Tác dụng khi chiếu tia Plamas sau sinh cho mẹ và trẻ sơ sinh
Thứ Tư 11/11/2020 10:13:58
CÓ NÊN CHIẾU TIA PLAMAS SAU SINH CHO MẸ VÀ BÉ ? “Cửa sinh là cửa tử” - câu nói dân gian ví von nhưng không hề nói quá để miêu tả sự vất vả và hi sinh của phụ nữ trong hành trình làm mẹ, đặc biệt ở giai đoạn sinh nở. -Nhiễm trùng vết mổ sau sinh hay còn gọi là nhiễm trùng hậu sản là một trong năm tai biến sản khoa thường gặp khiến mẹ bầu vô cùng lo lắng. Loại biến chứng này gây ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe và thẩm mỹ cơ thể của sản phụ, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, thậm chí có nguy cơ tử vong. -Bất kể là sinh mổ hay sinh thường, người mẹ đều có thể phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng khi rạch/khâu tầng sinh môn, chích áp xe vú, ... -Tia Plasma lạnh hỗ trợ điều trị vết thương - ứng dụng công nghệ tân tiến hàng đầu hiện nay đã được ĐNKCB Tự nguyện BVĐK Hà Đông đưa vào dịch vụ thai sản, mang tới kỹ thuật đột phá trong điều trị vết thương mãn tính và nhiễm trùng da:    Tiêu diệt các vi sinh vật cản trở quá trình liền vết thương bao gồm một số vi khuẩn kháng thuốc, virus, nấm.     Polime hóa dịch cơ thể ở vết thương, tạo nên lớp màng protein bảo vệ chống vi khuẩn tái xâm nhập.     Làm sạch, giảm mùi hôi và khử trùng bề mặt vết thương.     Vết thương khô, phẳng, mép liền đẹp, ít để lại sẹo.     Kích thích tăng sinh tế bào da, tăng tốc độ làm lành vết thương.     Giảm đau, giảm sưng, chống viêm, chống nhiễm trùng sau phẫu thuật. - Không chỉ giúp mẹ sau sinh giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng từ các xử lý dao kéo trên cơ thể, ứng dụng của tia Plasma lạnh còn được công nhận về khả năng bảo vệ và hỗ trợ làm lành vết thương hở thông qua các kiểm chứng: - Rút ngắn quá trình rụng cuống rốn sơ sinh chỉ sau 1 lần chiếu: cuống rốn sẽ nhanh rụng và chóng lành hơn (so với cuống rốn bình thường phải mất từ 10-14 ngày mới khô và rụng) - Giải quyết vấn đề cương tắc sữa nhẹ nhàng: giúp hạn chế các tác động xoa nắn, vắt sữa gây đau và làm tổn thương dây chằng nâng đỡ vú. Giảm thiểu rủi ro khiến phần bầu ngực chảy xệ. - Hỗ trợ hồi phục vết thương sau mổ, sau sinh nhanh chóng và hiệu quả: chỉ từ 1-2 ngày sau các mẹ đã có thể đi lại và chăm sóc con. -Đặc biệt dịch vụ sinh tại BVĐK Hà Đông - Đơn nguyên KCB Tự nguyện bên cạnh dịch vụ chiếu tia Plasma cho mẹ và bé, còn thật nhiều tiện ích khác:     Nâng niu em bé ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời: Cắt dây rốn chậm, được áp da với mẹ - tốt mẹ, lợi con. ️    Khám sức khỏe sau sinh, đo thính lực cho bé với Bác sĩ chuyên khoa Nhi, tiêm vitamin K và tiêm phòng viêm gan B sau sinh ️    Tắm bé và chăm sóc mẹ bởi các cô y tá, nữ hộ sinh khéo tay, chuyên nghiệp ️     Khám Mắt và rửa mắt sơ sinh cho bé với bác sĩ chuyên khoa Mắt (Giúp loại bỏ các chất bẩn bám trong mắt sau sinh như: máu dịch tiết, nước ối, phân xu…giảm nguy cơ gây bí tắc lệ đạo, nguy cơ viêm kết mạc sau sinh ở trẻ nhỏ) ️    Theo dõi thai bằng công nghệ hiện đại hàng đầu: Siêu âm 4D, siêu âm tim với thiết bị máy hiện đại phát hiện sớm các vấn đề dị tật thai nhi, theo dõi tim thai bằng monitor,.. ️    Đi đẻ nhàn tênh mẹ chẳng phải tay xách nách mang, đồ cho mẹ và bé đã được bệnh viện chuẩn bị. -Ba/mẹ quan tâm tới dịch vụ sinh nở tại BVĐK Hà Đông - Đơn nguyên KCB Tự nguyện, có thể gọi đến SĐT 0969 668 115 để được tư vấn miễn phí. Hoặc để lại thông tin đăng ký tư vấn tại link:  Bệnh viện đa khoa Hà Đông – Đơn nguyên KCB Tự nguyện. Địa chỉ khám sức khỏe, địa chỉ sinh đẻ UY TÍN – AN TOÀN –TIN CẬY Địa chỉ: số 2 Bế Văn Đàn – Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội Hotline: 0969 668 115

