Cảnh báo gia tăng trẻ cận thị trong mùa dịch COVID-19
Thứ Năm 24/06/2021 08:32:49
Các chuyên gia y tế cảnh báo với tình hình dịch bệnh phức tạp, thời gian ở trong nhà quá lâu cùng các thiết bị di động, tivi, máy tính, lớp học online và đọc truyện tranh… sẽ khiến trẻ em mắc các tật về mắt ngày càng gia tăng, nếu không can thiệp sớm có thể dẫn đến mù lòa. Tình trạng cận thị ở trẻ em có xu hướng tăng trong những năm gần đây nhưng số lượng ca khám mắt do thị lực kém xuất hiện nhiều hơn trong giai đoạn đại dịch COVID-19. BSCKI. Lê Thị Chính - Phó Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết: Vấn đề chung của các gia đình hiện nay cho con đến khám mắt là thị lực của trẻ rất kém, do thời gian rảnh rỗi ở nhà quá nhiều, cũng không biết làm gì khác ngoài giải trí với các trò chơi trên mạng, xem tivi hoặc đọc sách…. Ngay cả khi không dùng các thiết bị di động thì việc ở trong không gian hẹp quá lâu với tầm nhìn ngắn cũng khiến thị lực không còn như trước. Trong khi, ánh sáng tự nhiên và hoạt động thể chất bên ngoài đóng một vai trò đối với tình trạng sức khỏe của mắt. Đặc biệt là  trẻ từ 7 – 9 tuổi và 12 – 14 tuổi. Trong khoảng thời gian này, nếu trẻ ngủ quá ít hoặc không đủ thời gian để ngủ vì mải chơi sẽ dễ gây ra cận thị. "Ngoài ra, trẻ xem ti vi quá gần, nếu như ngày nào trẻ cũng xem ti vi nhiều hơn 2 giờ, với khoảng cách từ mắt tới ti vi nhỏ hơn 3m thì sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều..."- BS. Chính nhấn mạnh. Cùng với cận thị, các bác sĩ cũng cho hay nhiều trường hợp "mỏi mắt kỹ thuật số" ở trẻ em. Các triệu chứng gồm mờ mắt, nhức đầu và mỏi mắt, mắt thiếu linh hoạt. Nhiều trẻ cũng bị chảy nước mắt, nóng rát, dụi mắt thường xuyên hơn, khô và cảm giác có dị vật trong mắt. Các triệu chứng thường giảm dần sau vài giờ, nhưng hiện y khoa chưa nghiên cứu rõ liệu có hậu quả lâu dài hơn hay không. Hình ảnh khám cận thị cho trẻ tại Khoa Mắt. Quy tắc cho mắt nghỉ ngơi 20 giây Chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo: Để làm chậm sự  phát triển của cận thị và tránh các vấn đề về mắt, các bậc phụ huynh định kỳ từ 3 đến 6 tháng cho trẻ đi khám mắt 1 lần tại các cơ sở y tế và dành ít nhất một giờ mỗi ngày cho trẻ  hoạt động thể chất ngoài trời. Trong trường hợp gia đình không có sân vườn, bố mẹ nên cố gắng hết sức để tạo một trò chơi hoặc hoạt động thể chất nào đó, cốt để trẻ rời xa máy tính, tivi hoặc điện thoại. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ áp dụng quy tắc nghỉ ngơi 20 giây sau mỗi 20 phút sử dụng màn hình, và hướng ánh mắt nhìn đi nơi khác ở khoảng cách hơn 20m. Nhắc trẻ chớp mắt khi chúng đang nhìn vào màn hình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết mọi người đều chớp mắt ít hơn so với bình thường khi nhìn chằm chằm vào màn hình, điều này có thể gây căng thẳng và khô mắt. Đối với các triệu chứng khô mắt cần nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh mắt. Bên cạnh đó, phụ huynh cần cho trẻ ăn các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, quan tâm và phát hiện sớm cận thị ở trẻ (khi trẻ xem ti vi mà nheo mắt, kêu nhức mắt…) cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám, điều trị và được hướng dẫn cụ thể trong việc đeo kính phù hợp cho trẻ. Trẻ đã cận thị, đeo kính là biện pháp an toàn nhất. Lưu ý, kính tiếp xúc hay còn gọi là kính áp tròng không thích hợp với trẻ và cũng có nguy cơ gây nhiễm trùng. Hiện nay, có các phương pháp phẫu thuật nhưng phải đợi đến khi trẻ  trên 18 tuổi, độ cận đã ổn định mới thực hiện được.

