Người viết: Truyền thông BVHD
08/05/2024 09:49:36
Theo một số nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính ngày càng cao, ở Châu Á ghi nhận ca bệnh cao hơn Châu Âu. Người có độ tuổi càng cao thì mắc bệnh thận mạn càng nhiều. Nguyên nhân của bệnh thận mạn tính có thể chia theo cấu trúc của hệ tiết niệu như: bệnh đường cầu thận, bệnh mạch máu thận, hoặc ống thận. Nhưng nguyên nhân ở bệnh cầu thận như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch gout, …là những bệnh nền mà gây ra bệnh thận mạn nhiều nhất.
Tuy không gây chết người nhanh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… nhưng bệnh thận nếu không phát hiện điều trị kịp thời và đúng cách, cơ hội sống của người bệnh sẽ không cao. Đáng chú ý, hiện nay, tỷ lệ người mắc căn bệnh suy thận mãn này ngày càng gia tăng.
Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận, tiết niệu mạn tính, làm chức năng thận, suy giảm dần dần tương ứng với số lượng nephron của thận bị tổn thương và mất chức năng không hồi phục. Suy thận mạn gây ra mức lọc cầu thận giảm, rối loạn điện giải, tăng huyết áp, thiếu máu mạn tính.
Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, BSCKII – Trần Văn Phú – Trưởng khoa Nội thận tiết niệu cho biết: tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do bệnh thận cũng tăng qua các năm. Cụ thể 5 năm trở lại đây tỷ lệ bệnh nhân trẻ mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ tăng lên khoảng 5-10%. Những người trẻ có tâm lý chủ quan, lơ là, bỏ qua những biểu hiện bất thường của cơ thể. Khi bệnh xuất hiện những biểu hiện lâm sàng rõ rệt thì bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối của suy thận phải chỉ định lọc máu cấp cứu và chu kỳ.
Mời quý khách hàng, đối tác và nhân dân cùng xem phóng sự trong chuyên mục Sức khỏe cộng đồng của Đài truyền hình Hà Nội theo link kênh Youtube của Bệnh viện Đa khoa Hà Đông bên dưới: