Người viết: Truyền thông BVHD
19/11/2024 14:22:18
Xuất phát từ truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam, vị trí, vai trò của người thầy luôn được xã hội tôn vinh với sự kính trọng, tin tưởng. Phát biểu tại Lớp học Chính trị của giáo viên năm 1959, Người đã khẳng định: “Giáo viên là người phụ trách đào tạo những công dân tiến bộ, những cán bộ tiến bộ cho dân tộc. Nhiệm vụ ấy rất vẻ vang. Khi đến thăm trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò không thể thay thế của người giáo viên: “Còn gì vẻ vang hơn nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Người thầy giáo tốt, người thầy giáo xứng đáng là người thầy vẻ vang nhất, dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng Huân chương. Song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh… Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang. Giá trị, tầm quan trọng của người thầy được thể hiện trong câu nói rất đỗi bình dị của Hồ Chí Minh: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục... Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hóa.
Ðể làm tròn sứ mệnh vẻ vang ấy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi nhà giáo phải là người có đức và có tài. Đức và tài là một thể thống nhất, không thể tách rời. Theo Bác, trong mối quan hệ tương hỗ đức và tài thì “đức phải có trước tài”, đức là “nền tảng”, là “cái gốc” của người giáo viên.
Trích lời Bác Hồ nói chuyện với lớp học chính trị dành cho 800 giáo viên tình nguyện đi dạy ở các trường miền núi (Hà Nội, ngày 22/9/1959).