Hội thảo khoa học chuyên đề về " Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và Hen phế quản"
Thứ Sáu 30/09/2022 11:15:55
Nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và dự phòng bệnh COPD và Hen phế quản cho đội ngũ bác sỹ trong toàn bệnh viện. Chiều ngày 27/9/2022, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức tổ chức hội thảo khoa học với chuyên đề về " Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và Hen phế quản" với sự tham dự và chủ trì của Ts.Bs Nguyễn Văn Thắng - Phó Giám đốc bệnh viện và hơn 70 học viên là các bác sỹ đang công tác tại các khoa lâm sàng trong toàn bệnh viện. Phát biểu tại Hội nghị, Ts.Bs Nguyễn Văn Thắng – Phó giám đốc bệnh viện, Chủ toạ Hội nghị cho biết: “Công tác tăng cường tuân thủ quản lý, cập nhật chẩn đoán và điều trị hen phế quản tại bệnh viện đa khoa Hà Đông là việc làm rất quan trọng và cần thiết trong bối cảnh Hen và COPD đang là các bệnh hô hấp mạn tính đứng hàng đầu trong mô hình bệnh tật và là gánh nặng cho y tế và xã hội. Chăm sóc y tế cho hai bệnh lý này đã được cải thiện nhiều trong những năm gần đây do các tiến bộ về chẩn đoán, thuốc điều trị và các biện pháp điều trị không dùng thuốc. Vấn đề tuân thủ điều trị trong hen và COPD luôn diễn biến phức tạp, không chỉ nằm trong phạm vi thầy thuốc - thuốc - người bệnh. Đây là thực tế chung mang tính toàn cầu và luôn cần sự chung tay, giúp sức của cả cộng đồng. Qua hội thảo khoa học lần này, đồng chí Phó Giám đốc cũng yêu cầu các học viên nâng cao ý thức tìm hiểu, học tập và trao đổi kinh nghiệm điều trị các ca bệnh Hen phế quản trên thực tế... Từ đó giúp xây dựng các chiến lược kiểm soát hen toàn diện tại bệnh viện”. Tại Hội thảo, các học viên đã được cập nhật các kiến thức về "chẩn đoán và điều trị Hen phế quản" do Ths.Bs Nguyễn Ngọc Hải - Bệnh viện Bạch Mai trình bày. Ths.Bs Nguyễn Ngọc Hải - Bệnh viện Bạch Mai trình bày tại Hội nghị Theo đó, Hen phế quản và COPD hiện nay đang khá phổ biến trong các bệnh về hô hấp, nó là gánh nặng bệnh tật không nhỏ đối với chăm sóc y tế. Theo GOLD 2022, COPD là một trong ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, với hen phế quản ước tính có 235 triệu người mắc và có khoảng 420.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Điều đáng nói là đa phần các ca tử vong do hen có thể phòng tránh được nếu được chăm sóc y tế kịp thời, sử dụng thuốc cũng như các dụng cụ hỗ trợ đúng cách... Hen là một bệnh lý đa dạng, thường đặc trưng bởi tình trạng viêm đường thở mạn tính. Hen được xác định bởi tiền sử của các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và về cường độ, cùng với sự tắc nghẽn có dao động của luồng khí thở ra... Hội thảo đã nhận được nhiều chia sẻ, thảo luận trao đổi nhiều nội dung hữu ích trong điều trị, tư vấn, hỗ trợ bệnh nhân COPD, hen phế quản trong quản lý bệnh nhân, thực hành sử dụng thuốc. Qua buổi hội thảo, các bác sĩ có được cái nhìn đúng và mới nhất về Hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, qua đó có thể khám sàng lọc, chẩn đoán chính xác và điều trị có hiệu quả cho bệnh nhân; góp phần làm giảm tỷ lệ tái phát cũng như gánh nặng bệnh tật cho xã hội. Một số hình ảnh tại Hội nghị:

