Phòng bệnh khi thời tiết chuyển lạnh
Thứ Tư 27/11/2024 09:12:28
Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, thời tiết hanh khô, độ ẩm cao sẽ khiến mọi người dễ có nguy cơ bị cảm lạnh, cảm cúm hay dễ mắc các bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp làm ảnh hưởng đến sức khỏe, không khí thay đổi là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe người dân đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Mỗi ngày, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tiếp nhận trên 1300 bệnh nhân, tăng 30% so với thời điểm trước. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện chiếm 18,9%. Bệnh nhân chủ yếu là người cao tuổi và trẻ em, đây là đối tượng có sức đề khám kém dễ mắc bệnh. Với những người cao tuổi có bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính hay các bệnh cơ xương khớp khi thời tiết giao mùa bệnh sẽ tăng lên, bệnh nhân khó chịu nhiều mới đi khám. Trẻ nhỏ dễ bị viêm nhiễm khi thời tiết giao mùa, chủ yếu là viêm nhiễm đường hô hấp. Mấy ngày nay thấy người mệt mỏi, nên ông Tạ Tương Tân đến kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Bác sỹ cho biết chỉ số huyết áp của ông là 180/100, cần phải uống thuốc huyết áp hàng ngày và theo dõi. BSCKII. Phí Thị Hải Anh – Trưởng khoa Khám bệnh cho biết: Theo sinh lý bệnh học thời tiết thay đổi nhất là đối với các trường hợp có bệnh nền và sức khỏe kém dễ bị viêm nhiễm do có vi rút gây bội nhiễm đường hô hấp, với các bệnh nhân bị tim mạch mạch rất dễ bị co mạch ngoại viên, tăng huyết áp thứ phát. BSCKII. Phí Thị Hải Anh – Trưởng khoa Khám bệnh thăm khám cho bệnh nhân cao tuổi BSCKII. Nguyễn Thị Thùy Dương – Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho hay: Số lượng bệnh nhân vào viện do bị viêm mũi họng, cảm cúm, viêm thanh quản, viêm phổi tăng… thời tiết chuyển mùa là điều kiện vi khuẩn và vi rút phát triển mạnh hơn người dân dễ mắc bệnh về đường hô hấp. BSCKII. Nguyễn Thị Thùy Dương – Trưởng khoa Nhi thăm khám cho bệnh nhân nhi đang điều trị tại khoa Những ngày gần đây bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tăng, trong đó ảnh hưởng của yếu tố thời tiết được xem là nguyên nhân khiến nhiều người mắc bệnh. Để giúp việc điều trị cho bệnh nhân được hiệu quả, bệnh viện sắp xếp phòng bệnh, không để bệnh nhân không phải nằm ghép, đồng thời tăng cường tư vấn, hướng dẫn cho người nhà bệnh nhân về cách chăm sóc cũng như đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân. Người cao tuổi thường có sẵn các bệnh lý mạn tính nên khi thời tiết thay đổi bệnh thường nặng hơn người trẻ rất nhiều.Thay đổi thời tiết dễ làm khởi phát bệnh lý có sẵn ở người cao tuổi. Đối với trẻ nhỏ đa số hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa. Trẻ khi mắc bệnh dễ diễn biến nặng hơn người lớn. Bệnh do thời tiết cũng có thể khỏi sau vài ngày điều trị tích cực nhưng cũng rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời nhất là trẻ em. Chính vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu bệnh nặng là rất cần thiết để điều trị, giúp trẻ mau hồi phục. Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, ho nhiều, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tránh diễn biến nặng cũng như những biến chứng xảy ra. Còn đối với những người cao tuổi, phải tăng cường sức đề kháng, tuân thủ điều trị, khi thấy những biểu hiện bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe, phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mọi người cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho bữa ăn để tăng sức đề kháng. Trẻ em và người cao tuổi cần giữ ấm, tránh bị nhiễm lạnh. Đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch nên hạn chế ăn thức ăn mặn, thường xuyên tập thể dục thể thao… Để phòng bệnh do thời tiết thay đổi, ngoài nỗ lực của ngành Y tế, chính quyền địa phương, việc mỗi người dân chủ động bảo vệ sức khỏe cũng rất quan trọng.    

Xem Thêm

Những ai nên thực hiện tầm soát ung thư đường tiêu hóa
Thứ Hai 09/09/2024 09:45:19
Nhiều bệnh lý tại ống tiêu hóa thường diễn tiến âm thầm với các triệu chứng không rõ ràng. Do vậy: Mọi lứa tuổi đều nên khám sức khỏe và tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ 1-2 lần/năm để phát hiện sớm bệnh. Người có tiền sử gia đình mắc đa polyp đại trực tràng, thường xuyên có cơn đau âm ỉ vùng thượng vị, có tiền sử viêm loét dạ dày, đi đại tiện ra máu… cũng cần được thăm khám và thực hiện soi đại trực tràng, dạ dày thường xuyên hơn. Vậy khi nào thì tầm soát ung thư tiêu hóa ? 1. Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu; 2. Buồn nôn, nôn ra máu; 3. Sụt cân không chủ đích; 4. Cơ thể suy nhược hoặc mệt mỏi; 5. Rối loạn đại tiện. Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa Cần thăm khám định kỳ thường xuyên để sàng lọc phát hiện sớm các bất thường, bệnh lý. Từ đó, việc điều trị được tiến hành kịp thời, hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng. Hiện nay tại BVĐK Hà Đông có: + Hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán, phát hiện sớm dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa bằng công nghệ hiện đại. + Đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và tư vấn điều trị. + Thao tác nhẹ nhàng, không gây đau đớn cho người bệnh trong quá trình nội soi. + Quy trình nội soi siêu sạch, chặn đứng nguy cơ lây nhiễm chéo. + Áp dụng bảo hiểm y tế. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm nội soi tiêu hóa nhanh gọn, tiện lợi tại BVĐK Hà Đông nhé. Liên hệ tổng đài : 1900866689 để được tư vấn chi tiết.

