Phòng Đào tạo chỉ đạo tuyến

Phòng Đào tạo chỉ đạo tuyến PHÒNG ĐÀO TẠO CHỈ ĐẠO TUYẾN

Nguyễn Vũ Trung
Th.S BSCKII

Nguyễn Vũ Trung

Trưởng phòng
Nguyễn Thu Uyên
BSCKII

Nguyễn Thu Uyên

Phó trưởng phòng

1. Lịch sử hình thành

- Từ tháng  từ 14/12/2010 có tên gọi là Tổ đào tạo- Chỉ đạo tuyến

- Ngày 07/6/2012 Phòng Chỉ đạo tuyến  được thành lập theo quyết định số 1941/QĐ-SYT của Sở Y tế Hà nội.

2. Cơ cấu tổ chức

Tổng số: 09 cán bộ.

- 05 cán bộ có trình độ Đại học,

- 04 cán bộ sau đại học .

Cụ thể từng chức danh như sau:

02 BSCKII : 01 Trưởng phòng và  01 Phó trưởng phòng 

01 ThS Quản lý công - Chuyên viên

01 ThS. Quản lý Bệnh viện

0 4 Cử nhân ĐD

01 CN Tài chính - Chuyên viên

 

 

3. Lãnh đạo qua các thời kỳ

Các trưởng phòng qua các thời kỳ:

- Từ năm 2011 – 2013: BSCK II  Lê Hoàng Tú

- Từ năm 2014 – nay: Ths. BSCKII  Nguyễn Vũ Trung

Các Phó phòng qua các thời kỳ:

- Từ 2011-2014: Ths. BSCKII  Nguyễn Vũ Trung

- Từ 2015 – 2021: BSCK II  Phạm Văn Tự

- Từ 2022 – nay: BSCK II Nguyễn Thu Uyên

4. Chức năng nhiệm vụ

Chức năng:

- Phòng Đào tạo và Chỉ đạo tuyến là đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Bệnh viện đa khoa Hà Đông, chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến, luân phiên cán bộ, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, truyền thông marketing và các nhiệm vụ khác theo phân công của Giám đốc Bệnh viện.

Nhiệm vụ đào tạo:

- Tổ chức, điều phối, quản lý tập trung công tác đào tạo và phát triển các loại hình đào tạo của Bệnh viện đa khoa Hà Đông: đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao nghiệp vụ.

- Hoàn thiện các quy trình, quy định, quy chế, nội quy liên quan.

- Cập nhật và xây dựng các khung chương trình đào tạo cho từng nội dung phù hợp với thời gian đào tạo theo đúng quy định.

- Kiện toàn tổ chức và công tác quản lý, tập trung vào chất lượng đào tạo với trọng tâm là tay nghề thực hành.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực y tế và phát triển năng lực khám chữa bệnh của các tuyến điều trị với các dự án, đề án, chương trình, tổ chức trong nước và quốc tế.

- Tập trung quản lý, giám sát và liên tục cải tiến chất lượng giảng dạy và học tập theo đúng quy trình.

- Sử dụng tối đa công suất của các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo.

- Hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân lực y tế nhiều trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học.

- Chủ động xây dựng và đa dạng hóa các chương trình đón đầu nhu cầu đào tạo nhân lực y tế cho ngành. Phối hợp đào tạo tiền lâm sàng, chuyển giao kỹ thuật theo nhu cầu của các loại hình đào tạo do bệnh viện tổ chức.

- Giám sát, kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác đào tạo của bệnh viện.

- Định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển của bệnh viện và của ngành. Là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế, quản lý mọi đối tượng học sinh, sinh viên, cán bộ đến học, thực tập tại Bệnh viện.

- Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức biên soạn in ấn và phát hành các tài liệu giảng dạy cho chương trình đào tạo của Bệnh viện.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bệnh viện.

Chỉ đạo tuyến:

- Lập kế hoạch, tổ chức, điều phối và quản lý công tác chỉ đạo tuyến, luân phiên cán bộ của bệnh viện.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên môn, sinh hoạt khoa học có mời tuyến dưới tham dự.

- Tổ chức đào tạo, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới.

- Hướng dẫn và tạo điều kiện cho tuyến dưới nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện đúng tuyến kĩ thuật; thông báo kịp thời các sai sót về chuyên môn kĩ thuật.

- Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về chỉ đạo tuyến.

- Tư vấn và chuyển giao mô hình quản lý chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ đến các Bệnh viện/Trung tâm y tế trong phạm vi chỉ đạo tuyến.

- Theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ hỗ trợ chuyên môn tuyến dưới.