Xem Thêm

Sinh hoạt khoa học tháng 9 với các chuyê đề về " Siêu âm đàn hồi mô và Tâm thần"
Thứ Sáu 16/09/2022 08:54:51
Sinh hoạt khoa học là hoạt động định kì với mục tiêu nâng cao kiến thức chuyên môn, hướng tới đẩy mạnh chất lượng phục vụ khám chữa bệnh của các y bác sĩ, đồng thời tạo môi trường sinh hoạt khoa học, trao đổi, trau dồi kĩ năng, áp dụng thực tế lâm sàng cho các khoa phòng trong toàn bệnh viện. Chiều ngày 13/9/2022 bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức buổi sinh hoạt khoa học tháng 9 cho đội ngũ bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên các khoa phòng bệnh viện, với 03 chuyên đề: Giới thiệu siêu âm đàn hồi mô của bác sĩ Nguyễn Thị Điệp khoa Chẩn đoán hình ảnh; Rối loạn tâm thần thực tổn và chuyên đề Trắc nghiệm tâm lý trong tâm thần học của bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Thu khoa Nội tổng hợp. Các học viên tham gia chăm chú nghe các báo cáo viên trình bày các chuyên đề           Ở phần báo cáo đầu tiên, bác sĩ Nguyễn Thị Điệp giới thiệu về siêu âm đàn hồi mô(ARFI). ARFI là kỹ thuật siêu âm đàn hồi không xâm lấn, đánh giá độ cứng của gan. ARFI được sử dụng trên máy siêu âm thông thường nhu một Mode siêu âm đã quen thuộc như B mode, Doppler…Siêu âm đàn hôi mô có thể sử dụng rộng rãi trong: Khám sức khỏe định kỳ; Bệnh nhân có viêm gan; Bệnh lý gan mỡ không do rượu; Bệnh nhân xơ gan; Sêu âm đàn hồi áp dụng đơn giản, chi phí không cao, kết quả khá tương đồn giữa mỗi lần thăm khá khác nhau và giữa mỗi người khám. Siêu âm đàn hồi làm tăng khả năng bà độ tự tin khi khám các bệnh gan mạn tính. Nhược điểm: hạn chế đánh giá mô ở sâu ( >8cm), gây nhiễu của chuyển động cơ thể khi đo. Siêu âm đàn hồi mô tuyến giáp và tuyến vú: Tổn thương tuyến giáp và tuyến vú khá thường gặp ( TG: >33% ở người trưởng thành và > 50 % ở người >65 tuổi). Siêu âm có độ chính xác cao trong phát hiện các nốt tổn thương ở tuyến giáp và tuyến vú. Tuy nhiên siêu âm không có giá trị cao trong dự báo tổn thương ác tính. Đặc điểm hình ảnh trên B- Mode gồm: bờ, ranh giới, trục của tổn thương, thành phần vôi hóa, vi vôi hóa, đặc điểm siêu âm Doppler dự báo nguy cơ ác tính (Đánh giá mức độ theo TI – RADS và BI-RADS), có độ nhạy (52-97%) và độ đặc hiệu ( 26-83%). FNA: là phương pháp được lựa chọn để chẩn đoán nhưng tỷ lệ dương tính không cao. Tỷ lệ âm tính giả FNA tuyến giáp 10,2%, có thể giảm xuống 4,5 % khi FNA lần 2 ( được chỉ định khi siêu âm có nghi ngờ). Siêu âm đàn hồi mô chính thức là một trong những tiêu chuẩn đánh giá phân độ TI – RADS và BI-RADS.  Giúp tăng độ chính xác cho phân độ TI – RADS và BI-RADS à Tăng độ chính xác cho chỉ định FNA. Định hướng vị trí chọc trên FNA. Bác sĩ Nguyễn Thị Điệp trình bày chuyên đề “ Giới thiệu siêu âm đàn hồi mô” Ngay sau phần báo cáo của bác sĩ Điệp, là các chuyên đề về tâm thần của bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Thu khoa Nội tổng hợp, qua phần báo cáo của bác sĩ Thu, cho chúng ta thấy bức tranh đầy đủ về tâm thần, trong đó có rối loạn tâm thần thực thể và phân tích trách nghiệm tâm lý trong tâm thần học cụ thể: Rối loạn tâm thần thực tổn là những  RLTT liên quan trực tiếp đến những tổn thương thực thể não, mà nguyên nhân là: Bệnh của não (u não, viêm não, thoái hoá...) hay bệnh ngoài não (bệnh nội khoa, nội tiết, nhiễm trùng, nhiễm độc, rối loạn chuyển hoá...) ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ. Phát sinh và diễn biến phụ thuộc vào bệnh chính, bệnh cơ thể, phụ thuộc vào mức độ tổn thương nặng nhẹ và vị trí tổn thương thực thể não cục bộ hay lan toả. Trắc nghiệm tâm lý trong tâm thần học là một hệ thống biện pháp được chuẩn hóa về kỹ thuật, nội dung và qui trình thực hiện. Trắc nghiệm tâm lý đánh giá hành vi và kết quả hoạt động của một người/một nhóm người, cung cấp một chỉ báo về tâm lý (trí lực, cảm xúc, năng lực, nét nhân cách…) trên cơ sở đối chiếu với một thang đo đã được tiêu chuẩn hóa hoặc với một hệ thống phân loại trên những nhóm mẫu khác nhau về phương diện xã hội. Bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Thu trình bày các chuyên đề về Tâm thần tại buổi sinh hoạt Các bài báo cáo đã thu hút sự quan tâm của các học viên, mặc dù thời lượng sinh hoạt khoa học không dài nhưng nội dung các bài cáo cáo được đánh giá rất có chất lượng cũng như tính ứng dụng cao. Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra và đã được các báo cáo viên giải đáp cụ thể trong phần thảo luận. Thông qua đó sẽ giúp cho các y bác sỹ có được sự chủ động trong chẩn đoán và phối hợp điều trị bệnh cho bệnh nhân.

