 01 thạc sĩ, 01 bác sĩ, 01 dược sĩ đại học, 01 dược sĩ trung học, 07 điều dưỡng, 01 hộ lý, 01 công nhân dược. Năm 2019 khoa có 21 cán bộ: 01 tiến sĩ, 01 nghiên cứu sinh, 01 thạc sĩ, 01 Bác sĩ nội trú,01 BS chuyên khoa I, 04 bác sĩ, 06 điều dưỡng, 02 dược sĩ, 01 dược tá, 01 công nhân dược, 01 hộ lý, 01 nhân viên kỹ thuật. 3. Chức năng nhiệm vụ Từ tháng 7/1999 tổ chức hoạt động theo thông tư 02/1998/ TT-BYT. Gồm 3 bộ phận: Bộ phận khám và điều trị Ngoại trú. Bộ phận điều trị Nội trú. Bộ phận cung ứng và sản xuất thuốc phiến. Từ tháng 4/2014 tổ chức hoạt động theo thong tư 01/2014/TT-BYT .Gồm 3 bộ phận: Bộ phận khám và điều trị Ngoại trú. Bộ phận điều trị Nội trú. Bộ phận Đông dược. 4. Những công tác nổi bật đã triển khai: Mô hình bệnh tật những mặt bệnh điều trị có hiệu quả tại khoa YHCT Bệnh thần kinh, cơ xương khớp: Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa đa khớp, đau thần kinh hông, đau thần kinh liên sườn, bệnh thần kinh ngoại biên, đau - tíc giật vùng mặt, liệt các dây thần kinh sọ não số III, V, VI, VII. Di chứng TBMMN ... Bệnh hệ tuần hoàn: tăng huyết áp, hạ huyết áp, vêm tắc tĩnh mạch chi, trĩ, thiểu năng tuần hoàn não, RLCN tiền đình... Bệnh hệ hô hấp: Viêm phế quản, hen phế quản, dãn phế quản, tâm phế mạn Bệnh hệ tiêu hóa: viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng mạn, HC ruột kích thích, viêm gan mạn, xơ gan giai đoạn còn bù, sỏi mật chưa có chỉ định phẫu thuật ... Bệnh hệ tiết niệu - sinh dục: Viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang cấp/mạn, sỏi tiết niệu, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, rong huyết, HC tiền mãn kinh, viêm tắc tia sữa... Các bệnh khác: Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, loét miệng, bệnh ngoài da, chắp lẹo, nấc ... Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch Kỹ thuật chuyên khoa Khám bệnh, bắt mạch, kê đơn bốc thuốc theo cổ phương hoặc đối pháp lập phương, kết hợp y học hiện đại. Điện châm, thủy châm, châm tê, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống,nhĩ châm, giác hơi, hỏa trị liệu, mãng châm, cứu ngải, ngâm thuốc bộ phận… 5. Công tác đào tạo Nhiều cán bộ được đào tạo sau đại học như Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I, Dược sĩ chuyên khoa I, cử nhân... Khoa là cơ sở thực hành cho các trường như: Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội đông Y Hà Nội, Hội Châm cứu Hà Nội, Trường trung cấp Y – dược  Tuệ Tĩnh Hà Nội, Trường trung cấp Y – Dược Lê Hữu Trác Hà Nội, trường trung cấp Y Phú Thọ, cao đẳng Y tế Hà Đông. 6. Nghiên cứu khoa học Những đề tài nghiên cứu cấp tỉnh – thành phố đã thực hiện: - Ứng dụng laser bán dẫn châm cứu cắt cơn đau dạ dày thời gian từ 1994 -1996. - Ứng dụng bài thuốc “Sâm linh bạch truật tán” để điều trị  và dự phòng bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ em năm 1998 – 2001. - Đánh giá bài thuốc Tiêu giao đan chi và lục vị điều trị HC mãn kinh năm 2004– 2005. Những đề tài cấp cơ sở đã thực hiện: - Châm cứu điều trị phục hồi di chứng liệt do Tai biến mạch máu não , viêm não năm 1987. - Châm cứu hỗ trợ điều trị Teo gai thị năm 1988.  - Châm cứu điều trị Viêm tắc tia sữa năm 1997 - Châm cứu điều trị bí đái sau phẫu thuật năm 2002 - Châm cứu loa tai hạ huyết áp năm 2008 - Đánh giá hiệu quả điều trị đau TK hông to bằng Điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt và thuốc sắc Đông y năm 2009. - Đánh giá tác dụng bài thuốc “ Bổ trung ích khí thang” và Tam thất điều trị trĩ nội xuất huyết độ I,II năm 2010. - Châm cứu điều trị viêm quanh khớp vai năm 2015 - Đánh giá tác dụng điều trị của điện châm kết hợp “Cát căn thang” trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp năm 2016 - Đánh giá tác dụng điều trị RLCH Lipid của bài thuốc HSN năm 2017 -  Đánh giá hiệu quả điều trị liệt chi trên bằng Điện châm kết hợp Phục hồi chức năng năm 2017. - Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh liệt dây tK số VII bằng điện châm kết hợp bài thuốc Tiểu tục mệnh thang năm 2018. - Đánh giá tác dụng điều trị đau dây TK hông to bằng phương pháp nhu châm kết hợp bài thuốc TK 1. Thành tích thi đua: - Nhận 02 bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế năm 2008 và 2009. - Năm 2010 đạt danh hiệu tập thể lao động suất sắc của chủ tịch UBND tp Hà Nội - Đạt danh hiệu Tổ lao động giỏi cấp ngành 7 năm liền từ 1995 – 2001, và năm 2009 - Nhận 06 bằng khen của Trung ương hội Đông y Việt Nam  năm 2005,2006, 2008,2010,2014,2017. - Năm 2011, 2015được bằng khen của BCH trung ương hội châm cứu - Nhận danh hiệu tập thể lao động tiên tiến năm 2009 của giám đốc sở y tế  Hà Nội. - Năm 2012 đạt giải nhì tuyến bệnh viện hội thi tìm hiểu cây thuốc nam và các phương pháp không dùng thuốc , giải ba chung kết hội thi  - Năm 2017 giấy khen cục quản lý dược cổ truyền - Năm 2018 giấy khen chi bộ khoa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của BV đa khoa Hà Đông. -Năm 2016 giấy khen của công đoàn ngành Y tế. 7. Hướng phát triển cho những năm tiếp theo Thực hiện tốt nhiệm vụ là cầu nối giữa YHCT và YHHĐ: kết hợp YHCT với YHHĐ trong khám và điều trị, phòng bệnh nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh Nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật , phương pháp, bài thuốc mới có tác dụng điều trị. Là cơ sở đào tạo, thực hành uy tín cho các trường đại học , cao đẳng, các hội đông y, hội châm cứu. Là nơi thực hành lấy chứng chỉ hành nghề Y,đào tạo các hệ ngắn hạn cầm tay chỉ việc các phương pháp: điện châm, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ, tác động cột sống, nhĩ châm, mãng châm… Thực hiện khám, điều trị dịch vụ theo yêu cầu. Tổ chức dịch vụ chăm sóc, nâng cao sức khỏe: :Làm đẹp, giảm béo bằng các phương pháp YHCT. Hiện đại hóa khu vực đông dược, tiến tới sản xuất một số chế phẩm tiện sử dụng ( dạng viên, dạng túi lọc, dạng viên hoàn…), có hiệu quả điều trị cao các bệnh như : tăng men gan, hạ mỡ máu, hạ áp, hạ gluco máu,suy nhược thần kinh, rối loạn chức năng sinh lý…      
Giới thiệu về Khoa Ngoại thận - Tiết niệu
