Kỷ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam lần thứ III (25/3/2017-25/3/2019) – Công tác xã hội lan tỏa yêu thương
Thứ Bảy 23/03/2019 21:46:57
Nhằm tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề công tác xã hội và phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, tinh thần thương yêu, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau của người Việt Nam, ngày 15/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 25/3 hàng năm là “Ngày Công tác xã hội Việt Nam”. Để kỉ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam, sáng ngày 23/3/2019, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã diễn ra buổi lễ kỉ niệm, đồng thời tổ chức các hoạt động từ thiện, hỗ trợ, tri ân bệnh nhân. Tham dự buổi lễ có BSCKII. Lê Hoàng Tú Phó Giám đốc Bệnh viện, Th.S Phạm Hải Hà Phụ trách tổ Công tác xã hội, đại diện Công ty Thuận Phát, Công ty Waves Hoàng Linh, Tập Đoàn Hải Phát ,cùng các đơn vị phối hợp thực hiện chương trình công tác xã hội tại bệnh viện Bệnh viện đa khoa Hà Đông hưởng ứng kỉ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam Phát biểu tại buổi lễ,BSCKII.Lê Hoàng Tú - Phó Giám đốc bệnh viện đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nghề công tác xã hội trước nhu cầu hội nhập và phát triển.Trong thời gian qua, cùng với việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, các hoạt động xã hội luôn được tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa Hà Đông quan tâm hưởng ứng. Phòng Công tác xã hội của bệnh viện đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ, hỗ trợ bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân khi đến khám, điều trị tại bệnh viện với các hoạt động như “ Nồi cháo nghĩa tình” được tài trợ bởi Công ty Thuận phát thì đã có  200 suất cháo được phát cho bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện. Đây được coi là cầu nối giữa thầy thuốc và bệnh nhân, qua đó góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, cải thiện hình ảnh của người cán bộ y tế. Bên cạnh đó, chương trình “ Gội đầu miễn phí” với sự tài trợ của Công ty Waves Hoàng Linh đã có 7 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn được gội đầu miễn phí tại salon trong khuôn viên Bệnh viện, và 3 xuất gội đầu tại giường cho các bệnh nhân nặng. Chương trình “ Tặng quà cho các bệnh nhân khó khăn,mắc bệnh hiểm nghèo”. Đã có 10 phần quà được tài trợ bởi tập đoàn Hải Phát trao đến các bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt.             “Ngày công tác xã hội Việt Nam” còn là sự kiện tôn vinh vai trò và đóng góp của người làm công tác xã hội trong việc tham gia giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, góp phần bảo đảm thực hiện quyền con người, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân.   