Xem Thêm

Sinh hoạt khoa học tháng 8
Thứ Hai 15/08/2022 09:12:48
Với mục đích nâng cao kiến thức chuyên môn cho toàn thể bác sĩ trong bệnh viện, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh, bên cạnh đó tạo môi trường sinh hoạt khoa học, tiền đề cho các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn. Chiều ngày 09/08/2022, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức Sinh hoạt khoa học tháng 8 cho các bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng đại điện các khoa phòng trong toàn bệnh viện. Mở đầu  là chuyên đề "Lọc màng bụng" của Bs Trần Văn Phú - Khoa Nội thận tiết niệu: Suy thận mạn là gì? Suy thận mạn là tình trạng suy giảm từ từ và không hồi phục chức năng thận; Giai đoạn bệnh thận mạn (BTM): Tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm chức năng thận; Các giai đoạn bệnh thận mạn: từ giai đoạn 1-5 và giai đoạn 5 còn gọi là suy thận mạn (STM). Lọc màng bụng là gì? Màng bụng là lớp màng lót mặt trong ổ bụng và bao phủ các nội tạng của cơ thể; Màng bụng là một màng bán thấm cho phép nước và các chất hoà tan đi qua; Lọc màng bụng sử dụng chính màng bụng của cơ thể để lọc các chất cặn bã và nước thừa ra khỏi cơ thể; Lọc màng bụng là một phương pháp loại bỏ chất hòa tan và dịch tương đối “chậm”, nhưng liên tục, do đó sinh hóa máu và cân bằng dịch được giữ ổn định... Tại chuyên đề thứ 2 Bs Vương Danh Chính - Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức đã “So sánh tỷ lệ đau đầu sau gây tê tủy sống để mổ lấy thai của Kim QUINCKE G25 Kim QUINCKE G27 và Kim WHITACRE G27" cho thấy Sử dụng kim Whitacre G27 gây tê tủy sống mổ lấy thai làm giảm tỷ lệ đau đầu so với sử dụng kim Quincke G25 và kim Quincke G27; Sử dụng phối hợp Acetaminophen và caffeine (Panadol Extral)trong điều trị đau đầu sau gây tê tủy sống,dễ sử dụng, an toàn, hiệu quả. Cuối cùng là chuyên đề về “Phương pháp chẩn đoán điện cơ ứng dụng trong lâm sàng chẩn đoán bệnh lý thần kinh cơ tại BVĐKHĐ" của Bs Nguyễn Thị Hoài Thu - Khoa Nội tổng hợp. Chẩn đoán điện thường được gọi với tên điện cơ, điện cơ đồ, điện sinh lý thần kinh-cơ. Đây là phương pháp ghi lại hoạt động điện của các tế bào thần kinh và tế bào cơ, phát hiện các bất thường hoạt động điện giúp cho chẩn đoán bệnh lý thần kinh ngoại biên, bệnh lý cơ và khớp thần kinh-cơ (synap thần kinh-cơ). Hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh trung ương (bao gồm não và tủy sống) và hệ thần kinh ngoại biên (bao gồm các tế bào nằm ở sừng trước tủy, rễ thần kinh, dây thần kinh). Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm các đường (dây/sợi trục) dẫn truyền cảm giác và dẫn truyền vận động. Chức năng vận động và cảm giác ngoại biên bình thường dựa trên sự toàn vẹn hệ thống vận động ngoại biên (bao gồm tế bào vận động nằm ở sừng trước tủy-rễ và dây thần kinh vận động-khớp thần kinh cơ và tế bào cơ), và hệ thống cảm giác ngoại biên (bao gồm thụ cảm thể cảm giác trên da-dây thần kinh cảm giác-tế bào cảm giác nằm ở hạch cảm giác). Các bất thường về vận động và cảm giác là hậu quả của sự mất toàn vẹn chức năng hệ vận động, cảm giác ngoại biên. Để khảo sát sự toàn vẹn chức năng hệ thần kinh vận động và cảm giác ngoại biên, phát hiện các bất thường bệnh lý người ta sử dụng phương pháp dựa trên việc ghi nhận hoạt động điện của các tế bào thần kinh và tế bào cơ, gọi là phương pháp ghi chẩn đoán điện. Phương pháp này còn thường được gọi với tên ghi điện cơ, ghi điện cơ đồ, ghi điện sinh lý thần kinh-cơ; Tổn thương (mất toàn vẹn) hệ vận động và cảm giác ngoại biên gặp trong nhiều bệnh lý thuộc nhiều chuyên khoa (thần kinh, cơ-xương-khớp, nội tiết, chấn thương...), có nhiều nguyên nhân khác nhau (nhiễm độc, miễn dịch, vi khuẩn, virus, rối loạn chuyển hóa, di truyền...), biểu hiện triệu chứng đa dạng với các triệu chứng cảm giác (đau, tê bì, dị cảm ...) và triệu chứng vận động (yếu cơ, liệt, teo cơ...), các triệu chứng có thể cục bộ hoặc toàn thân. Bệnh nhân có thể gặp ở các khoa như khoa khám bệnh, khoa nội (thần kinh, cơ xương khớp, nội tiết...), đơn vị ICU, khoa ngoại (chấn thương, cột sống, vi phẫu thần kinh...).         Các chuyên đề được báo cáo trong tháng đều được xây dựng trên cơ sở thực tiễn trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Các học viên đã đưa ra nhiều ý kiến thảo luận, trao đổi sôi nổi nhằm góp ý cho các tác giả góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả để ứng dụng tốt trong công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân. Một số hình ảnh tại buổi sinh hoạt khoa học:    

Xem Thêm

Sinh hoạt khoa học tháng 7
Thứ Sáu 29/07/2022 07:58:51
   Với mục đích nâng cao kiến thức chuyên môn cho toàn thể bác sĩ trong bệnh viện, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh, bên cạnh đó tạo môi trường sinh hoạt khoa học, tiền đề cho các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn. Chiều ngày 12/7/2022, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức Sinh hoạt khoa học tháng 7. Đến dự và chủ trì buổi sinh hoạt khoa học có sự hiện diện của BSCKII Đào Thiện Tiến - Giám đốc bệnh viện, cùng các bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng đại điện các khoa phòng trong toàn bệnh viện. Buổi sinh hoạt tháng 7 với những chuyên đề về: “Chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue” của BSCKII Trần Kim Anh – TK Bệnh nhiệt đới; “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong kê đơn thuốc nội trú, ngoại trú trong việc giám sát các tương tác thuốc và phản ứng có hại” của Dược sĩ Đặng Bảo Tuấn – Khoa Dược; “Một số lưu ý trong kê đơn thuốc ngoại trú” của Dược sĩ Thái Bá Thuật – Khoa Dược. Phát biểu mở đầu buổi sinh hoạt khoa học, BSCKII Đào Thiện Tiến – Giám đốc bệnh viện nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối, trao đổi cũng như chia sẻ các thông tin chuyên môn trong việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh giữa các các khoa phòng trong toàn bệnh viện, đồng thời yêu cầu các học viên đề cao, nghiêm túc trong việc tiếp thu, học hỏi kiến thức nhằm phục vụ tốt hơn nữa công tác chuyên môn tại các khoa phòng mình công tác. Chuyên đề đầu tiên trong buổi sinh hoạt, BSCKII Trần Kim Anh – TK Bệnh nhiệt đới  đã trình bày về “Chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue”. Dengue thuộc giống Flavivirus và thuộc họ Flaviviridae. ARN sợi đơn, 4 types huyết thanh: D1, D2, D3 và D4; Vector: Vi rút Dengue lây truyền từ người sang người do muỗi truyền, chủ yếu là muỗi Aedes aegypti. Vật chủ: Vi rút Dengue gây nhiễm sang người và một số loài động vật linh trưởng nhưng người là vật chủ chính. Sinh sản tại các dụng cụ chứa nước như vật chứa nước ăn, trồng cây cảnh, vật chứa nước mưa, lốp xe,…Hoạt động ban ngày, cả trong nhà và ngoài trời, không bay xa, chủ yếu trong vòng 100m. Bệnh SXH Dengue được chia làm 3 mức độ: Sốt xuất huyết Dengue; Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo; Sốt xuất huyết Dengue nặng... Ở chuyên đề thứ hai “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong kê đơn thuốc nội trú, ngoại trú trong việc giám sát các tương tác thuốc và phản ứng có hại” Dược sĩ Đặng Bảo Tuấn cho biết: Từ ngày 01/01/2022 đến nay: Trên phần mềm mới; Cài các cảnh báo tương tác; Triển khai giám sát kê đơn và kết hợp hoạt động dược lâm sàng của DSLS trao đổi với bác sĩ về cặp TTT CCĐ từ 01/01/202 đến nay tại bệnh viện thì hiệu quả phòng tránh được 2 lượt TTT CCĐ cặp Itraconazol-Atorvastatin  khi kê đơn. Hiệu quả phòng tránh các cặp TTT chống chỉ định đạt được 100%. Về tương tác thuốc: sau khi ứng dụng CNTT, số lượng các cặp TTT giảm. Vd cặp Ketorolac – Aceclofenac hay cặp Linezolid- tramadol không còn xuất hiện tương tác; CCĐ Theo tuổi: Số lượng thuốc kê sai độ tuổi giảm rõ rệt. Vd: Tinidazol, Moxifloxacin…Báo cáo ADR: Đã tăng, tuy nhiên các khoa còn chưa chủ động trong việc báo cáo ADR. Cuối cùng là chuyên đề “Một số lưu ý trong kê đơn thuốc ngoại trú” của Dược sĩ Thái Bá Thuật – Khoa Dược. Theo đó, Ds Thuật chỉ ra nguyên tắc trong kê đơn thuốc: Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh; Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic; Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây: Hướng dẫn điều trị do BYT ban hành, tờ HDSD, Dược thư quốc gia; Số lượng thuốc được kê đơn tối đa không quá 30 ngày, trừ trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện…Không được kê vào đơn thuốc: Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh; Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam; Thực phẩm chức năng; Mỹ phẩm.         Các chuyên đề được báo cáo trong tháng đều được xây dựng trên cơ sở thực tiễn trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Các học viên đã đưa ra nhiều ý kiến thảo luận, trao đổi sôi nổi nhằm góp ý cho các tác giả góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả để ứng dụng tốt trong công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân.

Xem Thêm

Sinh hoạt khoa học tháng 4 năm 2022
Thứ Năm 07/04/2022 08:59:37
Với mục đích cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn, nâng cao chất lượng phục vụ, hướng đến sự hài lòng của người bệnh, bên cạnh đó tạo môi trường sinh hoạt khoa học, tiền đề cho các đề tài nghiên cứu khoa học. Chiều ngày 05/4/2022, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức buổi Sinh hoạt khoa học tháng 4, với sự tham gia của Ts Nguyễn Văn Thắng - Phó giám đốc Bệnh viện và hơn 50 Học viên là các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng trong Bệnh viện. Phát biểu khai mạc buổi sinh hoạt khoa học, Ts Nguyễn Văn Thắng – Phó Giám đốc Bệnh viện nhấn mạnh “vai trò của buổi sinh hoạt, tạo điều kiện trao đổi chuyên môn, từ đó áp dụng có hiệu quả trong điều trị lâm sàng, đồng thời yêu cầu các học viên phải luôn nâng cao tinh thần tự giác học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để bổ sung kiến thức phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh”. Mở đầu bác sĩ Trần Văn Đăng - Phụ trách Đơn nguyên KCB tự nguyện đã trình bày chi tiết về quy chế tổ chức và hoạt động của đề án đơn nguyên khám chữa bệnh tự nguyện. Tiếp đến là chuyên đề về Hậu Covid-19 của bác sĩ Trần Kim Anh – Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, theo đó vào đầu tháng 10/2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố định nghĩa chính thức đầu tiên về hội chứng hậu COVID-19 (post COVID-19 condition). Tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19 với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Các triệu chứng phổ biến gồm: mệt mỏi, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức và một số triệu chứng khác. Tình trạng kéo dài khiến sức khỏe người bệnh suy giảm, tác động đến đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc gây khó khăn trong cuộc sống. Hậu di chứng sau khi mắc Covid-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, thể chất, tốn kém thời gian và tiền bạc để chữa trị… Buổi sinh hoạt khoa học tháng 4 với các chuyên đề rất thiết thực và bổ ích đã nhận được sự quan tâm, đặt ra câu hỏi và thảo luận từ các bác sĩ, điều dưỡng tham dự, giúp các học viên cập nhật kiến thức chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các khoa/phòng để đạt hiệu quả tối đa trong khám và điều trị bệnh. Một số hình ảnh tại buổi sinh hoạt khoa học tháng 4:  