TẬP THỂ KHOA NGOẠI THẬN - TIẾT NIỆU Trưởng Khoa: BSCKII.Bùi Tiến Công Phó Trưởng Khoa: BSCKI.Nguyễn Quốc Đông 1. Quá trình thành lập khoa: Khoa Ngoại thận tiết niệu có tiền thân là khoa ngoại tổng hợp, được tách ra và chính thức đi vào hoạt động độc lập từ ngày 01/ 10/ 2019. 2. Tổ chức bộ máy : - Số giường kế khoạch :25 giường - Tổng số CBCNVC : 15 - Trưởng khoa : BS.CKII Bùi Tiến Công - Phó trưởng khoa : Thạc sĩ.BS Nguyễn Quốc Đông - Điều dưỡng trưởng : Kim Thị Mỹ Phương -02 Thạc sỹ, Bác sĩ CKII. -04 Bác sĩ định hướng ngoại. -03 Cử nhân  điều dưỡng đại học. -05 Cử nhân điều dưỡng cao đẳng 3. Chức năng nhiệm vụ : 3.1 Chức năng . Khoa Ngoại Thận-  Tiết niệu là khoa lâm sàng có chức năng thực hiện thu dung tiếp đón tổ chức khám cấp cứu , phẫu thuật và điều trị nội ngoại trú cho các bệnh nhân ngoại khoa chưa có chỉ định phẫu thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội và các khu vực lân cận khác. 3.2 Nhiệm vụ. - Triển khai mổ cấp cứu, mổ phiên theo kế hoạch - Tham gia công tác đào tạo, huấn luyện chỉ đạo tuyến dưới. - Tham gia công tác nghiên cứu khoa học. - Tiếp cận các kỹ thuật mới với các bệnh về tiết niệu, sinh dục, nam học từ tuyến trung ương. 4. Trang thiết bị hiện có: Máy tán sỏi nội soi ngược dòng. Nguông Laser tán sỏi ngược dòng, tán sỏi ngoài cơ thể và bốc hơi nội soi. Dàn máy mổ nội soi. 5. Thành tích đạt được: Tập thể lao động tiên tiến cấp cơ sở. 6. Những công việc nổi bật đã triển khai thực hiện: Phẫu thuật nội soi tiết niệu ít xâm lân (TSNCT, TSND, tán sỏi qua da, cắt thận nội soi, nội soi bốc hơi hoặc cắt đốt u tuyến tiền liệt, u bàng quang, …). Tạo hình: niệu đạo (hẹp niệu đạo, lỗ đái thấp…), niệu quản dị dạng và hẹp. 7. Công tác đào tạo: Đào tạo tại chỗ cho bác sĩ và điều dưỡng tại khoa. Đào tạo cho sinh viên trường Đại học Y tế công cộng, Học viện Y Học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Trường cao đẳng Y Tế... Đào tạo: Điều dưỡng cao đẳng và trung cấp. 8. Nghiên cứu khoa học: Đề tài NCKH hằng năm và tham gia các cuộc thi tuổi trẻ sáng tạo. 9. Hướng phát triển cho những năm tiếp theo: Ưu tiên điều trị các bệnh tiết niệu bằng các phương pháp ít xâm lấn (TSNCT, TSNSND, TS qua da, cắt thận nội soi, u TLT nội soi. U bàng quang nội soi, ...). Điều trị các bệnh lý phức tạp: Tạo hình niệu quản, niệu đạo, các bệnh lý hẹp niệu đạo,hypopadias…), cắt bàng quang toàn bộ.  
Giới thiệu về Khoa Chẩn đoán hình ảnh
  TẬP THỂ KHOA CHẨN ĐOẢN HÌNH ẢNH Phó Trưởng Khoa: BSCKI.Dương Văn Vĩnh   Kỹ thuật viên Trưởng: Phùng Đôn Đan 2. Nhân lực hiện tại:  Khoa hiện có 28 cán bộ nhân viên 3. Cơ sở vật chất trang thiết bị: Hiện tại khoa được trang bị: 05 máy siêu âm màu 4D. 03 hệ thống chụp X quang kỹ thuật số 01 máy x quang tại giường 01 hệ thống chụp X quang răng toàn cảnh 01 hệ thống CT conebean 01 hệ thống chụp cắt lớp vi tính của Siemens (Somatom Spirit) 2 dãy đầu dò 01 hệ thống chụp cộng hưởng 1.5 Tesla 4. Các kỹ thuật chẩn đoán: Tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, chúng tôi thực hiện nhiều loại thăm khám chẩn đoán khác nhau: Chụp X-Quang Chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y khoa rất phổ biến hiện nay. Bệnh nhân cần chụp X-quang khi chẩn đoán bệnh, khi khám sức khỏe định kỳ hay khám sức khỏe tuyển dụng. Với hệ thống Xquang kỹ thuật số (DR), thời gian chụp phim cho bệnh nhân nhanh hơn nhiều lần so với X-quang thông thường, giảm thời gian chiếu tia, trong những trường hợp cần thiết, chúng tôi cũng luôn có đầy đủ các thiết bị che chắn, bảo vệ cho các phần cơ thể quan trọng của bệnh nhân không bị ảnh hưởng bởi tia xạ. Với các trường hợp chụp X-quang thông thường, bạn không cần phải chuẩn bị gì trước. Trong một số trường hợp chụp X-quang có chuẩn bị như chụp dạ dày ruột dạ dày- thực quản, tá tràng, đại tràng, bạn cần có sự chuẩn bị trước khi chụp như cần thụt tháo, nhịn ăn trước khi chụp (theo chỉ dẫn của bác sỹ) Khi chụp X-quang, bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như kỹ thuật viên để hình ảnh chụp X-quang đạt chất lượng tốt nhất. Trước khi chụp, vui lòng thông báo cho bác sĩ, kỹ thuật viên nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ chụp X-quang gồm: Chụp X-quang kỹ thuật số phổi, xoang, cột sống, và xương – khớp thường quy. Chụp X-quang kỹ thuật số với chất cản quang dùng trong các trường hợp khảo sát hệ tiêu hóa-dạ dày với chất khảo sát hệ tiết niệu, chụp khớp, chụp đường mật. Chụp X-quang răng toàn cảnh Máy dùng chùm tia x thu hẹp và vùng bức xạ thấp nhất để quét vùng đầu theo chiều ngang một cách hiệu quả, đồng thời cho kết quả phân tích chỉ số sọ mặt (cephalometric) và kỹ thuật chồng hình trong 1 vài phút. Chụp CT cone bean. Là một thiết bị dùng trong nha khoa sử dụng tia X và sự trợ giúp máy tính để tạo hình ảnh 3 chiều của mô răng, mô mềm, ống thần kinh và xương hàm Máy gồm 3 chức năng vượt trội trong 1 hệ thống, sử dụng chùm tia X quang hình nón để chụp chiếu nha khoa và toàn bộ vùng đầu trong điều trị nha khoa bao gồm: Chụp răng toàn cảnh Panorama – Khảo sát để phát triển các tiềm ẩn về răng – Nhổ răng khó    – Phối hợp với máy chụp cepha để nắn chỉnh Chụp sọ răng (Cepha) – Phối hợp với Panorama để nắn chỉnh và phẫu thuật hàm mặt Chụp cắt lớp CT Cone Beam – Phẫu thuật Implant – Phẫu thuật hàm mặt – Nhổ răng ngầm – Phối hợp chỉnh nha nhổ răng  khôn – Phẫu thuật thẩm mỹ hàm mặt Siêu âm não xuyên thóp. Siêu âm các tuyến nước bọt: mang tai – dưới hàm. Siêu âm vú. Siêu âm tuyến giáp (bao gồm hạch cổ). Siêu âm phần mềm đầu mặt cổ. Siêu âm vùng nách. Siêu âm bẹn. Siêu âm bụng. Siêu âm thận, bàng quang. Siêu âm tử cung – buồng trứng qua đường bụng và đầu dò âm đạo. Siêu âm tinh hoàn. Siêu âm tiền liệt tuyến. Siêu âm tủy sống. Siêu âm cơ xương khớp Siêu âm phần mềm. Siêu âm màng phổi Siêu âm một số bệnh lý đường tiêu hóa. Siêu âm thai 2D, thai doppler màu, thai 4D Ngoài các dịch vụ trên, hệ thống siêu âm Doppler màu giúp nghiên cứu được dòng chảy của máu trong các động mạch và các tĩnh mạch. Ngoài ra, chúng tôi còn ứng dụng siêu âm trong định vị làm sinh thiết.   Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X với máy xoắn ốc nhiều dãy đầu dò để tạo nên các hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể một cách nhanh chóng. Khi có chỉ định chụp CLVT bạn sẽ được bác sỹ/ kỹ thuật viên tư vấn kỹ về tình trạng của bạn, lợi ích và các bước chuẩn bị cần thiết cho việc tiến hành chụp CLVT. Trong những trường hợp cần tiêm thuốc cản quang khi chụp, bạn sẽ được hỏi thêm về tiền sử dị ứng, bệnh lý gan, thận, tiểu đường hoặc các lần chụp CLVT có sử dụng thuốc cản quang trước đó (nếu có). Chụp cộng hưởng từ (CHT) Chụp CHT là khám nghiệm y khoa không xâm lấn được các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán bệnh. Chụp CHT cho những hình ảnh rõ nét và chi tiết của hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Do quá trình thực hiện không hề sử dụng tia X nên chụp CHT là phương pháp an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai.   Với hệ thống máy chụp cộng hưởng từ mới 1.5T của Siemen với các phền mềm và chuỗi xung ưu việt giúp như tự định vị,  giảm tiếng ồn, giảm thời gian chụp, giảm nhiễu do kim loại, tăng chất lượng hình ảnh.  Bệnh viện cung cấp cho khách hàng các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh bằng phương pháp hiện đại và an toàn đối với các bệnh lý nội khoa và ngoại khoa thường quy hoặc cấp tính. Chụp MRI cho phép các bác sĩ đánh giá: Các cơ quan trong ổ bụng như gan, đường mật, thận - tuyến thượng thận, lá lách, ruột, tụy. Cơ quan vùng tiểu khung bao gồm bàng quang, trực tràng, cơ quan sinh sản như tử cung, buồng trứng (với nữ giới) và tiền liệt tuyến (với nam giới). Mạch máu (không tiêm thuốc và có tiêm thuốc đối quang từ) Hạch bạch huyết Hệ cơ – xương – khớp Cột sống bao gồm cả tủy sống và đĩa đệm Não và hộp sọ và các dây thần kinh sọ Tuyến vú Các phần mềm khác Ngoài các thăm khám chẩn đoán hình ảnh thực hiện tại khoa, chúng tôi còn thực hiện các thăm khám tại chỗ với bệnh nhân khi họ không thể di chuyển được, hoặc bệnh nhân tại phòng mổ. Với máy chụp X-quang di động kỹ thuật số gọn nhẹ, khả năng di chuyển cao cùng các máy siêu âm luôn sẵn sàng siêu âm tại giường, chúng tôi có thể phục vụ các yêu cầu thăm khám tại chỗ (phòng mổ, bệnh phòng, khoa hồi sức cấp cứu...) một cách nhanh chóng và chính xác. Tất cả các thăm khám kể trên sẽ được chúng tôi lưu trữ hình ảnh kỹ thuật số trên hệ thống PACS. Cùng với hệ thống phần mềm HIS đồng bộ trong bệnh viện, sau nhiều năm các dữ liệu hình ảnh và kết quả vẫn được lưu trữ trong ngân hàng dữ liệu một cách đầy đủ nhất có thể. Giúp ích cho việc theo dõi và so sánh bệnh lý, đồng thời các hình ảnh và kết quả được cũng được kết nối tới các bác sĩ chuyên khoa. Đo mật độ loãng xương. 5. Thành tích đạt được  -    Nhiều cán bộ nhân viên đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” và Giấy khen của Giám đốc Bệnh viện. Tập thể Khoa và các cán bộ nhân viên luôn đạt danh hiệu Lao động tiên tiến liên tục qua các năm.                    
Giới thiệu về Khoa Dược
TẬP THỂ KHOA DƯỢC Trưởng Khoa: DSCKII.Nguyễn Công Thục Phó Trưởng Khoa: DSCKII.Nguyễn Thị Sơn Hà Điều dưỡng Trưởng: DS Nguyễn Thị Tuyết Lan Tháng 10/1954, thị xã Hà Đông được giải phóng cùng với Bệnh viện  Hà Đông, khoa Dược được chính thức thành lập do Dược tá Nguyễn Thị Sâm Phụ trách và là tiền thân khoa Dược – Bệnh viện đa khoa Hà Đông hiện nay. Đến nay, Khoa tổ chức đầy đủ hệ thống các bộ phận chức năng gồm: hệ thống kho, nghiệp vụ dược, dược lâm sàng - thông tin thuốc, thống kê, pha chế. Hiện toàn bệnh viện đã áp dụng hệ thống quản lý bằng công nghệ thông tin hiện đại, tiên tiến và mạng lưới nhân viên Dược lâm sàng đã xuống từng khoa lâm sàng.Khoa thực hiện công việc với Slogan: “ KỊP THỜI- CHÍNH XÁC- AN TOÀN- HIỆU QUẢ” Lãnh đạo qua các thời kỳ: Trưởng khoa: Từ năm 1954 đến năm 1955: Dược tá Nguyễn Thị Sâm- Phụ trách khoa Từ năm 1955 đến năm 1956: DS trung cấp Nguyễn Đăng Khôi-Phụ trách khoa Từ năm 1956 đến 1960: DS Nguyễn Thúy Quỳnh Từ năm 1960 đến 1974: DS Lê Nguyên Công Từ năm 1974 đến 1980: DS Tạ Thị Dần Từ năm 1980 đến 1984: DSCK1 Nguyễn Trung Khảm Từ năm 1984 đến 2000: DSCK1 Đinh Thị Đào Từ năm 2000 đến 2009: DSCK1 Nguyễn Thị Thúy Phương Từ năm 2009 đến 2011: DSCK1 Ngô Thị Mối- Phụ trách khoa Từ năm 2011 đến 2016: Thạc sỹ Nguyễn Thị Sơn Hà- Phụ trách khoa Từ năm 2016 đến nay: DSCK2 Nguyễn Công Thục. Phó trưởng khoa: Từ năm 1974 đến 1980: DS Nguyễn Đức Thường Từ năm 1982 đến 1984: DS Lê Thị Thịnh Từ năm 1985 đến 1994: DSCK1 Nguyễn Trung Hùng Từ năm 2002 đến 2009: DS CK1 Ngô Thị Mối Từ năm 2008 đến 2011: Thạc sỹ Nguyễn Thị Sơn Hà Từ năm 2012 đến 2016: DSCK2 Nguyễn Công Thục. Từ năm 2016 đến nay: DSCK2 Nguyễn Thị Sơn Hà Điều dưỡng trưởng: Từ năm 1999 đến 2011: Kỹ thuật viên Hoàng Thị Bình Từ năm 2011 đến nay: DSTH Nguyễn Thị Tuyết Lan. Cơ cấu tổ chức - nhân sự: Tổng số viên chức và người lao động tại khoa Dược là 37 nhân viên, trong đó: - Trưởng khoa: Dược sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Công Thục - Phó trưởng khoa : Dược sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Sơn Hà - Điều dưỡng trưởng khoa: Dược sĩ cao đẳng Nguyễn Thị Tuyết Lan - Dược sĩ: 13, trong đó: Dược sĩ chuyên khoa 2:02; Thạc sỹ: 02; Dược sĩ: 09 - Dược sĩ cao đẳng và trung cấp: 21 - Cử nhân kế toán: 03 Chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động: Chức năng: Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc Bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Nhiệm vụ: Khoa luôn chú trọng thực hiện triệt để những nhiệm vụ: - Lập kế hoạch, cung ứng thuốc và hóa chất sinh phẩm y tế bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác… - Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc và hóa chất sinh phẩm y tế cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu - Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị - Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” - Tổ chức pha chế thuốc dùng ngoài sử dụng trong bệnh viện - Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc. - Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện. - Quản lí, điều hành Nhà thuốc Bệnh viện trong phạm vi được phân công. - Là cơ sở thực hành của các trường Đại học Y, Dược và các Trường trung học y tế. - Tham gia các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học