Cấp cứu thành công bệnh nhân bị sock mất máu nguy kịch do vết thương thấu bụng
Thứ Sáu 17/03/2023 11:48:20
Anh T. sốc mất máu, bụng có vết thương phức tạp do tai nạn lao động rất nguy kịch và hi hữu. May mắn, các bác sĩ đã cấp cứu, phẫu thuật thành công. Theo người nhà bệnh nhân, anh N.V.T. làm thợ mộc từ hơn 10 năm nay, mới đây trong lúc đang làm việc tại một xưởng gỗ ở Quốc Oai (Hà Nội), khi vừa cho thanh gỗ vào máy để vót nhọn thì bất ngờ thanh gỗ bắn ngược trở lại đâm ngập sâu vào bụng anh T. Quá hoảng loạn, anh này đã rút luôn thanh gỗ ra (được xác định cắm sâu hơn 10cm). Sau đó, gia đình đưa bệnh nhân đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai trong tình trạng choáng, sốc. Tại đây bệnh nhân đã được sơ cứu và chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Hà Đông với các dấu hiệu da xanh tái, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt, bụng chướng, chảy máu qua vết thương bụng. Thanh gỗ gây vết thương phức tạp ở bệnh nhân. BSCKII Bùi Đức Duy, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, nhận định đây là trường hợp nặng, sốc mất máu do vết thương thấu bụng, nghi ngờ tổn thương mạch máu lớn và tổn thương ruột, các bác sĩ trực ngay lập tức kích hoạt báo động đỏ bệnh viện khẩn trương cứu chữa cho bệnh nhân. Vừa hồi sức tích cực, vừa chuyển mổ cấp cứu, khi mở ổ bụng có đến 3-4 lít máu. Kíp phẫu thuật đã chèn gạc cầm máu và nhanh chóng xác định tổn thương, dù vết thương bên ngoài thành bụng chỉ 1,5 cm nhưng thanh gỗ sắc nhọn, xuyên qua mạc treo đại tràng ngang, xuyên mạc treo, đứt mạch mạc treo ruột non chảy máu thành tia, tới đoạn DIII tá tràng xuyên táo tá tràng và sau đó làm rách tĩnh mạch chủ bụng là tĩnh mạch lớn nhất cơ thể. Vết thương tĩnh mạch chủ cũng là nguyên nhân chính chảy máu, cần cầm máu khẩn cấp nếu không bệnh nhân có thể chết trên bàn mổ. Việc khâu cầm máu tĩnh mạch chủ vô cùng khó khăn do bệnh nhân trong tình trạng sốc, chảy máu nhiều, tĩnh mạch lớn ở sâu, nhiều liên quan. Sau khi cầm máu được tĩnh mạch chủ, bệnh nhân đã đo được huyết áp, tuy nhiên vết thương xuyên táo tá tràng luôn là thách thức khó cho bất kỳ phẫu thuật viên nào vì tá tràng luôn là một tạng rất đặc biệt của hệ tiêu hoá, nơi mỗi ngày hàng lít dịch tiêu hoá chảy qua, nguy cơ xì bục rất cao, hoặc gây hẹp lòng tá tràng... Các men tiêu thức ăn nếu chảy ra ngoài sẽ gây nhiễm trùng, chảy máu lại... Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ với các phẫu thuật khâu vết thương tĩnh mạch chủ, cầm máu mạc treo ruột non, khâu vết thương tá tràng, thắt môn vị - nối vị tràng, dẫn lưu tá tràng, mở thông ruột non... Trong mổ và sau mổ bệnh nhân phải truyền 14 đơn vị máu, cùng với đó, bệnh nhân điều trị tích cực với sự theo dõi sát sao của các bác sĩ khoa Tiêu hoá, Gây mê hồi sức.Hiện tại, sau mổ 7 ngày, tình trạng bệnh nhân đã ổn định, tỉnh táo, không sốt, da niêm mạc hồng, không có dấu hiệu chảy máu, mất máu, tự ăn đường miệng, sonde dẫn lưu đã rút bớt. Gia đình bệnh nhân hết sức vui mừng vì bệnh đã được cứu sống. Dự kiến bệnh nhân sẽ được xuất viện trong vài ngày tới. Theo BS. Duy, vết thương tĩnh mạch chủ do tai nạn lao động là rất hi hữu, khá nặng nề, với vết thương tim, vết thương mạch máu lớn bệnh nhân thường tử vong trước khi được đưa đến bệnh viện. Trường hợp này, may mắn bệnh nhân đã đến viện kịp thời nên mới được cứu sống. Các bác sĩ khuyến cáo người lao động luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn lao động tránh tai nạn đáng tiếc. Đặc biệt khi bị thương thấu bụng không được tự ý rút vật gây thương tích ra mà nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, xử lý kịp thời, tránh làm tình trạng bệnh trở nên phức tạp nặng nề hơn.

