Tập huấn phòng chống dịch Covid-19, kỹ năng hồi sinh tim, phổi cho bệnh nhân có bệnh đường hô hấp

Người viết: Tổ truyền thông

24/08/2020 06:52:50

Với mục đích nâng cao nhận thức về dịch bệnh, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thấp nhất khả năng lây bệnh cho bệnh nhân và các nhân viên y tế, đặc biệt là hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19, Bệnh viện đa khoa Hà Đông thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ, nhân viên tại các khoa phòng về dịch bệnh Covid-19 với nhiều nội dung phong phú, đa dạng, cập nhật diễn biến phức tạp hiện nay của dịch Covid-19.

Trong 2 ngày 12, 13/8/2020, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức tập huấn phòng chống dịch Covid-19 cho toàn bộ cán bộ nhân viên bệnh viện với 3 chuyên đề: Cấp cứu hồi sinh tim phổi cho bệnh nhân Covid-19 của BSCKI.Phạm Hữu Hiển, phó trưởng khoa Cấp cứu; Cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 theo QĐ số 3351/QĐ-BYT ngày 29/7/2020 - BSCKII.Trần Thị Kim Anh - Trưởng khoa Các bệnh nhiệt đới; Quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng chống dịch Covid-19 của Ths.Bs Nguyễn Xuân Thiêm - Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn. Mở đầu buổi tập huấn, BSCKI.Phạm Hữu Hiển, phó trưởng khoa Cấp cứu đã chia sẻ với toàn thể lớp tập huấn Chuyên đề Cấp cứu hồi sinh tim phổi cho bệnh nhân Covid-19. Cấp cứu hồi sinh tim phổi được coi là tối cấp cứu vì bệnh nhân ở ranh giới giữa sống và chết, các tổn thương diễn biến nhanh và không hồi phục, do đó đồi hỏi nhóm cấp cứu phải thành thạo, phối hợp đồng bộ, khẩn trương. Nguyên nhân ngừng tuần hoàn có thể do các bệnh lý về tim mạch, thiếu oxy, rối loạn điện giải, chuyển hóa hoặc do dùng thuốc, ngộ độc, nguyên nhân gây sốc, tai nạn, tăng áp lực tụt nội sọ. Bs Hiển cũng nhấn mạnh cấp cứu ngừng tuần hoàn là tối cấp cứu vì ngừng tuần hoàn trên 4 phút sẽ có phù não và tổn thương não không hồi phục. Do vậy rất khẩn cấp vì chỉ có 4 phút để tái lập tuần hoàn. Bên cạnh đó, BS cũng chỉ ra chẩn đoán bằng lâm sàng, các triệu chứng, cách xử trí ngừng tuần hoàn, quy trình hồi sinh tim phổi cơ bản, đặc biệt là kỹ năng hỗ trợ tuần hoàn – ép tim. Bài tập huấn cũng chỉ ra và minh họa về tư thế và các động tác, lưu ý trong kỹ thuật ép tim, thổi ngạt, kiểm soát đường thở,…Ngoài ra, BS Hiển cũng trình bày về quy trình cấp cứu ngừng tuần hoàn ở bệnh nhân nghi ngờ hoặc khẳng định nhiễm Covid 19 với mục tiêu cấp cứu ngừng tuần hoàn thành côngvà bảo vệ an toàn cho nhân viên y tế không lây nhiễm.

BSCKI. Phạm Hữu Hiển, phó trưởng khoa Cấp cứu mô tả động tác cấp cứu hồi sinh tim phổi

Chuyên đề tiếp theo của buổi tập huấn với nội dung Cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 theo QĐ số 3351/QĐ-BYT ngày 29/7/2020 được trình bày bởi BSCKII.Trần Thị Kim Anh - Trưởng khoa Các bệnh nhiệt đới. TRong phần trình bày của mình, BS Kim Anh đã nêu khái quát tình hình phức tạp của dịch bệnh hiện nay, những điểm mới trong hướng dẫn tại QĐ và những lưu ý trong theo dõi điều trị. BS Kim Anh nhấn mạnh các biện pháp theo dõi và điều trị chung, đặc biệt trong các trường hợp điều trị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, điều trị hỗ trợ, và các dấu hiệu tiên lượng nặng. Tiêu chuẩn xuất viện bao gồm: Hết sốt tối thiểu 3 ngày, hết các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm lại 3 lần cách nhau một ngày cho kết quả âm tính, sau đó tiếp tục theo dõi tại nhà trong 14 ngày.

BSCKII.Trần Thị Kim Anh - Trưởng khoa Các bệnh nhiệt đới chia sẻ chuyên đề Cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 theo QĐ

số 3351/QĐ-BYT ngày 29/7/2020

Buồi tập huấn tiếp diễn với Chuyên đề Quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng chống dịch Covid-19 với sự chia sẻ của Ths.Bs Nguyễn Xuân Thiêm - Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn. Căn cứ QĐ 468/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do virut corona trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và  QĐ số 3455/QĐ-BCĐQG về việc ban hành “Hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch Covid-19” theo nguyên tắc đảm bảo không phát tán mầm bệnh trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trong phòng chống dịch Covid, đảm bảo cho nhân viên y tế, người bệnh người nhà người bệnh, người tham gia quản lý chất thải y tế và các đối tượng liên quan, tất cả những người tham gia thu gom, lưu trữ, vận chuyển xử lý chất thải phải được trang bị phương tiện phòng hộ. Bên cạnh đó ThS. Nguyễn Xuân Thiêm cũng chỉ ra nhưng quy định về phân loại chất thải, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải với từng khu vực đặc thù trong bệnh viện.

Chuyên đề Quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng chống dịch Covid-19 với sự chia sẻ của Ths.Bs Nguyễn Xuân Thiêm - Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn


           Công tác phòng, chống dịch đặc biệt quan trọng, cần sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các đơn vị khoa, phòng, nhân viên Bệnh viện, nêu cao tinh thần khẩn trương và quyết tâm của cán bộ y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh. Qua buổi tập huấn,góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên với công tác phòng, chống dịch Covid-19; đồng thời tăng cường kiến thức, kỹ năng, khả năng phản ứng nhanh với tình huống có thể xảy ra, không để dịch lây lan rộng, đồng thời góp phần mang lại môi trường bệnh viện an toàn.

 

DANH MỤC TIN