𝐁𝐕Đ𝐊 𝐇𝐚̀ Đ𝐨̂𝐧𝐠: 𝐗𝐚̂𝐲 𝐝𝐮̛̣𝐧𝐠 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐨̂̉ 𝐜𝐡𝐮̛́𝐜 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐬𝐨̂́ đ𝐚́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚́ 𝐜𝐡𝐚̂́𝐭 𝐥𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐧𝐚̆𝐦 𝟐𝟎𝟐𝟒 𝐦𝐚𝐧𝐠 𝐥𝐚̣𝐢 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐢𝐞̂́𝐧 𝐛𝐨̣̂ 𝐦𝐨̛́𝐢 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐯𝐚̀ 𝐜𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐯𝐞̂́𝐭 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠.

Người viết: Tổ truyền thông

10/01/2024 10:30:23

 

Nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh là vấn đề được cộng đồng và xã hội hết sức quan tâm, bởi nó có tác động trực tiếp đến sức khỏe người bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ là những người ốm đau phải nhập viện điều trị.

Nhằm góp phần nâng cao tổ chức thực hiện chỉ số đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện trong năm 2024 tốt hơn nữa. Từ chiều từ 04/01 đến 05/01/2024, Phòng Điều dưỡng – Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã tổ chức 02 buổi tập huấn với chuyên đề như sau:

Buổi 1: tập huấn về Chăm sóc vết thương đánh giá và quản lý vết thương dưới sự hướng dẫn của TS Phan Thị Dung – Chủ tịch hội Điều dưỡng ngoại khoa Việt Nam - Nguyên trưởng phòng điều dưỡng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đó là Cập nhật tiến bộ mới trong chăm sóc bết thương với các nội dung như: Nhận định và đánh giá về xác định đánh giá mức độ nghiêm trọng; cách làm sạch vết thương, sử dụng các chất kháng khuẩn…; cung cấp những tiến bộ mới trong lĩnh vực chăm sóc vết thương…; chăm sóc sau phẫu thuật.

Buổi tập huấn này đã giúp các điều dưỡng của Bệnh viện ứng dụng vào thực tiễn rất cao mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh và có nhiều câu hỏi thảo luận sôi nổi chuyên sâu về những tiến bộ mới trong chăm sóc vết thương. Cùng với đó, qua bài tập thảo luận nhóm TS Dung cũng đánh giá cao các điều dưỡng tại Bệnh viện đã nỗ lực không ngừng tham gia học hỏi cập nhật các kiến thức mới, các kiến thức chuyên sâu rất nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ và chính xác.

Buổi 2 diễn ra với 02 nội dung:

Nội dung 1: Chăm sóc vết thương ngoại khoa, những vấn đề cần thiết, những chú ý khi chăm sóc dẫn lưu – Do ThS. Điều dưỡng Trưởng Đoàn Văn Thủy - khoa Ngoại Thần kinh lồng ngực trình bày: Điều dưỡng gữi vai trò vô cùng quan trọng trong chăm sóc và điều trị; Có nhiệm vụ phối hợp với bác sỹ trong điều trị; Trực tiếp hàng ngày hàng giờ tiếp xúc theo dõi,chăm sóc người bệnh.Th.S Thủy cho biết: trước khi chăm sóc cần nhận định vết thương ,vết mổ và những đánh giá về tình trạng vết thương vị trí,kích cỡ,mức độ tiết dịch,tính chất dịch,vùng da quang vết thương,tính chất đau, quan sát toàn trạng người bệnh… và chỉ ra các tai biến chăm sóc cần chú ý. Bên cạnh đó là hướng dẫn cách chăm sóc dẫn lưu Điều trị trong các trường hợp như:Tràn máu,tràn khí KMP do chấn thương;Tràn mủ màng phổi,tràn dịch màng phổi;Phẫu thuật cắt thùy phổi,nội soi sinh thiết chẩn đoán.

Kết thúc bài chia sẻ của Th.S Thủy có rất nhiều câu hỏi được thảo luận sôi nổi và mang lại những phút giây chia sẻ chuyên môn với sự ghi nhận và học hỏi rất hăng say giúp các điều dưỡng nâng cao được chất lượng chăm sóc điều trị vết thương ngoại khoa.

Nội dung 2: Chăm sóc vết thương người bệnh loét bàn chân người bệnh Đái tháo đường – Những vấn đề cần biết. Tư vấn GDSK cho người bệnh có vết thương – Do CN. Đặng Thị Nga – Điều dưỡng Trưởng – Khoa Nội tiết trình bày: Người bệnh đái tháo đường vẫn thường được khuyên nên chú ý chăm sóc bàn chân mỗi tối. Điều này sẽ giúp bạn phòng tránh được biến chứng loét bàn chân - một biến chứng đái tháo đường nguy hiểm, là gánh nặng của nhiều người bệnh. Do đó để điều trị vết thương hiệu quả dựa vào việc xác định và điều trị nguyên nhân, chuẩn bị nền vết thương, điều chỉnh các yếu tố bất thường làm chậm quá trình lành thương.

Một kế hoạch chăm sóc vết thương toàn diện giúp tăng tốc quá trình lành thương. Mục tiêu cuối là đảm bảo sự hình thành mô hạt khỏe mạnh giúp vết thương lành hoàn toàn.

DANH MỤC TIN