trong phạm vi được phân công. Những công việc nổi bật đã triển khai: Tổ nghiệp vụ Dược: Lập kế hoạch đấu thầu mua thuốc, Hóa chất, sinh phẩm hàng năm đảm bảo sát với nhu cầu điều trị Tổ chức đấu thầu theo đúng các quy định của Pháp luật: Kế hoạch được lập dựa trên các căn cứ: Tổ chức, nhiệm vụ và kế hoạch chuyên môn của bệnh viện; Số lượng sử dụng của năm trước; Mô hình bệnh tật của bệnh viện; Dự trù của các khoa; Tham khảo giá của Cục Quản lý Dược và báo giá cạnh tranh của các công ty. Đảm bảo cung ứng thuốc & Hóa chất ,sinh phẩm kịp thời và đầy đủ theo nhu cầu điều trị với danh mục và giá cả ổn định. Đã xây dựng được quy trình nhận hàng và các tiêu chí kiểm soát chất lượng thuốc khi nhập kho. Kiểm tra đôn đốc nhắc nhở việc thực hiện quy chế chuyên môn: Định kỳ hàng tháng kiểm tra quy chế chuyên môn, quy chế bảo quản và cấp phát thuốc tại các kho và hệ thống nhà thuốc bệnh viện.Tại khoa phòng: kiểm tra quy chế kê đơn, thực hiện y lệnh; kiểm tra việc quản lý và bảo quản thuốc tủ trực; kiểm kê thuốc tủ trực một quý/lần; kiểm tra việc theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR). Tổ Dược lâm sàng mới được thành lập tháng 5/2018 với 3 thành viên ngoài các công việc thường quy như: Duyệt thuốc cho các khoa phòng trong bệnh viện, kiểm tra giám sát sử dụng thuốc an toàn hợp lý, hội chẩn đóng góp ý kiến vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc, tối ưu thuốc sử dụng (lựa chọn thuốc, đường dùng, …) đồng thời tính toán liều thuốc phù hợp với chức năng gan, thận… tránh tối đa các biến cố có hại của thuốc đối với gan, thận. Hướng dẫn cho điều dưỡng, bệnh nhân cách pha thuốc, cách bảo quản thuốc sau pha hoặc khi sử dụng liều nhỏ hơn, đơn vị sẽ đóng gói nhỏ nhất phối hợp với thông tin thuốc cung cấp thông tin về phản ứng có hại và các nguy hại của thuốc. Các khuyến cáo về: Liều dùng; Dược động học và sinh khả dụng so sánh giữa các thuốc dưới các tên biệt dược; Các báo cáo thẩm định thuốc theo dõi và báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tới trung tâm ADR Quốc gia, giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ do thuốc.  Đã đạt được một số thành tựu: Tham gia chương trình quản lý kháng sinh, hoạt động Dược lâm sàng của bệnh viện giúp tối ưu hóa liều sử dụng của các kháng sinh phù hợp với tình trạng bệnh lý.Trong cơ chế hạch toán tự chủ góp phần không nhỏ đề xuất, giải trình tránh xuất toán tiền thuốc do quỹ BHYT chi trả góp phần vào công cuộc tự chủ kinh tế của bệnh viện. Tổ kho và cấp phát: việc cấp phát thuốc nội trú cũng như BHYT tại khoa Dược được kiểm soát nghiêm ngặt thực hiên đúng quy trình soạn thuốc - kiểm thuốc - giao thuốc để hạn chế đến mức thấp nhất việc nhầm lẫn trong cấp phát. Khoa Dược có hệ thống cấp thuốc tới các khoa lâm sàng như: khoa Hồi sữ chống độc, cấp cứu, nội tiêu hóa, nội tổng hợp… Nhà thuốc: Hệ thống nhà thuốc bệnh viện được thành lập từ năm 2013 theo Thông tư số 15/2011/TT-BYT ngày 19/04/2011 của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện. Nhà thuốc khoa Dược là một trong những Nhà thuốc Bệnh viện đầu tiên xây dựng nhà thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP”, với mục tiêu “Vì sức khỏe mọi người". Sau 5 năm hoạt động, Hệ thống nhà thuốc bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã liên tục phát triển cả về quy mô, doanh số, lãi suất cũng như khả năng phục vụ công tác khám chữa bệnh của bệnh viện phục vụ 24/24 (tại cổng số 2, Bế Văn Đàn , Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội) Bộ phận thống kê: Theo dõi, thông kê chính xác số liệu thuốc nhập,xuất và tồn kho cấp phát cho nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác để đánh giá được kinh phí sử dụng thuốc. Đồng thời theo dõi các thuốc tồn kho nắm được các thuốc ít sử dụng để có biện pháp nhắc nhở, xuất luân chuyển tránh hết hạn. Qua đó cung cấp số liệu kịp thời để điều chỉnh hoạt động cung ứng , quản lý. Công tác đào tạo: Nhằm phát huy nguồn nhân lực có chất lượng cao hàng năm khoa Dược kế hoạch đào tạo cho nhân viên y tế trong khoa đã cử các Dược sĩ đi học các khóa học chuyên sâu, ngắn hạn và dài hạn trong và ngoài nước tại các trung tâm, các bệnh viện hay tại trường Đại học dược Hà Nội . Thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức tại chỗ.Khoa Dược từ đầu năm phải có bản kế hoạch đào tạo cho nhân viên y tế bằng hình thức tập huấn/ sinh hoạt khoa học/ hội chẩn trực tuyến Bao gồm đào tạo liên tục về cập nhật kiến thức, phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ của khoa Dược và toàn thể cán bộ y tế trong bệnh viện. Hàng tháng, khoa Dược tổ chức ít nhất 1 buổi tập huấn/ đào tạo/ chia sẻ kinh nghiệm từ các nhân viên y tế có trình độ, các chuyên gia nhằm đáp ứng nhu cầu cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên sâu cho cán bộ y tế trong khoa. Các buổi đào tạo tại khoa được tổ chức nghiêm túc 100% cán bộ trong khoa tham gia đào tạo, đảm bảo mục tiêu kế hoạch đề ra. Thông qua các buổi tập huấn/ sinh hoạt khoa học/ hội chẩn trực tuyến, cán bộ y tế trong khoa được cập nhật thêm kiến thức, kỹ năng trình độchuyên môn nghiệpvụ, tích lũy thêm kinh nghiệm quý báu. Khoa Dược đã phối hợp chặt chẽ với phòng Chỉ đạo tuyến cũng như các trường Đại học, cao đẳng có sinh viên đến thực tập tại khoa thực hiện tốt công tác đào tạo đối với học sinh- sinh viên đến thực tập.Công tác đào tạo cho học sinh sinh viên cũng luôn được quan tâm và chú trọng phát triển, từng bước hoàn thiện. Sau quá trình thực tập, các em sinh viên được làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp, học hỏi được những kinh nghiệm thực tiễn. Nghiên cứu khoa học: Trong những năm gần đây khoa Dược là một trong các khoa hăng hái tham gia nghiên cứu khoa học. Hàng năm Hội đồng khoa học bệnh viện đã nghiệm thu các nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực Dươc, năm 2018: 8 đề tài, năm 2019 Hội đồng khoa học bệnh viện đã nghiệm thu được 4 đề tài . Các đề tài của khoa Dược với chất lượng ngày càng sâu và có tính ứng dụng thực tế cao trong công tác Dược định hướng cho việc cung ứng thuốc cũng như công tác dược lâm sàng trong những năm tiếp theo.