Xem Thêm

Chăm sóc người bệnh sau bó bột
Thứ Hai 05/08/2024 08:37:31
Việc chăm sóc cho người bệnh bó bột khi điều trị tại nhà có ý nghĩa rất lớn, ảnh hưởng nhiều tới thành công hay thất bại của quá trình điều trị. Người bệnh khi bị gãy xương có chỉ định điều trị bảo tồn bằng kéo nắn bó bột sẽ được bó bột sau đó nắn, bó bột rạch dọc, sau khoảng 7-10 ngày được thay bột tròn kín và thay bột theo chu trình. Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân bó bột có nhiều nguy cơ như bột chặt gây chèn ép bột, bột lỏng, bột vỡ… và các bất tiện do bột gây ra như ngứa, nóng trong bột, vấn đề vận động, đi lại của các bệnh nhân khi bó bột. Bột quá chặt chèn ép gây đau – hội chứng chèn ép bột Bột là vật liệu cứng dùng để cố định xương gãy, tuy nhiên khi tay hoặc chân người bệnh bị gãy, phần mềm thường đụng dập, phù nề gây ra tình trạng bột chặt chèn ép mạch máu và thần kinh làm đau, hạn chế vận động chi, thậm chí thiếu máu, hoại tử chi nếu không được xử lý kịp thời. Dấu hiệu nhận biệt tình trạng bột quá chặt là đầu ngón tay hoặc chân sưng nề, tím lạnh hoặc trắng nhợt, khi chạm tay vào đau nhiều, đôi khi không cảm giác được. NB không thể vận động được đầu ngón tay hoặc chân. Để hạn chế tình trạng này, các bác sĩ và kỹ thuật viên khi bó bột lần đầu thường rạch dọc bột để hạn chế tình trạng này. Về phần bệnh nhân và gia đình, cần cho người bệnh gác cao tay hoặc chân phần bị gãy cao hơn mức ngang tim, đồng thời tập vận động các ngón tay hoặc chân giúp giảm tình trạng sưng nề, lưu thông máu tốt hơn. NB sau khi bó bột luôn được hẹn khám lại trong vòng 24h để kiểm tra tình trạng bột, xử lí vấn đề bột quá chặt đồng thời hẹn khám và thay bột cho người bệnh. Bột quá lỏng, bột bị vỡ thì nên làm như thế nào? NB sau bó bột sau khoảng 7-10 ngày khi phần mềm bớt sưng nề, bột thường lỏng ra, thậm chí tuột bột ra ngoài. Đối với trường hợp NB nhỏ tuổi, do quá trình vận động, bột có thể vỡ ra. Khi bột lỏng hoặc bị vỡ NB nên tới khám lại, thay bột khác đảm bảo xương được điều chỉnh đúng vị trí, hạn chế các di lệch thứ phát gây cong, biến dạng chi gãy. Việc thay bột theo chu trình thường diễn ra trong khoảng 7-10 ngày sau lần bó bột đầu tiên. Bị ngứa khi bó bột, nóng ở trong bột thì nên làm như thế nào? Phần tay, chân khi bó bột, lâu ngày không được vệ sinh có thể gây ra tình trạng ngứa, nóng khi bó bột, điều này thường xảy ra khi bệnh nhân được bó bằng bột thạch cao. Để hạn chế vấn đề này, trước khi bó bột, NB được các kỹ thuật viên vệ sinh tay chân, trước khi bó, sử dụng các vật liệu thoáng khí để lót trong bột. NB cũng có thể sử dụng các loại bình xịt để giảm ngứa. Khi bó bột có cần ăn kiêng gì không? Trong quá trình điều trị gãy xương bằng bó bột, NB không cần ăn kiêng thức ăn. Thức ăn dành cho người bị gãy xương bó bột nên sử dụng các thức ăn mềm, giàu chất dinh dưỡng, bổ sung đủ dưỡng chất và canxi như cháo, sữa, thịt, trứng, cá… Khi bó bột có cần kiêng tắm không? Quá trình điều trị cho NB gãy xương bó bột thường kéo dài từ 2-6 tuần, thay bột theo chu trình. Trong quá trình này NB vẫn có thể vệ sinh cá nhân, tắm rửa bình thường, tuy nhiên hạn chế nước dính vào các phần bó bột gây hỏng bột hoặc gây ra tình trạng ngứa, bẩn, mùi hôi ở trong bột gây khó chịu. Khi bó bột có được đi lại, vận động không hay phải giữ nguyên tránh di lệch? Trong quá trình bó bột theo chu trình, lúc đầu NB được bó bột rạch dọc, lúc này NB có thể vận động đầu ngón tay, đầu ngón chân, nhưng chưa được tỳ chân xuống đất, có thể gây di lệch, hoặc vỡ bột. Sau khoảng 7-10 ngày sau khi thay bột tròn kín, NB cần tăng cường vận động hơn, đối với bột ở chân, Nb cần cố gắng tập đi trên bột, giúp quá trình liền xương diễn ra nhanh hơn, hạn chế loãng xương, xơ hóa gân cơ. Bệnh viện đa khoa Hà Đông là địa chỉ thăm khám, phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về chấn thương uy tín hàng đầu. Để tìm hiểu thêm về thông tin bệnh lý và nhu cầu chăm sóc sức khỏe vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng: 1900866689