 - Cùng với tuyến dưới hướng về cộng đồng thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giữ gìn vệ sinh môi trường, tham gia phòng chống dịch bệnh. Sẵn sàng ứng cứu hộ từ tuyến dưới khi trong địa bàn có các thảm hoạ và các tệ nạn xã hội.

- Định kỳ sơ kết, tổng kết với tuyến dưới để rút kinh nghiệm trong thực hiện, điều chỉnh hoạt động chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ phù hợp với nhu cầu.

Hợp tác quốc tế:

- Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y, dược và thiết bị y tế, nhằm trao đổi về chuyên môn kỹ thuật, thiết bị y tế và đào tạo cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh và chữa bệnh.

- Quản lý công tác hợp tác quốc tế phải theo đúng các quy định của pháp luật.

- Sử dụng, quản lý hàng và tiền do nguồn tài trợ quốc tế phải theo đúng Quản lý ngân sách Nhà nước.

- Chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc cụ thể, chu đáo. Theo dõi tiếp khách nước ngoài, ghi chép nội dung làm việc.

- Đón khách người nước ngoài đến làm việc phải theo đúng đủ thủ tục và địa điểm quy định của Nhà nước.

- Thông báo cho cơ quan an ninh của địa phương biết thời gian, địa điểm làm việc để hỗ trợ bệnh viện tổ chức công tác bảo vệ chu đáo.

- Trao đổi thư công tác, báo cáo khoa học, tài liệu nghiên cứu gửi ra nước ngoài và nhận từ nước ngoài phải theo đúng quy định của pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước.

- Định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm các hoạt động hợp tác quốc tế.

Nghiên cứu khoa học:

- Căn cứ vào nhiệm vụ chung của bệnh viện, lập kế hoạch hoạt động công tác nghiên cứu khoa học của bệnh viện trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển công nghệ và nghiên cứu khoa học của bệnh viện.

- Thông báo định hướng hoạt động khoa học – công nghệ và kỹ thuật của Nhà nước, chiến lược của Ngành để các khoa, phòng, cán bộ khoa học nghiên cứu và đề xuất nội dung. Thông báo danh mục các đề tài được duyệt và cấp quản lý.

- Tổ chức triển khai, theo dõi, giám sát thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Thành phố và cấp cơ sở.

– Tổ chức triển khai thực hiện các sáng kiến cải tiến kỹ thuật tại bệnh viện.

- Theo dõi giám sát việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào công tác khám chữa bệnh trong bệnh viện.

– Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên môn, sinh hoạt khoa học của bệnh viện.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, các hội nghị hội thảo chuyên môn trong và ngoài bệnh viện.

- Xây dựng mạng lưới nghiên cứu khoa học trong toàn bệnh viện.

- Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ và kỹ thuật, tổng hợp và báo cáo tiến độ các đề tài NCKH trình Giám đốc bệnh viện.

- Hoàn tất các thủ tục cần thiết phục vụ cho công tác của Hội đồng khoa học bệnh viện: Nội dung nghiên cứu, số lượng đề tài; Nguồn tài chính, cán bộ và thời gian nghiên cứu; Lựa chọn theo thứ tự ưu tiên.Tổng hợp ý kiến hội đồng, lựa chọn nội dung ưu tiên nghiên cứu. Lập kế hoạch khoa học – công nghệ và kỹ thuật trình cơ quan quản lý cấp trên.

- Định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, điều chỉnh các hoạt động nghiên cứu khoa học phù hợp với nhu cầu phát triển của bệnh viện.

Truyền thông marketing:

- Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc.

- Hỗ trợ các đơn vị trong bệnh viện xây dựng kế hoạch và các sản phẩm truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

- Xây dựng nội dung, tài liệu để giới thiệu, quảng bá hình ảnh thương hiệu bệnh viện, các dịch vụ và hoạt động của bệnh viện đến người bệnh và cộng đồng thông qua tổ chức các hoạt động, chương trình, sự kiện, hội nghị, hội thảo.

- Phối hợp với các cơ quan/tổ chức truyền thông của ngành y tế, của nhà nước cập nhật, phổ biến đến các đối tượng: người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế về các chính sách pháp luật của Nhà nước, của ngành có liên quan đến công tác khám chữa bệnh; định hướng và phát triển dư luận theo chiều hướng tích cực, góp phần xây dựng và nâng cao mối quan hệ giữa thầy thuốc với người bệnh, người nhà người bệnh.

- Tăng cường mối quan hệ của bệnh viện với các cơ quan báo chí truyền thông.