Xem Thêm

Cần làm gì khi trẻ bị hẹp bao quy đầu?
Thứ Tư 04/11/2020 10:13:03
Con tôi có bị hẹp BQĐ không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh thắc mắc với các bác sĩ. Theo thống kê 90% trẻ trai có hẹp BQĐ sinh lý khi mới đẻ, tuy nhiên tỷ lệ này giảm dần theo tuổi và đến tuổi dậy thì tỷ lệ này chỉ còn khoảng 10% Dính bao quy đầu và cặn bao quy đầu là một bệnh lý rất hay gặp ở trẻ em. Nguyên nhân do chúng ta chưa biết cách chăm sóc bao quy đầu cho bé đúng cách dẫn đến các tế bào chết, chất cặn và bựa sinh dục bong ra hàng ngày nhưng không thoát ra ngoài được. Những bé trai có bao quy đầu hẹp thường có những triệu chứng như:  -Phần da ở quy đầu không thể kéo tụt xuống được hoặc chỉ để hở một lỗ tiểu nhỏ. - Nước tiểu khó có thể chảy hết ra ngoài nên dương vật bị sưng phồng lên sau đó mới có thể chảy hết ra ngoài được. Trẻ đi tiểu phải rặn hoặc dùng sức. - Lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu ít, tia nước tiểu bắn ra yếu và không bắn ra theo đường thẳng (thường bị tạt sang ngang). -Khi lộn bao quy đầu ra thường thấy những mảng trắng ở phần quy đầu. Điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ như thế nào? Theo Bác sĩ Chuyên khoa 1:Vũ Duy Kiêm Điều trị hẹp bao quy đầu như thế nào còn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và mức độ nghiêm trọng của hẹp bao quy đầu. - Điều trị có thể bao gồm: tuột bao quy đầu nhẹ nhàng hàng ngày, bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ tại chỗ, nong bao quy đầu hoặc cắt bao quy đầu. -Điều quan trọng nhất là bố mẹ cần đưa con đi khám tại các bệnh viện uy tín để được xác định chính xác tình trạng và có cách xử trí phù hợp nhất, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra Một số lời khuyên từ Bác sĩ khi chăm sóc bé hẹp bao quy đầu: - Để tránh tình trạng dính và cặn lớn chỉ cần các bậc phụ huynh chúng ta quan tâm đến việc chăm sóc bao quy đầu cho bé hàng ngày. Mỗi khi tắm cho bé Anh Chị hãy dùng tay đẩy phần bao quy đầu hàng ngày để lộ lỗ sáo quy đầu.  - Mỗi ngày hãy đẩy căng tay một chút dần dần vòng bao quy đầu này sẽ giãn rộng ra theo thời gian, phần da bao quy đầu sẽ tách ra khỏi quy đầu. Như vậy chỉ một động tác nhỏ thôi nhưng chúng ta có thể tránh được hẹp, dính và cặn bao quy đầu cho các bé HÃY ĐƯA BÉ TỚI CƠ SỞ Y TẾ UY TÍN ĐỂ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH CHÍNH XÁC TÌNH TRẠNG VÀ CÓ PHƯƠNG PHÁP XỬ TRÍ PHÙ HỢP – KỊP THỜI NHẤT Bệnh viện đa khoa Hà Đông – Đơn nguyên KCB Tự nguyện. Địa chỉ khám sức khỏe, kiểm tra, tư vấn điều trị hẹp bao quy đầu cho trẻ UY TÍN – AN TOÀN –CHẤT LƯỢNG Địa chỉ: số 2 Bế Văn Đàn – Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội Hotline: 0969 668 115  

Xem Thêm

Rửa mắt sơ sinh cho bé đề phòng viêm kết mạc
Thứ Tư 14/10/2020 00:06:56
Bé yêu chào đời, do bị ép trong âm đạo, tiếp xúc với nước ối, mắt bé có thể bị sưng đỏ và chảy nước trong những ngày đầu. Điều này khiến nhiều bé đã rơi vào tình trạng mắt đổ ghèn vàng khiến hai hàng mi chặt lại. Mỗi sáng thức dậy, phải nhọc nhằn lắm mẹ mới tách được hai hàng mi để bé mở mắt. Nếu không được chăm sóc rửa mắt đúng cách, sẽ dẫn đến tình trạng viêm kết mạc, nhiễm khuẩn mắt cho bé. Chính vì vậy, việc rửa mắt đúng cách cho trẻ ngay sau khi sinh 1 đến 3 ngày là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, việc rửa mắt sơ sinh đúng cách: - Loại bỏ các chất bẩn bám trong mắt của trẻ như máu dịch tiết, nước ối, phân xu lúc sinh ra, bụi ở môi trường... - Giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt mới sinh như viêm kết mạc, tắc lệ đạo.... - Giảm nguy cơ khi trẻ bị bệnh lý về mắt do vi sinh vật gây ra. - Hỗ trợ điều trị trẻ bị viêm kết mạc sau sinh và các bệnh lý về mắt          Ngay sau khi sinh 1 đến 3 ngày, các hốc tự nhiên như mắt bị dính máu dịch tiết từ cơ thể mẹ, với những bé dưới 3 tháng tuổi thì tuyến lệ chưa phát triển hoàn thiện nên mắt chưa thể tự làm sạch, do đó chúng ta cần chủ động rửa mắt cho bé để loại bỏ các chất bẩn bám trên mắt của trẻ và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt .      Hầu hết trẻ đều được sinh ra với đôi mắt khỏe mạnh. Khi bé không được vệ sinh hoặc bị một số loại vi khuẩn có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về mắt ở trẻ sơ sinh.          Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc        Khi trẻ đã bị mắc chứng nhiễm khuẩn ở mắt, việc vệ sinh rửa mắt cho trẻ góp phần làm thuyên giảm các triệu chứng,mau phục hồi. Chính vì vậy, rửa vệ sinh mắt sau sinh là việc cần thiết, đơn giản, an toàn và hữu hiệu để loại bỏ những tác nhân gây bệnh, hạn chế vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh cho mắt như viêm kết mạc, nhiễm khuẩn... Cần phải vệ sinh mắt cho trẻ đúng cách thì mới mang lại hiệu quả như mong muốn, nếu vệ sinh sai cách có thể vô tình gây ra nhiều phiền toái hơn cho mắt của trẻ. II. Rửa mắt sau sinh như thế nào? 1. người thực hiện Bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa mắt đã được đào tạo. 2. Phương tiện - Bơm tiêm, kim bơm rửa cùng đồ - Dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. - Dung dịch  sát khuẩn - Dung dịch kháng sinh. 3. Thực hiện kỹ thuật - Người bệnh nhi nằm ngửa trên bàn, cần có người giữ cùng - Người làm thủ thuật đứng ở phía đầu người bệnh. - Vệ sinh mắt - Lật mi trên,kéo mi dưới - Bơm nước rửa cùng đồ - Nhỏ thuốc sát khuẩn - Hướng dẫn nhỏ thuốc IV. Rửa mắt ở dâu -  Bạn có thể rửa mắt cho bé tại Phòng khám mắt 116 ở tầng 1 của đơn nguyên khám chữa bệnh tự nguyện – Bệnh viện đa đa khoa hà đông. -Đăng ký dịch vụ 0969 668 115  

