Sinh hoạt khoa học “Cập nhật kiến thức chuyên ngành Dược”
Thứ Hai 23/09/2019 00:00:00
Chiều ngày 18/09/2019, tại hội trường Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức sinh hoạt khoa học tháng 9 chuyên ngành  Dược, nhằm trao đổi kiến thức, quy chế chuyên môn Dược, nâng cao khả năng chẩn đoán và điều trị. Buổi sinh hoạt diễn ra có sự góp mặt của BSCKII. Lê Hoàng Tú - Phó giám đốc BVĐK Hà Đông và TS.BS Nguyễn Quốc Thái – Viện Tim mạch Quốc Gia cùng các bác sĩ, điều dưỡng tại viện đa khoa Hà Đông. Hình ảnh BSCKII. Lê Hoàng Tú - Phó giám đốc phát biểu tại buổi sinh hoạt khoa học tháng 9 Buổi sinh hoạt khoa học diễn ra với 03 chuyên đề đến từ khoa Dược: Quy chế chuyên môn Dược: Thông tư 52/2017/TT-BYT do Ds Thái Bá Thuật - Khoa Dược - BVĐK Hà Đông chia sẻ: Với nội dung được nhắc đến đầu tiên chính là thông tư 52/2017/TT/BYT Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú; Nội dung tiếp theo được Ds Thuật chia sẻ là kê đơn thuốc gây nghiện và cách kê đơn thuốc trên phần mềm HIS, hướng dẫn cách chỉ định mua thuốc ngoài tại phòng khám và nội trú. Đây là phần chia sẻ vô cùng hữu ích giúp các bác sĩ tại viện có thể kê đơn thuốc cho bệnh nhân một cách thuận tiện và đúng nguyên tắc theo thông tư. Trong bài chia sẻ  TS.BS Nguyễn Quốc Thái - Viện Tim mạch Quốc Gia  về “Tối ưu hóa trong điều trị bệnh mạch vành” đã đề cập đến kiến thức mới về chẩn đoán và điều trị hội chứng mạch vành mãn tính. Cuối cùng là chuyên đề “Tối ưu hóa kháng sinh” do Ds Quách Thị Thu Hà chia sẻ về tình trạng kháng sinh là một vấn đề cấp thiết, gần 20 năm nay không có thêm loại kháng sinh mới nào được tìm ra, yêu cầu đặt ra là cần phải sử dụng kháng sinh hợp lý và tối ưu kháng sinh vốn có. Nâng cao hiệu quả của sử dụng kháng sinh đó là tối ưu hóa dựa vào đặc tính dược động học và dược lực học (PK/PD)  của thuốc. Với mục đích cuối cùng là giúp bác sỹ hiểu được bản chất PK/PD của các nhóm kháng sinh để lựa chọn chế độ liều tối ưu nhất có thể giúp giảm kháng thuốc, tặng hiệu quả điều trị”. Buổi sinh hoạt khoa học diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến trao đổi, chia sẻ của các học viên về ba chuyên đề trên. Hình ảnh học viên trao đổi về kiến thức mới trong điều trị bệnh mạch vành Kết thúc buổi sinh hoạt khoa học là những ý kiến chỉ của BSCKII. Lê Hoàng Tú – Phó giám đốc bệnh viện mong muốn bệnh viện cập nhập kiến thức mới trong chẩn đoán và điều trị đặc biệt là nâng cao trách nhiệm trong cung cấp, sử dụng thuốc của bác sỹ, dược sỹ đang  công tác tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông.