Xem Thêm

Hội thảo Khoa học chuyên ngành Nội khoa
Thứ Ba 04/05/2021 15:42:13
Trong lĩnh vực thực hành Y khoa, để nâng cao hiệu quả trong điều trị cho người bệnh thì chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ Y tế đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên liên tục và đa dạng bao gồm: đào tạo dài hạn, ngắn hạn, sinh hoạt khoa học, hội thảo khoa học…Nhằm cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực Nội khoa. Chiều ngày 28/04/2021 tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã diễn ra buổi Hội thảo khoa học  chuyên ngành Nội khoa. Tham dự buổi Hội thảo khoa học có PGS.TS.BSCKII.Tô Văn Hải - Chủ tịch Hội Nội khoa Hà Nội - Phó chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội - Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa Hà Nội; PGS.Mai Xuân Hiên - Ủy viên BCH hội Hồi sức cấp cứu Việt Nam - Nguyên Chủ nhiệm bộ môn, khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Quân y 103 - Học viện quân y; Ban Giám đốc Bệnh viện cùng cùng đông đảo các Bác sỹ trong và ngoài Bệnh viện như: Bệnh viện Thanh Oai; Chương Mỹ; Mỹ Đức; Y học cổ truyền Hà Đông… TTUT.BSCKII.Đào Thiện Tiến - Giám đốc Bệnh viện phát biểu khai mạc Hội thảo Phát biểu khai mạc buổi hội thảo, TTUT.BSCKII.Đào Thiện Tiến - Giám đốc Bệnh viện đã bày tỏ sự cảm ơn khi nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các chuyên gia Nội khoa trong việc đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ chuyên môn. Đồng chí nhấn mạnh tầm quan trọng việc bổ sung thêm nhiều kiến thưc bổ ích cho các bác sỹ hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện. Tại buổi hội thảo, đồng chí yêu cầu các học viên cần học tập nghiêm túc theo kế hoạch đã đề ra, lĩnh hội hiệu quả các nội dung, kiến thức mà giảng viên truyền tải, đây là những kiến thức quan trọng, thiết thực, từ đó nâng cao kĩ năng, tay nghề, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Mở đầu là chuyên đề của Ths.Nguyễn Bá Vượng – Khoa Nội tiêu hóa về “Nghiên cứu đặc điểm lầm sàng, cận lâm sàng và đáp ứng của AFP,AFP-L3, PIVKA-II Huyết thanh sau điều trị bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan”. Tiếp đến là các chuyên đề về “Đánh giá kết quả cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông” của Bs.Ngô Minh Đạt – Khoa Nội tim mạch – Lão học; “Điều trị vi khuẩn đa kháng, thách thức và giải pháp” dưới sự chia sẻ của PGS.Mai Xuân Hiên - Ủy viên BCH hội Hồi sức cấp cứu Việt Nam - Nguyên Chủ nhiệm bộ môn, khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Quân y 103 - Học viện quân Y; “Báo cáo ca bệnh Loạn sản xơ xương Osteofibous Dysplasia” do Ths.Bs.Vũ Ngọc Hà – Khoa Giải phẫu bệnh; “Siêu âm và tư vấn tim mạch thai nhi trước sinh ở những thai phụ có nguy cơ cao” của BSCKI.Đặng Thị Hương – Đơn nguyên KCB tự nguyện; Và cuối cùng là chuyên đề về “Đánh giá kết quả đeo máy Holter điện tâm đồ tại các khoa lâm sàng năm 2019 – 2021” Bs.Vũ Thị Thảo Hiền – Khoa Nội tim mạch – lão học. Sau phần trình bày chuyên đề của các Báo cáo viên, hội thảo diễn ra sôi nổi với các ý kiến đóng góp, bàn luận, chia sẻ các kinh nghiệm của các thành viên tham dự và các chuyên gia đầu ngành Nội khoa. Hội thảo đã nhận được nhiều nhận xét tích cực cũng như được đánh giá thành công tốt đẹp nhằm góp phần nâng cao kiến thức khoa học cũng như kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ Bác sỹ. PGS.TS.BSCKII.Tô Văn Hải - Chủ tịch Hội Nội khoa Hà Nội phát biểu tại Hội thảo Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS.BSCKII.Tô Văn Hải - Chủ tịch Hội Nội khoa Hà Nội - Phó chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội - Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa Hà Nội đánh giá cao sự chuẩn bị của chuyên đề. Đây là đề tài có ý nghĩa khoa học, ứng dụng thực tiễn cao tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông và có thể áp dụng tại các Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, góp phần giúp người bệnh được tiếp cận với dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại cơ sở.