Xem Thêm

Sinh hoạt khoa học chuyên đề ứng dụng cận lâm sàng và cập nhật điều trị xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày tá tràng tại BVĐK Hà Đông tháng 3
Thứ Ba 14/03/2023 16:22:01
Thực hiện kế hoạch đổi mới công tác sinh hoạt chuyên môn năm 2023 của Phòng Đào tạo và chỉ đạo tuyến về kế hoạch hàng tháng sinh hoạt khoa học với các chuyên đề khác nhau. Chiều ngày 14 /3/2023, Phòng Đào tạo chỉ đạo tuyến phối hợp cùng các khoa Chấn đoán hình ảnh, Thăm dò chức năng và Nội tiêu hóa tổ chức chương trình sinh hoạt khoa học với nhiều chủ đề ứng dụng thực tiễn lâm sàng cao. Với sự tham gia đầy đủ của cán bộ làm việc tại BVĐK Hà Đông; cán bộ chuyên môn liên quan của Khoa và sinh viên ngành Y khoa quan tâm tham dự. Sinh hoạt chuyên đề nhằm cập nhật kiến thức về để nâng cao thêm chuyên môn trong công tác tiếp cận và điều trị khi phát hiện trong quá trình điều trị bệnh nhân. Tại buối sinh hoạt BSCK I Nguyễn Thu Uyên – Phó trưởng phòng Đào tạo chỉ đạo tuyến đã nêu ra những yêu cầu cấp thiết trong việc thay đổi hình thức sinh hoạt khoa học theo chuyên đề, thay đổi phương pháp đào tạo Y Khoa một cách chủ động và thực tiễn; nhằm nâng cao trình độ chuyên môn từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đồng thời đây cũng là những cơ hội dành cho sinh viên ngành Y học hỏi nâng cao hiểu biết cũng như phong cách trình bày, trao đổi trên diễn đàn khoa học từng bước trở thành nguồn nhân lực y tế chất lượng cao. Chính bởi vậy các buổi sinh hoạt khoa học được diễn ra thường xuyên với các chủ đề do chính các khoa đưa lên đồng thời cũng do các khoa làm báo cáo viên. Sinh hoạt khoa học chuyên đề tháng 3 với 3 bài chính: Bài 1:Nguyên lý ứng dụng lâm sàng cộng hưởng từ phổi. Thực hiện báo cáo viên Ths.Bs Nguyễn Đình Hiếu: Khoa Chẩn Đoán Hình ảnh BVĐK Hà Đông Bài 2: được trình bày bởi BS Kiều Vân Anh – Khoa Thăm dò chức năng về “Giá trị lưu huyết não trên lâm sàng” Bài 3 : Cập nhật chẩn đoán điều trị Xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày tá tràng. Báo cáo viên Ths. Bs Phạm Thị Đào Chinh – Trưởng khoa Nội tiêu hóa. Qua buổi sinh hoạt chuyên đề đã giúp cho các Y Bác sĩ tham gia hiểu rõ hơn và biết thêm nhiều thông tin mới trong công tác chuyên môn điều trị liên quan. Ngoài ra, các thành viên tham gia còn đặt nhiều câu hỏi liên quan đến nội dung chuyên đề để các Báo cáo viên cũng như những thành viên Bác sĩ tham gia giải thích thêm và có sự trao đổi nhằm hiểu rõ hơn vấn đề còn băn khoăn thắc mắc. Qua buổi sinh hoạt khoa học theo chuyên đề các thành viên đã được trang bị thêm kiến thức, kỹ năng về điều trị, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác trong quá trình điều trị tại BVĐK Hà Đông. Hiên nay, Phòng Đào Tạo chỉ đạo tuyến BVĐK Hà Đông đã thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học theo chuyên đề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, sự trao đổi trong quá trình điều trị liên quan và cập nhật kiến thức mới trong quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện và giảng dạy cho sinh viên tại Khoa Y Dược.