Xem Thêm

Sinh hoạt khoa học tháng 8 chuyên đề: Sản khoa, Nhi khoa và Đái tháo đường
Thứ Ba 06/08/2019 22:01:20
Chiều ngày 2/8/2019,  tại Hội trường trực tuyến Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã tổ chức buổi sinh hoạt khoa học định kỳ theo tháng với 03 chuyên đề: Liệu pháp mới trong điều trị ĐTĐ type 2 Thấy gì từ các chứng cứ mới  - PGS.TS.BS Trần Thị Thanh Hóa Bệnh viện Nội tiết Trung Ươn;  Liệu pháp khí trong điều trị hen ở trẻ em -  ThS.BS Nguyễn Thiện Thuật  Khoa Nhi; Chửa vết mổ - Bác sĩ Nguyễn Thị Hiền – khoa Phụ Sản. Mở đầu buổi sinh hoạt, Bác sĩ Nguyễn Thị Hiền – khoa Phụ Sản chia sẻ chuyên đề “ Chửa vết mổ” : là một dạng chửa ngoài tử cung, do thai làm tổ trong sẹo cũ trên cơ tử cung ; Tần suất gặp : 1/2.500- 1/1.800 tổng số ca sinh và chiếm 1% số trường hợp có sẹo mổ cũ Tỉ lệ chửa vết mổ ngày càng tăng do tỉ lệ mổ lấy thai tăng, nếu không điều trị đúng, kịp thời gây hậu quả nguy hiểm. Bên cạnh đó bác sĩ Hiền cũng chỉ ra cơ chế bệnh sinh, yếu tố nguy cơ của bệnh, cách điều trị nội khoa và ngoại khoa. Đồng thời đưa ra cách phân biệt loại túi thai trong tử cung đó là: Loại 1: túi thai phát triển hướng về phía buồng tử cung hay eo tử cung. Thai có thể phát triển đến đủ tháng bình thường hoặc rau bám thấp, rau cài răng lược; Loại 2: túi thai cắm sâu vào khe hở sẹo mổ cũ. Nếu thai phát triển đến quý 2, quý 3 có nhiều nguy cơ nguy hiểm: vỡ tử cung, xuất huyết ồ ạt, rau cài răng lược phải cắt tử cung, tổn thương bàng quang, truyền máu, tử vong. Bác sĩ Nguyễn Thị Hiền – khoa Phụ Sản chia sẻ chuyên đề “ Chửa vết mổ”tại buổi sinh hoạt khoa học Do vậy bác sĩ Hiền đưa ra một số khuyến cáo: Có chỉ định phẫu thuật lấy thai chặt chẽ để giảm tỉ lệ phẫu thuật lấy thai. Với trường hợp có tiền sử mổ cũ: chậm kinh cần đến cơ sở y tế để phát hiện sớm chửa vết mổ và có biện pháp xử trí phù hợp. Trường hợp mổ đẻ/vết mổ cũ : tránh mổ quá sớm khi đoạn dưới tử cung chưa thành lập. Tại buổi sinh hoạt  ThS.BS Nguyễn Thiện Thuật  Khoa Nhi chia sẻ: Gánh nặng trong quản lý Hen trẻ em ; Ưu điểm của liệu pháp phun khí dung; Đồng thuận về liệu pháp phun khí dung trên các bệnh hô hấp ở trẻ em 2017-2018. ThS.BS Nguyễn Thiện Thuật khoa Nhi chia sẻ tại buổi sinh hoạt khoa học Hen là bệnh lý thường gặp ở trẻ em và là nguyên nhân nghỉ học, khám cấp cứu và nhập viện nhiều hơn bất kì bệnh mạn tính tuổi học đường nào khác. Cũng trong buổi sinh hoạt PGS.TS.BS Trần Thị Thanh Hóa Bệnh viện Nội tiết Trung Ương chia sẻ về Đái tháo đường là một bệnh lý có cơ chế bệnh sinh phức tạp: Hiện tại người ta đã phát hiện ra 8 cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường. PGS.TS.BS Trần Thị Thanh Hóa Bệnh viện Nội tiết Trung Ương chia sẻ về Đái tháo đường tại buổi sinh hoạt khoa học Bệnh tiểu đường dẫn đến tử vong tim mạch thông qua cả hai con đường: xơ vữa động mạch (MACE) và suy tim. Cả hai đều có chung cơ chế bệnh sinh Như vậy, chiến lược điều trị giảm tử vong ở BN ĐTĐ hiện nay ngoài kiểm soát HbA1c còn phải quan tâm đến việc làm giảm các biến chứng về suy tim, suy thận và xơ vữa. Ngoài ra còn phải quan tâm đến việc làm giảm các biến chứng về suy tim, suy thận và xơ vữa. Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có nguy cơ gia tăng các biến cố xơ vữa động mạch như nhồi máu cơ tim, dẫn đến phân suất tống máu giảm (HFrEF) do tổn thương thành mạch. Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cũng có nguy cơ bị suy tim do tác dụng gây viêm mạch máu trực tiếp trên cơ tim không phụ thuộc vào xơ vữa động mạch. Sự xuất hiện sớm của suy tim như vậy có thể là suy tim với phân suất tống máu bảo tồn (HPpEF) tiến triển tới suy tim với phân suất tống máu giảm (HFrEF) Cơ chế sinh lý bệnh của suy tim trong đái tháo đường. Tăng đường huyết, kháng insulin và tăng insulin máu, những rối loạn sinh lý chính trong đái tháo đường, góp phần gây bệnh tim mạch xơ vữa (ASCVD), tăng huyết áp, và nhiều rối loạn chuyển hóa, chức năng và cấu trúc tế bào, cũng như kích hoạt renin-angiotensin hệ thống-clo? (RAAS). Các bệnh cơ tim khác nhau do các quá trình này có mặt lâm sàng như suy tim ở đái tháo đường. AGE chỉ ra sản phẩm cuối cùng glycation; và FFA, axit béo tự do Có thể thấy từ ĐTĐ, ( tăng đường huyết đề kháng Ín và chứng tăng Ins ) dẫn đến thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh cơ tim tăng HA, Bệnh cơ tim tiểu đường là 3 mấu chốt dẫn đến suy tim đó là: Thiếu máu cục bộ nguyên nhân chủ yếu từ Bệnh tim mạch xơ vữa ; Bênh cơ tim tăng HA chỉ yếu từ Tăng HA;  Bệnh cơ tim tiểu đường là  phức tạp nhất từ rất nhiều nguyên nhân: giảm Oxy hóa G; tăng acid béo và gốc tự do, khiếm khuyesntrao đôi Canxi, Stress oxy hóa, RL chức năng ti theerl phì đại cơ tim, xơ hóa… Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cũng có nguy cơ bị suy tim do tác dụng gây viêm mạch máu trực tiếp trên cơ tim, nó độc lập với xơ vữa động mạch. Điều này được gọi là bệnh cơ tim tiểu đường và có thể xảy ra sớm trong quá trình bệnh đái tháo đường típ 2, thường không gây ra thiếu máu cục bộ mạch vành Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có nguy cơ gia tăng các biến cố xơ vữa động mạch như nhồi máu cơ tim, dẫn đến phân suất tống máu giảm (HFrEF) do tổn thương thành mạch. Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cũng có nguy cơ bị suy tim do tác dụng gây viêm mạch máu trực tiếp trên cơ tim không phụ thuộc vào xơ vữa động mạch. Sự xuất hiện sớm của suy tim như vậy có thể là suy tim với phân suất tống máu bảo tồn (HPpEF) tiến triển tới suy tim với phân suất tống máu giảm (HFrEF) Trong vòng 20 năm qua, những nỗ lực đã làm giảm đáng kể các biến chứng mạch máu lớn như NMCT, đột quỵ, cắt cụt chi. Tuy nhiên tỉ lệ bệnh thận giai đoạn cuối hầu như không thay đổi, đòi hỏi cần phải có những liệu pháp điều trị mới để có thể làm giảm tiến triển bệnh thận ĐTĐ. Tuy nhiên sau 15 năm kể từ khi ra đời nghiên cứu Renaal và IDNT cho thấy hiệu quả của thuốc ARB có khả nwang làm chậm tiến triển bệnh thận ĐTĐ, đến nay chưa có thuốc mới . Kết thúc buổi sinh hoạt, BSCKII Lê Hoàng Tú - Phó Giám đốc bệnh viện cám ơn sự chia sẻ những kinh nghiệm chuyên môn của 3 báo cáo viên. Qua buổi sinh hoạt này mong muốn các y bác sỹ trẻ cần phát huy hơn nữa về chuyên môn. Góp phần xây dựng  bệnh viện ngày càng phát triển bền vững và uy tín.

Xem Thêm

Sinh hoạt khoa học tháng 7 năm 2019
Thứ Hai 08/07/2019 14:27:55
Nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, áp dụng thực tiễn, cải tiến hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh hướng tới sự hài lòng người bệnh, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức sinh hoạt khoa học tháng 7 với 3 chuyên đề: Chuyên đề “Ứng dụng màng Fibrin giàu tiểu cầu trong điều trị các bệnh lý răng miệng”, khoa Răng Hàm Mặt; “Nghiên cứu đặc điểm dịch khớp và kết quả của phương pháp tiêm nội khớp Corticosteroid” khoa Nội tổng hợp;  và Chuyên đề : "Kỹ thuật tạo đường vào mạch máu AVF" của khoa Ngoại Chấn thương. Phát biểu khai mạc buổi sinh hoạt khoa học, BSCKII. Trần Ngọc Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện nhấn mạnh vai trò của buổi sinh hoạt, tạo điều kiện trao đổi chuyên môn, các kiến thức khoa học kĩ thuật mới, từ đó áp dụng có hiệu quả trong điều trị lâm sàng, phục vụ tốt hơn công tác khám chữa bệnh”. BSCKII. Trần Ngọc Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện phát biểu tại buổi sinh hoạt khoa học tháng 7 BS nội trú Nguyễn Thu Hằng, Khoa Răng Hàm Mặt với chuyên đề “Ứng dụng màng Fibrin giàu tiểu cầu trong điều trị các bệnh lý răng miệng”. Mở đầu buổi sinh hoạt khoa học, BS nội trú Nguyễn Thu Hằng, Khoa Răng Hàm Mặt đã chia sẻ về chuyên đề “Ứng dụng màng Fibrin giàu tiểu cầu trong điều trị các bệnh lý răng miệng”. Mục đích tạo sự thoải mái cho bệnh nhân, nâng cao chất lượng điều trị. Đây là kĩ thuật đầu tiên được áp dụng và thử nghiệm, có thể sử dụng cả 2 dạng gel và dạng màng tủy mục đích điều trị. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như: Quy trình thực hiện đơn giản, chi phí thấp, chỉ định điều trị rộng rãi, độ an toàn cao, hiệu quả, có thể sử dụng cho một số lĩnh vực khác như phẫu thuật tạo hình. Báo cáo viên đã chỉ ra các tiêu chuẩn của vật liệu ghép lý tưởng, định nghĩa và những nét chính về huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng, quy trình cải tiến tạo fibrin giàu tiểu cầu. Bên cạnh đó, BS Nguyễn Thu Hằng cũng chia sẻ về tính ứng dụng cao của phương pháp này trong điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đối với tất cả bệnh lý răng hàm mặt như nang chân răng, viêm quanh răng có tiêu xương ổ răng, răng khôn mọc lệch gây biến chứng, cấy ghép implant nha khoa, viêm xương hàm. Việc ứng dụng phương pháp này thu được kết quả điều trị thành công trên 24 bệnh nhân (Từ tháng 2 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018) với kết quả điều trị bước đầu ghi nhận: Các triệu chứng sưng đau sau phẫu thuật giảm, vùng phẫu thuật không chảy máu, không có hiện tượng nhiễm trùng vết mổ, 100% bệnh nhân cảm thấy hài lòng với chất lượng điều trị. Tiếp sau đó là chuyên đề Nghiên cứu đặc điểm dịch khớp và kết quả của phương pháp tiêm nội khớp Corticosteroid được chia sẻ bởi BSCKI. Phạm Văn Cường, Phó khoa Nội tổng hợp. Thoái hóa khớp là bệnh khá phổ biến, ở người