Xem Thêm

Hội thảo khoa học “Xét nghiệm vi sinh - Ứng dụng và triển vọng”
Thứ Ba 27/04/2021 09:54:59
 Nhằm giúp cán bộ y tế cập nhật kiến thức về vai trò và ý nghĩa của xét nghiệm vi sinh với lâm sàng chiều ngày 23/4/2021, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức Hội thảo khoa học “Xét nghiệm vi sinh - ứng dụng và triển vọng”. Hội thảo có sự tham dự của Ts.Nguyễn Văn Thắng – Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hà Đông và gần 70 học viên là các bác sĩ trong bệnh viện và các bác sĩ ở các tỉnh lân cận phía bắc. Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe PGS.TS Nguyễn Thái Sơn – Chủ nhiệm Bộ môn Vi sinh y học, Bệnh viện 103, Học viện quân y trình bày “Sử dụng xét nghiệm vi sinh trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm trùng”. Ứng dụng sinh học phân tử trong giám sát, chẩn đoán bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam do PGS TS. Nguyễn Thị Lan Anh – Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương trình bày. PGS TS. Nguyễn Thị Lan Anh – Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương trình bày tại Hội thảo. Cập nhật chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng huyết do Ths.Bs Bùi Tiến Hoàn – Bệnh viện đa khoa Hữu nghị Nghệ An trình bày. Kháng kháng sinh: Thách thức và giải pháp được báo cáo bởi Ths.Bs Trần Anh Đào – Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Kỹ thuật sinh học phân tử trong lâm sàng Vi sinh do TS Phạm Việt Hùng – Trung tâm Bệnh nhiệt đới Nhi khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ. Vi sinh và lâm sàng là hai khía cạnh gắn bó với nhau rất chặt chẽ trong quá trình khám chữa bệnh. Việc nâng cao chất lượng xét nghiệm vi sinh sẽ góp phần giảm tỷ lệ tử vong, giảm số ngày điều trị. Qua buổi hội thảo các bác sĩ được cập nhật, tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích, nâng cao năng lực chuyên môn. Phát biểu tại Hội thảo Ts.Nguyễn Văn Thắng – Phó Giám đốc Bệnh viện cảm ơn các các giảng viên đã chia sẻ nhiều thông tin, kiến thức bổ ích cho các bác sĩ, qua buổi hội thảo đã trang bị, cập nhật, phổ biến thêm các kiến thức chuyên môn về ứng dụng xét nghiệm vi sinh trong lâm sàng giúp công tác điều trị hiệu quả và nhanh chóng.

Xem Thêm

Hội thảo khoa học “ Cập nhật xu hướng mới trong điều trị thoát vị bẹn”
Thứ Năm 01/04/2021 09:57:09
Nhằm giúp các bác sĩ trong viện và các bác sĩ tuyến dưới cập nhật kiến thức mới trong điều trị thoái vị bẹn. Ngày 31/3/2021, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức Hội thảo khoa học “ Cập nhật xu hướng mới trong điều trị thoát vị bẹn”. Hội thảo có sự tham dự của Ban Giám đốc bệnh viện và gần 70 học viên là các bác sĩ trong bệnh viện đa khoa Hà Đông và các bệnh viện tuyến dưới như: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thường Tín, Thanh Oai...  Mở đầu Hội thảo khoa học, PGS.TS Nguyễn Đức Tiến – Nguyên Phó Giám đốc trung tâm đào tạo – chỉ đạo tuyến, nguyên Trưởng khoa phẫu thuật cấp cứu tiêu hoá – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trình bày Giải phẫu ứng dụng điều trị Thoát vị bẹn và Cập nhật xu hướng Phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc đặt tấm lưới nhân tạo trong điều trị thoát vị bẹn là phương pháp tối ưu hiện nay, giúp bệnh nhân ít đau, giảm nguy cơ nhiễm trùng, mất máu, thời gian nằm viện ngắn, tỉ lệ tái phát thấp, sẹo mổ nhỏ và tính thẩm mỹ cao. PGS.TS Nguyễn Đức Tiến – Nguyên Phó Giám đốc trung tâm đào tạo – chỉ đạo tuyến, nguyên Trưởng khoa phẫu thuật cấp cứu tiêu hoá – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trình bày tại hội thảo Trong buổi Hội thảo BSCKII. Bùi Đức Duy - Trưởng khoa Ngoại Tiêu hoá - Bệnh viện đa khoa Hà Đông trình bày kỹ thuật phẫu thuật Lichtenstein trong điều trị thoát vị bẹn. Buổi hội thảo xoay quanh các chủ đề: tổng quan các nội dung về thoát vị bẹn, cập nhật xu hướng mới trong phẫu thuật thoát vị bẹn, kỹ thuật mổ mở Lichtenstein… Sau hội thảo, PGS.TS Nguyễn Đức Tiến và ê-kíp phẫu thuật của bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật trực tuyến ca bệnh: phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn theo phương pháp TAPP và phẫu thuật mổ mở thoát vị bẹn theo phương pháp Lichtenstein có sử dụng lưới tự dính chất liệu Polyester. Quá trình phẫu thuật được kết nối và chiếu trực tiếp trên màn hình để các bác sĩ tham dự hội thảo cùng theo dõi, đặt câu hỏi liên quan thực tế ca phẫu thuật. Hội thảo đã chia sẻ phương pháp điều trị bệnh lý ống bẹn, cách lựa chọn kỹ thuật điều trị thoát vị bẹn. Đây cũng là cơ hội để các bác sĩ trong bệnh viện và các bác sĩ tuyến dưới gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc phát hiện và điều trị bẹn, nâng cao chất lượng điều trị bệnh tại bệnh viện.

Xem Thêm

Sinh hoạt khoa học tháng 3
Thứ Hai 08/03/2021 08:31:44
Với mục đích cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn, nâng cao chất lượng phục vụ, hướng đến sự hài lòng của người bệnh, bên cạnh đó tạo môi trường sinh hoạt khoa học, tiền đề cho các đề tài nghiên cứu khoa học. Chiều ngày 03/02/2021, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức buổi Sinh hoạt khoa học tháng 03, với sự tham gia của Ban giám đốc Bệnh viện và hơn 50 học viên là các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng trong bệnh viện, nội dung sinh hoạt khoa học tháng 3 với 4 chuyên đề: Cập nhật phác đồ điều trị Insulin nền trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 – BSCKI Đinh Văn Tuy – Trưởng khoa Nội tiết; Sự phát triển và vai trò của Insulin nền trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 – Ts.Bs.Trần Thị Đoàn – Bệnh viện Nội tiết TW; Cấy chỉ huyệt vị cải thiện tình trạng tăng tiết mồ hôi – Một số nghiên cứu về dịch tễ - Lâm sàng của Ths.Bs.Trần Nhật Trường – Phó Trưởng khoa YHCT; Phân loại Insulin và cách sử dụng bút tiêm Insutin solostar – Ths.Ds.Lê Thị Thái Lan. Ts.Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Bệnh viện phát biểu tại buổi sinh hoạt khoa học Phát biểu khai mạc buổi sinh hoạt khoa học, Ts.Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Bệnh viện “nhấn mạnh vai trò của buổi sinh hoạt, tạo điều kiện trao đổi chuyên môn, từ đó áp dụng có hiệu quả trong điều trị lâm sàng, đồng thời yêu cầu các học viên phải luôn nâng cao tinh thần tự giác học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để bổ sung kiến thức phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh”. BSCKI Đinh Văn Tuy – Trưởng khoa Nội tiết trình bày chuyên đề “Cập nhật phác đồ điều trị Insulin nền trong điều trị đái tháo đường tuýp 2” Mở đầu buổi sinh hoạt là chuyên đề đến từ Khoa Nội tiết “Cập nhật phác đồ điều trị Insulin nền trong điều trị đái tháo đường tuýp 2” do BSCKI Đinh Văn Tuy – Trưởng khoa Nội tiết trình bày với các nội dung chính: Cập nhật các hướng dẫn quốc tế; Lý do chọn lựa tăng cường với phác đồ basal plus; Insulin glulisine - giải pháp hiệu quả và an toàn. Trong đó, Bs Đinh Văn Tuy đưa ra kết luận: Insulin nền vẫn là ưu tiêu lựa chọn khi BN cần sử dụng insulin theo ADA và AACE 2020. Phác đồ điều trị tăng cường basal plus giúp bệnh nhân đạt kiểm soát đường huyết đói và đường huyết sau ăn. Insulin glulisine là insulin tác dụng nhanh hiệu quả tốt kiểm soát đường huyết sau ăn. Tiếp đến là chuyên đề “Sự phát triển và vai trò của Insulin nền trong điều trị đái tháo đường tuýp 2” của Ts.Bs.Trần Thị Đoàn – Phó khoa Tim mạch và RLCH – Bệnh viện Nội tiết TW. Theo đó, Insulin nền vẫn là ưu tiêu lựa chọn khi BN cần sử dụng insulin theo ADA và AACE 2020. Hạ đường huyết là yếu tố chính giới hạn kiểm soát đường huyết tích cực và gây nhiều hậu quả cho bệnh nhân và hệ thống y tế. Gla-300 là insulin nền thế hệ mới có PK/PD phẳng hơn và thời gian tác động dài hơn (> 24h) nên có hiệu quả kiểm soát ĐH tương đương mà ít bị hạ ĐH hơn. Chuyên đề thứ 3 trong buổi sinh hoạt khoa học là “Cấy chỉ huyệt vị cải thiện tình trạng tăng tiết mồ hôi – Một số nghiên cứu về dịch tễ - Lâm sàng” của Ths.Bs.Trần Nhật Trường – Phó Trưởng khoa YHCT trình bày có đưa ra các kết luận như: Tăng tiết mồ hôi là bệnh lý tương đối phổ biến; Bệnh không nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống; Có nhiều phương pháp điều trị nhưng hiện tại chưa có phương pháp nào cho thấy hiệu quả và an toàn tuyệt đối; Phương pháp cấy chỉ bước đầu cho thấy hiệu quả điều trị và tính an toàn trong điều trị tăng tiết mồ hôi khu trú. Cuối cùng Ths.Ds.Lê Thị Thái Lan trình bày về “Phân loại Insulin và cách sử dụng bút tiêm Insulin solostar”. Trong đó có chỉ ra định nghĩa về Insulin Là hormon do tế bào β tuyến tụy tiết ra. Giúp đưa đường từ máu vào trong tế bào. Giúp duy trì lượng đường bình thường trong máu; Insulin được tiết ra từ TB β của tụy dưới dạng Proinssulin. Insulin nội sinh được tiết ra gồm: Insulin nền (khi ngủ + xa bữa ăn) và Insulin theo bữa ăn. Buổi sinh hoạt khoa học tháng 3 với các chuyên đề rất thiết thực và bổ ích đã nhận được sự quan tâm, đặt ra câu hỏi và thảo luận từ các bác sĩ, điều dưỡng... tham dự trong việc ứng dụng lâm sàng, giúp các học viên cập nhật kiến thức chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các chuyên khoa để đạt hiệu quả tối đa trong khám và điều trị bệnh.