Giới thiệu về Phòng Quản lý chất lượng
TẬP THỂ PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Trưởng Phòng: Bác sĩ nội trú Nguyễn Thu Hằng Phó Trưởng Phòng: Thạc sỹ Hoàng Thị Hoa 1. Lịch sử hình thành và phát triển - Năm 2014. Thành lập Tổ Quản lý Chất lượng Ngày 05 tháng 6 năm 2014. Do Bác sĩ  Nguyễn Hương Liên giữ chức Tổ trưởng; Giai đoạn này tổ có 3 thành viên; - Năm 2015. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội ra quyết định thành lập Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện ngày 23 tháng 12 năm 2015 (Theo đề án của Bệnh viện) và Bổ nhiệm Bác sĩ Nguyễn Hương Liên tiếp tục  giữ chức vụ Trưởng phòng; Giai đoạn này có 4 thành viên; - Năm 2018 đến nay do sự thay đổi về mặt nhân sự (điều chuyển và bổ sung) Ngày 17 tháng 9 năm 2018. Bác sĩ  Nguyễn Thu  Hằng giữ chức vụ Trưởng phòng. Giai đoạn này có 5 thành viên. 2. Lãnh đạo qua các thời kỳ BSCKII Nguyễn Thị Hương Liên – Trưởng phòng  (giai đoạn 2014 đến  4/2018); Thạc sĩ Nguyễn Xuân Thiêm – Phó Trưởng phòng (giai đoạn 11/2017 đến 15/01/2018); Bác sĩ nội trú Nguyễn Thu Hằng + Giữ chức vụ Phó Trưởng phòng (giai đoạn 10/2016 đến 30/4/2018); + Giữ chức vụ Phụ trách Phòng (giai đoạn 5/2018 đến 9/2018); + Giữ chức vụ Trưởng phòng (giai đoạn từ tháng 9/2018 đến nay) Thạc sĩ Hoàng Thị Hoa – Phó Trưởng phòng  (giai đoạn từ 7/2019 đến nay) 3. Nhân sự hiện tại Tổng số 05 viên chức  (01 Trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và 03 nhân viên); Bác sĩ. Nguyễn Thu Hằng – Trưởng phòng  (từ ngày 17 /9/2018 đến nay); Thạc sĩ. Hoàng Thị Hoa – Phó Trưởng phòng (từ ngày 08 /7/2019 đến nay); Trình độ cán bộ viên chức: + 01 Bác sĩ Nội trú + 01 Thạc sĩ Quản lý Bệnh viện + 01 Cử nhân Y tế Công Cộng + 01 Cử nhân chăm sóc sức khỏe cộng đồng + 01 Cán sự Kế toán 4. Chức năng nhiệm vụ (Thực hiện theo thông tư 19/2013/TT-BYT, ngày 12/7/2013) Là đơn vị đầu mối triển khai và tham mưu cho Giám đốc, Hội đồng Quản lý Chất lượng Bệnh viện về công tác Quản lý Chất lượng Bệnh viện: Xây dựng kế hoạch và nội dung hoạt động quản lý chất lượng trong bệnh viện để trình giám đốc phê duyệt;  Tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo, phối hợp, hỗ trợ việc triển khai các hoạt động về quản lý chất lượng và các đề án bảo đảm, cải tiến chất lượng tại các khoa phòng;  Làm đầu mối thiết lập hệ thống quản lý sai sót, sự cố bao gồm phát hiện, tổng hợp, phân tích, báo cáo và nghiên cứu, đề xuất giải pháp khắc phục;  Làm đầu mối phối hợp với các khoa, phòng giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo và các vấn đề liên quan đến hài lòng người bệnh; Thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, quản lý và bảo mật thông tin liên quan đến chất lượng bệnh viện. Phối hợp với bộ phận thống kê, tin học của bệnh viện tiến hành đo lường chỉ số chất lượng bệnh viện;  Triển khai hoặc phối hợp tổ chức đào tạo, huấn luyện, tập huấn, bồi dưỡng về quản lý chất lượng; Tổ chức đánh giá chất lượng nội bộ của bệnh viện dựa trên các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận;  Thực hiện đánh giá việc tuân thủ các quy định và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế; Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình an toàn người bệnh. 5. Mục tiêu phát triển cho những năm tiếp theo “Cải tiến chất lượng – Vươn tới thành công”             - Thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của phòng Quản lý chất lượng theo thông tư 19/2013/TT-BYT, ban hành ngày 12/7/2013 của Bộ Y tế ;             - Thực hiện Quản lý chất lượng bệnh viện theo Bộ tiêu chí chất lượng Bệnh viện Việt Nam (phiên bản 2.0), Bộ tiêu chí chất lượng đánh giá mức độ an toàn phẫu thuật và các công văn chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế; - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bệnh viện; - Chuẩn hóa mô hình cải tiến chất lượng tại bệnh viện; - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm thúc đẩy các hoạt động cải tiến chất lượng, đảm bảo an toàn người bệnh và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện; - Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn và đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học     
Giới thiệu về Khoa Phục hồi chức năng
TẬP THỂ KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG Phó Trưởng Khoa: Thạc sỹ Nguyễn Anh Tuấn Phó Trưởng Khoa:BSCKI. Trịnh Thị Thanh Thủy Điều dưỡng Trưởng: Cử nhân Lê Thị Thu Hằng Lãnh đạo qua các thời kỳ Khoa Phục Hồi Chức Năng thành lập từ tháng 10 năm 1990 sau khi tách từ tổ Vật lí trị liệu tại khoa Xquang bệnh viện Hà Tây cũ nay là bệnh viện đa khoa Hà Đông. Lãnh đạo qua các thời kỳ: * Trưởng khoa Từ năm 1990 tới năm 2002 Trưởng khoa : BS CK I Nguyễn Minh Thủy Từ năm 2004 đến 2015 Trưởng Khoa : BS CK I Nguyễn Thị Hạnh Từ năm 2015 đến nay Phụ trách khoa : ThS BS Nguyễn Anh Tuấn * Phó trưởng khoa Từ năm 2009 đến 2012 : BS CKI Nguyễn Vỹ Sửu Từ năm 2017 đến nay  :BS CKI Trịnh Thị Thanh Thủy * Điều dưỡng trưởng Từ năm 1990 đến 2002 : Điều dưỡng Nguyễn Đức Hiếu Từ năm 2002 đến 2018 : Điều dưỡng Nguyễn Thị Thanh Vân Từ năm 2018 đến nay : Điều dưỡng Lê Thị Thu Hằng 2. Nhân sự: - Bác sỹ: 05   (01 ThSBS ; 01 BSCK I , 03BSYHCTcó chứng chỉ định hướng chuyên khoa PHCN) - Điều dưỡng: 09 ( 01 điều dưỡng đại học, 01 KTV hệ Đại học; 02 KTV hệ Cao đẳng; 04 điều dưỡng cao đẳng- trung cấp; 01 y sỹ YHCT) - Điều dưỡng trưởng :Lê Thị Thu Hằng 3.  Chức năng nhiệm vụ: Khám bệnh, chữa bệnh và PHCN tại khoa PHCN với bệnh nhân điều trị ngoại trú và điều trị kết hợp với bệnh nhân các khoa khác trong bệnh viện;  chữa bệnh theo các hình thức ngoại trú và PHCN ban ngày. Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về PHCN, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp.   Những công việc nổi bật đã triển khai: * Với trẻ em : Khoa PHCN triển khia điều trị với một số mặt bệnh       - Vẹo cổ       - Chân khoèo       - Liệt đám rối thần kinh cánh tay       - Bại não       - Chậm phát triển tâm thần vận động * Với người lớn : khoa có nhiều mặt bệnh như - bệnh lý thoái hóa cột sống - bệnh lý thoái hóa khớp - bệnh lý cứng khớp do các chấn thương - bệnh lý về di chứng tại biến mạch máu não - bênh lý về di chứng chấn thương sọ não 5. Công tác đào tạo: - Bác sỹ được cử đi đào tạo định hướng chuyên khoa, sau đại học. - 100% điều dưỡng được cử đi đào tạo định hướng chuyên khoa tại bệnh viện tuyến Trung Ương. - Có 01 KTV hệ đại hoc, 02 KTV hệ cao đẳng. - Liên tục cập nhật các kiến thức về bệnh học và các kiến thức về chuyên ngành - Là cơ sở thực hành củađào tạo học sinh sinh viên trường Trung cấp - Cao Đẳng Y, - Hàng năm, khoa phối hợp với Phòng chỉ đạo tuyến liên tục mở các lớp đào tạo chuyên khoa định hướng 6.  Nghiên cứu khoa học: - Phối hợp với các khoa, phòng trong bệnh viện tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học 7.  Hướng phát triển cho những năm tiếp theo: - Tăng cường tư vấn các kĩ thuật chuyên sâu như các can thiệp phục hồi chức năng rối loạn về âm ngữ và nuốt - Nâng cao các kĩ thuật Hoạt động  trị liệu giúp bệnh nhân thực hiện các kỹ năng tự chăm sóc bản thân trong sinh hoạt và đời sống thường ngày như ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân và cải thiện các chức năng nhận thức cao cấp của hệ thần kinh như: trí nhớ, tư duy trìu tượng, tư duy logic,... - Điều dưỡng phục hồi chức năng: Thực hiện chăm sóc cho người bệnh điều trị kết hợp như hướng dẫn tư thế đúng, lăn trở bệnh nhân phòng loét do đè ép, hướng dẫn chăm sóc đường niệu, đường ruột, phòng tránh các thương tật thứ cấp (teo cơ, cứng khớp, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm tắc tĩnh mạch sâu...) - Tiếp tục tham gia các lớp đào tạo liên tục, tập huấn chuyên nghành, hội thảo , nâng cao trình độ chuyên môn.