lớn chiếm và người cao tuổi, bệnh nặng gây mất chức năng vận động và là nguyên nhân gây tàn tật đứng hàng thứ hai. Tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018 trên 115 bệnh nhân chia thành 2 nhóm, với sự khác nhau về giới, độ tuổi, đặc điểm nghề nghiệp, các biểu hiện lâm sàng chính. Qua đó thu được kết quả: 100% bệnh nhân hút dịch và tiêm Corticosteroid nội khớp gối có cải thiện nhanh và mạnh các triệu chứng tại thời điểm 30 ngày sau điều trị. Do đó, BS Phạm Văn Cường nhấn mạnh việc tiêm Corticosteroid nội khớp gối nên được áp dụng một cách thường qui với trường hợp thoái hóa khớp gối nguyên phát có phản ứng viêm để đạt hiệu quả cao hơn trên thực hành lâm sàng tại bệnh viện. Chuyên đề thứ 3 tại buổi sinh hoạt khoa học : "Kỹ thuật tạo đường vào mạch máu AVF" được chia sẻ bởi BS. Nguyễn Mạnh Trường, khoa Ngoại chấn thương. Theo đó, giải phẫu mạch máu chi trên, cấu trúc giải phẫu avf điển hình, vị trí đường mach máu avf, thứ tự ưu tiên làm avf cũng được chỉ ra. Ngoài ra, BS Nguyễn Mạnh Trường đã minh họa trường hợp cụ thể về avf tại vị trí hố lào, avf tĩnh mạch đầu động mạch quay, avf động mạch cánh tay tĩnh mạch đầu, chuyển vị tĩnh mạch nền động mạch cánh tay, chuyển vị avf chi trên. Đối với avf ở người cao tuổi nhiều bệnh phối hợp nên được tiến hành ở khuỷu tay vì động mạch quay có đường kính nhỏ thành dày, và nên được làm avf trước 24 tháng. Bệnh nhân trước phẫu thuật có thể cho tập thể dục giúp cho tĩnh mạch nở rộng và đạt được đường kính nòng tĩnh mạch, việc tập luyện bàn tay có thể giúp tăng tốc độ máu và huyết áp và được tin rằng có thể hỗ trợ sự trưởng thành của avf. Kết thúc cả ba chuyên đề, các câu hỏi được các bác sĩ, điều dưỡng đặt ra đều được các báo cáo viên giải đáp.   Buổi sinh học khoa học tháng 7 với các chuyên đề đều rất ý nghĩa, mang tính ứng dụng cao trong lâm sàng, đồng thời giúp các khoa phòng khác trong toàn bệnh viện cập nhật kiến thức chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm, từ đó học hỏi, nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh hướng tới sự hài lòng người bệnh.  

Xem Thêm

Sinh hoạt khoa học tháng 4 về chuyên môn: Tai mũi họng - Ung bướu - Chấn thương
Thứ Hai 08/04/2019 16:25:59
Chiều ngày 2/4/2019,  tại Hội trường trực tuyến Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã tổ chức buổi sinh hoạt khoa học định kỳ theo tháng với 03 chuyên đề: “ Vi phẫu thanh quản – Bác sĩ nội trú Nguyễn Thị Thu Thư – Phó Trưởng khoa Tai mũi họng; Tan máu bẩm sinh – BSCKII Trương Bích Thủy – Trưởng khoa Ung bướu; Điều trị loét cùng cụt bằng vạt da cơ có  cuống  - Bác sĩ Nguyễn Mạnh Trường  - Khoa Chấn thương. Nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn cho toàn thể nhân viên trong bệnh viện và nâng cao chất lượng phục vụ, hướng đến sự hài lòng của người bệnh, bên cạnh đó tạo môi trường sinh hoạt khoa học, tiền đề cho các đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ y tế trẻ trong tương lai. Đến dự buổi sinh hoạt khoa học có BSCKII. Lê Hoàng Tú  – Phó Giám đốc bệnh viện,  cùng toàn thể các lãnh đạo trưởng, phó khoa, phòng , bác sĩ điều dưỡng trong bệnh viện.                                  