5. Thành tích đạt được

Thành tích đạt được

- Năm 2022: Được UBND TP. Hà Nội tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

- Từ năm 2007 đến nay: liên tục đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh

- Năm 2008, 2009, 2013, 2018, 2022: đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến

6. Định hướng phát triển

Định hướng  những năm tiếp theo :

- Đảm bảo hài hòa giữa đào tạo, chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và truyền thông để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Tích cực áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đào tạo và nghiên cứu. Đặt mục tiêu trở thành trung tâm đào tạo và chuyển giao kỹ thuật uy tín trong địa bàn TP Hà Nội. Cụ thể Đào tạo

- Tổ chức đào tạo liên tục:

- Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo liên tục nhằm nâng cao chuyên môn, kỹ năng của đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế trong bệnh viện và các cơ sở y tế tuyến dưới.

- Cập nhật kiến thức y khoa tiên tiến thông qua các hội thảo, khóa học ngắn hạn và đào tạo chuyên sâu.

- Đào tạo nhân lực y tế chất lượng cao:

- Hợp tác với các trường đại học, cao đẳng y tế để tiếp nhận và hướng dẫn thực hành cho sinh viên, học viên sau đại học.

- Đào tạo nhân sự kế cận thông qua các chương trình cố vấn và lộ trình phát triển nghề nghiệp.

- Chuyển đổi số trong đào tạo:

- Ứng dụng hệ thống e-learning, các phần mềm quản lý đào tạo, và công nghệ thực tế ảo trong giảng dạy.

Chỉ đạo tuyến

- Hỗ trợ chuyên môn tuyến dưới:

- Thực hiện chuyển giao kỹ thuật y tế, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện tuyến dưới thông qua các chương trình chỉ đạo tuyến.

- Tổ chức các đoàn công tác hỗ trợ y tế tuyến dưới trong các tình huống khẩn cấp và nâng cao năng lực khám chữa bệnh tại địa phương.

- Phát triển mạng lưới y tế vùng:

- Xây dựng mạng lưới liên kết giữa bệnh viện với các cơ sở y tế tuyến dưới, tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ chuyên môn liên tục.

- Giám sát và đánh giá chất lượng:

- Tăng cường giám sát và đánh giá hiệu quả các hoạt động chuyển giao kỹ thuật và đào tạo tuyến dưới, từ đó cải thiện chương trình chỉ đạo tuyến.

Nghiên cứu khoa học

- Đẩy mạnh nghiên cứu thực tiễn:

- Tập trung vào các nghiên cứu ứng dụng thực tế, cải tiến quy trình điều trị, nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân.

- Phát triển các đề tài nghiên cứu liên quan đến bệnh lý đặc thù của vùng hoặc các vấn đề sức khỏe cộng đồng cấp thiết.

- Hợp tác nghiên cứu liên ngành:

- Phối hợp với các viện nghiên cứu, bệnh viện khác và các trường đại học để triển khai các dự án nghiên cứu quy mô lớn.

- Khuyến khích cán bộ y tế công bố các bài báo khoa học trên tạp chí trong nước và quốc tế.

- Ứng dụng kết quả nghiên cứu:

- Chuyển giao các kết quả nghiên cứu thành các quy trình điều trị hoặc kỹ thuật y tế mới tại bệnh viện và tuyến dưới.

Hợp tác quốc tế

- Tăng cường quan hệ đối tác:

- Mở rộng hợp tác với các tổ chức y tế, bệnh viện và trường đại học quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, tiếp nhận chuyển giao công nghệ.

- Tổ chức các chương trình trao đổi chuyên gia, nhân viên y tế, học viên với các đối tác quốc tế.

- Thúc đẩy hội nhập quốc tế:

- Tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế để nâng cao vị thế bệnh viện.

- Thực hiện các dự án hợp tác quốc tế nhằm cải thiện năng lực quản lý, điều trị và đào tạo.

Truyền thông và marketing

- Xây dựng thương hiệu:

- Quảng bá hình ảnh bệnh viện thông qua các kênh truyền thông trực tuyến (website, mạng xã hội) và các chiến dịch truyền thông cộng đồng.

- Thực hiện các ấn phẩm truyền thông như báo cáo thường niên, video tài liệu giới thiệu về bệnh viện và các chương trình đào tạo.

- Đẩy mạnh giáo dục sức khỏe:

- Triển khai các chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng, nâng cao nhận thức về các bệnh lý phổ biến và cách phòng ngừa.

- Xây dựng nội dung số phong phú như video hướng dẫn, bài viết chuyên sâu và infographic dễ hiểu.

- Chiến lược marketing y tế:

- Tăng cường quảng bá các dịch vụ y tế chất lượng cao, các chương trình đào tạo và chuyển giao kỹ thuật đến các cơ sở tuyến dưới và cộng đồng.