Xem Thêm

Các cơn đau nghi ngờ liên quan đến bệnh lý thận - tiết niệu
Thứ Tư 17/07/2024 08:26:40
Hiện nay, các bệnh liên quan đến thận ngày càng xuất hiện nhiều, gây lo lắng cho người bệnh. Người bình thường có 2 quả thận, hình hạt đậu, nằm dọc hai bên cột sống, trong hố thận, sau phúc mạc, vào quãng từ đốt sống ngực 12 (D12) đến đốt thắt lưng 3 (L3).   Thận được ví như nhà máy lọc và xử lý chất độc cho cơ thể. Nhiệm vụ chính của thận là sản xuất và bài tiết nước tiểu, giúp loại bỏ các chất độc tồn đọng trong máu và giúp các chất trong hệ tuần hoàn ổn định về nồng độ. Chưa kể, thận còn tham gia vào một số hoạt động nội tiết, ảnh hưởng đến quá trình tạo máu, xương và ổn định huyết áp.   Bệnh thận là thuật ngữ chung dùng để chỉ những trường hợp thận bị tổn thương, hư hỏng và không thể lọc máu theo cách bình thường. Sau đây là một số dấu hiệu bất thường của cơ thể nghi ngờ có bệnh lý thận mà các bạn cần lưu ý. Đau trong bệnh lý thận – tiết niệu thường là do:   – Tăng áp lực trong đường dẫn niệu trên do tắc nghẽn (sỏi tiết niệu) hoặc do nước tiểu phụt ngược bàng quang – niệu quản.   – Viêm tấy quanh thận, áp xe thận, thận ứ mủ.   – Tổn thương ở bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt.   Cơn đau quặn thận: Là biểu hiện của sự tăng áp lực cấp tính đường dẫn niệu ở trên chỗ tắc nghẽn. Nguyên nhân đa số là do sỏi niệu quản, tuy nhiên có thể gặp tắc nghẽn do cục máu đông.   Đau hố sườn lưng: Thường là biểu hiện của thận ứ nước, ứ mủ, sỏi đài bể thận, viêm thận bể thận, viêm tấy quanh thận.   Đau vùng sườn thắt lưng kèm theo sốt cao, rét run, bạch cầu trong máu tăng, có bạch cầu niệu, protein niệu thường là biểu hiện của viêm thận bể thận cấp hoặc viêm tấy quanh thận.   Đau bàng quang: Là triệu chứng thường gặp và thường có kèm theo đái dắt, đái buốt, biểu hiện của viêm bàng quang hoặc kích thích bàng quang do sỏi, dị vật.   Đau tuyến tiền liệt: Đau nhiều vùng quanh hậu môn, lan ra niệu đạo và hai mặt trong đùi. Đau thường kèm có đái ngập ngừng, đái nhỏ giọt, đái khó, tia bé. Thăm trực tràng, ấn vào tuyến tiền liệt cảm giác đau tăng, có khi đau chói. Nguyên nhân do u hoặc viêm, áp xe tuyến tiền liệt.   Đau tinh hoàn, mào tinh hoàn: Tình trạng viêm hoặc xoắn tinh hoàn gây đau cấp tính, lan lên hai bên hố chậu, vùng hạ vị. Khám thấy tinh hoàn và mào tinh hoàn sưng đau, bìu bị phù nề. Có thể kèm theo đái buốt, đái dắt nếu có kết hợp với viêm bàng quang.   CÁC DẤU HIỆU TOÀN THẬN KHÁC DẪN ĐẾN NGHI NGỜ BỆNH LÝ THẬN:   Mệt mỏi, suy nhược cơ thể   Chức năng thận suy giảm nghiêm trọng dẫn đến sự tích tụ độc tố cũng như tạp chất trong máu. Điều này khiến lượng oxy và dưỡng chất trong hồng cầu giảm theo, người bị bệnh thận thường kèm theo thiếu máu, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi.   Khó ngủ   Khi hoạt động lọc – thải của thận không như bình thường, các độc tố sẽ tích tụ trong máu thay vì được loại bỏ khỏi cơ thể thông qua đường tiểu, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh thấy khó ngủ.   Da khô và ngứa   Khi thận mất khả năng duy trì cân bằng mật độ khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu, một loạt các bệnh lý liên quan đến xương và chất khoáng có thể phát sinh, gây ngứa hoặc khô da.   Chán ăn, buồn nôn   Khi thận suy, các độc tố tang cao, người bệnh thấy chán ăn, buồn nôn, hơi thở có mùi hôi, khó chịu.   CÁC DẤU HIỆU GỢI Ý THIẾU MÁU LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH THẬN MẠN GÂY SUY THẬN:   Người bệnh có da xanh xao, nhợt nhạt, đặc biệt nếu thiếu máu nặng có thể thấy hụt hơi, hoa mắt, chóng mặt, hạn chế vận động do mệt…   Tăng huyết áp   Khi có tang huyết áp cần kiểm soát tốt, theo dõi định kỳ để phát hiện các biến chứng, trong đó có biến chứng lên thận…   Để có kết luận chính xác, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tiến hành làm các xét nghiệm kiểm tra, từ đó các bác sĩ, chuyên gia y tế sẽ đánh giá chức năng của thận, có những chẩn đoán bệnh và điều trị phù hợp.   Khoa Ngoại thận tiết niệu- BVĐK Hà Đông   BVĐK Hà Đông là địa chỉ thăm khám, phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về Thận uy tín. Để tìm hiểu thêm về thông tin bệnh lý và nhu cầu chăm sóc sức khỏe vui lòng liên hệ: Website: https://benhvienhadong.vn Facebook/Fanpage:https://www.facebook.com/benhviendkhadong/ Gmail: benhviendkhadong@gmail.com Tư vấn và hướng dẫn Khám sức khoẻ: 0915 580 644 Tư vấn đặt lịch Tiêm chủng: 02432939092- 0912196092 Tư vấn Phụ sản: 0977 833 115 Đặt lịch khám dịch vụ Tự Nguyện: 0969 668 115 Địa chỉ: Số 2, Bế Văn Đàn - P.Quang Trung - Q.Hà Đông - TP.Hà Nội.  