Hình ảnh buổi sinh hoạt khoa học thường kỳ Mở đầu buổi sinh hoạt, Bác sĩ nội trú Nguyễn Thị Thu Thư – khoa Tai mũi họng chia sẻ  về đề tài Vi phẫu thanh quản đây cũng là đề tài được giải Nhì trong Hội thao Kỹ thuật sáng tạo trẻ cấp bệnh viện  trong năm 2019. Bệnh lý thanh quản hiện nay rất phổ biến thường hay gặp ở những người hàng ngày phải nói nhiều như giáo viên, hướng dẫn viên, ca sĩ…nếu bị tổn thương lành tính thì  bị hạt xơ, polyp, nang, u nhú, viêm đặc hiệu (lao, nấm…), còn tổn thương ác tính thì bị ung thư thanh quản; Khàn tiếng; Khó khăn trong giao tiếp. Với 50 bệnh nhân  đã được thực hiện vi phẫu thanh quản từ năm 2017 đến nay tại khoa Tai mũi họng - Bệnh viện ĐK Hà Đông mà chủ yếu là bệnh nhân nữ, trong độ tuổi lao động, triệu trứng cả tôn thương lành tính là ác tính. Các bác sĩ đã thực hiện Vi phẫu thanh quản với thời gian phẫu thuật và thời gian nằm viện ngắn, ít biến chứng, chiếm được mức độ hài lòng cao của người bệnh. BS Nội trú. Nguyễn Thị Thu Thư – khoa Tai mũi họng chia sẻ  về đề tài Vi phẫu thanh quản đề tài trong buổi sinh hoạt Trong buổi sinh hoạt BSCKII. Trương Bích Thủy – Trưởng khoa Ung bướu chia sẻ  về chuyên đề  Bệnh tan máu bẩm sinh, đây là bệnh thiếu máu phổ biến nhất trên thế giới, khoảng 71% quốc gia phân bố có tính địa dư rõ rệt, tập trung nhiều ở Đông Nam Á, Trung Đông và Địa Trung Hải. Đông Nam Á là một trong những vùng có tỷ lệ cao. Theo thống kê, cả nước hiện mới quản lý được khoảng 20.000 BN, trung bình mỗi năm có them 8.000 sinh ra bị bệnh, trong đó khoảng 2.000 trẻ bị bện mức độ nặng và 800 trẻ không thể chào đời do phù thai. BSCKII. Trương Bích Thủy – Trưởng khoa Ung bướu chia sẻ  về chuyên đề  Bệnh tan máu bẩm sinh Bệnh tan máu bẩm sinh: Có bốn gen qui định tổng hợp chuỗi alpha globin, tùy theo sự thiếu hụt số lượng gen mà có những biểu hiện bệnh khác nhau. + Thiếu một gen: Thường không có biểu hiện bệnh lý, nhưng là người mang gen và có thể truyền cho con. + Thiếu hai gen: Có biểu hiện bệnh nhưng mức độ nhẹ, gọi là bệnh thalassemia. + Thiếu ba gen: Có biểu hiện bệnh mức độ từ trung bình đến nặng, bệnh còn được gọi là bệnh huyết sắc tố H. + Thiếu bốn gen: Mức độ rất nặng, gây phù thai, thường gây tử vong trước hoặc ngay sau sinh. Ngoài ra bệnh tan máu bẩm sinh còn có  hai gen quy định tổng hợp chuỗi beta globin. + Thiếu một gen: Có thể có biểu hiện bệnh nhưng mức độ nhẹ, gọi là bệnh thalassemia mức độ nhẹ. + Thiếu hai gen: Có biểu hiện bệnh mức độ từ trung bình đến nặng, bệnh còn được gọi là thiếu máu Cooley. Đứa trẻ bị thiếu hai gen thường khi sinh ra vẫn mạnh khỏe nhưng sẽ có sớm từ ngay trong hai năm đầu đời. Khi mắc bệnh này người bệnh thường có những biểu hiện: Mệt mỏi, chóng mặt, đau, váng đầu;  Khó thở; Da xanh, niêm