Xem Thêm

NHẬN BIẾT NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU THẮT LƯNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Thứ Ba 23/06/2020 02:22:27
Theo thống kê từ 1990 – 2010 trên thế giới, trung bình cứ 2 người thì có 1 người bị đau lưng. Tỉ lệ này tăng đến 57% ở các nước đang phát triển và chỉ 16% ở các nước phát triển. Đau lưng gây gánh nặng xã hội, đứng thứ 6 trong các dạng bệnh tật (kể cả bệnh gây tử vong và không gây tử vong). Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, cứ 5 người cao tuổi sẽ có 1 người bị đau, 18% những người trên 65 tuổi đang phải dùng thuốc giảm đau thường xuyên. Đau ở người cao tuổi gây giảm vận động, lo lắng, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, thậm chí bứt rứt, kích động, khiến người già không có khả năng tự chăm sóc... Việc chăm sóc bệnh đau lưng mãn tính ở người cao tuổi là một bài toán khó không chỉ với gia đình mà hệ thống y tế.  - Người cao tuổi (NCT) rất dễ mắc chứng đau thắt lưng. Đau thắt lưng có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có những nguyên nhân cần chữa trị nếu không sẽ gây biến chứng nặng nề cho người bệnh. Nguyên nhân Đau thắt lưng ở NCT phổ biến nhất là do thoái hóa xương khớp bởi sự lão hóa vì tuổi tác hoặc NCT trước đây đã từng bị chấn thương (do nghề nghiệp, chơi thể thao, tai nạn...), Hoặc NCT đã và đang có bệnh lý ở hệ tiết niệu (sỏi, u, lao thận…), bệnh lý của dạ dày (viêm, loét, u…). Trong đó, nguyên nhân do thoái hóa cột sống thắt lưng bởi tuổi tác hoặc do thoát vị đĩa đệm (hoặc là đơn thuần hoặc là kết hợp cả hai) là quan trọng hơn cả. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vùng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm có thể do cấu tạo của ống sống. Hầu hết người trưởng thành có ống sống dạng tròn nhưng có một tỉ lệ thấp ống sống dạng hình lá dễ dàng bị thoát vị đĩa đệm hơn khi có các tác động cơ học (bưng bê vật nặng sai tư thế). Tỉ lệ nam giới bị thoát vị đĩa đệm cao hơn tỉ lệ nữ giới (nam khoảng trên 80%) và đặc biệt ở những đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, ngồi, đứng lâu. NCT thoát vị đĩa đệm còn có thể do bị loãng xương hoặc đã bị thoái hóa cột sống thắt lưng hoặc thoái hóa đĩa đệm hoặc cả hai (vừa thoái hóa cột sống thắt lưng vừa thoái hóa đĩa đệm). Thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa đĩa đệm chiếm đa số là do thoái hóa sinh lý (theo năm tháng, càng nhiều tuổi, tỉ lệ thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa đĩa đệm càng cao). Ngoài ra, các cơn đau của sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản), bệnh của thận (viêm, u, lao, ứ nước, ứ mủ…) thể hiện ngay ở vùng thắt lưng. Cơn đau của dạ dày hoặc âm ỉ, kéo dài hoặc cơn đau cấp đôi khi lan xuống vùng thắt lưng gây đau mỏi thắt lưng, nhất là người cao tuổi. Biểu hiện: Đau thắt lưng có thể là cấp tính hoặc đau ê ẩm kéo dài (mạn tính). Đau thắt lưng thường xảy ra ở vị trí 1/3 dưới lưng nằm giữa 2 gai mào chậu. Vị trí đau có thể ở chính giữa cột sống thắt lưng hay hai bên cột sống thắt lưng. Tùy theo mức độ của bệnh mà có sự lan tỏa khác nhau. Đau thắt lưng cấp tính, xảy ra đột ngột do tác động cơ học ngay tức thì như bưng bê vật nặng sai tư thế (bê chậu cảnh, xách xô nước, mang vác vật nặng sai tư thế hoặc vấp ngã…) gây co cơ thắt lưng cấp tính hoặc thoát vị đĩa đệm cấp hoặc lao động nặng quá mức hoặc cơn đau quặn thận do sỏi, viêm cấp, thận ứ nước, ứ mủ... Thoát vị đĩa đệm cấp tính xảy ra gây đau dữ dội, rất khó cử động hoặc thậm chí không cử động được phải nằm yên ở một vị trí. Thoát vị đĩa đệm cũng có thể xảy ra khi ngồi làm việc quá lâu do sai tư thế hoặc cúi lom khom một thời gian quá lâu (mặc dù cúi lom khom để làm việc không quá nặng). Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cấp tính nếu không được điều trị dứt điểm, có nguy cơ chuyển thành mạn tính. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng mạn tính có thể có những đợt cấp tính tái phát do một điều kiện thuận lợi nào đó, nhất là tác động cơ học. Đối với cơn đau thắt lưng cấp hay mạn tính do các bệnh khác gây nên (thận, dạ dày, túi mật…) khi giải quyết hết nguyên nhân, bệnh hết đau, đau thắt lưng cũng chấm dứt. Biến chứng của đau thắt lưng ở NCT, nếu nhẹ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày (đứng lên, ngồi xuống, xoay mình khó khăn…), nếu do thoát vị đĩa đệm có thể gây đau dây thần kinh tọa, lâu dần gây teo cơ đùi, cẳng chân làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày (rối loạn đại tiểu tiện), để lại di chứng nặng nề (liệt). Có thể điều trị Nguyên tắc là điều trị giảm đau và điều trị nguyên nhân. Khó khăn nhất là điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, cần nghỉ ngơi, dùng thuốc giãn cơ, giảm đau, lý liệu pháp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khớp. Muốn làm tốt điều đó, khi thấy đau thắt lưng nên đi khám bệnh để được xác định nguyên nhân, đặc biệt là thoát vị đĩa đêm cấp tính cần được xử trí sớm, đúng chuyên môn. Tuyệt đối không nên để những người không có chuyên môn về y học điều trị cho mình với bất kỳ hình thức nào (kéo, nắn, dẫm đạp vùng thắt lưng…). Lời khuyên của thầy thuốc NCT không nên mang vác và bưng bê vật nặng nhất là làm sai tư thế. NCT không nên đứng ngồi lâu một chỗ (ngồi xem vô tuyến, đọc sách, viết…), phải có giải lao khoảng vài giờ một lần, kéo dài khoảng 10 phút để đi lại, vươn vai và làm các động tác thể dục nhẹ nhàng như: đứng lên, ngồi xuống, quay người... Khi đã có bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, bệnh về dạ dày, thận, gan mật…, cần tích cực chữa trị theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh cho mình. Hàng ngày nên vận động cơ thể một cách đều đặn, bài bản theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Bệnh viện Đa khoa Hà Đông – Đơn nguyên KCB Tự nguyện Đăng ký đặt khám: 0969 668 115