Xem Thêm

Hội thảo xây dựng kế hoạch hoạt động giảm kì thị và phân biệt đối xử tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông
Thứ Tư 20/03/2019 00:00:00
Tuần qua, Bệnh viện đa khoa Hà Đông phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố và tổ chức Haivn (tổ chức hợp tác vì sự phát triển y tế Việt Nam) tiến hành hội thảo Giảm phân biệt và kì thị hiv tại bệnh viện. Tham dự buổi hội thảo có TS.Hoàng Đình Cảnh, Phó cục trưởng cục phòng chống HIV Bộ y tế, ThS.BS. Vũ Ngọc Phịnh, Quản lý dự án Hiv Haivn. Về phía Bệnh viện đa khoa Hà Đông là sự tham dự chỉ đạo của NSCKII. Lê Hoàng Tú, Phó Giám đốc Bệnh viện và các bác sĩ, điều dưỡng đến từ các khoa phòng trong toàn Bệnh viện. TS.Hoàng Đình Cảnh, Phó cục trưởng cục phòng chống HIV Bộ y tế phát buổi tại buổi hội thảo Tại buổi hội thảo, các báo cáo viên của tổ chức Haivn đã đưa ra các vấn đề chủ yếu và cốt lõi về giảm kì thị và phân biệt đối xử tại các cơ sở y tế ở Hà Nội. Báo cáo đã chỉ ra những những vấn đề cụ thể và chi tiết mà người sống chung với Hiv phải đối mặt như: không được tiếp cận với điều trị, lo sợ bị mất việc, bị chối bỏ, không ai hiểu mình… Đồng thời những hậu quả của tình trạng phân biệt và kì thị hiv cũng được chỉ ra, đây được coi là thách thức cản trở mục tiêu 90-90-90. Bên cạnh đó, những biểu đồ bậc thang về kỳ thị, phân biệt đối xử và xét nghiệm, điều trị cũng chỉ ra những số liệu giúp người nghe hiểu rõ hơn vấn đề. Phần tiếp theo là khảo sát thực tế tại 3 bệnh viện: Bệnh viện đa khoa Hà Đông, bệnh viện Đống Đa và bệnh viện Phổi Hà Nội với 245 cán bộ y tế và 205 bệnh nhân về mức độ và thực trạng phân biệt đối xử và kì thị hiv tại cơ sở y tế. Số liệu khảo sát cho thấy 1 số điểm nổi bật như: 82,6% cán bộ y tế sợ lây nhiễm, 75,5% bảo vệ quá mức, 54,6% quan sát thấy kì thị với bệnh nhân hiv, 46,3% cảm thấy không thoải mái khi làm việc cùng đồng nghiệp bị nhiễm hiv, 55,5% có thái độ tiêu cực liên quan tới người nhiễm hiv và 52,9% quan sát thấy kì thị đối với nhóm nguy cơ cao. Đó là những số liệu thực tế để nhìn nhận lại và cùng đưa ra thảo luận về thực trạng trên. Giảng viên của tổ chức Haivn chia sẻ về kì thị, phân biệt đối xử Hiv Kết thúc phần trình bày của các giảng viên đến từ tổ chức haivn, buổi thảo luận thêm phần sôi nổi với bài tập tình huống thảo luận theo nhóm: “Vẽ sơ đồ khung xương cá” nhằm mô tả mối quan hệ logic giữa một vấn đề và tìm ra nguyên nhân gốc rễ”. Thông qua phần bài tập tình huống này giúp cho các học viên tham dự có thể bày tỏ ý kiến của mình, đóng góp thêm những cải tiến, biện pháp cải thiện thực trạng kì thị và phân biệt đối xử hiv tại bệnh viện, đồng thời cải tiến chất lượng dịch vụ y tế đối với bệnh nhân nhiễm hiv tại cơ sở. Buổi thảo luận thành công tốt đẹp, BSCKII. Lê Hoàng Tú, phó Giám đốc Bệnh viện ghi nhận và đánh giá cao mục đích và kết quả đạt được của buổi thảo luận, mong muốn buổi thảo luận sẽ nâng cao nhận thức của cán bộ y tế, giảm bớt tình trạng phân biệt kì thị người nhiễm hiv tại bệnh viện và góp phần thực hiện mục tiêu 90-90-90 và kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030.

Xem Thêm

Tập huấn chuyên ngành Hô hấp – Truyền nhiễm – Ung bướu
Thứ Bảy 16/03/2019 14:20:31
Trong 2 ngày từ ngày 12/3/2019 đến ngày 13/3/2019, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã tổ chức lớp tập huấn chuyên ngành Hô hấp – Truyền nhiễm – Ung bướu. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám, chữa bệnh và tăng cường trao đổi chuyên môn, cập nhật kiến thức mới và nâng cao cho các khoa, phòng trong toàn bệnh viện. Giảng viên lớp tập huấn là các bác sỹ chuyên sâu và giàu kinh nghiệm trong nhiều năm điều trị về: Hô hấp & bệnh phổi, truyền nhiễm, ung bướu – huyết học lâm sàng. Ban Giám đốc cùng các bác sĩ của khoa, phòng trong toàn bệnh viện rất hào hứng, sôi nổi tham dự buổi tập huấn. Buổi tập huấn chuyên ngành Hô hấp – truyền nhiễm – ung bướu thu hút sự tham dự của các bác sĩ trong các khoa phòng trong toàn bệnh viện Mở đầu buổi tập huấn, ThS.BS. Tạ Quang Mậu, Trưởng khoa Các bệnh nhiệt đới đã chia sẻ Công văn số 95/TDA-VAAC về hỗ trợ hoạt động chuyển gửi người nhiễm HIV tại bệnh viện. Để hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của mình; 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV), 90% số người đang được điều trị có tải lượng HIV ở mức thấp), đồng thời tăng cường dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV-AIDS, mục tiêu chính đề ra là thực hiện hoạt động chuyển gửi thành công người nhiễm HIV phát hiện tại Bệnh viện tới dịch vụ Chăm sóc – Điều trị HIV-AIDS. Hoạt động chuyển gửi thành công người nhiễm HIV này có mục tiêu 100% các bệnh viện tham gia sẽ được cập nhật hướng dẫn TVXNHIV theo quy định hiện hành của Bộ Y tế và báo cáo hàng tháng về hoạt động chuyển gửi người nhiễm HIV được phát hiện tại Bệnh viện sang điều trị ARV, và 90% người nhiễm HIV tại bệnh viện được chuyển gửi thành công tới dịch vụ Chăm sóc – điều trị  HIV-AIDS. Đơn nguyên Ung bướu – HHLS tham gia tại buổi tập huấn với chuyên đề vềHướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư gặp tại bệnh viện đa khoa Hà Đông dưới sự chia sẻ của ThS.BSCKII. Trương Bích Thủy, trưởng đơn nguyên Ung bướu- HHLS . Trong đó 3 bệnh phổ biển thường gặp là ung thư vú ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng. Đối với từng căn bệnh ung thư, báo cáo viên chỉ ra phương thức chẩn đoán, phác đồ điều trị, phẫu thuật và điều trị sau phẫu thuật. Chuyên đề của Đơn nguyên Ung bướu – HHLS giúp cập nhật, bổ sung các kiến thức mới trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư thường gặp. Chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao là chuyên đề cuối cùng của buổi tập huấn được chia sẻ bởi BS.Nguyễn Văn Thái, phụ trách khoa Hô hấp và bệnh phổi và BS.Nguyễn Văn Giang, Phó phụ trách khoa Hô hấp và bệnh phổi. Nội dung chính được trình bày về chẩn đoán lao phổi, lao ngoài phổi, lao kháng thuốc, lao đồng nhiễm HIV, lao ở trẻ em và phân biệt bệnh nhân lao. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng chỉ ra những đặc điểm phân biệt bệnh nhân lao, những nguyên tắc trong điều trị, theo dõi điều trị bệnh lao và đánh giá kết quả điều trị. Đặc biệt đối với một số trường hợp đặc biệt như bệnh nhân là phụ nữ có thai hoặc cho con bú, phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai, người bệnh lao có bệnh lý gan, người bệnh lao có suy thận, người bệnh lao mắc đái tháo đường, người bệnh lao nhiễm HIV. Các báo cáo viên chia sẻ chuyên đề của mình tại buổi tập huấn Sau phần trình bày của các báo cáo viên, những ý kiến thắc mắc, đóng góp làm cho buổi tập huấn thêm phần sôi nổi. Phát biểu kết thúc lớp tập huấn, thay mặt ban Giám đốc, BSCKII. Đào Thiện Tiến, Giám đốc Bệnh viện đánh giá cao mục đích, ý nghĩa thiết thực nhằm trang bị thêm những kiến thức mới, nâng cao về linh vực chuyên khoa ung bướu, truyền nhiễm, hô hấp, đặc biệt là tính chuyên môn đặc thù của các chuyên khoa giúp các khoa phòng khác trong toàn bệnh viện chủ động, phối hợp thực hiện chuyên môn, phục vụ tốt hơn cho bệnh nhân.