Xem Thêm

Dấu hiệu nhận biết các bệnh về đường hô hấp ở người lớn và trẻ nhỏ.
Thứ Năm 13/05/2021 10:09:22
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về các bệnh lý viêm đường hô hấp trên (cúm, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa…) đã gây ra 10 triệu ca tử vong hàng năm. Các bệnh về đường hô hấp thường gặp nhất ở đối nhóm đối tượng người già và trẻ nhỏ, cần phát hiện sớm để phòng và điều trị các bệnh về đường hô hấp kịp thời; trước khi người bệnh có tình trạng xấu đi gây nguy hiểm đến tính mạng. Các loại bệnh về đường hô hấp Cảm cúm Các triệu chứng thường bao gồm: Sổ mũi. Đau họng. Hắt xì. Nhức đầu và đau nhức cơ thể. Hen suyễn Các biểu hiện của hen suyễn: Tức ngực hoặc áp lực. Khó thở hoặc khó thở. Khò khè hoặc huýt sáo khi thở ra. Viêm xoang Dấu hiệu nhận biết của viêm xoang khi thời tiết thay đổi, hay dị ứng người bệnh thường buốt và rát ở phần xoang mũi. Các biểu hiện thường gặp ở người bị viêm xoang: Đau buốt ở hốc mặt, đặc biệt là sau mắt và mũi. Cảm thấy nghẹt thờ Ho và sổ mũi. Chảy nước mũi có thể gây đau họng, hôi miệng và buồn nôn hoặc nôn. Viêm phế quản Các triệu chứng thường gặp: Sổ mũi. Đau ngực Sốt và ớn lạnh. Cảm giác khó chịu hoặc mệt mỏi. Khò khè. Đau họng. Chán ăn Viêm họng Các dấu hiệu bệnh: Đau họng Sốt Nhức đầu Đau khớp và đau cơ Phát ban da Sưng hạch bạch huyết ở cổ Hắt hơi Ho Sốt với nhiệt độ 38 độ C Nhức đầu nhẹ Thời điểm giao mùa sang hè, sử dụng điều hoà cùng với đó là thay đổi thời tiết, mưa đột xuất… rất dễ khiến chúng ta gặp các vấn đề về bệnh đường hô hấp. Nhận biết bệnh và thăm khám tại Cơ sở Y tế, uy tín là cách tốt nhất giúp bạn hiệu quả điều trị và tránh được những biến chứng nguy hiểm.   ĐƠN NGUYÊN KCB TỰ NGUYỆN - BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG Địa chỉ thăm khám, tư vấn các bệnh lý Tai, Mũi, Họng – an toàn - nhanh chóng – hiệu quả cao. Địa chỉ: số 2 Bế Văn Đàn, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội Hotline: 0969.668.115      