Xem Thêm

Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh
Thứ Sáu 29/05/2020 07:59:28
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây nên.Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.Vi rút Dengue có 4 týp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. SXH có 3 giai đoạn sau: 1. Giai đoạn sốt 1.1. Lâm sàng - Sốt cao đột ngột, liên tục. - Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn. - Da xung huyết. - Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. - Nghiệm pháp dây thắt dương tính. - Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi. 1.2. Cận lâm sàng - Hematocrit (Hct) bình thường. - Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần (nhưng còn trên 100.000/mm3). - Số lượng bạch cầu thường giảm. 2. Giai đoạn nguy hiểm: Thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh 2.1. Lâm sàng a) Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. b) Có thể có các biểu hiện sau: - Đau bụng nhiều: đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau nhất là ở vùng gan. - Vật vã, lừ đừ, li bì. - Gan to > 2cm dưới bờ sườn, có thể đau. - Nôn ói. - Biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24-48 giờ). + Tràn dịch màng phổi, mô kẽ (có thể gây suy hô hấp), màng bụng, phù nề mi mắt. + Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20mmHg hoặc tụt huyết áp, không đo được huyết áp, mạch không bắt được, da lạnh, nổi vân tím (sốc nặng), tiểu ít. - Xuất huyết. + Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc mảng bầm tím. + Xuất huyết niêm mạc như chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, tiêu phân đen hoặc máu, xuất huyết âm đạo hoặc tiểu máu. + Xuất huyết nặng: chảy máu mũi nặng (cần nhét bấc hoặc gạc cầm máu), xuất huyết âm đạo nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng (phổi, não, gan, lách, thận), thường kèm theo tình trạng sốc, giảm tiểu cầu, thiếu oxy mô và toan chuyển hóa có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng. Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc kháng viêm như acetylsalicylic acid (aspirin), ibuprofen hoặc dùng corticoid, tiền sử loét dạ dày-tá tràng, viêm gan mạn. - Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như tổn thương gan nặng/suy gan, thận, tim, phổi, não. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở người bệnh có hoặc không có sốc do thoát huyết tương. + Tổn thương gan nặng/suy gan cấp, men gan AST, ALT ≥ 1000U/L. + Tổn thương/suy thận cấp. + Rối loạn tri giác (sốt xuất huyết Dengue thể não). + Viêm cơ tim, suy tim, hoặc suy chức năng các cơ quan khác. 2.2. Cận lâm sàng - Cô đặc máu khi Hematocrit tăng > 20% so với giá trị ban đầu của người bệnh hoặc so với giá trị trung bình của dân số ở cùng lứa tuổi. Ví dụ: Hct ban đầu là 35%, SXHD có tình trạng cô đặc máu khi Hct hiện tại đo được là 42% (tăng 20% so với ban đầu). - Số lượng tiểu cầu giảm (<100.000/mm3) - AST, ALT thường tăng. - Trường hợp nặng có thể có rối loạn đông máu. - Siêu âm hoặc X quang có thể phát hiện tràn dịch màng bụng, màng phổi. 3. Giai đoạn hồi phục Thường vào ngày thứ 7-10 của bệnh 3.1. Lâm sàng - Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều. - Có thể phát ban hồi phục hoặc ngứa ngoài da. - Có thể có nhịp tim chậm, không đều, có thể có suy hô hấp do quá tải dịch truyền. 3.2. Cận lâm sàng - Hematocrit trở về bình thường hoặc có thể thấp hơn do hiện tượng pha loãng máu khi dịch được tái hấp thu trở lại. - Số lượng bạch cầu máu thường tăng lên sớm sau giai đoạn hạ sốt. - Số lượng tiểu cầu dần trở về bình thường, muộn hơn so với số lượng bạch cầu. - AST, ALT có khuynh hướng giảm. Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây nên Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết: Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội. Những biểu hiện của người mắc sốt xuất huyết Cách phòng bệnh sốt xuất huyết: Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/ bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. - Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/ bọ gậy bằng cách: + Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. + Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/ bọ gậy. + Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần. + Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/ vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. + Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/ tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/ bình bông. - Phòng chống muỗi đốt: + Mặc quần áo dài tay. + Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày. + Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi... + Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi. + Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác. - Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khuyến cáo của bác sĩ đối với người bị bệnh sốt xuất huyết: Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. vệ sinh sạch sẽ các vũng nước đọng hoặc những nơi lăng quăng có thể phát triển, luôn luôn ngủ trong màn kể cả ban ngày tại nơi có dịch sốt xuất huyết. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc giảm sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ 4-5 lần/ngày, 5-6 giờ/lần. Nếu sử dụng thuốc hạ sốt quá liều liên tục sẽ dẫn đến tổn thương gan, kể cả thuốc hạ sốt nhét hậu môn đối với trẻ em. Để giảm sốt, người nhà nên cho bệnh nhân mặc đồ mỏng, nằm nơi thoáng mát, chườm khăn có thấm nước ấm.