Xem Thêm

Nguyên tắc điều trị và lưu ý khi dùng thuốc điều trị Covid-19 tại nhà
Thứ Hai 20/12/2021 11:17:27
Cùng với chiến dịch bao phủ vaccine và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, mô hình điều trị bệnh nhân COVID-19 nhẹ hoặc không triệu chứng tại nhà đang cho thấy là hướng đi phù hợp và đem lại hiệu quả khi các nước chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh. *Nguyên tắc điều trị COVID-19  Không giống như bệnh lý do vi khuẩn gây ra đã có các kháng sinh để điều trị nguyên nhân, hầu hết bệnh lý do virus chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu. Do đó, nguyên tắc chung trong điều trị COVID-19 tương tự như trị bệnh do virus khác, chính là tập trung vào điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng của bệnh nhân và phát hiện, xử trí kịp thời các trường hợp biến chứng của bệnh nhằm giảm tỉ lệ tử vong chung. Để đảm bảo thực thi các nguyên tắc này, việc phân tầng đúng nguy cơ cho người bệnh và giám sát chặt chẽ họ trong khoảng thời gian bệnh dễ diễn biến tăng nặng (từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10) đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chỉ những người bệnh được đánh giá là có khả năng (hoặc có người hỗ trợ) chăm sóc bản thân, có thể tự dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, biết cách liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, không có bệnh nền, không thuộc đối tượng sinh lý đặc biệt (trẻ sơ sinh, người cao tuổi, phụ nữ mang thai) mới được cách ly, điều trị COVID-19 tại nhà.           - Trong quá trình điều trị, Người bệnh cần đăng kí trên app và cập nhật thường xuyên sức khỏe của mình và tuân thủ các hướng dẫn của nhân viên y tế. *Lưu ý khi dùng thuốc điều trị COVID-19 tại nhà Thuốc điều trị COVID-19 tại nhà bao gồm các thuốc điều trị triệu chứng, thuốc giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch, thuốc phòng và điều trị biến chứng. Trong đó, một số thuốc điều trị COVID-19 cần được dùng đúng thời điểm, dưới sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế, tránh lạm dụng gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và điều trị về sau. +Thuốc không cần kê đơn - Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc chứa dược chất paracetamol 500 mg thường dùng khi bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt trên 38,5oC, đau đầu hoặc đau nhức mình mẩy. Liều dùng cho người lớn là 01 viên 500mg/ lần, trẻ em mỗi lần 10- 15mg/ kg cân nặng, nên mua thuốc liều lượng thích hợp dành cho trẻ nhỏ. Uống lặp lại mỗi 04 đến 06 giờ nếu còn triệu chứng.  Không nên lấy thuốc viên nén paracetamol dành cho người lớn và bẻ nhỏ 1/2, 1/3, 1/4… viên để dùng cho trẻ.Làm như thế sẽ không đúng liều và dùng thuốc viên thì rất khó cho trẻ uống.Hãy dùng thuốc paracetamol dạng lỏng, hoặc hoặc đọc kỹ bản hướng dẫn sử dụng thuốc để tính và dùng thật đúng liều cho trẻ. Chỉ dùng thuốc paracetamol trong một thời gian thường 3-4 ngày, nếu sốt tái diễn hoặc tăng thêm, cần đi khám bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và cho hướng điều trị thích hợp. - Thuốc bù điện giải: Oresol sử dụng để bù nước, chất điện giải khi bệnh nhân sốt cao, tiêu chảy và nên được chỉ định sớm cho bệnh nhân điều trị COVID-19 nhằm chống cô đặc máu. Pha đúng tỉ lệ theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc, người lớn uống theo nhu cầu, trẻ em dưới 5 tuổi uống từng thìa nhỏ dưới sự giám sát của người lớn. - Thuốc nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch: Các loại vitamin tổng hợp hoặc vitamin nhóm B, vitamin C, vi chất dinh dưỡng. Uống theo liều ghi trên nhãn hoặc hướng dẫn sử dụng. +Thuốc cần kê đơn Những thuốc sau đây có thể được kê đơn cho bệnh nhân điều trị COVID-19 để điều trị triệu chứng và biến chứng kèm theo. Cần liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được kê đơn và hướng dẫn cách dùng, liều dùng phù hợp. - Thuốc chống viêm ức chế miễn dịch corticoid: Gồm Dexamethasone, methylprednisolone, prednisolone… Đây là nhóm thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch mạnh do đó không dùng điều trị COVID-19 thể nhẹ ở giai đoạn sớm. Vì khi cơ thể nhiễm virus thì hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế vây bắt và tiêu diệt virus.Nếu dùng corticoid sớm sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tự đào thải virus của hệ miễn dịch, dẫn tới thời gian điều trị kéo dài hoặc tăng tỉ lệ gặp biến chứng nặng.Chỉ tới khi phản ứng miễn dịch của cơ thể quá mức gây bão cytokine gây tổn thương phổi cũng như các cơ quan khác và ảnh hưởng đến chức năng sống của bệnh nhân, corticoid mới được chỉ định. - Thuốc chống đông máu: Rivaroxaban, Apixaban được sử dụng điều trị COVID-19 khi bệnh nhân có nguy cơ tăng đông máu gây tắc mạch. - Thuốc kháng virus: Hiện đang trong quá trình thử nghiệm, chỉ dùng cho một số đối tượng dưới sự giám sát chặt của cán bộ y tế, chưa có thuốc nào chứng minh được hiệu quả rõ rệt trên bệnh nhân COVID-19. - Kháng sinh: Kháng sinh không có tác dụng với virus nên chỉ được chỉ định trong những trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm, nhiễm trùng cơ hội. - Thuốc điều trị mất ngủ, ho, nghẹt mũi, thuốc trị ngứa da, ban da…: Dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để tránh ảnh hưởng tới quá trình phục hồi hoặc điều trị. Những lưu ý khi bệnh nhân điều trị COVID-19 tại nhà Duy trì "5K: Khẩu trang- Khử khuẩn- Khoảng cách- Không tập trung- Khai báo y tế" theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Chuẩn bị vật dụng hỗ trợ theo dõi: Nhiệt kế theo dõi nhiệt độ, máy đo phân áp oxy, máy đo huyết áp. Lưu sẵn các số điện thoại cần phòng khi có tình huống khẩn cấp: Số điện thoại cấp cứu, nhân viên y tế phụ trách địa bàn bệnh nhân sinh sống, nhân viên y tế trong các hội nhóm thiện nguyện. Theo dõi hàng ngày các triệu chứng: Mệt mỏi; ho, ho có đàm, ho ra máu; ớn lạnh/ gai rét; viêm kết mạc (mắt đỏ); mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy. Thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo.Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ. Không dùng thuốc điều trị triệu chứng khi không có triệu chứng. Thận trọng trong sử dụng thuốc. Không dùng cùng lúc nhiều đơn thuốc, đặc biệt chú ý các biệt dược có cùng một hoạt chất để tránh uống quá liều gây ngộ độc (như các biệt dược cùng chứa paracetamol, các loại thuốc đều là vitamin tổng hợp…). Thuốc cần kê đơn phải dùng dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Những lưu ý khi bệnh nhân điều trị COVID-19 biểu hiện tăng nặng của các triệu chứng: 8 dấu hiệu sau đây phải báo ngay với nhân viên y tế: - Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào. - Nhịp thở tăng: Người lớn nhịp thở >21 lần/phút; Trẻ từ đến dưới 5 tuổi nhịp thở: ≥40 lần/phút; Trẻ từ 5- dưới 12 tuổi: nhịp thở ≥ 30 lần/phút. - SpO2 < 96%; mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút; Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg. - Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu. - Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật. - Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân. - Không thể uống. Trẻ em bú kém/giảm, ăn kém, nôn. - Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết...

