Lịch khám thai định kỳ CHUẨN Bộ Y Tế - Mẹ bầu nên biết!

Lịch khám thai định kỳ CHUẨN Bộ Y Tế - Mẹ bầu nên biết!

Lịch khám thai định kỳ CHUẨN Bộ Y Tế - Mẹ bầu nên biết!

Người viết: Ban truyền thông - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông

Dưới đây là lịch khám thai định kỳ chuẩn của Bộ Y tế mà mẹ bầu cần biết.

Theo Bộ Y tế, trong suốt thai kỳ, người mẹ cần đi khám thai ít nhất 3 lần. Lịch khám thai chuẩn của Bộ Y tế chia làm 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Được xem là khám thai đầy đủ nếu mẹ khám đủ 7 lần (trong trường hợp thai nhi phát triển bình thường), cụ thể các mốc siêu âm thai như sau:

Lần thứ nhất (6-8 tuần)

Ở lần khám thai đầu tiên, mẹ sẽ được kiểm tra để biết thai đã về tử cung chưa? Thai nhi có đang phát triển không? Cùng với đó là bác sĩ yêu cầu mẹ làm xét nghiệm máu để phát hiện một số bệnh lý kèm theo như tim sản, tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, ...

Xét nghiệm máu trong mỗi lần khám thai có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu nên tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ sớm, cách thức bổ sung dinh dưỡng và lịch khám thai tiếp theo.

Lần thứ hai (11-14 tuần)

Bác sĩ tiến hành siêu âm để tính chính xác ngày thụ thai, xác định ngày sự sinh và xem thai nhi có đang phát triển bình thường không. Mốc khám thai tuần thứ 12 là một trong các mốc quan trọng khám thai. Lần khám này, có thể tiến hành đo độ mờ da gáy, từ đó dự đoán một số bất thường trên nhiễm sắc thể gây ra các bệnh như down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành, ...

Lần thứ ba (16 tuần)

Ở tuần thai thứ 16, mẹ bầu được thăm khám thông thường và theo dõi thai nhi, dựa vào tình trạng sức khỏe của thai phụ mà bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm nếu cần. Trong giai đoạn này, dị tật, dị dạng thai nhi được chẩn đoán tương đối rõ ràng (thai nhi càng lớn thì các dị tật dị dạng càng khó quan sát hơn), từ đó mẹ sẽ được tư vấn để chấm dứt thai kỳ sớm, tránh ảnh hưởng đến tâm lý về sau.

Lần thứ tư (22-23 tuần)

Khai thai định kỳ tuần thứ 22 đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát các loại dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Ở thời điểm này, các bất thường về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng, ... được phát hiện thông qua hoạt động siêu âm. Bác sĩ tiến hành tư vấn hướng can thiệp thích hợp cho thai phụ nên chẳng may phát hiện các dị tật ở thai nhi.

Lần thứ năm (26 tuần)

Tuần thứ 26, siêu âm thai sẽ phát hiện được các bất thường của cả mẹ và con (nếu có). Giai đoạn này, mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 1 hoặc lần 2 với lần mang thai thứ 2 (cách lần mang thai thứ nhất dưới 5 năm).

Siêu âm thai để theo dõi sự phát triển của thai nhi

Lần thứ sáu (31-32 tuần)

Ở thời điểm này, thai phụ được siêu âm để phát hiện 1 số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, bất thường ở não như giãn não thất, ... nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung - đây là một trong những nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau sinh. Cũng trong lần khám thai này, mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 2.

Lần thứ bảy (36 tuần)

Ở lần khám thai tuần thứ 36, bác sĩ thực hiện đo tim thai và chuyển động của thai nhi. Đồng thời dự báo cân nặng của bé lúc sinh, nếu trọng lượng thai nhi không đáp ứng cân nặng chuẩn tại thời điểm tương ứng thì sẽ có các tư vấn dinh dưỡng kịp thời. Lần khám thai này, bác sĩ cũng đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh: sinh thường hay sinh mổ.

Sau lần khám thai định kỳ thứ 7, mẹ sẽ tiếp tục khám tùy theo chỉ định của bác sĩ và tình hình thai kỳ (có thể là 2 tuần/lần hoặc 1 lần/tuần cho tới khi sinh). Những lần khám cuối, bác sĩ thường chỉ khám thông thường, thử nước tiểu và siêu âm.

Khám thai và chăm sóc thai kỳ tại Đơn nguyên khám chữa bệnh tự nguyện

Với phương châm chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mẹ & bé, Đơn nguyên khám chữa bệnh tự nguyện cung cấp dịch vụ khám thai, quản lý thai kỳ trọn vẹn ngay từ những tuần đầu thai kỳ với đầy đủ các mốc siêu âm 2D, 4D, 5D cần thiết.

* Về đội ngũ bác sĩ

• Thầy thuốc ưu tú, BSCKII. Trần Ngọc Cường

Nguyên Phó Giám đốc BV Hà Đông - Nguyên phụ trách khoa Sản

Hơn 37 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa

• Thạc sĩ. BSCK II. Nguyễn Thị Lan

Nguyên Trưởng khoa Sản – Bệnh viện ĐK Hà Đông

Hơn 27 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa

• BSCK I. Đặng Thị Hương

Hơn 13 năm kinh nghiệm chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh sản phụ khoa

• Cùng đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt huyết, yêu nghề

* Về trang thiết bị

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại như máy siêu âm màu GE Voluson S6 với nhiều đầu dò, Đầu dò S-Vue độ nhạy cao, màn hình Led 23 inch, công nghệ 5D đo cắt não và mặt cắt tim siêu âm 2D/4D/5D cho hình ảnh rõ nét, máy monitoring sản khoa, ...

* Về chất lượng dịch vụ

• Trước lịch khám thai định kỳ 1 đến 2 ngày, nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ nhắc mẹ để tránh quên lịch

• Nhân viên chăm sóc khách hàng hỗ trợ, hướng dẫn trong suốt quá trình thăm khám tại viện.

• Tuân theo quy trình khám thai của Bộ Y tế gồm 9 bước, đảm bảo chuyên nghiệp, tận tâm

ĐƠN NGUYÊN KHÁM CHỮA BỆNH TỰ NGUYỆN - BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG

Hệ thống trang thiết bị hiện đại, chẩn đoán nhanh chóng, chính xác: Hệ thống xét nghiệm hiện đại, Máy chụp Cắp lớp vi tính 128 dãy, …

Đội ngũ Giáo sư, Bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm

Đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp, phục vụ tận tâm.

Chi phí khám hợp lý; Đặt lịch khám nhanh thuận tiện qua SĐT 1900 633 115/0969 668 115.

Hotline 1900 633 115/ 0969 668 115 tư vấn 24/7

Địa chỉ: Tầng 1, Khoa khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông - Số 2 Bế Văn Đàn, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.