Xem Thêm

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi
Thứ Hai 19/04/2021 15:58:12
Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa mang tính quy luật của tổ chức sụn, các tế bào, tổ chức ở khớp và quanh khớp. Đây là bệnh liên quan chặt chẽ với tuổi nghĩa là tuổi càng cao tổn thương thoái hóa càng nặng; bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Quá trình lão hóa mang tính quy luật nên chúng ta không thể nào đẩy lùi tình trạng thoái hóa của xương và chữa trị bệnh dứt điểm được. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể giúp bệnh nhân giảm bớt các cơn đau và duy trì chức năng vận động của khớp. Các triệu chứng chính của bệnh Đau tại khớp bị thoái hóa là dấu hiệu bao giờ cũng có, và là triệu chứng khó chịu khiến bệnh nhân phải tìm đủ mọi cách để giảm đau. Đau khớp có tính chất cơ học, đi lại vận động đau tăng, nghỉ ngơi giảm đau. Trong thoái hoá khớp gối bệnh nhân đau khi đi lại, khi đứng lên và ngồi xuống. Trong thoái hóa đốt sống thắt lưng thì khi cúi xuống, đứng lên, quay ngang… đều đau, đôi khi do thần kinh bị chèn ép làm cho đau dọc xuống dưới chân. Cứng khớp buổi sáng là tình trạng bệnh nhân khi ngủ dậy thấy các khớp của mình cứng, vận động khó, phải tập luyện gấp duỗi một lúc khớp mới vận động dễ dàng hơn. Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân có thể thấy lạo xạo khớp khi cử động, giai đoạn nặng có thể có biến dạng khớp, hạn chế vận động hoặc mất vận động khớp. Các vị trí thoái hóa khớp thường gặp 2. Phòng và điều trị thoái hóa khớp Để phòng bệnh thoái hóa khớp, người cao tuổi nên có một chế độ sinh hoạt cho hợp lý (ăn, uống, đi lại, tập luyện…) tùy theo điều kiện của mỗi một người. Nên có chế độ sinh hoạt và tập luyện nhẹ nhàng như chơi thể thao, đi bộ, bơi… hạn chế mang vác nặng, làm các động tác quá sức. Duy trì một chế độ tập luyện và phục hồi chức năng đều đặn, hết sức tránh việc bất động khớp (trừ giai đoạn đang viêm cấp). Điều trị không dùng thuốc quan trọng nhất là giảm cân nếu bị quá cân, hướng dẫn phương pháp tập luyện chống thoái hóa khớp gối hiệu quả; Vật lý trị liệu để giảm đau, sửa chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, điều trị các đau gân và cơ kết hợp, tránh cho khớp gối tổn thương không bị quá tải. Điều trị dùng thuốc: thuốc chống viêm giảm đau (đường uống, bôi tại chỗ, tiêm vào trong khớp gối), các thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (Glucosamine sulfate và chondroitin sulfate, Diacerheine, piascledine,...). Để tiêm vào ổ khớp, một số bệnh viện lớn có thể dùng một trong các sản phẩm sau: corticoid, acid hyaluronic, huyết tương giàu tiểu cầu. 3. Giải pháp acid hyaluronic Ở những người mắc bệnh viêm khớp thường có sự sụt giảm hàm lượng hyaluronic acid ở sụn và hoạt dịch, làm giảm độ nhớt, giảm khả năng bôi trơn và chức năng chống sốc. Do đó làm tăng áp lực cơ học lên sụn, làm mất sụn khớp dẫn tới việc bị đau và chức năng của khớp cũng bị sụt giảm nghiêm trọng. Khi tiêm vào ổ khớp, hyaluronic acid sẽ giúp tái tạo lại màng khớp và hoạt dịch nhờ đó cải thiện được chức năng của khớp. Trong các loại thuốc tiêm ổ khớp, GO-ON® có chứa 25mg sodium hyaluronate, 21,25mg sodium chloride và các thành phần khác trong mỗi syringe, được chỉ định như một chất bổ sung dịch hoạt dịch cho khớp gối, khớp vai và một số khớp khác. Sản phẩm có tác dụng giống như chất bôi trơn và hỗ trợ cơ học cũng như chỉ định điều trị triệu chứng cho các bệnh nhân viêm xương khớp mãn tính. Liều dùng và cách sử dụng: GO-ON® nên được tiêm vào khớp 5 lần, mỗi lần tiêm cách nhau 1 tuần. Có thể tiêm một số khớp cùng lúc. Phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà mỗi lần điều trị như vậy có thể có tác dụng trên 6 tháng. Cần tiếp tục nhắc lại liệu trình như vậy. Trong trường hợp có tràn dịch khớp cần dẫn lưu, bất động khớp và chườm đá hoặc dùng corticosteroid tiêm vào khớp. Tiếp tục dùng GO-ON® sau 2-3 ngày.  Hiện nay thuốc GO-ON đã có mặt tại khoa Nội Tổng hợp – Bệnh viện đa khoa Hà Đông  và bệnh nhân được hưởng bảo hiểm y tế.  Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc khám, chẩn đoán và điều trị y khoa. Khi gặp bất kỳ vấn đề về xương khớp hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn: BSCKII. Chuyên ngành cơ xương khớp Phạm Văn Cường -Trưởng khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện đa khoa Hà Đông, điện thoại: 0906115036. (Tổng hợp từ internet)                           

