Nhóm máu RH (D) là gì và Vì sao phụ nữ mang thai cần xét nghiệm máu

Nhóm máu RH (D) là gì và Vì sao phụ nữ mang thai cần xét nghiệm máu

Nhóm máu RH (D) là gì và Vì sao phụ nữ mang thai cần xét nghiệm máu

Người viết: Ban truyền thông - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông

Hệ thống nhóm máu Rh là một hệ nhóm máu vô cùng quan trọng ở người bên cạnh hệ ABO. Tuy nhiên không nhiều người hiểu về hệ Rh này cũng như những ý nghĩa đặc biệt của nó trong truyền máu và sản khoa. Vậy hãy cùng khoa Huyết học – Truyền máu, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đi tìm hiểu rõ hơn về hệ nhóm máu này nhé.

  1. Khái niệm về hệ nhóm máu Rh(D)

Tính đến tháng 10/2024, Hội truyền máu quốc tế công nhận có tới 47 hệ nhóm máu hồng cầu với 366 kháng nguyên nhóm máu khác nhau. Hệ nhóm máu Rh là một trong 47 hệ nhóm máu đó, có những đặc điểm rất quan trọng, do đó đặc biệt cần phải chú ý.

Hệ Rh có khoảng 56 loại kháng nguyên, trong đó 5 loại kháng nguyên được biết đến nhiều hơn đó là D, C, c, E và e. Trong 5 loại này, kháng nguyên D có vai trò quan trọng nhất và có ý nghĩa y học, do đó việc xác định nhóm Rh của một người được quy ước phụ thuộc vào việc bề mặt hồng cầu người đó có mặt kháng nguyên D hay không.

Nhóm máu của hệ Rh được chia thành 2 loại đó là Rh(+) là có kháng nguyên D và Rh(-) không có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu. Khi kết hợp với hệ ABO sẽ cho ra nhóm máu như chúng ta vẫn thường thấy là A(+), A(-), B(+),B(-), AB(+), AB(-), O(+), O(-).

Đa số người Việt Nam đều mang nhóm Rh(+), dưới 0,1% dân số có nhóm Rh(-) và đây được coi là nhóm máu hiếm.

 

Hình 1: Hệ thống nhóm máu Rh ở người.

  1. Mang nhóm máu Rh(-) có nguy hiểm không.

Nhóm Rh(-) bình thường sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt như phụ nữ mang thai, truyền máu,... thì Rh(-) lại là một yếu tố quan trọng cần phải đặc biệt chú ý.

    1. Trong truyền máu

Trong trường hợp người Rh(-) lần đầu tiên nhận máu từ người Rh(+) có thể sẽ chưa xảy ra tai biến tức thì. Tuy nhiên sau 10 - 15 ngày truyền máu, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể anti D, sau 2 - 4 tháng nồng độ kháng thể đạt tối đa. Lúc này nếu tiếp tục truyền máu lần thứ 2 từ người Rh(+) cho người Rh(-) có thể sẽ xảy ra tai biến nguy hiểm.

Người cho

Người nhận

O-

O+

A-

A+

B-

B+

AB-

AB+

O-

  •  

x

x

x

x

x

x

x

O+

  •  
  •  

x

x

x

x

x

x

A-

  •  

x

  •  

x

x

x

x

x

A+

  •  
  •  
  •  
  •  

x

x

x

x

B-

  •  

x

x

x

  •  

x

x

x

B+

  •  
  •  

x

x

  •  
  •  

x

x

AB-

  •  

x

  •  

x

  •  

x

  •  

x

AB+

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Sơ đồ truyền máu khối hông cầu

  • : hòa hợp nhóm máu;  X: Không hòa hợp nhóm máu

 

    1. Trong sản khoa

Nhiều người hỏi tại sao phụ nữ mang thai bắt buộc phải xét nghiệm nhóm máu Rh?

Việc kiểm tra nhóm máu hệ Rh là vô cùng quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai nhằm hạn chế tối đa những tai biến do bất đồng nhóm máu mẹ con. Cụ thể trong những trường hợp sau:

Khi người mẹ có nhóm Rh(+) và thai nhi Rh(-), nếu như bình thường không có chấn thương hay chảy máu thì máu của mẹ sẽ không tiếp xúc với máu của thai. Tuy nhiên trong quá trình sinh đẻ có thể sẽ có sự tiếp xúc và gây ra những phản ứng bất lợi.

Khi người mẹ có nhóm Rh(-) và thai nhi Rh(+), cơ thể người mẹ sẽ phản ứng với máu của thai nhi và coi nó như một kháng nguyên lạ, từ đó mẹ sản sinh ra kháng thể anti D chống lại máu của bé. Ở lần mang thai đầu tiên, lượng kháng thể anti D này còn yếu và chưa đủ để gây ra sự nguy hiểm. Tuy nhiên kể từ lần mang thai sau trở đi của thai phụ, nếu đứa bé tiếp tục có Rh(+) thì sẽ tạo ra sự bất đồng nhóm máu nguy hiểm.

Kháng thể anti D được sinh ra từ lần trước sẽ đi qua nhau thai và xâm nhập vào máu của thai nhi, phá hủy hồng cầu. Lượng hồng cầu bị chết quá lớn dẫn đến việc bào thai bị thiếu máu, có thể gây sảy thai, thai lưu và đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé.

Những đứa trẻ bị bất đồng nhóm máu mẹ con nếu như được sinh ra sẽ có nguy cơ bị vàng da, tán huyết. Người mẹ có nhóm Rh(-) sẽ khó khăn và nguy hiểm trong những lần mang thai sau nếu như không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nếu bạn có nhóm Rh(-) thì cũng đừng quá lo lắng bởi trên thực tế hiện nay có nhiều phụ nữ Rh(-) những vẫn có thể sinh con một cách an toàn, thậm chí sinh nhiều lần. Điều quan trọng đó là phải tuân thủ theo sự tư vấn và khuyến cáo của bác sĩ nhằm loại bỏ những khả năng có thể dẫn đến tai biến. Bác sĩ sẽ có những biện pháp can thiệp phù hợp để đảm bảo cuộc sinh nở của bạn thành công.

Bạn cần khuyên người thân và bạn bè nên đi xét nghiệm nhóm máu để từ đó biết cách chăm sóc bản thân và chú ý trong những trường hợp đặc biệt như truyền máu, hiến máu. Nhóm máu Rh(+) hay Rh(-) mang tính di truyền, do đó các cặp vợ chồng cũng nên đi kiểm tra nhóm máu của mình để đảm bảo con sinh ra được thuận lợi và an toàn.

Máy định nhóm máu tự động BIO-RAD IH500

Để biết mình và người thân nhóm máu gì hãy đến với Khoa Huyết học – Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông . Với hệ thống định nhóm máu tự động, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, chỉ sau 20-30 phút bạn biết kết quả.

Liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng 1900866689 hoặc 02433528203 để được tư vấn chi tiết các dịch vụ.