Giới thiệu về Khoa Tai Mũi Họng
TẬP THỂ KHOA TAI MŨI HỌNG Trưởng Khoa: BSCKII.Nguyễn Anh Dũng Phó Trưởng Khoa: BS nội trú Nguyễn Thị Thu Thư Điều dưỡng Trưởng: Cử nhân Nguyễn Thị Mai Hương Khoa Tai mũi họng được thành lập từ năm 1960 đến nay Lãnh đạo qua các thời kỳ: Các trưởng khoa qua các thời kỳ: Từ năm 1960 đến năm 1975: BS. Nguyễn Hùng Lân Từ năm 1976 đến năm 1985: BSCKII. Đỗ Hữu Thành Từ năm 1986 đến năm 1988: Y Sĩ. Đoàn Như Hải Từ năm 1989 đến 2006: BSCKII. Dương Văn Lộc Từ năm 2007 đến 2017: BSCKI. Trần Văn Tuy Từ năm 2017đến nay : BSCKII. Nguyễn Anh Dũng Các phó trưởng khoa qua các thời kỳ: Từ năm 1960 đến năm 1985: Y Sĩ. Đoàn Như Hài Từ năm 1991 đến năm 2006: BSCKI. Nguyễn Thị Nghị Từ năm 2008 đến năm 2013: BSCKI. Lê Thị Kim Quý Từ năm 2013 đến năm 2017: BSCKII. Nguyễn Anh Dũng Từ năm 2018 đến nay:    BSNT. Nguyễn Thị Thu Thư Điều dưỡng trưởng khoa qua các thời kỳ Từ năm 1980 đến năm 2002 : ĐD Trần Thị Lập Từ năm 2003 đến 2011 : DD Ngô Thị Thành Từ năm 2011 đến nay : CNĐD Nguyễn Thị Mai Hương   Nhân sự Số cán bộ: 19 08 Bác sỹ (1 BSCKII, 1 BSNT, 1 ThS, 5 BSCK) 10 Điều dưỡng ( 2 Đại học, 3 cao đẳng, 5 trung học) 01 Hộ lý  Chức năng nhiệm vụ Khám chữa bệnh , phẫu thuật điều trị chuyên khoa  TMH Giảng dạy lâm sang cho sinh viên các trường Cao đẳng và Đại học. Hỗ trợ chuyên môn cho các khoa / phòng khám Tai Mũi Họng  của các bệnh viện tuyến dưới Những công việc nổi bật đã triển khai Phẫu thuật nội soi mũi xoang. Phẫu thuật tai xương chũm , vá màng nhĩ nội soi. Cắt Amidan , nạo VA bằng dao điện , dao plasma , dao lazer Phẫu thuật soi treo thanh quản và cắt các khối u vùng hạ họng, đầu cổ Khám và phát hiện sớm các ung thư vùng đầu cổ. Công tác đào tạo Là cơ sở thực hành cho sinh viên Học viện Y dược học cổ truyền, Cao đẳng Y tế Hà Đông. Liên kết với các bệnh viện tuyến trên : Viện TMH trung ương , BV Việt Nam Cu Ba, triển khai phòng khám giáo sư chuyên khoa sâu. Nghiên cứu khoa học Đánh giá phẫu thuật các bệnh lành tính thanh quản tại khoa TMH bệnh viện Hà Đông Hướng phát triển cho những năm tiếp theo Phẫu thuật thẩm mỹ vùng hàm mặt: nâng mũi, cắt mí, chỉnh hình vành tai… Điều trị toàn diện cho trẻ Điếc câm bẩm sinh Phẫu thuật cấy điện cực ốc tai Phẫu thuật chỉnh hình xương con, tái tạo hệ thống truyền âm. Vi phẫu thuật điều trị bệnh lý Tai Mũi Họng Thành tích thi đua Nhiều năm liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” Slogan của khoa “ Người bệnh hài lòng, khoa phòng thân thiện”      
Giới thiệu về Phòng Tài chính kế toán
TẬP THỂ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Trưởng phòng: Cử nhân Nguyễn Thị Thu Thảo Phó Trưởng Phòng: Vũ Thị Thúy Hương           Phòng Tài chính - kế toán được thành lập ngày 15- 3- 1971, tách từ phòng Hành chính Quản trị, Tài vụ thành phòng Tài chính kế toán Cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng số cán bộ hiện nay: 28 cán bộ (Đại học: 16, Cao đẳng: 4, Trung cấp: 8) Viên chức: 15 Hợp đồng: 13 Trưởng phòng qua các thời kỳ + Từ 1971 – 1974: Ông Phạm Văn Nhã- Phụ trách phòng + Từ 1974 – 1992: Ông Đỗ Văn Ứng + Từ 1992 – 2006: Bà Nguyễn Thị Nhàn + Từ tháng 6/2007 – tháng 10/2017: Cử nhân Phạm Mạnh Hùng + Từ tháng 10/2017 đến nay: Cử nhân Nguyễn Thị Thu Thảo Phó trưởng phòng qua các thời kỳ + Từ 1954 – 1974: Ông Phạm Văn Nhã + Từ 1992 – 1996: Ông Trần Quý Bổng + Từ 2002 – 2006: Bà Phạm Thị Bích + Từ 2006 – 2008: Cử nhân Phạm Mạnh Hùng + Từ 2008 đến nay: Cử nhân Vũ Thị Thúy Hương + Từ 2011 – 2019: Cử nhân Dương Văn Tân Chức năng, nhiệm vụ – Quản lý, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính của bệnh viện. Tổng hợp phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính, gắn với các hoạt động chuyên môn của bệnh viện. Tham mưu, đề xuất các giải pháp với Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến quản lý kinh tế – tài chính trong bệnh viện. – Tổ chức thực hiện các chính sách của Nhà nước về khám chữa bệnh như chính sách khám chữa bệnh cho trẻ dưới sáu tuổi, chính sách về BHYT, chính sách đối với bệnh nhân vùng sâu vùng xa, chính sách khám chữa bệnh cho người có công và bệnh nhân nghèo … – Kiểm tra việc quản lý sử dụng thuốc, hoá chất xét nghiệm, vật tư tiêu hao y tế và các loại vật tư khác, quản lý việc sử dụng tài sản. – Lập dự toán thu chi ngân sách hàng năm. – Lập báo cáo Tài chính hàng quý, hàng năm nộp cơ quan quản lý cấp trên theo quy định hiện hành. – Xây dựng phương án Tự chủ tài chính theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 24/5/2006; Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Thủ tướng Chính Phủ và thông tư quy định hiện hành; – Xây dựng quy chế tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhằm phát huy hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực của bệnh viện. – Xây dựng quy trình chuyên môn đối với các hoạt động TCKT và quy trình phối hợp trong quản lý kinh tế bệnh viện và quy trình phối hợp thu thanh toán viện phí phục vụ bệnh nhân nội trú và ngoại trú.