Xem Thêm

CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐIỀU TRỊ VIÊM DA DỊ ỨNG
Thứ Sáu 29/05/2020 03:15:17
Viêm da dị ứng là bệnh ngoài da, không gây nguy hiểm tới tính mạng, những trường hợp viêm nhiễm nặng dẫn tới nhiễm khuẩn da, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Do đó, nhận biết sớm các triệu chứng của viêm da dị ứng sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh bệnh. Bài viết được hỗ trợ tư vấn bởi Ths BS Vũ Đình Thám chuyên khoa da liễu BV đa khoa Hà Đông, Đơn nguyên KCB Tự nguyện Viêm da dị ứng là gì? Viêm da dị ứng là nhóm bệnh da thường gặp, luôn có tỷ lệ cao nhất trong các bệnh da ở các phòng khám chuyên khoa da liễu và trong nhân dân. Viêm da dị ứng là tình trạng dị ứng của cơ thể, là một khái niệm chung để chỉ các bệnh da có biểu hiện ban đỏ, sẩn đỏ, mụn nước, vết trợt loét, dày da, khô da bong vẩy da…bệnh thường xuyên có ngứa. Khi bị bệnh cần khám  ở cơ sở chuyên khoa da liễu để khám và điều trị kịp thời sẽ tránh được biến chứng của bệnh và trả lại làn da bình thường ban đầu. Các thể bệnh và nguyên nhân gây viêm da dị ứng * Viêm da dị ứng gồm nhiều thể bệnh khác nhau như bệnh chàm, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc thể bệnh thường gặp nhất có biểu hiện là những ban đỏ, sẩn đỏ thành mảng, thành đám trên da hoặc có khi có mụn nước.  Nhóm bệnh này xảy ra theo cơ chế dị ứng, có 2 yếu tố kết hợp là dị nguyên và cơ địa bệnh nhân * Viêm da dị ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, viêm da dị ứng xảy ra do 2 yếu tố kết hợp là dị nguyên và cơ địa người bệnh: - Dị nguyên:  rất đa dạng có thể từ ngoài vào bằng nhiều đường khác nhau như đường da, niêm mạc, đường hô hấp, tiêu hóa hoặc đường máu. Các loại dị nguyên: +  Thức ăn dễ gây dị ứng: tôm, cua nhộng, hải sản… + Sản phẩm từ công nghiệp như len vải, sợi, nhựa… + Thuốc dùng điều trị bệnh và hóa mỹ phẩm…. + Thời tiết thay đổi đặc biệt lúc giao mùa tác động vào cơ thể gây dị ứng. +  Môi trường có nhiều tác nhân gây dị ứng: lông súc vât, bụi, phấn hoa thực vật và các vi sinh vật…đều là những dị nguyên gây dị ứng Dị nguyên cũng có thể được sinh ra từ trong cơ thể như ở phụ nữ có thai do các sản phẩm chuyển hóa của quá trình thai nghén  hay những người bị bệnh gan làm chức năng gan giảm không khử độc được.  - Cơ địa người bệnh: có tính chất gia đình và di truyền, trong gia đình nếu bố mẹ, anh chị em ruột mắc các bệnh dị ứng da, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, hay dị ứng thức ăn, thời tiết thì con em họ dễ bị mắc bệnh dị ứng hơn… Biểu hiện của viêm da dị ứng Tùy theo thể bệnh mà có biểu hiện khác nhau, nhưng triệu chứng sớm thường gặp ở người bị viêm da dị ứng là có ban đỏ mẩn đỏ và ngứa, rát tại vùng da có tổn thương, biểu hiện này có thể xảy ra sau khi ăn 1 loại thức ăn hoặc sau dùng thuốc, mỹ phẩm, sử dụng đồ dùng mới hay thời tiết thay đổi mà bị bệnh… Viêm da dị ứng có thể cấp tính hoặc mạn tính vì vậy những biểu hiện tiếp theo là sẩn đỏ, mụn nước, trợt loét, sưng phù tiết dịch, hay kèm theo mụn mủ, vẩy tiết hoặc dày da khô da bong vẩy da… Thương tổn da là từng mảng, từng đám, vệt dải, vị trí ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể: viêm da cơ địa thì thương tổn đối xứng nhưng viêm da do tiếp xúc thì bệnh xảy ra ở vùng da tại nơi tiếp xúc với chất lạ và in hình của vật tiếp xúc ấy. Việc chẩn đoán từng thể bệnh phải do bác sỹ chuyên khoa da liễu thực hiện, từ đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị và phòng bệnh hiệu quả. Biến chứng Nếu không điều trị viêm da dị ứng không tự khỏi được, bệnh có thể lan rộng toàn thân, đôi khi có biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Tại vùng da tổn thương, có nhiễm trùng bội nhiễm mụn mủ, loét sâu khó điều trị,khi khỏi để lại sẹo trên da ảnh hưởng đến thấm mỹ của người bệnh.   Điều trị vêm da dị ứng Việc điều trị viêm da dị ứng trước tiên phải tìm đươc dị nguyên gây ra dị ứng như trình bày ở phần căn nguyên để loại trừ các tác nhân đó. tuy nhiên không phải lúc nào cũng tìm được để loại trừ song vẫn phải điều trị bệnh. Điều trị viêm da dị ứng cần kết hợp điều trị tại chố và toàn thân: Tại chỗ: tùy theo giai đoạn tiến triển của tổn thương da mà chọn dạng thuốc cho thích hợp như hồ nước, kem kẽm hoặc kem, mỡ corticoid, kháng sinh… Toàn thân: uống hoặc tiêm như thuốc kháng histamine để làm giảm triệu chứng ngứa, giảm đỏ da, giảm xung huyết phù nề ở tổn thương da; Thuốc kháng sinh để phòng và chống bội nhiễm vi khuẩ; Thuốc corticoid chống viêm chống dị ứng... việc dùng các thuốc trên tùy theo tình trạng bệnh và cần phải theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa da liễu ; Các thuốc hỗ trợ để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Phòng bệnh viêm da dị ứng. Việc phòng bệnh tốt nhất là tìm được căn nguyên gây dị ứng để loại trừ, người bệnh tự theo dõi để tìm nguyên nhân như thức ăn, thuốc, hóa mỹ phẩm, đồ dùng… - Không ăn các thức ăn được biết là gây dị ứng - Luôn giữ ấm về mùa lạnh, dùng khẩu trang, kính khi đi đường - Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ - Thuôc bôi hoặc hóa mỹ phẩm cần bôi thử 1 vùng da nhỏ và kín trước. - Không tắm nước quá nóng, quá lạnh - Không chà xát gãi gây xước da khi bị bệnh da. - Đề phòng tiếp xúc của côn trùng vào phòng ở, vào quần áo và da… - Sử dụng một số chất dưỡng ẩm làm da mềm mại tăng sức đề kháng. ?KHUYẾN CÁO: ⚜️ Khi có dấu hiệu nhiễm bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần theo dõi triệu chứng. ⚜️ Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. ?Đơn nguyên KCB tự nguyện, bệnh viện Hà Đông ?Bác sĩ chuyên khoa Trung ương, giàu kinh nghiệm ?Khám tận tình - Hạn chế kháng sinh ?Không gian hiện đại, đầy đủ tiện nghi ?Hệ thống xét nghiệm, nội soi, chẩn đoán hình ảnh tân tiến ?Đặt lịch khám và thanh toán nhanh, không phải chờ lâu ?Phục vụ chu đáo, làm việc tất cả các ngày trong tuần. -------------------------------------------------- Bệnh viện Đa khoa Hà Đông - Đơn nguyên KCB tự nguyện ? Số 2 Bế Văn Đàn, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội Điện thoại: 0969 668 115  

Xem Thêm

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT
Thứ Sáu 22/05/2020 06:34:11
??DẤU HIỆU CẢNH BÁO BỆNH VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT NAM GIỚI CẦN BIẾT?? Thầy thuốc Ưu tú, Tiến sĩ: Nguyễn Thị Ánh Hường (Nguyên bác sỹ khoa Ngoại - BV Quân Y 103) Tư vấn chỉ ra những dấu hiệu của bệnh Viêm Tuyến tiền liệt. ? Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt bị sưng hoặc viêm. Căn bệnh nguy hiểm này là nỗi “ám ảnh” của không ít đấng mày râu. Dấu hiệu nhận biết bệnh Viêm tuyến tiền liệt: Triệu chứng đau rát và tức: ở những vùng trên xương mu, bẹn bìu, tiểu khung và tầng sinh môn. Những triệu chứng bế tắc: tiểu khó, phải dặn, tiểu chậm (đi tiểu nhưng không được ngay) hoặc thậm chí bí tiểu Những rối loạn chức năng giao hợp: Rất đặc trưng như xuất tinh đau, xuất tinh ra máu. Có thể bị sốt cao trong trường hợp viêm cấp tính ??Nam giới sẽ dễ mắc viêm tuyến tiền liệt nếu: ✔️Đang ở độ tuổi trung niên. ✔️Có tiền sử mắc viêm tuyến tiền liệt. ✔️Bị nhiễm trùng ở bàng quàng hoặc niệu đạo. ✔️Bị chấn thương vùng chậu. ✔️Uống quá ít nước. ✔️Có quan hệ không an toàn, lành mạnh. ✔️Bị nhiễm HIV/ AIDS. ✔️Thường xuyên căng thẳng, stress. ⚠️Tuy nhiên, dù không có các yếu tố gây bệnh trên nhưng một vài trường hợp nam giới vẫn sẽ có khả năng mắc bệnh. ❌❌Nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ, biến chứng nguy hiểm. ĐẶT LỊCH KHÁM TỨ 7 HÀNG TUẦN: 0969.668.115 Thầy thuốc Ưu tú, Tiến Sĩ, BS: Nguyễn Thị Ánh Hường Nguyên Bác sĩ chuyên khoa Ngoại - Bệnh viện Quân Y 103 Tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông - Đơn nguyên KCB Tự nguyện để phát hiện sớm, điều trị kịp thời! ---------------- ?Với phương châm“ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH LÀ UY TÍN CỦA CHÚNG TÔI". ? ✅ Người bệnh đến khám, chữa bệnh được đón tiếp hướng dẫn, chăm sóc bởi đội ngũ y, bác sĩ chuyên sâu, trình độ cao, thân thiện. ✅ Thụ hưởng không gian phòng bệnh chất lượng cao, trang thiết bị hiện đại. ✅ Liên kết chặt chẽ của các bệnh viện tuyến trung ương, đầu tư hiện đại đồng bộ trang thiết bị y tế, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu. ✅ Tiết kiệm thời gian đi lại, không phải chờ đợi lâu. ? Địa chỉ: Khoa khám bệnh - Bệnh viện đa khoa Hà Đông - Số 2 - Bế Văn Đàn - Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội

Xem Thêm

Bệnh lao – vấn đề sức khỏe toàn cầu
Thứ Tư 15/04/2020 06:50:28
Bệnh lao – vấn đề sức khỏe toàn cầu   Như chúng ta đã biết, bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên, bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Vi khuẩn lao do nhà bác học người Đức - Robert Kock là người đầu tiên công bố tìm ra vào ngày 24 tháng 03 năm 1882 đến nay đã được hơn 138 năm. Nguồn lây chính của bệnh lao là những bệnh nhân lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm. Người bị lây do hít phải vi khuẩn lao của bệnh nhân lao phổi bắn ra môi trường xung quanh khi ho, khạc, hắt hơi, hoặc khi tiếp xúc trong thời gian dài và liên tục. Lao là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và còn đáng sợ hơn khi lây lan dễ dàng ra cộng đồng nếu bệnh nhân không được chữa trị đúng cách. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng, với khoảng 10 triệu bệnh nhân lao mới hàng năm và gần 1,5 triệu người tử vong do lao trên toàn cầu. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, ước tính số liệu năm 2018, Việt Nam có 174.000 người mắc lao mới. Chương trình Chống lao Quốc gia hiện đã phát hiện được khoảng hơn 100.000 người mắc lao, khoảng 20.000 người được phát hiện đã điều trị tại khu vực y tế tư nhân nhưng không báo cáo với chương trình, còn lại khoảng 50.000 bệnh nhân chưa được phát hiện. Số người chết do lao năm 2018 ở Việt Nam ước tính là 11.000 người và có thêm 2.000 người chết vì Lao/HIV. Tuy nhiên, bệnh lao có thể phòng và chữa được nếu được phát hiện kịp thời. Những người mắc bệnh lao thường có các biểu hiện: Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm hoặc ho ra máu). Người bệnh gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi "trộm" ban đêm, kèm theo đau ngực, đôi khi khó thở. Khi có các biểu hiện trên, người bệnh cần đến khám và xét nghiệm tại các cơ sở y tế sớm nhất. Các triệu chứng của bệnh lao phổi           Việt Nam hiện vẫn nằm trong 30 quốc gia có bệnh lao và lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới và đặt ra mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2030, tức là với dân số 100 triệu thì cả nước chỉ còn 1.000 người mắc lao một năm.   Việt Nam đặt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 Từ tháng 08/2018, Tổ chống lao Bệnh viện Đa khoa Hà Đông được thành lập đã phối hợp hoạt động chặt chẽ với chương trình chống lao thành phố Hà Nội: Khám sàng lọc bệnh nhân lao trung bình hàng tháng từ 60 đến 100 bệnh nhân, đến hết tháng 02/2020 đã phát hiện được 229 ca bệnh lao mới. các bệnh nhân đều được chuyển đến các trung tâm điều trị lao hoặc được đăng ký điều trị tại bệnh viện. Bệnh nhân có nhu cầu tư vấn kỹ hơn về bệnh lao xin liên hệ: Khoa Hô hấp và bệnh phổi, bệnh viện đa khoa Hà Đông. Số điện thoại: 02433.517.380

Xem Thêm

Những điều cần lưu ý trong điều trị phẫu thuật gẫy liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi
Thứ Tư 15/04/2020 06:44:47
Gẫy liên mấu chuyển( LMC) xương đùi ở người cao tuổi rất hay gặp , nữ nhiều hơn nam. Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng  200.000 ca gẫy liên mấu chuyển xương đùi và tỷ lệ tử vong lên tới 15 - 30% và chi phí điều trị khoảng 10 tỷ USD một năm. Tại Việt nam, tuy chưa có thống kê chính thức về số lượng và tỷ lệ loại gẫy này nhưng chắc chắn rằng số lượng gẫy liên mấu chuyển xương đùi cũng nhiều và có xu hướng ngày càng tăng. Trong nhiều năm vừa qua tại khoa chấn thương chỉnh hình, bệnh viện đa khoa Hà Đông đã phẫu thuật cho nhiều bệnh nhân gẫy liên mấu chuyển xương đùi, bệnh nhân cao tuổi nhất là 103 tuổi.   ThS. BSCKII Trần Quang Toản - trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình đã đưa ra một số lưu ý sau: Bệnh nhân cao tuổi gẫy liên mấu chuyển xương đùi có loãng xương sẽ ảnh hưởng đến sự liền xương, quá trình liền xương lâu hơn rất nhiều so với những người khác. Theo thống kê của IOF có tới 1/3 phụ nữ và 1/5 nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ mắc phải loãng xương. Vì vậy đối với người cao tuổi gẫy liên mấu chuyển xương đùi, việc khảo sát mật độ xương là cần thiết để góp phần quyết định phương pháp phẫu thuật và lựa chọn vật liệu điều trị. Tại bệnh viện đa khoa Hà đông đã có phương pháp đo DEXA, là kỹ thuật tốt nhất do mật độ xương được ứng dụng trên lâm sàng. Năm 2003 WHO coi kỹ thuật DEXA là tiêu chuẩn vàng để chuẩn đoán loãng xương. Bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình kiểm tra cho bệnh nhân sau phẫu thuật gẫy liên mẫu xương đùi        Gẫy liên mấu chuyển xương đùi có nhiều phương pháp điều trị khác nhau       Đối với bệnh nhân trẻ, chất lượng xương tốt thì chú trọng phương pháp kết xương bên trong, nhưng đối với những bệnh nhân cao tuổi có loãng xương thì chủ trương thay khớp háng bán phần. Các bác sĩ nhận thấy: Trong kết xương nẹp DHS thì bắt vít cố định khối cổ chỏm cần phải khoan lỗ khoan định hướng kích thước lớn xuyên qua cả cổ vào chỏm. Trong khi bệnh nhân có loãng xương vùng cổ chỏm thì việc khoan lỗ rộng tàn phá tổ chức xương vùng cổ chỏm sẽ làm chậm sự liền xương thậm chí không liền xương do mất các cầu xương trong lòng tủy cổ khả năng tự phục hồi là rất kém dẫn tới cổ chỏm mất vững, làm tiêu cổ chỏm, gập góc cổ thân. Nếu sử dụng nẹp vít khóa có ưu điểm hơn nẹp DHS vì nẹp khóa có vị trí cố định xương đa điểm và đa hướng do vít ngoài việc bắt vào xương còn có vòng ren cố định vào nẹp vít bắt vào cổ xương đùi nhỏ nên giảm tổn thương các cầu xương trong tủy cổ, chỏm trong trường hợp bệnh nhân loãng xương thì việc bắt vít vào vùng xương yếu lỏng lẻo sẽ dẫn đến cố định không vững chắc, không liền xương từ đó không thể vận động sớm, gây thiếu xương quanh chân vít, làm lỏng nẹp gây lên các biến chứng sau mổ ...               Xuất phát từ sự đánh giá theo dõi bệnh nhân sau mổ , chúng tôi nhận định tác nhân góp phần vào thất bại của các phương pháp trên là do tình trạng loãng xương vùng đầu trên xương đùi vì vậy cần phải có sự khảo sát mật độ xương trước khi phẫu thuật. Tại khoa chấn thương chỉnh hình đã chủ động chỉ định phẫu thuật thay khớp háng bán phần có xi măng cho những bệnh nhân gẫy liên mấu chuyển xương đùi từ 70 tuổi trở lên, qua theo dõi nhận thấy là cần thiết giúp cho bệnh nhân vận động sớm, giảm các biến chứng do phải nằm lâu, nâng cao chất lượng cuộc sống giảm bớt gánh nặng cho người thân. Để điều trị dự phòng và phòng ngừa loãng xương sau phẫu thuật, bệnh nhân cần bổ sung vitamin D và calci qua ăn uống, tắm nắng và uống thuốc: Fosamax Plus 70mg  x  1 viên /tuần x 12 tháng uống với nhiều nước trước ăn sáng 30 phút. Bệnh nhân có nhu cầu tư vấn kỹ hơn về điều trị phẫu thuật gẫy liên mấu xương đùi xin liên hệ: Khoa Chấn thương chỉnh hình, bệnh viện đa khoa Hà Đông. Số điện thoại: 02433.646.370 Hoặc tư vấn trực tiếp ThS. BSCKII Trần Quang Toản - trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình. Số điện thoại: 0967.695.886

