Bệnh viện Đa khoa Hà Đông: tập huấn những thay đổi về chính sách Bảo hiểm y tế mang lại lợi ích cho người bệnh

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông: tập huấn những thay đổi về chính sách  Bảo hiểm y tế mang lại lợi ích cho người bệnh

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông: tập huấn những thay đổi về chính sách Bảo hiểm y tế mang lại lợi ích cho người bệnh

Người viết: Ban truyền thông - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông

Tháng 11/2024, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) được Quốc hội thông qua có nhiều điểm mới mang lại lợi ích và thuận lợi cho người tham gia BHYT. Cụ thể từ ngày 01/01/2025 các quy định của luật chính thức có hiệu lực.

Theo đó, chiều ngày 07/01/2025, Phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã tổ chức tập huấn chuyên đề BHYT về một số điểm mới luật sửa đổi Luật số 51/2024/QH15. Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 01-01-2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17-10-2018 và Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025 tạo hành lang pháp lý đồng bộ để triển khai hiệu quả chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn mới. Đối tượng tham gia tập huấn tất cả cán bộ nhân viên y tế trong toàn Bệnh viện. Tại buổi tập huấn, BSCKI Hoàng Thị Út Trang – Phụ trách phòng – Phó trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp đã chia sẻ nhiều điểm mới cụ thể:

Mức hưởng BHYT: Đối với mức hưởng bảo hiểm từ 100%; 95%; 80%. Lộ trình thực hiện và tỷ lệ mức hưởng khi khám chữa bệnh ngoại trú tại các cơ sở khám chữa bệnh cấp cơ bản đó là:

Từ ngày 01/7/2026, khi khám chữa bệnh (KCB) ngoại trú tại cấp cơ bản mà trước ngày 01/01/2025 được xác định là tuyến tỉnh thì được thanh toán 50% mức hưởng.

Từ ngày 01/7/2026 khi KCB ngoại trú ở cấp chuyên sâu mà trước ngày 01/01/2025 được xác định là tuyến tỉnh thì được thanh toán 50% mức hưởng.

Thủ tục khi Khám chữa bệnh BHYT:

Để tạo thuận lợi cho người bệnh, Bộ Y tế cũng đã ban hành danh mục 167 bệnh được thông cấp cơ bản, chuyên sâu mà không cần giấy chuyển tuyến.

      Thủ tục hẹn khám lại: Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hẹn khám lại trong trường hợp cần tiếp tục theo dõi tình trạng bệnh hoặc kiểm tra lại kết quả của đợt khám, điều trị đó theo yêu cầu chuyên môn.

          Người bệnh có trách nhiệm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đúng thời gian ghi trên Phiếu hẹn khám lại. Trường hợp người bệnh không thể đến đúng thời gian hẹn thì cần liên hệ với bác sỹ điều trị hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để đặt lịch hẹn khác phù hợp.

Hồ sơ chuyển cơ sở Khám chữa bệnh

Theo Thông tư 01, trường hợp chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo yêu cầu chuyên môn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nơi chuyển người bệnh phải có Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định bằng bản giấy hoặc bản điện tử. Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký.

Người tham gia BHYT mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 01 được sử dụng Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày ký. Trường hợp hết thời hạn của Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà người bệnh vẫn đang trong lần khám bệnh, chữa bệnh và cần tiếp tục điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị đó.

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, thay vì giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT một năm/lần có giá trị hết năm dương lịch, từ 1/1/2025, giấy này sẽ có giá trị một năm kể từ ngày ký.