-  – Tổ chức thu viện phí theo quy định hiện hành, quản lý sử dụng nguồn thu viện phí tiết kiệm có hiệu quả. – Xây dựng quy chế quản lý sử dụng tài sản theo luật và nghị định. Tổ chức kiểm kê định kỳ, theo quy định và kiểm kê đột xuất phục vụ công tác quản lý, điều hành. – Phối kết hợp, hướng dẫn các khoa, pḥòng, bộ phận thực hiện đúng luật Ngân sách và các chế độ chính sách liên quan khác. Hoạt động chuyên môn Phòng gồm có các bộ phận công tác sau: – Kế toán tổng hợp. – Kế toán thu chi viện phí. – Kế toán dược - Kế toán tài sản VTTBYT, XDCB – Kế toán tài sản bán chuyên môn – Kế toán tiền lương. – Kế toán thanh toán – Kế toán các dịch vụ trong bệnh viện. - Kế toán Nhà thuốc - Kế toán tổng hợp, phân tích số liệu BHYT Các thành tựu đạt được – Trong những năm gần đây công tác tài chính kế toán trong bệnh viện đã đạt được những thành tựu to lớn: Ứng dụng tin học vào công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán, số liệu kế toán luôn được phản ánh cập nhật kịp thời, đầy đủ và chính xác. Việc xây dựng, thực hiện Phương án tự chủ tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ đã mang lại hiệu quả rất rõ rệt đối với việc thực hiện nhiệm vụ của bệnh viện, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của cán bộ viên chức. Công tác tham mưu cho Ban Giám đốc bệnh viện từng bước được nâng cao, đảm bảo các quyết định, những biện pháp điều hành về kinh tế tài chính đạt hiệu quả cao, giúp cho công tác chuyên môn của bệnh viện thành công trên tất cả các mặt. – Công tác quản lý thu chi viện phí đã đuợc hoàn thiện cơ bản, nhờ sự triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng mạng tin học trong bệnh viện, tất cả các nguồn thu đều được phản ảnh kịp thời, chính xác và được quản lý chặt chẽ, các khoản chi hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả, số liệu được cập nhật thường xuyên và kịp thời khắc phục tình trạng quá tải về bệnh nhân. – Việc quản lý hạch toán cấp phát sử dụng thuốc, vật tư tiêu hao y tế được cập nhật từng ngày, chi tiết chính xác theo từng bệnh nhân và từng khoa phòng. Hướng phát triển, tư vấn giúp Ban Giám đốc  Bệnh viện triển khai – Tiếp tục hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý kinh tế trong bệnh viện – Nghiên cứu triển khai các giải pháp tăng thu tiết kiệm chi, huy động, phát huy tối đa các nguồn lực để đưa bệnh viện ngày càng phát triển. – Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống định mức tiêu hao cho từng lĩnh vực, tăng cường thực hiện phương án tự chủ tài chính cho các khoa và thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ cùng với việc công khai tài chính. – Triển khai việc cấp phát thuốc, vật tư tiêu hao, hoá chất xét nghiệm qua mạng và theo dõi đến từng khoa phòng, đơn vị sử dụng. – Tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho người lao động: Đồng thời với việc khai thác nguồn thu, bệnh viện xây dựng các giải pháp quản lý nội bộ để tiết kiệm chi phí, như: xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu… Khuyến khích các khoa sử dụng có hiệu quả,tiết kiệm các nguồn kinh phí để tăng thu nhập cho cán bộ và trích lập các Quỹ, cải tạo cơ sở, mua sắm trang thiết bị. Thành tích thi đua, khen thưởng Đơn vị lao động tiên tiếp cấp Ngành năm 2009              
Giới thiệu về Khoa Hồi sức tích cực chống độc
TẬP THỂ KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC & CHỐNG ĐỘC 1. Lãnh đạo khoa qua các thời kỳ: + Từ 1981 - 1985 : Bs CKI. Lê Minh Thức + Từ 1988 -1989 : Bs CKI .Nguyễn Văn Thư + Từ 1090-1991 : Ths. BsCKII . Nguyễn Đình  Đạt + Từ 1991-1992 : Bs CKI . Ngô Minh Đạt + Từ 1993- 2008: Ths. Bs CKII . Nguyễn Đình Đạt + Từ 2008-2009 : Bs CKI . Nguyễn Thế Lộc + Từ 2009-2011 : Bs CKI Phạm Thị Xuyên + Từ 2011-2014 : Bs CKI Nguyễn Thế Lộc + Từ 2014 đến nay : Ths. Bs CKII Đoàn Bình Tĩnh 2. Nhân sự : Cán bộ : 26 nhân viên, bác sĩ : 08 ( bác sĩ CKII : 01, bác sĩ CKI : 03 , Bác sĩ ck định hướng : 04). Điều dưỡng : 17 ( đại học : 4 , cao đẳng :13). Hộ lý : 01 Trưởng khoa: Ths.Bs CKII Đoàn Bình Tĩnh Điều dưỡng Trưởng: Nguyễn Thanh Hương 3. Chức năng và nhiệm vụ : - Thực hiện cấp cứu và điều trị hồi sức bệnh nhân nặng, đe dọa tính mạng - Thực hiện điều trị chống độc. - Thực hiện các cấp cứu ngoại viện, cấp cứu thảm họa. - Thực hiện các nghiên cứu khoa học, ứng dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào thực tế lâm sàng và chăm sóc người bệnh - Thông tin tư vấn , giáo dục sức khỏe và dinh dưỡng cho người bệnh - Đào tao: Là nơi đào tạo cho các bác sĩ học tập nâng cao tay nghề, đào tạo cử nhân , điều dưỡng cho các trường đại học và cao đẳng y tế, đào tạo chỉ đạo tuyến cho bệnh viện tuyến dưới. 4. Những công việc nổi bật đã triển khai:   - Ngừng tuần hoàn, - Suy hô hấp, ARDS, ALI, suy đa tạng. - Sốc nhiễm khuẩn nặng, Suy tim cấp, Nhồi máu cơ tim, Đột quỵ não.Đuối nước, điện giật, Ngộ độc cấp... . -Với nhiều kỹ thuật tiên tiến hiện đại: Thở máy xâm nhập, Thở máy không xâm nhập, các ký thuật thăm dò huyết động, lọc máu liên tục, lọc máu ngắt quãng cấp cứu... 5. Công tác đào tạo : -Thường xuyên hàng năm gửi các kíp bác sĩ đào tạo dài hạn và ngắn hạn trong và ngoài nước ,các bệnh viện trung ương : Bạch Mai, Việt Đức, Quân y 103... - Điều dưỡng được đào tạo thường xuyên các khóa chăm sóc bệnh nhân nặng, các kỹ thuật cấp cứu cơ bản chuyên sâu. 6. Nguyên cứu khoa học : Tham gia nhiều đề tài cấp cơ sở đạt giải cao. 7.Hợp tác quốc tế : - Gửi kíp bác sĩ đào tạo tại bệnh viện đại học AJou Hà Quốc 8. Hướng phát triển cho những năm tiếp theo : - Đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật cấp cứu, hồi sức , chống độc. - Triển khai sâu rộng các kỹ thuật thăm dò huyết động - Tiếp tục phát triển và áp dụng kỹ thuật lọc máu liên tục với nhiều mặt bệnh. - Thực hiện đề án 1816 bệnh viện vệ tinh Bệnh viện Bạch Mai.
