Người viết: Tổ truyền thông
13/08/2019 00:00:00
Nhằm hỗ trợ tối ưu cho việc điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp Laser, Rf. Sáng nay ngày 08/08/2019, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tổ chức Hội thảo khoa học " Những tiến bộ mới trong điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp Laser, Rf". Với sự góp mặt của nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y tế nói chung và Điều trị suy giãn tĩnh mạch nói riêng, cùng các đơn vị bạn trong ngành y tế. Hội thảo hướng tới mục tiêu nâng cao, kiến thức cho các bác sĩ, kỹ thuật viên và nâng cao chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nội dung của Hội thảo gồm các bài chia sẻ của của các chuyên gia trong lĩnh vực suy giãn tĩnh mạch và tiến hành thực hiện thủ thuật trực tiếp cho 02 bệnh nhân phòng can thiệp mạch khoa Khám bệnh – Bệnh viện đa khoa Hà Đông.
Mở đầu hội thảo BSCKII. Đào Thiện Tiến đánh giá rất cao các nội dung của Hội thảo khoa học được in trên giấy mời gửi các đơn vị bạn trong ngành y tế và triển khai đưa vào sử dụng kỹ thuật này tại nhiều bệnh viện trên cả nước để phục vụ tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Và gửi lời cám ơn đến các chuyên gia đầu ngành trong suốt thời gian qua đã đồng hành cùng Bệnh viện đa khoa Hà Đông thực hiện nhiều ca suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp Laser, Rf thành công.
BSCKII. Đào Thiện Tiến phát biểu khai mạc tại hội thảo
Tại hội thảo Tiến sỹ, Bác sỹ Trần Đức Hùng Bênh viện Quân Y 103 chia sẻ Cập nhật chẩn đoán và chỉ định điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới và cho biết: Cấu trúc thành tĩnh mạch: 3 lớp Lớp áo ngoài: tiếp giáp với tổ chức liên kết, chứa các mạch nuôi tĩnh mạch, bạch mạch và tận cùng đầu dây thần kinh. Lớp áo giữa: gồm các sợi cơ trơn và sợi chun nhưng ít hơn ĐM. Nội mạc: gồm lớp nội mạc mạch và lớp áo dưới nội mạc tạo bởi tổ chức liên kết và mucoglycoproteine. Tần suất mắc ở người trưởng thành: 9-30% cụ thể ở Mỹ : 30 triệu người bị bệnh tính mạch còn ở Việt Nam: 62% số bệnh nhân tới khám tại các phòng khám thì chiếm từ 1-2% loét do bệnh tĩnh mạch, trong đó 20,7% thuộc nhóm trên 80 tuổi.
Tiếp theo Tiến sỹ, Bác sỹ Lê Duy Thành - Bệnh viện TWQĐ 108 chia sẻ Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông bằng phương pháp RF. Bác sỹ Thành cho hay bệnh này thường gặp ở Châu Âu (35% người làm việc và 50% người nghỉ hưu). Còn ở Việt Nam (40.4% người trên 50 tuổi, nữ: nam ≈ 3,2). Chi phí điều trị tốn kém: 1,5 – 2% ngân sách y tế.
Cũng tại buổi Hội thảo Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông bằng phương pháp laser – do Bác Sỹ Vũ Minh Phúc - Bệnh viện Quân Y 103 chia sẻ Từ tháng 7/2016 đến tháng 04 năm 2019 tại khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 đã điều trị 320 bệnh nhân với 456 chi được chấn đoán suy tĩnh mạch nông chi dưới và được can thiệp điều trị bằng Laser nội mạch bằng những kinh nghiệm đó tại hội thảo khoa học bác sỹ Hùng cũng nhấn mạnh thủ thuật can thiệp laser nội mạch có tỷ lệ thành công cao, hiệu quả trong điều trị. Tỷ lệ tai biến, biến chứng thấp.
Kết quả bước đầu điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser nội mạch tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2019 - Bác sỹ CKI. Đỗ Hữu Nghị - Bệnh viện đa khoa Hà Đông. Từ từ tháng 8/2018 đến tháng 09/2019 tại khoa Tim mạch Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã điều trị cho 20 bệnh nhân với 30 chi được chẩn đoán suy tĩnh mạch nông chi dưới và đượ can thiệp điều trị bằng Laser nội mạch và đưa ra kết luận Điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp can thiệp laser nội mạch có tỷ lệ thành công cao, hiệu quả trong điều trị với tỷ lệ tai biến, biến chứng thấp.
Kết thúc các bài chia sẻ các chuyên gia đều đưa ra những điểm chung về Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp Laser, Rf" chung đó là: Phòng tránh bệnh như thế nào? Các triệu chứng của bệnh, các giai đoạn của bệnh, biến chứng của giãn tĩnh mạch Các phương pháp chữa trị hiện nay (Dùng băng ép và tất ép, Dùng thuốc). Điều trị bằng thủ thuật và ngoại khoa…
Hình ảnh trực tiếp thực hiện điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp Laser, Rf cho 02 bệnh nhân phòng can thiệp mạch khoa Khám bệnh – Bệnh viện đa khoa Hà Đông dưới sự hướng dẫn quan sát của các chuyên gia.
Hội thảo khoa học này, là dịp để các chuyên gia, các bác sỹ, kỹ thuật viên chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình chẩn đoán và điều trị với mục tiêu nâng cao chất lượng y tế giúp cho các bác sỹ chẩn đoán sớm, chính xác các mức độ suy giãn tĩnh mạch để đưa ra các kỹ thuật bà phương pháp điều trị phù hợp đạt hiệu quả cao.