mạc nhợt; Khuôn mặt biến dạng – xương Phì đại các xương dẹt làm biến dạng đầu, mặt (trán dô, mũi tẹt, bướu chẩm…); Chậm phát triển về thể chất , trí tuệ; Phình bụng , gan to. Lách to; Nước tiểu sẫm màu; Bệnh biểu hiện 3 mức độ: Nặng, trung bình và nhẹ. Do vậy điều trị bằng phương  pháp phẫu thuật cắt lách giúp kéo dài khoảng cách thời gian giữa các đợt truyền máu; Ghép tế bào gốc: biện pháp này cần phải đáp ứng  các điều kiện ngặt nghèo như: phải tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp, sức khỏe đảm bảo, các chi phí ghép… Bên cạnh đó, Bác sĩ Thủy cũng đưa ra cách phòng chống  bệnh đó là: Cần hiểu biết được cơ chế di truyền thì hoàn toàn có thể phòng tránh được. Tránh không sinh ra trẻ mang 2 gen bệnh do nhận từ cả bố và mẹ bằng các biện pháp như: Tầm soát và phòng tránh bệnh từ sớm; Sàng lọc  phát hiện bệnh sớm cho thai nhi;  Phòng ngừa bằng các xét nghiệm tầm soát và chấn đoán gen đột biến trong thai kỳ (Đây là bp hiệu quả và chi phí thấp). Nếu cả vợ và chồng đều mang gen thì thai nhi có 25% nguy cơ bị mắc bệnh ở thể nặng, TH này cần được thực hiện chấn đoán trước sinh bằng  phương pháp chọc ối hoặc sinh thiết gai rau và tìm đột biến gen. Cũng tại buổi sinh hoạt Bác sĩ Nguyễn Mạnh Trường – khoa Chấn thương chia sẻ về đề tài Điều trị loét cùng cụt bằng vạt da cơ có cuống mạch mông trên kiểu chong chóng.  Bác Trường cho hay vừa qua khoa Chấn thương thực hiện một ca bệnh nhân nam 65 tuổi, tiền sử bị xơ gan rượu nhiều năm; Bị viêm tuỵ cấp có lọc huyết tương tại; Thể trạng suy kiệt; Loét tì đè vùng cùng cụt độ IV. Ổ loét đang có nguy cơ tạo lỗ dò đáy phủ nhiều giả mạc vàng dính phân và nước tiểu. Phần rìa ổ loét đang có nguy cơ loét rộng. Chúng tôi tiến hành hút áp lực âm(VAC) liên tục 5 ngày; Bóc tách cuống mạch vạt cơ mông trên; Xoay và di chuyển vạt đến vị trí che phủ. Kết quả sau 5 năm ngày bệnh nhân đã dần ổn định. Ưu điểm của phương pháp này lớp nông cơ mông lớn, cân cơ và da có cuống mạch nuôi ổn định, tạo lớp nền ổn định tránh loét tái phát. Kĩ thuật tạo vạt không quá phức tạp do không phải phẫu tích cuống mạch nuôi. Chức năng cơ mông lớn được bảo tồn do chỉ lấy lớp nông. Bác sĩ Nguyễn Mạnh Trường – khoa Chấn thương chia sẻ về đề tài Điều trị loét cùng cụt bằng vạt da cơ có cuống mạch mông trên kiểu chong chóng Hiện nay ở Việt Nam, Máy hút áp lực âm cũng được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện trong đó có bệnh viện đa khoa Hà Đông đã áp áp dụng điều trị các trường hợp loét mãn tính (Loét do tì đè, loét bàn chân đái tháo đường…). Đây là kết quả bước đầu nhằm đánh giá hiệu quả lâm sàng của máy hút áp lực âm đối với các vết thương mãn tính. Kết thúc buổi sinh hoạt, BSCKII Lê Hoàng Tú - Phó Giám đốc bệnh viện cám ơn sự chia sẻ những kinh nghiệm chuyên môn của 3 báo cáo viên. Qua buổi sinh hoạt này mong muốn các y bác sỹ trẻ cần phát huy hơn nữa về chuyên môn. Góp phần xây dựng  bệnh viện ngày càng phát triển bền vững và uy tín.  