Giới thiệu về Khoa Khám bệnh
TẬP THỂ KHOA KHÁM BỆNH                                                                                                                                 BSCKII. Phí Thị Hải Anh, Trưởng khoa                                                 BSCKI. Phạm Chiến Thắng, Phó khoa                                                   Cử nhân Hữu Thị Hạnh, Điều dưỡng Trưởng khoa 1. Giới thiệu chung: Khoa Khám Bệnh – Bệnh viện đa khoa Hà Đông, với hệ thống phòng khám bệnh sạch đẹp, ngăn nắp, trang thiết bị hiện đại.  Bao gồm 24  phòng khám đầy đủ các chuyên khoa  Nội tiết, Tim Mạch, Hô hấp, Tiêu hóa, Thận tiết niệu, Cơ Xương khớp, Tâm thần kinh, Ngoại Tiêu hóa, Ngoại thận tiết niệu, Ngoại Thần kinh –Lồng Ngực, Chấn thương chỉnh hình, Sản Phụ khoa, Nhi, Da liễu, Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Y học Cổ truyền, Phục hồi chức năng...  .  Để đáp ứng nhu cầu của người bệnh và thân nhân đến với bệnh viện, Khoa Khám bệnh có đội ngũ cán bộ Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhân viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, tận tâm phục vụ người bệnh đến khám và điều trị. Ngoài ra còn có các Bác sĩ và Điều dưỡng các chuyên khoa  lâm sàng, cận lâm sàng và các phòng ban có tham gia công tác và khám bệnh tại khoa như: Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Dược và Tài chính kế toán, Công tác xã hội , Kế hoạch tổng hợp.... 2. Lãnh đạo  khoa Khám bệnh qua các thời kỳ Từ 1958: Bác sĩ  Bùi Xuân Vĩnh Từ 1962: BS Nguyễn Văn Ứng Từ 1989 – 2002: BSCKI. Võ Thị Xuân Tánh Từ 2003 – 2004: BSCKI. Trần Thị Dung Từ 2005 – 2007: BS CKII. Ngô Hữu Tẫn Từ 2007 – 2012: BSCKI. Trần Văn Hành Từ 2013 – 2014: BSCKII. Trần Ngọc Cường Từ 2015 – 2016: BSCKII. Đặng Thị Nga Từ 2017 đến nay: BSCKII. Phí Thị Hải Anh 3. Nhân sự: Tổng số nhân viên: 21 người;  04 bác sĩ ( 01 BSCKII, 02 BSCKI, 01 Thạc sĩ); 15 điều dưỡng ;  02 hộ lý. Trưởng khoa: BS CKII.  Phí Thị Hải Anh Phó khoa : BSCKI.  Phạm chiến Thắng Điều dưỡng trưởng; CN Hữu Thị Hạnh 4 .Chức năng nhiệm vụ: Khoa Khám Bệnh là khoa lâm sàng có nhiệm vụ: - Tổ chức và tiếp nhận người bệnh đến khám chữa bệnh. -  Khám bệnh cho tất cả người bệnh đến khám chữa bệnh, chọn lọc người bệnh vào điều trị nội trú; thực hiện công tác điều trị ngoại trú; hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ ban đầu; tư vấn dinh dưỡng, luyện tập. - Tổ chức khám sức khỏe  đi học, đi làm, lái xe. Khám sức khỏe định kỳ cho các cơ quan, doanh nghiệp. -  Tổ chức dây chuyền khám sức khỏe theo nhiệm vụ được giao vào các ngày Thứ Bảy, Chủ nhật. - Triển khai khu khám bệnh theo yêu cầu từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. 5.  Những  công việc nổi bật: Được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám đốc bệnh viện, tập thể cán bộ công nhân viên Khoa Khám Bệnh đã không ngừng phấn đấu nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho người bệnh, góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, và đạt được những kết quả sau: Ban Lãnh đạo khoa đã liên tục cải tiến quy trình khám bệnh, cải cách hành chính từ khâu tiếp nhận cho đến khi bệnh nhân đến gặp Bác sĩ thăm khám, thực hiện cận lâm sàng và nhận thuốc ngoại trú trong ngày thật sự ngắn gọn, thuận tiện đem lại sự hài lòng cho người bệnh   Trong công tác quản lý, Ban lãnh đạo khoa đã rất tâm huyết cùng nghiên cứu tìm tòi  cập nhật những phác đồ điều trị mới nhằm giúp bệnh nhân được điều trị tốt hơn, qua đó các phòng khám ngoại trú được chuyên khoa hóa các mặt bệnh. Chính vì thế, làm tăng lòng tin của bệnh nhân khi đến khám và điều trị tại khoa và số lượng bệnh nhân đến khám tại khoa càng ngày càng đông. Hiện tại mỗi ngày  khoa Khám bệnh có khoảng 1.000 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị . Khoa  Khám Bệnh cũng thực hiện tốt  công tác quản lý bệnh nhân ngoại trú, đồng thời làm bệnh án ngoại trú theo dõi bệnh cho tất cả các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính. Hiện tại khoa  đang theo dõi quản lý khoảng  3.000 BN Tiểu đường; hơn 3.000 BN Tăng Huyết áp; 700 BN Hen phế quản – Bệnh Phổi  tắc nghẽn mạn tính; 1,000 BN Viêm gan Virus mạn; 1.000 BN  U bướu Huyết học... Hàng quý khoa  định kỳ  tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ bệnh nhân, tư vấn giáo dục sức khỏe  cho người bệnh về chế độ ăn uống, luyện tập, phương pháp điều trị một số bệnh mạn tính thường gặp như: Câu lạc bộ Tăng huyết áp, Đái tháo đường, Hen phế quản, Bênh phổi tắc nghẽn mạn tính, ….          Một số hình ảnh hoạt động tại Khoa Khám Bệnh Khu vực hướng dẫn và tiếp đón bệnh nhân   BSCKII. Phí Thị Hải Anh, Trưởng khoa Khám bệnh thăm khám, tư vấn bệnh cho bệnh nhân  Sinh hoạt câu lạc bộ bệnh nhân COPD - Hen phế quản   6. Công tác đào tạo: - Đội ngũ Bác sĩ và Điều dưỡng khoa Khám bệnh được đào tạo chuyên sâu, tận tâm, chuyên nghiệp phục vụ tốt nhất cho người bệnh và thân nhân khi đến khám và điều trị. - Khoa Khám bệnh cũng thường xuyên tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng mềm như: Kỹ năng giao tiếp ứng xử, Kỹ năng tuyền thông; Kỹ năng tư vấn... để đáp ứng sự hài lòng người bệnh. - Khoa Khám Bệnh cũng là cơ sở thực tập của các trường Đại học Y Hà Nội; Học viện quân y 103; Học viện Y Tuệ Tĩnh và các trường Cao đẳng, Trung cấp Y tế trong khu vực...   7. Công tác nghiên cứu khoa học:           Các bác sĩ  khoa  Khám Bệnh đã rất tâm huyết cùng nhau nghiên cứu tìm tòi,  cập nhật những phác đồ điều trị mới nhằm giúp bệnh nhân được điều trị tốt hơn, Các nghiên cứu này đã được Hội đồng khoa học công nghệ của bệnh viện công nhận và đang được triển khai áp dụng:  Các đề tài nghiên cứu khoa học đã tham gia: TT Tên đề tài nghiên cứu/ Lĩnh vực ứng dụng Năm hoàn thành Đề tài cấp (NN,Bộ,NgànhTrường) Chủ nhiệm đề tài 1 Nghiên cứu kiểm soát huyết áp và biến chứng tim mạch trên bệnh nhân Tăng huyết áp 2010 Cấp cơ sở BS Phí Thị Hải Anh 2 Đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện đa khoa  Hà  Đông 2016 Cấp cơ sở BS Phí Thị Hải Anh 3 Đánh giá thực trạng  Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện đa khoa  Hà  Đông 2017 Cấp cơ sở BS Phí Thị Hải Anh 4 Nồng độ NT-proBNP và các tổn thương mạch máu ở bệnh nhân  tiểu đường type 2 2017 Đề tài Luận văn tốt nghiệp BSCK cấp II BS Phí Thị Hải Anh   Các công trình khoa học (bài báo khoa học, báo cáo hội nghị khoa học, sách chuyên  khảo…) đã công bố: Bài báo 1: “Đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp” . Tạp chí Nội khoa Việt Nam số đặc biệt tháng 5/2017, tr 67-72. Bài báo 2:  “ Nồng độ NT-proBNP và các tổn thương mạch máu ở bệnh nhân  tiểu đường type 2” . Tạp chí Y học thực hành số 9 (1057)  2017, tr 174-177.   8. Định hướng phát triển: Khoa Khám Bệnh – Bệnh viện đa khoa  Hà Đông, định hướng  xây dựng  hệ thống  phòng  khám bệnh  chuyên sâu  có  cơ sở vật chất  khang trang sạch đẹp, ngăn nắp, trang thiết bị y tế  hiện đại và đội ngũ  bác sĩ, điều dưỡng vừa  giỏi về chuyên môn vừa  nhiệt tình thân thiện hết lòng vì người bệnh . Khoa  Khám Bệnh cũng  định hướng trình Ban Giám đốc bệnh viện, kết hợp với các phòng ban chức năng  liên tục cải cách hành chính, cải tiến các quy trình khám bệnh, các quy trình đón tiếp người bệnh như :  “Đăng ký khám bệnh qua điện thoại”, “ Thẻ  khám bệnh thông minh” ; “ Thanh toán khám chữa bệnh qua thẻ tín dụng” ;  bỏ qua bước lấy số thứ tự và chờ đăng ký khám, giảm tải cho khu vực tiếp nhận người bệnh ngoại trú và giảm tối đa thời gian chờ đăng ký khám bệnh, thuận tiện cho người bệnh đến khám điều trị./.   KHOA KHÁM BỆNH – BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG “KHÁM HẾT MÌNH  – TẬN TÌNH VÌ NGƯỜI BỆNH”    
DANH MỤC TIN
Tìm Kiếm