Xem Thêm

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi thời tiết chuyển lạnh
Thứ Hai 20/12/2021 11:11:08
Thời tiết thay đổi, lạnh đột ngột làm cho các mạch máu co lại, dẫn tới tăng huyết áp, gây xuất huyết não. Nhiều người trời lạnh thường ít vận động, dẫn tới tăng cân cũng là yếu tố làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ.         Đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não, xuất huyết não) xảy ra khi lượng máu cung cấp cho một phần của não bộ đột nhiên bị chặn lại hoặc khi có một mạch máu trong não bộ bị vỡ khiến máu tràn vào những khoảng không xung quanh các tế bào não. Đột quỵ là căn bệnh thường xảy ra ở người già. Tuy nhiên những năm gần đây, số người trẻ bị đột quỵ có xu hướng tăng do lối sống không lành mạnh như nghiện thuốc lá, rượu bia, chế độ ăn uống thiếu khoa học, cuộc sống hiện đại với nhiều căng thẳng, kèm theo lối sống ít vận động khiến người trẻ tuổi dễ mắc các bệnh về chuyển hóa như béo phì, tiểu đường, cholesterol trong máu tăng cao… Triệu chứng của đột quỵ           Những triệu chứng của đột quỵ rất dễ phát hiện, bao gồm: đột nhiên bị tê liệt hoặc đuối sức, đặc biệt là ở một nửa cơ thể; đột nhiên khó phát âm hoặc đầu óc lẫn lộn không hiểu được người khác nói; đột nhiên một mắt nhìn không rõ; đột nhiên đi loạng choạng, chóng mặt hoặc mất thăng bằng hoặc không phối hợp được hoạt động; hoặc đột nhiên đau đầu trầm trọng mà không rõ nguyên nhân. Vì sao mùa đông dễ bị đột quỵ?           Mùa đông, thời tiết lạnh khiến tình trạng bệnh cao huyết áp chuyển biến xấu hơn, nhiều khả năng dẫn tới suy tim hoặc đột quỵ. Vào mùa lạnh, cơ thể tăng tiết các catecholamine trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên. Mạch máu ở một số vùng co lại sẽ đẩy máu ra những khu vực ít chịu ảnh hưởng hơn, gây giãn mạch thụ động ở những nơi đó (như mạch não, mạch phổi), do đó, dễ gây các biến chứng đứt mạch não hoặc phù phổi cấp. Ngoài ra, thời tiết lạnh cũng làm tăng số lượng tiểu cầu, hồng cầu và độ nhớt của máu, làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi. Đặc biệt, ở người già, khả năng miễn dịch và tính chịu đựng cơ thể kém, mạch máu giảm tính đàn hồi, trở nên cứng hơn, máu tăng độ quánh do tăng cholesterol, giảm enzyme tiêu hủy sợi huyết, lòng mạch bị thu hẹp, máu hay bị kết vón, lưu lượng máu qua não giảm đến 1/5 so với thông thường, dự trữ chức năng không còn nhiều nên rất khó thích nghi với những thay đổi bất thường của thời tiết. Đặc biệt, với những người có tiền sử huyết áp cao, thành mạch máu thoái hóa dày lên, sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn não. Khi gặp thay đổi đột ngột từ bên ngoài, những động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn, não sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy, dẫn đến đột quỵ và tử vong. Sự thay đổi lớn về nhiệt độ, từ ấm sang lạnh, làm tăng huyết áp, khiến mạch máu bị thắt lại. Mạch máu khi bị biến dạng sẽ dễ dẫn tới tình trạng phình động mạch chủ, gây đột quỵ. Thêm vào đó, vào mùa đông, số người uống rượu càng nhiều do lầm tưởng uống rượu sẽ giúp cơ thể ấm áp. Chất cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm, dẫn tới tăng huyết áp, nhịp tim, tăng lưu lượng máu và làm giảm độ kết dính của máu. Khi đó, chỉ cần xuất huyết nhẹ là đủ dẫn tới tai biến. Phòng bệnh đột quỵ khi mùa đông đến như thế nào? Để dự phòng bệnh đột quỵ trong mùa đông cần đặc biệt lưu ý có chế độ sinh hoạt hợp lý. Hơn nữa, việc hạn chế mỡ động vật, tránh rượu, thuốc lá; giữ đủ ấm, tránh những đợt gió lạnh bất thường ùa vào khi cửa mở, sống thư thái, tránh căng thẳng, ngăn ngừa stress… sẽ giúp cơ thể chúng ta, nhất là người cao tuổi thích ứng tốt hơn với môi trường sống, tránh được tai biến mạch máu não. Ngoài ra, chúng ta cần: – Hỗ trợ điều trị tốt bệnh huyết áp cao (nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não). – Phòng và hỗ trợ  điều trị tiểu đường (yếu tố nguy cơ gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não). – Khắc phục tình trạng tăng cholesterol máu cùng với triglyceride máu. – Phòng và trị bệnh đa hồng cầu (có thể gây cơn thiếu máu não hay nhũn não). – Nên ăn nhiều rau củ quả; hạn chế muối; đời sống tình cảm tâm lý ổn định, tránh những xúc động hay chấn thương quá mức. – Thay đổi nếp sống tĩnh tại, ít vận động; tăng cường tập thể dục, vận động vừa sức sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe. – Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên, đặc biệt là kiểm soát tốt huyết áp và đường huyết. Hiện nay, mỗi năm khoa Cấp cứu bệnh viện đa khoa Hà Đông cấp cứu khoảng 1.000 bệnh nhân đột quị não cấp, con số ngày càng tăng và trẻ hóa. BSCKII Nguyễn Thành Trung – Trưởng khoa Cấp cứu khuyến cáo người dân: khi phát hiện bản thân hoặc người nhà có các triệu chứng của đột quỵ như yếu liệt nửa người, méo miệng đột ngột hoặc nói đớ, nói không rõ chữ…, ngay lập tức, hãy liên hệ đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn cách xử trí kịp thời và điều trị hiệu quả nhất. “Thời gian vàng” để điều trị tái tưới máu cho những bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp là trong vòng 6 giờ ngay sau khi khởi phát đột quỵ (bao gồm dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học).

Xem Thêm

Đái tháo đường - Bệnh lý nguy hiểm cần quan tâm
Thứ Tư 15/12/2021 10:41:02
Trong những năm gần đây, số bệnh nhân đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng nhanh với nhiều biến chứng nặng nề như biến chứng tim mạch, thận, mắt, thần kinh… trở thành nỗi lo ngại hàng đầu của toàn xã hội. Việc trang bị những hiểu biết về triệu chứng bệnh đái tháo đường sẽ giúp phát hiện sớm, điều trị hiệu quả bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Bệnh đái tháo đường là gì? Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng đường máu do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng đường máu mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa về đường, đạm, mỡ, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. Dự đoán vào năm 2045, cứ 10 người lớn sẽ có 1 người mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, gần một nửa số người đang sống với bệnh (độ tuổi 20-79) không được chẩn đoán (46,5%), tỷ lệ này ở khu vực Tây Thái Bình Dương là 52.1%. Ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến đái tháo đường trong năm 2019. Bệnh gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi.Tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, hiện đã và đang điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường và các biến chứng liên quan đến căn bệnh đái tháo đường. Các loại đái tháo đường thường gặp Bệnh đái tháo đường gồm 2 thể chính là: đái tháo đường típ 1, đái tháo đường típ 2. Ngoài ra còn có đái tháo đường thai kỳ, tiền đái tháo đường, đái tháo đường thứ phát và thể bệnh chuyên biệt của đái tháo đường. Đái tháo đường Típ 1 Tế bào β của tuyến tụy bị phá hủy do nguyên nhân tự miễn hoặc không rõ nguyên nhân, gây nên thiếu insulin tuyệt đối. Tỷ lệ mắc bệnh típ 1 chiếm từ 5 – 10% tổng số người mắc bệnh. Bệnh thường xảy ra ở người dưới 20 tuổi, bệnh tiến triển nhanh nếu không kịp thời chữa trị.  Đái tháo đường Típ 2 Do tế bào của cơ thể kháng với insulin, dẫn đến thiếu insulin tương đối (tức là insulin vẫn tiết ra với số lượng bình thường nhưng thiếu so với đòi hỏi của cơ thể). Bệnh này chiếm tỷ lệ cao khoảng 90 – 95% người bệnh, phổ biến gặp ở người trên 40 tuổi. Tuy nhiên hiện nay số ca mắc có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện nhiều người mắc ở tuổi 30 và thanh niên.  Đái tháo đường thai kỳ Đái tháo đường khi mang thai là tình trạng rối loạn đường huyết. Đa phần đái tháo đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai ở tuần 24-28. Triệu chứng của đái tháo đường Các triệu chứng đái tháo đường sau đây là điển hình. Tuy nhiên, một số người đái tháo đường típ 2 có các triệu chứng nhẹ nên người bệnh không nhận biết được. – Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi – Đi tiểu thường xuyên – Cảm thấy rất khát – Cảm thấy rất đói – ngay cả khi đang ăn – Nhìn mờ – Chậm lành các vết thương hoặc vết loét: – Giảm cân – ngay cả khi đang ăn nhiều hơn (đái tháo đường típ 1) – Ngứa ran, đau, hoặc tê ở tay hoặc chân (đái tháo đường típ 2) Biến chứng của đái tháo đường Bệnh tim mạch: ảnh hưởng đến tim và mạch máu và có thể gây ra các biến chứng gây tử vong như bệnh động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Bệnh thận (bệnh thận đái tháo đường): gây ra do tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người đái tháo đường hơn những người không mắc đái tháo đường. Bệnh thần kinh (bệnh thần kinh do đái tháo đường): đái tháo đường có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương, và nhiều chức năng khác. Trong các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương thần kinh ở những vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa ran và mất cảm giác. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt quan trọng vì nó có thể cho phép chấn thương không được chú ý, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể phải cắt cụt chi. Bệnh về mắt (bệnh võng mạc do đái tháo đường): hầu hết những người mắc đái tháo đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt (bệnh võng mạc) làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Các biến chứng trong thời kỳ mang thai: Phụ nữ mắc đái tháo đường trong suốt thời kỳ mang thai nguy cơ có một số biến chứng nếu họ không theo dõi cẩn thận và kiểm soát tình trạng bệnh. Đường máu cao trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến thai nhi bị quá cân. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về sinh nở, chấn thương cho trẻ và mẹ, và đột ngột giảm glucose máu ở trẻ sau sinh. Trẻ bị phơi nhiễm trong thời gian dài với đường máu cao trong tử cung có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn trong tương lai. Chẩn đoán đái tháo đường Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường( Bộ Y Tế Việt Nam - năm2020) dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây: Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc: Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. BN có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên ngưỡng chẩn đoán trong cùng 1 mẫu máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c; riêng tiêu  d chí chỉ cần xét nghiệm duy nhất 1 lần. Điều trị bệnh đái tháo đường Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường. Trong đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày cùng với thiết lập chế độ thể dục thể thao hợp lý kết hợp theo dõi tình trạng bệnh lý thường xuyên là những việc làm quan trọng nhất  dù ở thể bệnh nào. Đái tháo đường típ 1: bệnh nhân được chỉ định dùng insulin trong suốt quãng đời còn lại vì cơ thể đã không còn khả năng tự sản xuất insulin. Đái tháo đường típ 2:có thể dùng 1 hay nhiều loại thuốc uống phối hợp nhau  hoặc phối hợp thuốc uống với thuốc tiêm(insulin, GLP1), hoặc chỉ dung thuốc tiêm tùy theo điều kiện và tình trạng của mỗi người bệnh cụ thể mà bác sỹ kê đơn. Để hạn chế tiến triển nặng của bệnh, người bệnh đái tháo đường cần có chế độ ăn và sinh hoạt phù hợp với điều kiện của mình, điều trị liên tục, không tự ý bỏ thuốcvà tự ý điều chỉnh thuốc(chỉ tạm dừng hoặc bỏ thuốc khi đã được khám và tư vấn của bác sỹ chuyên khoa nội tiết trong 1 số trường hợp). Cần lưu ý rằng, bệnh đái tháo đường có thể thay đổi và tiến triển khác nhau ở từng giai đoạn, do đó người bệnh cần được thăm khám, đánh giá chính xác tình trạng hiện tại để có kế hoạch điều trị thích hợp và hiệu quả. Tóm lại, người bệnh cần phải khám định kỳ và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ. Phòng bệnh đái tháo đường Hiện nay, chưa thể phòng ngừa được đái tháo đường típ 1. Nhiều yếu tố liên quan đến môi trường, độc chất hay virus được cho rằng có khả năng kích hoạt quá trình tự miễn mà thông qua đó cơ thể bạn tự sản xuất ra kháng thể chống lại tuyến tụy. Tế bào beta ở tuyến tụy là nơi sản xuất ra insulin, hormone đóng vai trò chính yếu trong việc kiểm soát đường huyết của bạn. Do đó, khi tuyến tụy bị phá hủy, đặc biệt là tế bào beta tụy không còn nguyên vẹn, bệnh đái tháo đường sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, những yếu tố kích hoạt nói trên vẫn đang trong quá trình khảo sát và chưa có biện pháp ngăn ngừa đái tháo đường típ 1 nào được chứng minh hiệu quả. Vì vậy, các chương trình dự phòng mà bác sĩ đề cập với bạn đều nhằm mục đích hạn chế hoặc làm chậm diễn tiến xuất hiện đái tháo đường típ 2 hoặc làm chậm sự tiến triển của các biến chứng và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng do đái tháo đường. Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát được bệnh. Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của bệnh đái tháo đường: đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn nhằm duy trì hoạt động thể lực bình thường và duy trì cân nặng hợp lý, bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia.   Chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp BN tiểu đường kiểm soát bệnh Thiết kế bữa ăn đơn giản, không quá đắt tiền và phù hợp với tập quán địa phương. Cân bằng tỷ lệ đường( ngũ cốc: gạo , ngô, khoai, sắn,…), đạm và chất béo; bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo và calo như rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt; theo dõi đường huyết sau bữa ăn… Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn chế độ ăn uống thích hợp. Vận động: Việc vận động không chỉ giúp giảm chỉ số đường huyết, duy trì cân nặng ở mức ổn định mà còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch…Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường tập thể dục thể thao ít nhất 5 ngày mỗi tuần với thời gian tập 30 phút mỗi ngày, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bài tập phù hợp. Nên tập thể dục cùng với bạn bè, người thân để được giúp đỡ khi cần(trong khi tập thể dục có thể có những tai biến do hạ đường huyết, hoặc xuất hiện các biến chứng khác của đái tháo đường). Có thể vận động với loại hình mình yêu thích, phù hợp với tuổi tác và sức khỏe. Các môn thể dục thích hợp với người bệnh đái tháo đường là yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội, dưỡng sinh... Tập thói quen vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn giúp hạ đường huyết. Không nên tập thể dục khi: Đường huyết < 70 mg/dl(<3,9 mmol/l) hoặc có triệu chứng hạ đường huyết Có ceton trong nước tiểu và đường huyết > 250 mg/dl (> 13,9 mmol/l) Không có ceton niệu trong nước tiểu nhưng có đường huyết > 400 mg/dl (> 22,2 mmol/l) đối với bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Khi nghỉ mà có cơn đau thắt ngực.

Xem Thêm

Sốt xuất huyết ở trẻ em
Thứ Hai 06/12/2021 16:00:15
Bệnh sốt xuất huyết là gì? Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng vào các tháng mùa mưa, Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nếu ko được điều trị đúng cách sẽ để lại hậu quả nặng nề thậm chí có thể tử vong. Bệnh do virus Dengue gây ra. Bệnh lây truyền do muỗi vằn (Aedeses aegypti) sẽ truyền virus này từ người bệnh sang người khỏe, khiến cơ thể bị nhiễm bệnh. Hiện nay trên thế giới có 4 type virus Dengue gây bệnh cho người, đó là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.Một người khi mắc bệnh sốt xuất huyết thì có miễn dịch suốt đời đối với type virus dengue đã mắc, nhưng không có miễn dịch đối với các type virus dengue còn lại. Do đó, trên lý thuyết 1 người trong đời có thể bị sốt xuất huyết dengue 4 lần tương ứng với 4 type virus dengue khác nhau. BSCKII.Nguyễn Thị Thùy Dương – Trưởng khoa Nhi thăm khám cho bệnh nhi Dấu hiệu nhận biết. Bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn bao gồm: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi. Giai đoạn sốt: Thường trong 3-4 ngày đầu của bệnh với những biểu hiện: Bệnh nhân xuất hiện sốt cao đột ngột 39-40 độ C, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Mệt mỏi, đau đầu, đau nhức hốc mắt, đau các khớp, đau mỏi người, có thể có viêm long đường hô hấp trên. Chán ăn, cảm giác buồn nôn và nôn. Da xung huyết, có thể có biểu hiện những chấm xuất huyết dưới da. Vào thời điểm này, những triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu, không thể phân biệt với nhiễm các loại vi rút khác như cúm, sốt do covid… Giai đoạn nguy hiểm (hay gọi là giai đoạn xuất huyết): Thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh. Biểu hiện sốt có thể giảm hoặc vẫn còn sốt, xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ đến nặng, có những biểu hiện xuất huyết rất đa dạng (do giảm tiểu cầu trong máu), là giai đoạn nhiều biến chứng xảy ra. Giai đoạn hồi phục: Bệnh nhân hết sốt trên 48 giờ, đỡ mệt, toàn trạngtốt lên, thèm ăn và tiểu tiện nhiều hơn, Xét nghiệm tiểu cầu bắt đầu tăng. Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ em Xử trí trẻ bị sốt xuất huyết Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu dành cho bệnh sốt xuất huyết, phương pháp chủ yếu sử dụng là điều trị triệu chứng. Dùng thuốc hạ sốt khi sốt xuất huyết + Thuốc, hạ sốt thường được dùng để kiểm soát các triệu chứng đau nhức cơ và sốt cao (trên 38.5 độ C).  + Đồng thời, có thể kết hợp với các phương pháp hạ sốt vật lý như chườm mát ở vị trí nách, bẹn, các nếp gấp, còn lau toàn bộ cơ thể bằng nước ấm để hạ nhiệt. Lưu ý: Không được sử dụng aspirin, ibuprofen để điều trị sốt xuất huyết do thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày, đe dọa đến tính mạng. Sốt là phản ứng tốt của cơ thể chống lại virus. Nhưng nhiều bệnh nhân có biểu hiện sốt cao lại tìm mọi cách hạ sốt cấp tốc về nhiệt độ bình thường, đặc biệt là trẻ em. Do đó, tình trạng lạm dụng paracetamol, dùng quá liều thuốc liên tục sẽ dẫn tới ngộ độc gan và làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, kể cả khi dùng dạng thuốc đặt hậu môn ở trẻ em. Lời khuyên là bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, dùng thuốc hạ thuốc đúng liều theo đơn, thường uống 4-5 lần/ngày, mỗi 4-6 giờ. Ngoài ra, nhiều người cứ thấy sốt là tự ý mua thuốc kháng sinh sử dụng, nhưng đối với bệnh sốt do virus gây ra như sốt xuất huyết, dùng kháng sinh không có ý nghĩa và không giúp lành bệnh. Bù dịch đúng cách - Một nhầm lẫn mà nhiều người mắc phải đó là tư duy sốt xuất huyết Dengue gây ra mất nước. Tuy nhiên, sự thật là đa phần bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đủ hoặc thừa nước ngay từ lúc mới bắt đầu truyền dịch cấp cứu. - Tại sao phải bù dịch trong trường hợp sốc Dengue? Vì sốt xuất huyết gây thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch, nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến tình trạnh sốc. Vì vậy, phải bù dịch ngay để tránh sự nguy hiểm có thể xảy ra cho người bệnh bằng đường uống và đường tĩnh mạch. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết: - Nên: Ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng dạng lỏng như cháo, súp hoặc cơm nát, mỗi lần ăn một ít. Tăng cường uống nhiều nước, bù điện giải bằng dung dịch oresol hằng ngày. - Không nên: Ăn những loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, đầy bụng. Tránh các thức ăn, nước uống có màu đỏ sẫm: Huyết (heo, bò, gà…), củ dền, xá xị, socola… để hạn chế gây nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa. Không uống rượu bia, chất kích thích. Theo dõi khi trẻ có những dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện: Người bệnh thấy khó chịu hơn mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt; Không ăn, uống được; Nôn ói nhiều; Đau bụng nhiều; Tay chân lạnh, ẩm; Mệt lả, bứt rứt; Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo; Không tiểu trên 6 giờ; Biểu hiện hành vi thay đổi như lú lẫn, tăng kích thích, vật vã hoặc li bì. Khi có những triệu chứng trên, cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh được những hậu quả đáng tiếc.