Xem Thêm

Giải pháp thuốc sinh học mới  cho bệnh viêm cột sống dính khớp
Thứ Hai 19/04/2021 15:35:43
Viêm cột sống dính khớp là một bệnh viêm khớp mãn tính và là bệnh hay gặp nhất trong nhóm bệnh lý cột sống thể huyết thanh âm tính, có mối liên quan chặt chẽ nhất với HLA-B27 (80-90%). Bệnh thường gặp ở nam giới (80-90%), tuổi mắc bệnh trẻ, dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 80% và có tính chất gia đình. 1.Các triệu chứng chính của bệnh * Khởi bệnh: -  Bệnh thường xuất hiện từ từ( 80%) với triệu chứng đau mỏi vùng cột sống lưng, thắt lưng, có thể có dấu hiệu cứng và hạn chế vận động cột sống buổi sáng, tình trạng này được cải thiện sau khi bệnh nhân vận động, tập thể dục. -  Bệnh có thể xuất hiện đột ngột (20%) với dấu hiệu đau dây thần kinh hông to, viêm khớp ngoại biên (khớp gối, khớp bàn cổ chân...), hoặc viêm các điểm bám gân như viêm gân Achille, viêm gai chậu, viêm mấu chuyển lớn. -  Thời gian khởi phát kéo dài vài tháng đến vài năm đa số bệnh nhân vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường nên thường bị bỏ qua và không được chẩn đoán. * Toàn phát: - Biểu hiện lâm sàng chính của Viêm cột sống dính khớp là tổn thương cột sống và tổn thương ngoại biên có thể xuất hiện riêng rẽ hoặc phối hợp với nhau. Phim chụp X quang hình ảnh viêm cột sống dính khớp 2. Tiến triển           Bệnh Viêm cột sống dính khớp tiến triển mãn tính với các đợt tái phát đầu đến teo cơ, dính khớp, cứng cột sống và bệnh nhân có thể bị tàn phế. 3. Điều trị Mục tiêu điều trị: cải thiện các triệu chứng đau khớp, cứng khớp; phục hồi và duy trì chức năng của cột sống và khớp, không để tiến triển đến tổn thương cấu trúc và đảm bảo chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. 3.1.Điều trị không dùng thuốc:  Tập thể dục Tập vật lý trị liệu Duy trì tư thế cơ thể thẳng khi đi, đứng, ngồi, nằm. 3.2.Điều trị dùng thuốc Điều trị triệu chứng: NSAIDs, giãn cơ Bổ xung thêm canxi và vitamin D3 do bệnh nhân Viêm cột sống dính khớp có nguy cơ mất khoáng xương cao hơn người bình thường. 3.3.Giải pháp thuốc sinh học mới Thuốc sinh học là nhóm thuốc mới được sử dụng trong điều trị viêm cột sống dính khớp. Chúng cho thấy nhiều lợi thế rõ rệt trong việc làm giảm triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh.  Thuốc sinh học có bản chất là các protein (kháng thể đơn dòng) được tạo ra bằng công nghệ sinh học (gây đáp ứng miễn dịch trên động vật, sau đó thu kháng thể bằng kỹ thuật sinh học phân tử) và nhắm mục tiêu vào các protein gây viêm trong hệ thống miễn dịch như TNF và interleukin.  Với viêm cột sống dính khớp, nhóm thuốc này giúp giảm đau, giảm sưng, giảm cứng khớp, sưng khớp và góp phần làm chậm tiến triển của bệnh Trong các loại thuốc sinh học, REMSIMA có chứa 100 mg Infliximabđược chỉ định để điều trị các thể viêm cột sống dính khớp nặng, viêm khớp hoạt động trên các bệnh nhân trưởng thành không đáp ứng đầy đủ với liệu pháp điều trị thông thường Liều lượng và cách dùng: Liều khởi đầu là 5 mg/kg truyền tĩnh mạch trong 2 giờ, tiếp theo là liều 5 mg/kg truyền tĩnh mạch tại tuần 2 và tuần 6 sau lần truyền đầu tiên, sau đó mỗi 6-8 tuần Hiện nay thuốc REMSIMA đã có mặt tại khoa Nội Tổng hợp – Bệnh viện đa khoa Hà Đông  và bệnh nhân được hưởng bảo hiểm y tế.  Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc khám, chẩn đoán và điều trị y khoa. Khi gặp bất kỳ vấn đề về xương khớp hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn: BSCKII. Chuyên ngành cơ xương khớp Phạm Văn Cường -Trưởng khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện đa khoa Hà Đông, điện thoại: 0906115036. (Tổng hợp từ internet)                           

Xem Thêm

Đo lưu huyết não phương pháp thăm dò mạch máu não nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Thứ Tư 14/04/2021 15:13:53
Đo lưu huyết não hay còn gọi là ghi lưu huyết não. Là phương pháp kiểm tra và đánh giá trạng thái tuần hoàn não (tình trạng dòng máu lưu thông lên não). -Việc ghi lại lưu huyết não đồ sẽ giúp bác sĩ đánh giá được huyết động của não và trạng thái thay đổi chức năng của mạch máu não. -Huyết động của não: là lưu lượng tuần hoàn qua các bán cầu não, tốc độ và cường độ của dòng máu lên não. -Trạng thái thay đổi chức năng của mạch máu não là tình trạng trương lực mạch. -Đo lưu huyết não giúp tầm soát, phát hiện nhiều vấn đề ở mạch máu não như: +Rối loạn tuần hoàn máu não +Thiếu máu não +Đột quỵ do thiếu máu não, … +Phương pháp ghi lưu huyết não hoàn toàn an toàn cho người bệnh, không gây nguy hại, có thể đo nhiều lần trong thời gian dài và có thể thực hiện trong trường hợp bệnh nhân đang ở trạng thái nặng như: hôn mê, sốt cao, tăng áp lực sọ, thậm chí ngay cả trong quá trình tiến hành phẫu thuật. -Nếu có hoặc nghi ngờ các biểu hiện thiểu năng tuần hoàn não như: -Chóng mặt -Nhức đầu -Dị cảm -Rối loạn về giấc ngủ -Rối loạn về sự chú ý -Rối loạn về tri giác lú lẫn, không xác định được không gian (mình đang ở đâu), thời gian (sáng, chiều),…) -Rối loạn về trí nhớ, rối loạn về tư duy (suy nghĩ không logic, không liền mạch…) Bạn cần thăm khám và làm xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng như đo lưu huyết não. Bên cạnh đó, có thể phối hợp cùng một số phương pháp khác như: -Điện não đồ -Chụp Xquang cột sống cổ thẳng nghiêng -Chụp cắt lớp vi tính MSCT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI -Điều này sẽ giúp việc chẩn đoán các bệnh lý thần kinh (não bộ) và mạch máu được chính xác nhất.  

