Người viết: Tổ truyền thông
03/12/2020 10:58:59
Nhằm góp phần nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của cán bộ y tế về tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong việc điều trị bệnh, bên cạnh đó cập nhật kiến thức mới về dinh dưỡng trong dự phòng viêm phổi cấp do Covid-19 cho cán bộ y tế trong bệnh viện. Trong 2 ngày 11 và 12/11/2020, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức Tập huấn “Dinh dưỡng lâm sàng năm 2020” cho các bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kĩ thuật viên trong toàn Bệnh viện.
Mở đầu buổi tập huấn, TS.BS Vũ Thị Thanh, trưởng phòng Dinh dưỡng điều trị, Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai đã có những chia sẻ về chuyên đề: “Dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng – rối loạn tiêu hóa”. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là tình trạng phổ biến ở trẻ em, có tác động lớn đến cảm giác khỏe mạnh về thể chất và tinh thần của trẻ và các thành viên trong gia đình. Rối loạn tiêu hóa làm ảnh hưởng đến các mốc phát triển của trẻ gây chậm lớn. Sự phát triển tâm lý bị ảnh hưởng gây trở ngại tự chăm sóc bản thân, các mối quan hệ xã hội với bạn bè đồng trang lứa. Mối quan tâm về bề ngoài do điều trị rối loạn hoặc tác dụng phụ của thuốc, hoạt động liên quan đến đi học và tự tin tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi. Trong các bệnh về rối loạn tiêu hóa, viêm ruột chiếm 30%, rối loạn thực quản 3-5%, đau bụng tái phát 25%, hội chứng ruột kích thích 1-3%, không kiểm soát phân chiếm 80-95%. 3 yếu tố chính gây ảnh hưởng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Đó là yếu tố di truyền sinh lý học, tác nhân gây căng thẳng, trạng thái cảm xúc, đối phó và hỗ trợ xã hội, thái độ của gia đình, sự kiện trong đời và tiếp xúc với nhiễm trùng. Sau đó, BS Thanh đã phân tích từng loại bệnh trên, triệu chứng và chế độ ăn, dinh dưỡng điều trị được áp dụng cho từng loại bệnh. Tiếp theo, BS Vũ Thị Thanh chia sẻ về chuyên đề “Suy dinh dưỡng trẻ em”. Suy dinh dưỡng là sự mất cân bằng giữa các chất dinh dưỡng yêu cầu và lượng tiêu thụ dẫn đến thâm hụt tích lũy năng lượng, protein hoặc vi chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng, phát triển và các kết quả liên quan khác. Dựa trên 5 lĩnh vực: nhân trắc học, tăng trưởng, kinh niên, nguyên nhân và tác động đến trạng thái chức năng. Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em không chỉ đơn giản là thiếu món ăn, mà còn do nhiều yếu tố phụ. Suy dinh dưỡng xảy ra khi mất cân bằng giữa các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường, cũng như lượng chất dinh dưỡng. Cơ chế suy dinh dưỡng bao gồm mất cân bằng, giảm lượng tiếp nhận, đánh giá chính xác như cầu năng lượng và protein là quan trọng để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bài giảng cũng chỉ ra những hậu quả của suy dinh dưỡng, từ đó nêu lên dinh dưỡng điều trị với những dưỡng chất thiết yếu và vai trò của chúng như protein, acid, chất béo, mỡ omega 3, vitamin, chất khoáng. Bên cạnh phần chia sẻ của TS.BS Vũ Thị Thanh, Chuyên viên Phan Thị Gấm của Dự án bữa ăn học đường cũng trình bày về Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho cho học sinh tiểu học với toàn thể bác sĩ, điều dưỡng tại lớp tập huấn. Các bác sĩ, điều dưỡng tham dự đã được thảo luận và trao đổi với giảng viên về những thắc mắc liên quan tới chế độ dinh dưỡng, nhằm đưa ra các giải pháp để kiểm soát, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp với từng người bệnh.
Thông qua buổi tập huấn “Dinh dưỡng lâm sàng”, các học viên sẽ nắm bắt rõ hơn về tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh. Chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Qua đó giúp các bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ, tư vấn chế độ dinh dưỡng góp phần nâng cao sức khỏe của người bệnh.
Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi tập huấn: