Nguy cơ bệnh thủy đậu gia tăng, nhiều biến chứng nguy hiểm

Người viết: Tổ truyền thông

20/03/2024 15:07:23

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh rất dễ lây lan, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu. Khi bị bệnh thường, bệnh nhân thường có các biểu hiện như mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt phỏng nước (bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân).

Thời tiết giao mùa như hiện nay dễ xuất hiện nhiều ca mắc mới. Tại Hà Nội, bệnh thủy đậu hiện đã ghi nhận các ca mắc cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 202 ca bệnh.

Cùng với đó, tại khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã điều trị nội trú và ngoại trú cho gần 10 bệnh nhân mắc thủy đậu , trong đó có cả người lớn và trẻ nhỏ. Theo BSCKII Trần Thị Kim Anh – Trưởng khoa bệnh nhiệt đới cho biết, nhiều trường hợp bệnh tưởng nhẹ nhưng lại rất nguy hiểm khi bị biến chứng . Một trong số đó là bệnh nhân Đ.😭.H tại Dương Nội – Hà Đông – Hà Nội chia sẻ khi mắc thủy đậu chị bị sốt, đau đầu, đau họng và ngứa rát toàn thân. Sau 7 ngày điều trị tại bệnh viện, các nốt phỏng thủy đậu vẫn còn xuất hiện nhiều trên mặt và toàn thân. Theo các bác sĩ Kim Anh bệnh nhân này chưa được tiêm phòng thủy đậu.

Tại khoa Nhi cũng đang điều trị cho một bệnh nhi 9 tháng tuổi mắc bệnh nhưng chưa được tiêm phòng thủy đậu. Được biết, bệnh nhi vẫn còn xuất hiện nhiều nốt thủy đậu trên mặt, trên người và bị viêm phổi. Chị H.P.H (P. Hà Cầu, Q. Hà Đông) – mẹ của bệnh nhi chia sẻ: “Dù lần này đã mắc thủy đậu, nhưng sau khi khỏi bệnh tôi sẽ phải nhớ lịch đi tiêm phòng cho con để phòng bệnh tái lại cũng không bị biến chứng nguy hiểm.”

BSCKII Nguyễn Thị Thùy Dương – Trưởng khoa Nhi khuyến cáo, để phòng chống bệnh thủy đậu, người dân cần vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ; sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng; vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 9 tháng tuổi để phòng bệnh tránh lây lan. Tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà, tránh bệnh tiến triển nặng

BSCKII Nguyễn Thùy Dương – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông thăm khám cho trẻ bị thủy đậu đang điều trị nội trú

BSCKI Đinh Thị Uyên – Phụ Trách Đơn nguyên tiêm chủng chia sẻ: Thủy đậu không chỉ là bệnh ngoài da để lại sẹo, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, viêm tai ảnh hưởng đến thính lực… Thủy đậu đặc biệt nguy hiểm với bà bầu, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người có bệnh nền mạn tính. Tiêm phòng vaccine là biện pháp phòng bệnh thủy đậu và tránh biến chứng hiệu quả nhất.

Khách hàng đến tiêm phòng tại Đơn nguyên tiêm chủng

Hiện nay Đơn nguyên tiêm chủng - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông có đầy đủ các loại vaccine trong đó có vaccine phòng bệnh thủy đậu. Bệnh nhân và khách hàng có thể đến tiêm phòng với lịch tiêm tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ nhật, thời gian sáng từ 7h30 đến 12h00, chiều từ 13h00 đến 17h00 tại địa chỉ duy nhất: Số 2C Nguyễn Viết Xuân - Quang Trung - Hà Đông – Hà Nội.

Khách hàng đăng ký tiêm tại Đơn nguyên tiêm chủng

Liên hệ qua số Hotline: 0243 2939 092 – 0912 196 092 để được hỗ trợ, tư vấn hướng dẫn và đặt lịch lịch tiêm thuận tiện, nhanh chóng, chu đáo và thân thiện.

 

 

 

 

 

DANH MỤC TIN