Xem Thêm

Làm sao để dân văn phòng có đôi mắt khoẻ
Thứ Ba 06/04/2021 14:35:44
Nhân viên văn phòng do tính chất công việc phải thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ như: máy tính, laptop, ipad, điện thoại,... để giải quyết công việc hoặc dần hình thành một thói quen khó từ bỏ, lâu dài dẫn đến tức mỏi mắt, khô mắt và nhiều nguy cơ khúc xạ về mắt. Đặc biệt là hội chứng thị giác máy tính CVS (Computer Vision sydrome). Vậy, làm thế nào để chăm sóc bảo vệ đôi mắt cho nhân viên văn phòng? Hãy để chúng tôi mách bạn: 1. Để cho mắt được thư giãn: Sau mỗi giờ làm việc nên dành khoảng 5-10 phút cho mắt được nghỉ ngơi như có thể massage, tập yoga riêng cho mắt hoặc nhìn xa vô cực cho mắt được nhả điều tiết. Đặc biệt, phụ nữ hạn chế trang điểm quá nhiều cho đôi mắt nhằm giảm bớt áp lực và một số tác nhân gây hại cho mắt. 2. Điều chỉnh cỡ chữ và độ sáng của màn hình Cỡ chữ hợp lý là to gấp 3 lần so với cỡ chữ nhỏ nhất mà bạn nhìn thấy. Ánh sáng xanh màn hình từ điện thoại, máy tính là nguyên nhân gây mỏi mắt, đây cũng được được mệnh danh là “hung thần hại mắt” nó có thể gây ra hai bệnh lý nguy hiểm là hội chứng thị giác máy tính (CVS) và thoái hóa hoàng điểm. Để khắc phục, bạn nên điều chỉnh chế độ sáng vừa phải, sử dụng tấm phim chống chói cho máy tính, hoặc bạn có thể đeo kính với mắt kính chống ánh sáng xanh. 3. Điều chỉnh tư thế làm việc Tư thế làm việc sắp xếp ra sao rất quan trọng cho xương khớp và đôi mắt của bạn. Màn hình hợp lý cần chếch một góc 20 độ từ mặt phẳng của bàn hướng về đôi mắt. Khoảng cách từ màn hình tới mắt không ngắn hơn chiều dài của cánh tay bạn là tốt nhất. 4. Chớp mắt thường xuyên và nguyên tắc 20 – 20 – 20 Chớp mắt thường xuyên sẽ làm trôi những bụi bẩn và làm ẩm giác mạc tránh bị khô mắt. Nguyên tắc 20 – 20 -20 là làm việc 20 phút nên nhìn xa 6m trong khoảng 20 giây. 5. Không nên làm việc trong phòng thiếu ánh sáng. 6. Bổ sung dưỡng chất giúp mắt sáng khỏe, tinh anh từ bên trong bằng việc tăng cường các chất đặc biệt là vitamin, crom, kẽm các chất này có trong các loại rau củ 7. Thăm khám và kiểm tra mắt định kỳ, ngay cả khi bạn không gặp các vấn đề về mắt. 8. Những diếu hiệu bất thường về mắt cần đi khám ngay - Thường xuyên mọc chắp ở mắt: Nguyên nhân mọc chắp do tuyến bã nhờn bị chặn gây ứ đọng và tạo chắp. Chúng có thể khỏi sau vài ngày điều trị nhưng có thể kéo dài. Quan trọng hơn, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư biểu mô tuyến bã nhờn. Vì vậy, khi gặp tình trạng này cần đi khám mắt ngay. - Lông mày rụng nhiều: Khi gặp dấu hiệu này cho thấy có thể cơ thể bạn đang gặp stress quá nhiều, thiếu hụt dinh dưỡng. Đây cũng có thể báo hiệu chứng suy giáp do thiếu hormone tuyến giáp. Hãy gặp bác sĩ và kiểm tra ngay. - Mắt mờ dần, nhìn lóa hay nhìn một thành hai - Tròng trắng mắt có màu đỏ: Tròng mắt có màu đỏ thường là dấu hiệu của bệnh viêm kết mạc. Sai lầm của nhiều người bệnh là tự ý mua thuốc uống mà chưa biết nguyên nhân gây bệnh. Uống thuốc sai có thể khiến bệnh khó chịu và lâu khỏi hơn. Khi tròng mắt có màu đỏ hãy đến ngay các bệnh viện mắt gần nhất để bác sĩ khám và chẩn đoán. ======== Phòng khám mắt - Đơn nguyên KCB Tự nguyện, BVĐK Hà Đông- Chuyên điều trị các vấn đề về mắt với đội ngũ bác sỹ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. - Điều trị chắp lẹo mắt - Thông lệ tuyến - Khám khúc xa mặt theo quy trình chuẩn khoa học: Nhỏ thuốc --> Chờ 45 phút để có kết quả chính xác --> Soi bóng đồng tử ==> Kết luận tật khúc xạ và tư vấn/ chỉ định cắt kính (khi cần thiết) Phương pháp này rất hữu hiệu, nhằm tránh tình trạng cận giả, hoặc sử dụng kính mắt có độ không phù hợp với tình trạng thị lực của mắt. Hotline: 0969 668 115