Xem Thêm

Thực hành 5S và sự chuyển biến chất lượng Hướng đến sự hài lòng của người bệnh
Thứ Ba 08/01/2019 16:19:26
Chất lượng là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động của ngành Y tế nói chung và của bệnh viện đa khoa Hà Đông nói riêng. Bởi nó có tác động trực tiếp đến sức khỏe người bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. Đặc biệt là những người ốm đau phải nhập viện điều trị. Năm 2018 vừa qua, Ban Giám đốc đã chỉ đạo Phòng Quản lý chất lượng xây dựng  kế hoạch “Áp dụng thực hành 5S và xây dựng môi trường bệnh viện Xanh – Sạch - Đẹp” triển khai  tại các khoa, phòng . Thử Bước đầu áp dụng thực hành “5S”  trong cải tiến chất lượng đã được các khoa, phòng hưởng ứng nhiệt tình và đạt được những kết quả đáng khích lệ cụ thể: Để thực hiện  mô hình 5S, tùy theo đặc thù của mỗi khoa, phòng  tự xây dựng Bảng phân công thực hiện 5S sao phù hợp và quy định  mỗi ngày nhân viên y tế luôn dành từ 5 đến 15 phút trước hoặc sau giờ làm việc để lau chùi, sắp xếp vị trí làm việc, tài liệu, trang thiết bị ngăn nắp, hợp lý... Những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho người sử dụng tài liệu, thiết bị trở nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản tốt. Nhờ đó, rút ngắn thời gian tìm kiếm,  giảm sai sót trong chuyên môn, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Hiện tại gần  98% buồng bệnh, hành lang, phòng làm việc đều được trang bị cây xanh tạo không khí trong lành, mát mẻ, đẹp mắt và giúp cho tinh thần người bệnh thoải mái, có thêm nghị lực chống chọi với bênh tật. Thực hành “5S” đã trở thành “thói quen” của nhân viên y tế toàn bệnh viện do đó đã ngăn chặn, hạn chế những nhầm lẫn, sai sót do thiếu tập trung như trước đây; Tránh lãng phí về thời gian, về nguồn lực, về nguyên vật liệu; Tuy nhiên để triển khai mô hình 5S BS. Nội trú Nguyễn Thu Hằng. Trưởng phòng Quản lý chất lượng bệnh viện cho biết: Ban đầu thực hiện 5S phải đối mặt với những khó khăn và thách thức không nhỏ đó là làm sao để toàn bộ NVYT các khoa phòng hiểu được ý nghĩa và lợi ích của thực hiện 5S, ý thức tự giác của một số cá nhân còn hạn chế, hơn nữa  người bệnh đông, áp lực công việc cao…điều khó khăn nữa là làm sao triển khai với kinh phí thấp nhất. Chính những thách thức đó đã tạo cho chúng tôi đặt ra mục tiêu cần đạt được bằng hình thức chấm điểm  kết quả thực hiện 5S  và đưa vào đánh giá thi đua cuối năm. Để duy trì việc thực hiện 5S tại Bệnh viện, phòng Quản lý chất lượng đã xây dựng bảng kiểm và duy trì đánh giá định kỳ hàng tháng, thể hiện sự quyết tâm cải tiến chất lượng y tế của bệnh viện đa khoa Hà Đông nhằm tạo môi trường làm việc an toàn, chất lượng, hiệu quả, đem đến sự hài lòng cao nhất cho người bệnh.                                          Dưới đây là một số hình ảnh của bệnh viện trong quá trình thực hiện kế hoạch “ Áp dụng thực hành 5S và xây dựng môi trường bệnh viện Xanh – Sạch – Đẹp.   Ngoài cửa Khoa Khám Bệnh Bệnh viện đa khoa Hà Đông   Hành Lang khoa Khám Bệnh BVĐK Hà Đông Phòng Vật lý trị liệu Khoa Phục hồi chức năng BVĐK Hà Đông   Nhà vệ sinh Đơn Nguyên Tiêm Chủng BVĐK Hà Đông    