Xem Thêm

BVĐK Hà Đông họp mạng lưới quản lý chất lượng bệnh viện tháng 3 năm 2023
Thứ Sáu 10/03/2023 15:36:29
Trong hoạt động khám bệnh chữa bệnh hằng ngày, từng y bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên BVĐK Hà Đông không ngừng nỗ lực nhằm mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho người bệnh với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, phát triển bền vững, lâu dài. Đề tạo được sự liên kết giữa các khoa lâm sàng và các phòng chức năng trong toàn bệnh viện, Hội đồng Quản lý Chất lượng đã xây dựng và triển khai Mạng lưới Quản lý Chất lượng – An toàn người bệnh rộng khắp từng khoa, phòng và đơn vị. Mạng lưới Quản lý Chất lượng – An toàn người bệnh có trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động nhằm thực hiện giám sát, nghiên cứu, cải tiến hoạt động chuyên môn nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tối đa nguy cơ sai sót trong chăm sóc và điều trị bệnh nhi. Mạng lưới Quản lý Chất lượng – An toàn người bệnh tổ chức giám sát việc thực hiện đảm bảo chất lượng Bệnh viện tại các khoa phòng theo Bộ tiêu chí Chất lượng bệnh viện Việt Nam, đồng thời báo cáo các khó khăn, đề xuất các phương pháp cải tiến chất lượng lên Hội đồng Quản lý Chất lượng Bệnh viện. Các hoạt động Quản lý Chất lượng – An toàn người bệnh tại các khoa phòng là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của Mạng lưới, được tiến hành thường xuyên, liên tục và ổn định. Chiều ngày 10/03/2023 Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức họp Hội mạng lưới Quản lý chất lượng(QLCL) .Tới dự và chủ trì cuộc họp có TS.BS Nguyễn Văn Thắng Phó Giám đốc bệnh viện; Cùng đông đủ các thành viên trong hội đồng và mạng lưới Quản lý chất lượng năm 2023. Cuộc họp thông qua nội dung quy chế hoạt động của Hội đồng và mạng lưới QLCL bệnh viện, triển khai kế hoạch cải tiến chất lượng bệnh viện năm 2023, đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế tồn tại qua kết quả phúc tra chất lượng bệnh viện cuối năm 2022 của Sở Y tế, đồng thời hướng dẫn các khoa, phòng xây dựng đề án cải tiến và đo lường các chỉ số chất lượng. Cuộc họp thảo luận sôi nổi xoay quanh nội dung 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp để nâng mức các tiêu chí góp phần cải tiến và nâng cao chất lượng bệnh viện. Tại cuộc họp, các thành viên hội đồng và mạng lưới cũng đề xuất những công việc cần sớm thực hiện. Kết luận cuộc họp, TS.BS Nguyễn Văn Thắng – Phó Giám Đốc bệnh viện đề nghị đến cuối năm 2023 bệnh viện không còn tiêu chí chất lượng mức 2, phấn đấu nâng dần các tiêu chí chất lượng mức 3,4 và duy trì các tiêu chí chất lượng mức 4, 5. Bên cạnh đó, Phó Giám đốc bệnh viện yêu cầu từng thành viên Hội đồng phải là một khối đoàn kết thực sự, cùng chung tay với Ban Giám đốc thực hiện cải tiến chất lượng bệnh viện góp phần nâng cao chất lượng khám, điều trị và chăm sóc người bệnh; từng thành viên trong mạng lưới là một mắc xích có nhiệm vụ kết nối và trực tiếp triển khai các giải pháp để nâng dần mức chất lượng Bệnh viện theo 83 tiêu chí của Bộ Y tế.

Xem Thêm

BVĐK Hà Đông: Tổ chức Hội thi văn nghệ chào mừng Đại hội Công đoàn Bệnh viện và chào mừng ngày Quốc tế 8/3.