Xem Thêm

Vì sao nên làm xét nghiệm máu tổng quát định kỳ
Thứ Ba 06/04/2021 14:31:40
- Xét nghiệm máu tổng quát là một trong những xét nghiệm thường quy được chỉ định trong nhiều trường hợp khám chữa bệnh, thường bao gồm những xét nghiệm chính như: Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đường máu, xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm men gan, …Từ các chỉ sổ trên kết quả xét nghiệm giúp phát hiện các bệnh lý cơ bản: bệnh tiểu đường, tình trạng tăng mỡ máu, bệnh thiếu máu, tình trạng tăng men gan, tăng axít uric, suy giảm chức năng thận..., cho đến các tình trạng hoặc bệnh lý phức tạp hơn như: cô đặc máu, giảm tiểu cầu, suy giảm miễn dịch, viêm gan, nhiễm trùng máu, ung thư máu, rối loạn tăng sinh tủy, nhiễm ký sinh trùng, bệnh dị ứng, thiếu máu di truyền,... - Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, bất kỳ người già, người trưởng thành đến trẻ em đều nên đi xét nghiệm máu tổng quát định kỳ 2 lần/ năm vì trong 6 tháng cơ thể đã có những thay đổi đáng kể, mầm bệnh có thể đã xuất hiện và phát triển. Với những đối tượng mắc bệnh mạn tính về tim mạch, huyết áp, tiểu đường thì nên duy trì khám, xét nghiệm sức khỏe 3 tháng/1 lần. Bên cạnh đó, cũng có một số bệnh nhân được bác sỹ yêu cầu xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh. Đặc biệt, đối tượng là trẻ em và thai phụ. - Đơn nguyên KCB Tự nguyện- BVKĐ Hà Đông cung cấp các gói xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu, phù hợp với nhu cầu của từng người bệnh. Khi đến ĐNKCBTN, bệnh nhân sẽ được tư vấn gói xét nghiệm phù hợp với bản thân, được giải đáp thắc mắc và đưa ra lời khuyên từ những bác sĩ chuyên khoa. Liên hệ 0969 688 115 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  

Xem Thêm

Sự cần thiết của phương pháp nội soi dạ dạy, đài tràng
Thứ Tư 31/03/2021 14:34:47
Nội soi được cho là phương pháp vàng trong việc chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa: - Phát hiện chính xác các bệnh viêm loét dạ dày - đại tràng, vi khuẩn HP, polyp dạ dày đại tràng và mọi tổn thương khác trên bề mặt ống tiêu hóa. -Phát hiện ung thư ống tiêu hóa ngay từ giai đoạn sớm. Việc "truy lùng" chuẩn xác các tổ chức ung thư mới khư trú trên bề mặt ống tiêu hóa giúp tăng cơ hội chữa trị cho người bệnh. -Bên cạnh đó với công nghệ NBI tối tân, bác sĩ còn có thể loại bỏ các tổ chức loạn sản dị sản ngay trong quá trình nội soi để ngăn chặn biến chứng ung thư mà không cần phẫu thuật thêm. -Nội soi còn hỗ trợ xử lý các ca cấp cứu xuất huyết tiêu hóa ==== Đơn nguyên Khám chữa bệnh tự nguyện – bệnh viện đa khoa Hà Đông là địa chỉ nội soi tiêu hóa được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn: +Đội ngũ bác sĩ Tiêu hóa hàng đầu, chuyên môn cao với nhiều năm công tác tại bệnh viện lớn: -Thạc Sỹ ĐỖ ANH GIANG - Phó Trưởng khoa Thăm dò Chức năng Bệnh viện Bạch Mai - BSCKII Nguyễn Thị Cương , nguyên phụ trách khoa tiêu hoá – BVĐK Hà Đông 30 năm KCB chuyên khoa tiêu hoá, 27 năm kinh nghiệm nội soi và can thiệp đường tiêu hoá. +KHÁM NỘI SOI CAN THIỆP TIÊU HÓA -Cắt Polyp dạ dày, đại tràng -Nội soi chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hóa -Nội soi phát hiện ung thư sớm dạ dày, đại tràng -Cắt hớt niêm mạc dạ dày, điều trị ung thư dạ dày sớm -Điều trị thắt trĩ bằng vòng cao su +Ứng dụng công nghệ nội soi NBI chuẩn an toàn chất lượng giúp nâng cao hiệu quả chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa từ rất sớm. +Bệnh nhân sẽ được trải nghiệm dịch vụ nội soi không đau, không khó chịu. Máy bơm tiêm điện tự động đong đếm lượng thuốc mê phù hợp giúp người bệnh chìm vào giấc ngủ êm dịu, việc nội soi trở nên nhẹ nhàng, dễ chịu cho người bệnh. +Quy trình soi siêu sạch Dụng cụ y tế dùng 1 lần - Đồ cá nhân riêng biệt - Các dụng cụ y tế như: kính oxy, miếng giữ miệng người bệnh mở khi nội soi dạ dày chỉ dùng 1 lần duy nhất. Dịch truyền, dây truyền, bông cồn được bóc mới hoàn toàn. +Ống nội soi mềm, kích thước nhỏ không gây vướng víu khi thăm dò các cơ quan trong hệ tiêu hóa. +Dịch vụ chăm sóc chu đáo, tận tình trước, trong và sau khi nội soi như người nhà. +Đặt lịch nhanh chóng, tiết kiệm thời gian chờ đợi, ngay qua hotline 0969 668 115 Địa chỉ: Tầng 1 - Phòng Nội soi tiêu hóa - Khoa khám bệnh - Bệnh viện đa khoa Hà Đông - Số 2 - Bế Văn Đàn - Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội Số điện thoại đăng ký khám: 0983 668 115.

Xem Thêm

Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi khi thời tiết giao mùa
Thứ Ba 30/03/2021 08:36:34
Lúc giao mùa, trong điều kiện thời tiết thất thường, khi nắng, khi mưa nhiều, trời nồm và ẩm ướt trong khi sức đề kháng của người cao tuổi (NCT) ngày một giảm và dễ chịu sự tác động của thời tiết nên nguy cơ mắc bệnh càng cao. Những bệnh dưới đây là những bệnh NCT dễ mắc trong lúc giao mùa. ️1- Rối loạn giấc ngủ Khi thời tiết thay đổi, cơ thể mất nhiều năng lượng để thích ứng nên rất khó ngủ. Rối loạn giấc ngủ là chứng bệnh rất đáng ngại với người cao tuổi khi họ chỉ trải qua giấc ngủ thực sự khoảng 4 giờ mỗi ngày, chính điều này đã là sự biểu hiện của việc không được ngủ đủ giấc. ️2- Bệnh tim mạch Một số biểu hiện như: tim đập nhanh hơn, huyết áp có thể bị tụt (đặc biệt là ở những người có tiền sử huyết áp thấp), mệt mỏi, bủn rủn tay chân, chóng quên và hay cáu gắt, khi thời tiết giao mùa, người cao tuổi dễ bị mất nước và điện giải nếu mất nước nặng hơn có thể gây trụy tim mạch ️3- Bệnh đường hô hấp Người cao tuổi có thể bị cảm lạnh do chế độ sinh hoạt hàng ngày không hợp lý (đang đi ngoài nắng về lại tắm ngay hoặc vào phòng điều hòa nhiệt độ thấp). Nếu nhẹ có thể gây viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi, nếu nặng có thể viêm phế quản, viêm phổi ️4- Rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh phổ biến trong mùa mưa. Với NCT, nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa cao hơn người trẻ do sức đề kháng và sự chuyển hóa thức ăn trong cơ thể kém. Người cao tuổi thường bị đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng, táo bón... Những bệnh đường tiêu hóa này tái đi tái lại nhiều lần sẽ làm sức khỏe NCT suy giảm và nguy cơ mắc các bệnh tiết niệu, nội tiết, tim mạch... tăng cao hơn. Để đảm bảo sức khoẻ tốt và dễ dàng thích nghi khi thời tiết giao mùa. Người cao tuổi cần lưu ý nên thăm khám sức khoẻ định kỳ. ️5 - Các bệnh lý cơ xương khớp Một số bệnh về cơ xương khớp người cao tuổi rất dễ mắc phải như viêm khớp gối, đau lưng, cứng khớp và khó vận động trong đó viêm khớp gối là bệnh xuất hiện thường xuyên nhất. Theo thời gian xương khớp bắt đầu thoái hóa, hình thành các mấu xương, gai xương trong khớp gối gây chèn ép vào màng khớp và gây viêm. Mỗi khi tiết trời chuyển mùa, hanh khô hoặc lạnh, sự tuần hoàn của các mạch máu đi nuôi cơ thể kém hơn, các khớp gối dễ bị sưng nề gây nên sự khó khăn trong việc vận động, nhất là các vận động gấp duỗi cẳng chân, bước cầu thang… =============== BVĐK HÀ ĐÔNG - ĐƠN NGUYÊN KCB TỰ NGUYỆN ĐỊA CHỈ AN TOÀN - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG THĂM KHÁM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI VỚI ĐỘI NGŨ GIÁO SƯ, BÁC SỸ CHUYÊN MÔN CAO. Số 2 Bế Văn Đàn, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội Số điện thoại tư vấn: 0969 668 115

