Thoái hóa khớp ở người cao tuổi

Người viết: Tổ truyền thông

19/04/2021 15:58:12

Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa mang tính quy luật của tổ chức sụn, các tế bào, tổ chức ở khớp và quanh khớp. Đây là bệnh liên quan chặt chẽ với tuổi nghĩa là tuổi càng cao tổn thương thoái hóa càng nặng; bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

Quá trình lão hóa mang tính quy luật nên chúng ta không thể nào đẩy lùi tình trạng thoái hóa của xương và chữa trị bệnh dứt điểm được. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể giúp bệnh nhân giảm bớt các cơn đau và duy trì chức năng vận động của khớp.

  1. Các triệu chứng chính của bệnh

Đau tại khớp bị thoái hóa là dấu hiệu bao giờ cũng có, và là triệu chứng khó chịu khiến bệnh nhân phải tìm đủ mọi cách để giảm đau. Đau khớp có tính chất cơ học, đi lại vận động đau tăng, nghỉ ngơi giảm đau. Trong thoái hoá khớp gối bệnh nhân đau khi đi lại, khi đứng lên và ngồi xuống. Trong thoái hóa đốt sống thắt lưng thì khi cúi xuống, đứng lên, quay ngang… đều đau, đôi khi do thần kinh bị chèn ép làm cho đau dọc xuống dưới chân.

Cứng khớp buổi sáng là tình trạng bệnh nhân khi ngủ dậy thấy các khớp của mình cứng, vận động khó, phải tập luyện gấp duỗi một lúc khớp mới vận động dễ dàng hơn. Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân có thể thấy lạo xạo khớp khi cử động, giai đoạn nặng có thể có biến dạng khớp, hạn chế vận động hoặc mất vận động khớp.

Các vị trí thoái hóa khớp thường gặp

2. Phòng và điều trị thoái hóa khớp

Để phòng bệnh thoái hóa khớp, người cao tuổi nên có một chế độ sinh hoạt cho hợp lý (ăn, uống, đi lại, tập luyện…) tùy theo điều kiện của mỗi một người. Nên có chế độ sinh hoạt và tập luyện nhẹ nhàng như chơi thể thao, đi bộ, bơi… hạn chế mang vác nặng, làm các động tác quá sức. Duy trì một chế độ tập luyện và phục hồi chức năng đều đặn, hết sức tránh việc bất động khớp (trừ giai đoạn đang viêm cấp).

Điều trị không dùng thuốc quan trọng nhất là giảm cân nếu bị quá cân, hướng dẫn phương pháp tập luyện chống thoái hóa khớp gối hiệu quả; Vật lý trị liệu để giảm đau, sửa chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, điều trị các đau gân và cơ kết hợp, tránh cho khớp gối tổn thương không bị quá tải.

Điều trị dùng thuốc: thuốc chống viêm giảm đau (đường uống, bôi tại chỗ, tiêm vào trong khớp gối), các thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (Glucosamine sulfate và chondroitin sulfate, Diacerheine, piascledine,...). Để tiêm vào ổ khớp, một số bệnh viện lớn có thể dùng một trong các sản phẩm sau: corticoid, acid hyaluronic, huyết tương giàu tiểu cầu.

3. Giải pháp acid hyaluronic

Ở những người mắc bệnh viêm khớp thường có sự sụt giảm hàm lượng hyaluronic acid ở sụn và hoạt dịch, làm giảm độ nhớt, giảm khả năng bôi trơn và chức năng chống sốc. Do đó làm tăng áp lực cơ học lên sụn, làm mất sụn khớp dẫn tới việc bị đau và chức năng của khớp cũng bị sụt giảm nghiêm trọng. Khi tiêm vào ổ khớp, hyaluronic acid sẽ giúp tái tạo lại màng khớp và hoạt dịch nhờ đó cải thiện được chức năng của khớp.

Trong các loại thuốc tiêm ổ khớp, GO-ON® có chứa 25mg sodium hyaluronate, 21,25mg sodium chloride và các thành phần khác trong mỗi syringe, được chỉ định như một chất bổ sung dịch hoạt dịch cho khớp gối, khớp vai và một số khớp khác. Sản phẩm có tác dụng giống như chất bôi trơn và hỗ trợ cơ học cũng như chỉ định điều trị triệu chứng cho các bệnh nhân viêm xương khớp mãn tính.

Liều dùng và cách sử dụng: GO-ON® nên được tiêm vào khớp 5 lần, mỗi lần tiêm cách nhau 1 tuần. Có thể tiêm một số khớp cùng lúc. Phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà mỗi lần điều trị như vậy có thể có tác dụng trên 6 tháng. Cần tiếp tục nhắc lại liệu trình như vậy. Trong trường hợp có tràn dịch khớp cần dẫn lưu, bất động khớp và chườm đá hoặc dùng corticosteroid tiêm vào khớp. Tiếp tục dùng GO-ON® sau 2-3 ngày.

 Hiện nay thuốc GO-ON đã có mặt tại khoa Nội Tổng hợp – Bệnh viện đa khoa Hà Đông  và bệnh nhân được hưởng bảo hiểm y tế.  Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc khám, chẩn đoán và điều trị y khoa. Khi gặp bất kỳ vấn đề về xương khớp hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn: BSCKII. Chuyên ngành cơ xương khớp Phạm Văn Cường -Trưởng khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện đa khoa Hà Đông, điện thoại: 0906115036.

(Tổng hợp từ internet)                           

DANH MỤC TIN
Tìm Kiếm