Xem Thêm

Tập huấn giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV-AIDS tại cơ sở y tế
Thứ Năm 03/01/2019 14:17:35
HIV/AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, được coi là đại dịch. Những năm gần đây, số người nhiễm HIV và người chết do AIDS đã giảm. Song ở Việt Nam những người bị nhiễm HIV vẫn còn chịu sự kỳ thị, xa lánh của cộng đồng. Với mục đích tăng cường nhận thức về căn bệnh thế kỷ, ngăn chặn sự lây nhiễm trong y khoa, đặc biệt nhằm thay đổi những hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với những bệnh nhân mắc căn bệnh này.  Bệnh viện đa khoa Hà Đông phối hợp cùng HAIVN và CDC tổ chức tập huấn “Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS” . Khóa tập huấn diễn ra trong 3 buổi chiều từ 17/12/2018 đến 19/12/2018 với sự trao đổi, hướng dẫn của BS. Nguyễn Thị Ninh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật HN, BSCKII. Trần Thị Kim Anh, Phó trưởng khoa Các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa Hà Đông cùng các giảng viên tổ chức HAIVN. Số học viên tham gia khóa tập huấn là 30 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế các khoa phòng trong bệnh viện. Theo BSCKII. Trần Thị Kim Anh, Phó trưởng khoa Các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết hiện nay, tại khoa Các bệnh nhiệt đới có hơn 800 bệnh nhân HIV-AIDS đang điều trị ngoại trú, được các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế trực tiếp thăm khám, chăm sóc, phát thuốc, điều trị và tư vấn. Số lượng bệnh nhân đang điều trị HIV-AIDS tại bệnh viện khá lớn, đây là một thách thức không nhỏ liên quan đến thái độ của nhân viên y tế đối với người mắc căn bệnh này. Vì thực tế, kỳ thị, phân biệt đối xử bệnh nhân HIV-AIDS là vấn đề nhức nhối trong cộng đồng, điều này cản trở họ được hưởng các quyền cơ bản về chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội, đồng thời cản trở bước tiến của những hoạt động phòng, chống HIV-AIDS. Do vậy, mục tiêu của khóa tập huấn hướng tới giảng dạy cho các học viên nắm rõ các nhận thức cơ bản về căn bệnh thế kỷ HIV-AIDS, cập nhật các văn bản chỉ đạo, các hướng dẫn quan trọng có liên quan, giảm kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV, triển khai các bước hoạt động nhằm giảm phân biệt đối xử, nguyên tắc dự phòng chuẩn. Trong thời gian 3 ngày, các học viên đã được các giảng viên chia sẻ về thực trạng kỳ thị và phân việt đối xử HIV-AIDS trong các cơ sở y tế hiện nay, thực trạng này tồn tại khiến cho những người nhiễm HIV khi đến các cơ sợ y tế, họ e sợ thái độ kỳ thị hoặc bị phân biệt đối xử sẽ tránh né xét nghiệm và không áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV. Sợ hãi không dám xét nghiệm HIV đồng nghĩa với việc họ có thể vô tình làm lây lan HIV sang người thân hoặc những người khác trong cộng đồng.  Bên cạnh đó, học viên được phổ biến các chính sách,  chỉ thị của Bộ Y tế về tăng cường giảm kì thị, phân biệt đối xử trong cơ sở y tế và Hướng dẫn triển khai các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại cơ sở y tế, đặc biệt là chương trình mục tiêu 90-90-90 trong phòng chống HIV-AIDS: 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của mình; 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV), 90% số người đang được điều trị có tải lượng HIV ở mức thấp. Các giảng viên cũng chia sẻ về  nguy cơ, tỷ lệ lây nhiễm HIV,  nguyên tắc dự phòng chuẩn, đồng thời học viên cũng hiểu rõ hơn về quyền của những người nhiễm HIV trong tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS có chất lượng, nhận diện được mức độ nguy cơ phơi nhiễm HIV trong hoạt động y tế cũng như các biện pháp dự phòng không cần thiết dễ gây ra kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Qua đó góp phần xây dựng môi trường y tế thân thiện hơn đối với tất cả bệnh nhân. Thông qua bài tập tình huống “Xác định và gọi tên sự kỳ thị tại cơ sở y tế” thông qua tranh vẽ, các nhóm học viên được linh hoạt sử dụng khả năng, tư duy, kiến thức bài giảng để nêu lên quan điểm của mình về kỳ thị, phân biệt đối xử, phân tích và xác định nguy cơ, lập kế hoạch thực hiện các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt tại Bệnh viện. Phương pháp giảng dạy này giúp các học viên được truyền đạt một cách tích cực,  dưới sự tham gia, góp ý của thành viên lớp và các giảng viên. Sau khóa tập huấn, các học viên sẽ là những giảng viên giảng dạy, tuyên truyền cho các đồng nghiệp của mình, các cán bộ y tế về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử bệnh nhân HIV-AIDS. BS. Nguyễn Thị Ninh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội chia sẻ về tầm quan trọng của các can thiệp giảm kỳ thị và phân biệt đối xử tại cơ sở y tế Các nhóm học viên thảo luận bài tập tình huống về các chủ đề liên quan đến kỳ thị và phân biệt đối xử bệnh nhân HIV-AIDS  Thông qua tập huấn, các học viên tham dự sẽ nhận biết được các biểu hiện kỳ thị, phân biệt đối xử và tác động của nó đến những người nhiễm HIV-AIDS và các nhóm có nguy cơ mắc bệnh, chấp nhận, tôn trọng và thừa nhận các quyền của họ trong tiếp cận với chăm sóc và điều trị HIV có chất lượng; giảm lo sợ cho cán bộ y tế về nguy cơ nhiễm HIV qua công việc tại cơ sở y tế và chấm dứt việc thực hiện các biện pháp dự phòng không cần thiết. BSCKII. Trần Ngọc Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết của buổi tập huấn, giúp các học viên hiểu rõ hơn về HIV-AIDS, từ đó thay đổi thái độ, cách nhìn nhận  tích cực hơn đối với những bệnh nhân mắc căn bệnh này, đồng thời tăng cường chất lượng phục vụ, cải thiện môi trường y tế.

Xem Thêm

DANH MỤC TIN