Xem Thêm

5 Điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sốt siêu vi trong thời tiết giao mùa
Thứ Tư 24/03/2021 15:02:38
Sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virus là tình trạng sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virus) khác nhau, thường gặp vào thời điểm giao mùa hay thời tiết thay đổi đột ngột. Đặc biệt, vào thời điểm tháng 4,5,6,7 và 8 hàng năm là thời điểm trẻ nhỏ rất dễ mắc sốt siêu vi. - Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ sốt siêu vi như: sốt cao liên tục, chân tay rét run, co giật; toàn thân phát ban; chảy nước mũi, nghẹt mũi kéo dài; tiêu chảy, nôn trớ... phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế uy tín thăm khám. - Để đảm bảo sức khỏe cho con, khi chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi cha mẹ cần lưu ý những điều sau: + Cho con nghỉ ngơi, hạn chế vận động: Giúp con tránh mất nước, giữ năng lượng đảm bảo sức đề kháng chống lại bệnh. + Đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Trẻ bị sốt sẽ hay chán ăn , cha mẹ nên chuẩn bị những đồ ăn giàu dinh dưỡng, dễ ăn, dễ nuốt khuyến khích trẻ ăn để nhanh phục hồi. + Cho bé uống nhiều nước (nước lọc, nước ép hoa quả, Oresol,): Giúp bù lại lượng nước trẻ đã mất do sốt và tăng đào thải virus qua đường nước tiểu giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. + Làm mát, hạ sốt cho bé: Nếu trẻ sốt dưới 38,5°C thì cha mẹ có thể làm mát bằng cách dùng khăn ấm lau người. Nếu trẻ sốt trên 38,5°C thì cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. + Không lạm dụng thuốc: Hạn chế làm dụng thuốc kháng sinh tránh trường hợp làm giảm hệ miễn dịch ở trẻ. Cha mẹ chỉ được sử dụng thuốc khi bác sĩ chỉ định. KHI GẶP CÁC VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHOẺ CHA MẸ NÊN ĐƯA BÉ TỚI CÁC CƠ SỞ Y TẾ THỰC HIỆN THĂM KHÁM SỚM. Hoặc đăng ký khám nhanh qua điện thoại 0969 668 115 ========= Phòng khám Nhi – Đơn ngyên KCB Tự nguyện, Bệnh viện đa khoa Hà Đông Uy tín, chất lượng – Giúp mẹ “xóa bỏ” những nỗi lo lắng khi chăm sóc trẻ: - Bác sĩ Nhi trung ương giỏi, nhiều năm kinh nghiệm - PGS.TS. Thầy thuốc ưu tú: Tô Văn Hải – Phó chủ tịch hội Nhi Khoa Hà Nội (thăm khám thứ 2, thứ 6) -Thạc sĩ, BS. Nguyễn Thiện Thuật – Nguyên trưởng khoa Nhi BVĐK Hà Đông (thực hiện thăm khám các ngày thứ 2,3,4,5 và thứ 6) - BSCKII. Nguyễn Thị Thuỳ Dương – Trưởng khoa Nhi BVĐK Hà Đông (thực hiện thăm khám thứ 7) + Khám Tận tình - Hạn chế kháng sinh + Không gian hiện đại, đầy đủ tiện nghi + Hệ thống xét nghiệm, nội soi, chẩn đoán hình ảnh tân tiến + Có khu vui chơi dành riêng cho bé + Phục vụ chu đáo, thăm khám cả ngày thứ 7 hàng tuần. + Dễ dàng đặt lịch thăm khám nhanh chóng, thuận tiện, giảm thiểu tình trạng chờ đợi. Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 0969 668 115  để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch!

Xem Thêm

DANH MỤC TIN
Tìm Kiếm
69vn188bet