Xem Thêm

Sinh hoạt khoa học tháng 10 về chuyên môn: “Cập nhật chẩn đoán và điều trị Hen phế quản theo Gina 2020”
Thứ Hai 02/11/2020 21:04:59
Với mục đích cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn, nâng cao chất lượng phục vụ, hướng đến sự hài lòng của người bệnh, bên cạnh đó tạo môi trường sinh hoạt khoa học, tiền đề cho các đề tài nghiên cứu khoa học. Chiều ngày 28/10/2020, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức buổi Sinh hoạt kh oa học tháng 10, với sự tham gia của BSCKII. Lê Hoàng Tú – Phó giám đốc Bệnh viện và các bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng công tác tại bệnh viện. Buổi sinh hoạt khoa học với chuyên đề: “Cập nhật chẩn đoán và điều trị Hen phế quản theo Gina 2020” của PGS.Ts.Bs Chu Thị Hạnh – Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai. BSCKII.Lê Hoàng Tú – Phó Giám đốc bệnh viện phát biểu tại buổi sinh hoạt khoa học Phát biểu khai mạc buổi sinh hoạt khoa học, BSCKII.Lê Hoàng Tú, Phó Giám đốc Bệnh viện “nhấn mạnh vai trò của buổi sinh hoạt, tạo điều kiện trao đổi chuyên môn, từ đó áp dụng có hiệu quả trong điều trị lâm sàng, đồng thời yêu cầu các học viên phải luôn nâng cao tinh thần tự giác học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để bổ sung kiến thức phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh”. Tiếp sau đó PGS.Ts.Bs Chu Thị Hạnh trình bày chuyên đề “Cập nhật chẩn đoán và điều trị Hen phế quản theo Gina 2020”. Hen phế quản (HPQ) là một bệnh lý có triệu chứng đa dạng, đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường thở. Các triệu chứng hô hấp được lặp đi lặp lại như: khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và cường độ, cùng với sự tắc nghẽn dao động của luồng khí thở ra. Tại buổi sinh hoạt, PGS.Ts.Bs Chu Thị Hạnh đã chia sẻ về gánh nặng bệnh tật do Hen phế quản: Hen phế quản là bệnh mạn tính thường gặp nhất trên thế giới, có 300 triệu người mắc, dự tính đến năm 2025 có 400 triệu người mắc. Việt Nam tỷ lệ Hen người lớn: 4,1% (Trần Thúy Hạnh và Nguyễn văn Đoàn 2011). Độ lưu hành bệnh đang tăng lên ở nhiều nước, đặc biệt ở trẻ em. 1/250 người tử vong do Hen (85% tử vong do Hen có thể tránh được). Chi phí y tế cho HPQ rất cao: Ở các nước phát triển: chi phí cho HPQ chiếm 1-2% tổng chi cho y tế. Những nước đang phát triển phải đối mặt với sự gia tăng độ lưu hành HPQ do ô nhiễm môi trường, nhịp sống, stress…Chi phí cao cho nhóm bệnh nhân Hen không được kiểm soát. Chi phí cho thuốc dự phòng sẽ giúp giảm chi phí cho điều trị cấp cứu. Trong chuyên đề, PGS.Ts.Bs Chu Thị Hạnh đã trình bày những nội dung chủ yếu: Những điểm mới từ các khuyến cáo: + Chẩn đoán hen: triệu chứng, hô hấp ký, xét nghiệm dị ứng, FeNO… + Khởi trị: không dùng SABA đơn trị cho bệnh nhân ở tất cả các bậc + Điều trị duy trì: đánh giá - điều chỉnh - đánh giá đáp ứng. + Bệnh nhân có đặc điểm Hen và COPD: cá thể hóa trong điều trị… Trong đó, việc áp dụng khuyến cáo mới đưa ICS/For vào thực hành giúp: + Thay đổi về chiến lược giảm nguy cơ từ tình trạng lạm dụng SABA + Hiệu quả kiểm soát triệu chứng tương đương, giảm nguy cơ cơn kịch phát và lượng ICS cần dùng thấp hơn. Tính kinh tế y tế trong điều trị Hen: vai trò của ngăn ngừa nguy cơ đợt cấp trong điều trị, phát hiện và quản lý bệnh nhân hen trong cộng đồng. Kết thúc chuyên đề đã nhận được sự quan tâm, đặt ra câu hỏi và thảo luận từ các bác sĩ, điều dưỡng... tham dự trong việc ứng dụng lâm sàng, giúp các học viên cập nhật kiến thức chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các chuyên khoa để đạt hiệu quả tối đa trong khám và điều trị bệnh.

Xem Thêm

DANH MỤC TIN