Xem Thêm

Sốt xuất huyết bùng phát thời điểm giao mùa, người dân cần lưu ý
Thứ Hai 11/10/2021 09:59:59
Sốt xuất huyết được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm cấp tính phức tạp, khả năng lây nhiễm nhanh trong cộng đồng, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Tiết trời giao mùa kèm theo những đợt mưa ẩm là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Chính vì vậy, song song với phòng chống dịch Covid-19, người dân cũng cần trang bị kiến thức và phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sốt xuất huyết. Theo Bộ Y tế từ đầu năm đến ngày 19/9, cả nước ghi nhận 49.113 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 18 trường hợp tử vong tại 9 tỉnh, thành phố phía Nam. Riêng ở Hà Nội, từ đầu năm 2021 đến ngày 26/9 đã ghi nhận 1.031 ca mắc sốt xuất huyết, phân bố tại 27/30 quận, huyện, thị xã, chưa có ca tử vong.           Tính từ đầu mùa đến nay, Bệnh viện đa khoa Hà Đông cũng đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 100 bệnh nhân bị sốt xuất huyết, hiện tại Khoa Nội tổng hợp vẫn đang điều trị cho 11 bệnh nhân sốt xuất huyết. Trường hợp bệnh nhân nam N V Đ (60 tuổi, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốt nóng, đau mỏi người, đau đầu, nôn, họng xung huyết, xét nghiệm Dengue virus dương tính. Hay như trường hợp bệnh nhân N T N L (58 tuổi, Kiến Hưng – Hà Đông – Hà Nội) cũng nhập viện với biểu hiện tương tự, xét nghiệm Dengue virus dương tính.  Bác sĩ Dương Như Trường – Khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Hà Đông đang thăm khám cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết Bác sĩ CKII Phạm Văn Cường – Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết: “Triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục (39-40 độ C), kéo dài 2-7 ngày, kèm theo đau đầu dữ dội vùng trán, sau nhãn cầu, đau cơ và khớp, sưng hạch bạch huyết hoặc phát ban, xuất huyết dưới da kèm nôn dai dẳng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, chảy máu lợi hoặc chân răng…. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sốt xuất huyết có thể biến chứng nặng nề, nguy hiểm đến tính mạng như: tràn dịch màng phổi, viêm phổi, sốc do thoát huyết tương nặng, chảy máu nội tạng, chảy máu não, tổn thương các tạng, tổn thương gan, rối loạn đông máu…”          Bác sĩ CKII Phạm Văn Cường – Trưởng khoa Nội Tổng hợp, thăm khám cho bệnh nhân SXH đang điều trị tại Khoa Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng chưa có vắc xin phòng bệnh. Do bệnh lây từ người sang người qua đường muỗi đốt nên biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh là diệt muỗi và hạn chế môi trường sinh sống của muỗi. Theo khuyến cáo của bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hà Đông, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất như sau:           Loại bỏ vật trung gian truyền bệnh đó là muỗi Aedes. Người dân tham gia diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy quanh khu vực mình sinh sống.           Thường xuyên vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết bằng những công việc như: đậy kín các dụng cụ chứa nước, không để cho muỗi vào đẻ trứng, cọ rửa và thay nước ít nhất 1 tuần/lần với các dụng cụ chứa nước xô, chum vại, lọ hoa, bể chứa đựng nước, đặc biệt lưu ý các loại cây cảnh thủy sinh trong nhà cũng cần được thay nước và cọ rửa bình 1 tuần/lần.            Đối với các dụng cụ chứa nước lớn hay các bể chứa nên thả cá ăn bọ gậy, người dân cần thực hiện thu gom, hủy bỏ các loại phế thải có thể chưa nước như lốp xe cũ, chai lọ, vỏ đồ hộp, gáo dừa…           Mỗi người dân cần phòng chống muỗi đốt bằng các biện pháp như: dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, không treo quần áo trên tường để giảm bớt chỗ trú ngụ của muỗi.            Ngủ màn kể cả ban ngày. Làm rèm che cửa để hạn chế muỗi xâm nhập vào nhà.           Do muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết hoạt động mạnh hơn vào ban ngày, đặc biệt lúc sáng sớm và chiều tối nên người dân cần mặc quần dài, áo dài tay đặc biệt khi làm vườn, ngủ màn kể cả ban ngày.           Sử dụng các loại thuốc bôi chống muỗi trong những khung giờ sáng sớm và chiều tối, phun hóa chất diệt muỗi định kì tại nhà.

Xem Thêm

Điều trị suy giãn tĩnh mạch mạn chi dưới bằng phương pháp laser nội mạch
Thứ Năm 12/08/2021 09:33:06
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý mạn tính, đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng đưa máu về tim gây ra sự ứ trệ máu ở các hệ thống tĩnh mạch vùng chân. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa các cơ quan theo tuổi tác. Trong đó, tỷ lệ nữ giới thường gặp nhiều hơn so với nam giới ( tỷ lệ 3:1 ). Bệnh thường tiến triển chậm, việc chẩn đoán bệnh không quá phức tạp nhưng điều trị lâu dài và tốn kém, nhất là khi đã xảy ra biến chứng. Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có thể liên quan đến một số yếu tố nguy cơ làm tổn thương chức năng của hệ thống van tĩnh mạch một chiều như: • Tư thế sinh hoạt, làm việc phải đứng lâu, ngồi lâu, ít vận động. • Tuổi tác. • Tình trạng thừa cân, béo phì. • Một số yếu tố nguy cơ khác: phụ nữ có thai, bệnh lý huyết khối tĩnh mạch, bệnh lý khiếm khuyết van bẩm sinh,… Các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới tiến triển từ từ qua từng giai đoạn. Ở giai đoạn đầu: • Cảm giác bó chặt ở bắp chân, nặng và mỏi chân. • Chuột rút ở bắp chân về đêm, cảm giác kiến bò ở chân. • Các mạch máu nhỏ nổi lên ở vùng cổ chân, bàn chân Ở giai đoạn tiến triển: • Chân sưng phù, ngứa, đặc biệt ở vùng mắt cá chân. • Các tĩnh mạch nổi thành búi dọc theo đùi, mắt cá hoặc đầu gối. • Thay đổi sắc tố da… Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới diễn tiến âm thầm, có thể gây ra các biến chứng như huyết khối tĩnh mạch nông và huyết khối mạch sâu gây đau, phù nề, thậm chí là gâu ra các ổ loét nhiễm khuẩn lâu liền. Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Tuỳ thuộc tình trạng bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh và đặc điểm của người bệnh sẽ lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả. Với tình trạng bệnh lý nhẹ, có thể sử dụng phương pháp điều nội khoa dùng thuốc kết hợp với đeo tất áp lực, thay đổi lối sống cũng như tập vận động hợp lý. Đối với giai đoạn nặng hơn thì cần ưu tiên phương pháp phẫu thuật, can thiệp nội mạch. ‍Điều trị suy giãn tĩnh mạch mạn chi dưới bằng phương pháp laser nội mạch BSCKII Đỗ Hữu Nghị - Trưởng khoa Tim mạch Lõa khoa Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết: “Trước đây, khi điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, bệnh nhân phải phẫu thuật rất phức tạp, mất nhiều máu, gây đau đớn, thời gian hồi phục kéo dài, để lại sẹo, tính thẩm mỹ không cao... Ngày nay, với phương pháp can thiệp nội mạch ít xâm lấn, sẽ rất nhẹ nhàng, ít gây biến chứng, thời gian hồi phục nhanh có thể xuất viện sau 1 ngày, mang tính thẩm mỹ cao không để lại sẹo và gần như không tái phát.”

Xem Thêm

DANH MỤC TIN
Tìm Kiếm