Xem Thêm

Điều trị loét vùng cùng cụt do nằm bất động lâu ngày
Thứ Tư 15/04/2020 06:43:12
Loét tỳ đè vùng cùng cụt là tình trạng bệnh lý xảy ra ở những bệnh nhân nằm bất động lâu ngày, loét có thể xảy ra ở bất cứ nơi tỳ đè nào của cơ thể nhưng hay gặp nhất là vùng cùng cụt và ụ ngồi. Loét chiếm tỉ lệ khoảng 60% ở các BN bị tổn thương tủy sống có liệt, 65% ở các bệnh nhân bị gãy xương đùi, 20-30% ở bệnh nhân bỏng nặng, bệnh nhân nằm ICU( phòng hồi sức) dài ngày. Do lực tì đè quá mức bình thường dài (4h sẽ gây hoại tử cơ, 12h sẽ gây hoại tử da). Ngoài ra các yếu tố như: dinh dưỡng, tình trạng bệnh lí, tình trạng nhiễm trùng... ảnh hưởng lớn đến tiến trình của loét. Tình trạng ổ loét chia thành 5 giai đoạn dựa vào các dấu hiệu lâm sàng: Giai đoạn 1: Tổn thương thượng bì, da ửng đỏ, có nốt phỏng hay vết chợt da. Giai đoạn 2: Tổn thương toàn bộ da. Giai đoạn 3: Tổn thương lớp mô dưới da. Giai đoạn 4: Tổn thương tới xương. Giai đoạn 5: Tổn thương tới xương và tạo nhiều hốc lớn. Tổn thương từ giai đoạn 3 trở lên đã có chỉ định phẫu thuật tạo hình che phủ ổ loét bằng vạt da có cuống mạch liền. Để đạt kết quả điều trị cần sự phối hợp nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phẫu thuật che phủ ổ loét bằng chất liệu mô mềm tự thân có vai trò quan trọng trong lành vết thương và ngăn ngừa loét tái phát. Năm 1993, Koshima lần đầu tiên áp dụng vạt da nhánh xiên động mạch mông trên che phủ cho 8 BN loét cùng cụt cho kết quả tốt. Từ năm 2019, khoa Chấn Thương Chỉnh Hình, Bệnh Viện Đa Khoa Hà Đông chúng tôi đã áp dụng vạt da nhánh xiên động mạch mông trên điều trị cho bệnh nhân loét cùng cụt.Vạt da nhánh xiên động mạch mông trên được sử dụng dưới dạng vạt có cuống mạch liền, với cuống mạch dài góc xoay rộng chep hủ được các ổ loét lớn thêm vào đó vùng bóc vạt được đóng kín trực tiếp.Trong điều kiện chưa có doppler mạch để xác định vị trí mạch chúng tôi vẫn mạnh dạn thực hiện kĩ thuật này và đạt kết quả tốt không có vạt nào hoại tử. Có được kết quả này do chúng tôi dựa vào tính hằng định của động mạch và tuân thủ nguyên tắc khi bóc vạt nhánh xiên.                 Hình ảnh trước và sau khi tạo hình che phủ vết loét vùng cùng cụt Điều trị phẫu thuật che phủ ổ loét vùng cùng cụt từ giai đoạn 3 trở lên bằng vạt da cân có độ dày vừa đủ che phủ hết diện tích khuyết hổng, nơi cho vạt được khâu kín da thì đầu, vạt nhánh xiên động mạch mông trên là một lựa chọn hợp lý và hiệu quảtrong điều trị loét vùng cùng cụt. Bệnh nhân có nhu cầu tư vấn kỹ hơn về điều trị loét vùng cùng cụt do nằm bất động lâu ngày, xin liên hệ: Khoa Chấn thương chỉnh hình, bệnh viện đa khoa Hà Đông. Số điện thoại: 02433.646.370 Hoặc tư vấn trực tiếp ThS. BSCKII Trần Quang Toản - trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình. Số điện thoại: 0967.695.886

Xem Thêm

DANH MỤC TIN