Xem Thêm

BVĐK Hà Đông đạt Giải Ba trong Hội thao Kỹ thuật Sáng tạo tuổi trẻ ngành Y tế khu vực Hà Nội lần thứ XXVIII năm 2019
Thứ Hai 18/03/2019 22:41:43
Chiều 17/3, tại Bệnh viện Bạch Mai đã diễn ra lễ bế mạc Hội thao Kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ ngành Y tế khu vực Hà Nội lần thứ XXVIII năm 2019. Tới dự có Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý. Chương trình do Thành đoàn Hà Nội phối hợp với các đơn vị tổ chức nhân dịp kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3). Với sự tham gia của 155 đề tài, kíp kỹ thuật đến từ 34 cơ sở y tế, Hội thao Kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ ngành y tế khu vực Hà Nội lần thứ 28 đã kết thúc thắng lợi với 24 giải Nhất, 24 giải Nhì, 24 giải Ba, 83 giải Khuyến khích, 4 giải phụ dành cho các đơn vị, cá nhân dự thi và 14 giải phong trào khác đã được trao cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tham gia tổ chức và triển khai thực hiện Hội thao từ cấp cơ sở tới cấp liên viện. Đến với Hội thao lần này, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tham dự 04 đề tài. Kết quả 01 đề tài đạt giải ba, 03 đề tài đạt giải Khuyến khích cụ thể các đề tài do các kíp kỹ thuật thực hiện đó là: Lấy sỏi niệu quản bằng rọ Dormia trong điều trị cơn đau tiết niệu cấp cứu -Khoa Ngoại tiết niệu; Ứng dụng màng Fibrin giàu tiểu cầu (Latelet rich fibrin-PRF) trong điều trị các bệnh răng miệng - Khoa Răng hàm mặt; Nội soi vi phẫu thanh quản - Khoa Tai mũi họng. Cả 3 đề tài này được giải khuyến khích. Đặc biệt đề tài “Đánh giá mức dịch nội mạch thông qua đo tĩnh mạch chủ dưới bằng siêu âm” - Khoa Thăm dò chức năng đạt giải ba. Bệnh viện đa khoa Hà Đông ( đứng thứ 3 từ phải qua trái) cùng các đơn vị nhận Giải ba Hội thao sáng tạo tuổi trẻ ngành Y tế khu vực Hà Nội lần thứ XXVIII năm 2019 Qua Hội thao và giải thưởng lần này, cho thấy  được sức trẻ, sức sáng tạo, tinh thần không ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu và khẳng định mình của tuổi trẻ bệnh viện đa khoa Hà Đông nói riêng và  ngành y tế Thủ đô nói chung. Đây được coi là thành công thể hiện tài năng, trí tuệ trong học tập, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại, tiên tiến trong công tác điều trị, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bệnh viện đối với Nhân dân ngày càng được nâng cao.

Xem Thêm

BVĐK Hà Đông tổ chức Hội thao Kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ cấp cơ sở năm 2019
Thứ Sáu 15/03/2019 22:56:29
Chiều 11/03/2019, tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã diễn ra Hội thao Kỹ thuật Sáng tạo tuổi trẻ cấp cơ sở năm 2019. Dưới sự cố vấn của PGS.TS Nguyễn Văn Xuyên - CNBM - TT tiêu hóa Bệnh viện 103 và cố vấn PGS.TS Hoàng Đình Anh - CNBM - TT Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện 103. Kết quả, Hội thao đã chọn ra 4 đề tài tham dự cấp ngành khu vực Hà Nội lần thứ XXVIII năm 2019. Lấy sỏi niệu quản bằng rọ Dormia trong điều trị cơn đau tiết niệu cấp cứu - Khoa Ngoại tiết niệu; Ứng dụng màng Fibrin giàu tiểu cầu (Latelet rich fibrin-PRF) trong điều trị các bệnh răng miệng - Khoa Răng hàm mặt; Nội soi vi phẫu thanh quản - Khoa Tai mũi họng; Đánh giá mức dịch nội mạch thông qua đo tĩnh mạch chủ dưới bằng siêu âm - Khoa Thăm dò chức năng. Hội thao kỹ thuật sang tạo tuổi trẻ  bệnh viện nhằm tạo phòng trào thi đua sôi nổi, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về chuyên môn giữa các y sỹ, bác sĩ trẻ của các khoa, phòng thuộc bệnh viện giúp  nhân dân được hưởng thụ những ứng dụng sáng kiến, sáng tạo của tuổi trẻ ngành Y trong Hội thao cấp cơ sở. Dưới đây là một số hình ảnh trong  Hội thao Kỹ thuật Sáng tạo tuổi trẻ cấp cơ sở năm 2019:

Xem Thêm

DANH MỤC TIN
Tìm Kiếm