BVĐK Hà Đông: Tổ chức tọa đàm với chủ để " Văn hóa trong Y học"

Người viết: Tổ truyền thông

24/02/2023 08:43:57

Chiều ngày 24/2, được sự đồng ý chỉ đạo của Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tổ chức tọa đàm “Văn hóa trong y học” để cảm ơn những nỗ lực, cố gắng, hy sinh, mất mát…của đội ngũ y bác sĩ trên cả nước nói chung, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông nói riêng đã không quản ngại khó khăn ngày, đêm vì sức khỏe và tính mạng của nhân dân trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Tham dự buổi tọa đàm có các khách mời từ các cơ quan báo chí: Ông Nguyễn Hồng Sâm - Tổng Giám Đốc Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ - Văn Phòng Chính Phủ,  Ông Nguyễn Ngọc Thanh – Vụ Trưởng, Trưởng ban Nhân dân Điện tử, Báo Nhân Dân; Bà Tô Thị Lan Phương - Phó Tổng biên tập Báo công lý; Ông Nguyễn Văn Quý - Tổng Giám đốc Truyền Hình Công Lý - Báo Công Lý

Về phía Bệnh viện Đa khoa Hà Đông có TTUT, BSCK Đào Thiện Tiến - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Bệnh viện, TS Nguyễn Văn Thắng – Phó giám đốc bệnh viện, BSCKII Lê Hoàng Tú – Phó giám đốc bệnh viện, BSCKII Cao Đức Chinh – Phó giám đốc bệnh viện cùng Lãnh đạo các khoa, phòng và đại diện cán bộ, viên chức, người lao động Bệnh viện.

Phát biểu tại buổi tọa đàm TTUT, BSCK Đào Thiện Tiến - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Bệnh viện khẳng định đây là một sự kiện rất có ý nghĩa đối với cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa Hà Đông nói riêng và các đơn vị y tế trên địa bàn Hà Nội nói chung.

Làm theo lời dạy của Bác 68 năm qua tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông luôn kế thừa và phát huy truyền thống trên 100 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ hôm nay vô cùng tự hào khoác trên mình áo trắng người Thầy thuốc, quyết tâm đoàn kết vượt qua khó khăn, lao động sáng  tạo hoàn thành nhiệm vụ được giao, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân phía Tây nam TPHN.

 

 

BS Tiến nhấn mạnh “ Thầy thuốc như mẹ hiền”vì vậy, buổi tọa đàm với chủ đề “ Văn hóa trong y học” là cơ hội quý báu để các Thầy thuốc, cán bộ y tế hoàn thiện kiến thức hơn nữa góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đồng thời  BS Tiến cũng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Sở Y tế Hà Nội, các cơ quan báo chí, toàn thể các bộ y tế và đặc biệt là Nhà phương đông học Nguyễn Quang Minh đã tham dự buổi tọa đàm này.

Với tôn chỉ sự hài  lòng của người bệnh là uy tín của chúng tôi. Trong buổi toạ đàm Nhà Phương Đông học Nguyễn Quang Minh chia sẻ đến cán bộ y tế bệnh viện về một số nội dung về y tế ngoài góc nhìn y học hiện đại thì dưới góc nhìn y học phương đông sẽ ra sao, chúng ta cùng lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia trong buổi tọa đàm:

MC: Thưa chuyên gia Nguyễn Quang Minh với góc nhìn thực tiễn tất cả chúng ta đều biết ngành y nói chung và cụ thể  là bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh nói riêng do đặc thù nghề nghiệp nên hàng ngày luôn phải tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, nhất là  bệnh nhân mắc bệnh nặng, bệnh truyền nhiễm. Ngoài việc phòng bệnh theo y học hiện đại thì với góc nhìn của phương đông ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Nhà nghiên cứu Văn hóa phương đông học - Nguyễn Quang Minh: Đây là một hi sinh và đóng lớn trong lịch sử nhân loại và mãi mãi vẫn thế“ Lương y như từ mẫu” gánh trên vai trọng trách lớn với nhiều nguy hiểm. Trong học thuyết vận khí của người Á đông, khi con người bị bệnh thì toàn bộ truyền nhân khí đó theo chiều thành đối thứ 5, quay ngược theo chiều từ mặt trăng sang mặt trời, đây là sự đảo ngược trường khí, tạo ra tử khí, tử khí này chính là sự ô nhiễm rất lớn. Do vậy khi bác sĩ tiếp xúc với bệnh nhân được coi là sự hi sinh vô hình rất lớn giống như cha mẹ hi sinh cho con cái. Vì thế, cách bảo vệ cho bác sĩ ngoài các phương pháp theo y học hiện đại thì theo y học phương đông, sau khi tiếp xúc với bệnh nhân quần áo của bác sĩ cần được phơi ra nắng vào thời điểm chính ngọ là 12h00 nó giống như một phương pháp sát khuẩn và có thể triệt tiêu được những ô nhiễm.

MC: Từ những đánh giá về tiết khí của năm Quý Mão năm 2023 trong dịp đầu xuân ông có lời khuyên trong việc chống dịch bệnh và sự ô nhiễm của năm Quý Mão. Một trong những biện pháp mang tính truyền thống đó là mỗi người dùng nước muối để rửa tay trong ngày ít nhất là một lần. Vậy đây chỉ là tự vệ  sát khuẩn theo cách nhìn của y học hiện đại, hay đằng sau đó còn có tri thức văn hóa truyền thống mà người ta đưa ra giải pháp này?

 

Nhà nghiên cứu văn hóa phương đông học - Nguyễn Quang Minh: Với lịch sử nhân loại từ nhiều thập kỷ kỷ qua cho đến nay, chúng ta đã trải qua  chín đại dịch lớn. Sau mỗi đại dịch chúng ta phải trải qua thực tiễn nhiều năm mới tìm ra giải pháp khắc phục. Một người dân thường cũng hiểu được nước muối nhạt cũng có thể dùng để sát khuẩn.

Trong học thuyết truyền thống chúng ta đang đứng ở hạ nguyên thứ 28 năm Quý Mão là năm kết thúc của tiểu vận 8. Do đó năm cuối vận không chỉ là dịch mà còn có các loại bệnh theo quan niệm y học cổ truyền là ho, sốt, cảm… Nước muối biển nhạt là giải pháp tự vệ đặc biệt trong các năm cuối tiểu vận. Phương pháp ngâm tay vào nước muối nhạt và lau sạch là cách tự vệ rất tốt cho sức khỏe của các tiền nhân đúc kết lại từ nhiều thế kỷ.

MC: Trong học thuật của người Á đông, khi người bệnh uống thuốc, người ta chọn giờ để uống, vì giờ đó tương ứng với các bộ vị trong tạng phủ của con người. Học thuyết này người ta dùng là tý, ngọ lưu trú để nói về vác chuyển động của mũi giờ tương ứng với tạng phủ trong con người? Vậy vấn đề này có nên áp dụng cho y học hiện đại không? Thưa ông?

Nhà nghiên cứu văn hóa phương đông học: Về Y học phải rất giỏi, chữa khỏi được nhiều bệnh để cứu sống nhân loại trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên chúng ta có thể tham khảo đinh quy bát phát, hay tý, ngọ là nghiên cứu các học thuật rất sâu sắc, cho chúng ta thấy chỉ cần một lá khúc tuần có thể cắt một cơn sốt, một búp ổi đặt vào bên tay trái có thể chấm dứt một cơn đau bụng… Tùy theo loại bệnh mà thời gian uống thuốc để phát huy được hết công năng của thuốc. Ông đưa ra ví dụ khi bị bệnh đường ruột người ta thường khuyên bệnh nhân uống thuốc từ 5h00 đến 7h00, với bệnh tim mạch từ 11h00 đến 13h00. ..Y học hiện đại là một tiến trình của y học truyền thống bằng chứng là các công trình nghiên cứu khoa học về y học để lại cho nhân loại nhiều phương pháp chữa bệnh ngày nay con người đang được hưởng và kế thừa.

Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi tọa đàm với chủ đề: “Văn hóa trong y học” tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.



 

cùng các tài liệu từ đông sang tây liên quan đến hoạt động giờ giấc, nguy cơ lây nhiễm từ bệnh nhân sang cán bộ y tế, do đặc thù hàng ngày hàng giờ phải tiếp xúc với bệnh nhân nặng... Bên cạnh đó là trọng trách, nỗ lực, cố gắng, hy sinh, mất mát của đội ngũ y, bác sĩ vì sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Đồng thời ông cũng đưa ra những giải pháp nhằm mục đích đem lại sức khỏe thể chất, tinh thần và nội lực sau mỗi lần tiếp xúc bệnh nhân, giúp cán bộ y tế vừa chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân vừa bảo vệ chính mình ngày càng tốt hơn.

Tại buổi tọa đàm Nhà Phương Đông học Nguyễn Quang Minh chia sẻ với cán bộ y tế bệnh viện v

Kết thúc buổi tọa đàm. TTUT, BSCKII Đào Thiện Tiến đã bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Sở, ban, ngành, các cơ quan báo chí và đặc biệt là Nhà phương đông học Nguyễn Quang Minh

các thế hệ Thầy thuốc Việt Nam đã đoàn kết một lòng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn trên mọi miền Đất nước với tinh thần lao động hăng say, tấm lòng yêu thương người bệnh, đội ngũ Thầy thuốc đã không ngừng trưởng thành, học hỏi phát huy các kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha, cùng với đó nắm bắt nhanh chóng nhiều thành tựu y học tiên tiến hiện trong nước và quốc tế đóng góp nhiều cho thành tựu y học hiện đại.

DANH MỤC TIN