Thứ Tư 08/03/2023 10:30:43
Ngày 7/3, tại Hội trường lớn Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã tổ chức thành công Hội thi văn nghệ chào mừng Đại hội công đoàn Bệnh viện và ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Tham dự chương trình có đồng chí Đào Thiện Tiến, Bí thư đảng ủy, Giám đốc bệnh viện, Ban lãnh đạo bệnh viện, và các đại diện khách mời Nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Trọng – Hội viên hội viện hội nhạc sĩ Việt Nam, Ca sĩ Minh Đông – Trung tâm văn hóa quận Hà Đông, Bà Nguyễn Thị Bích Nga- Ủy viên Ban thường vụ Công đoàn ngành y tế Hà Nội cùng Lãnh đạo khoa,phòng, các cán bộ y tế tại bệnh viện. Tại Hội thi đồng chí Đào Thiện Tiến gửi lời chúc mừng 113 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8.3.1910 - 8.3.2023) tới toàn thể các cán bộ y tế đã, đang công tác tại Bệnh viện. Trong buổi giao lưu văn nghệ đồng chí cũng biểu dương và ghi nhận sự cố gắng nỗ lực, những thành tích rất tự hào mà các tập thể cán bộ, nhất là cán bộ nữ đã đạt được, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của ngành Y tế nói chung và của Bệnh viện Đa khoa Hà Đông nói riêng. Đồng chí cũng gửi lời chúc sức khỏe, vui vẻ, hạnh phúc và thành công đến toàn thể khách quý và cán bộ y tế. Với 52 tiết mục văn nghệ đặc sắc liên quân đến từ 45 khoa, phòng và đơn nguyên của Bệnh viện mang tới hội thi văn nghê nhiều tiết mục hấp dẫn, sôi động với các thể loại: đơn ca, song ca, tốp ca, tốp múa…với các chủ để: Ca ngợi Đảng, Bác hồ kính yêu, Mẹ, y tế, quê hương, đất nước…. Kết thúc hội thi, Ban giám khảo đã trao giải nhiều hàng mục giải thưởng cho các tiết mục văn nghệ đặc sắc cho các tiết mục. 𝑮𝒊𝒂̉𝒊 đ𝒐̛𝒏 𝒄𝒂 𝒗𝒂̀ 𝒔𝒐𝒏𝒈 𝒄𝒂: Giải Nhất: Liên quân phòng Hành chính Quản trị - khoa Dinh dưỡng Giải Nhì: phòng Quản Lý Chất lượng - phòng Điều dưỡng Giải Ba: phòng Kế hoạch Tổng hợp - Đơn nguyên tự nguyện 𝑮𝒊𝒂̉𝒊 𝒕𝒐̂́𝒑 𝒄𝒂 Giải Nhất: liên quân Khoa Ung Bướu - Huyết học truyền máu Giải Nhì: Chấn đoán hình ảnh Giải Ba: Tài chính Kế toán – Tổ chức Cán bộ   𝑮𝒊𝒂̉𝒊 𝒎𝒖́𝒂 Giải Nhất: Khoa Nhi - Khoa Ngoại Thần Kinh Lồng Ngực Giải Nhì: Khoa Y học cổ truyền - khoa Tim mạch Giải Ba: Khoa Phụ sản 𝑮𝒊𝒂̉𝒊 𝒑𝒉𝒐𝒏𝒈 𝒄𝒂́𝒄𝒉: Khoa Nội thận Tiết niệu - khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn 𝑮𝒊𝒂̉𝒊 𝒕𝒐𝒂̀𝒏 đ𝒐𝒂̀𝒏: Giải Nhất: Khoa Ung Bướu - khoa Huyết học truyền máu 02 Giải Nhì: Khoa Nhi - Khoa Ngoại Thần Kinh Lồng Ngực; Phòng Hành chính Quản trị - khoa Dinh dưỡng 03 Giải Ba: Phòng Tài chính Kế toán – phòng Tổ chức cán bộ; Khoa Y học cổ truyền – khoa Tim mạch; Phòng Kế hoạch Tổng hợp – Đơn nguyên tự nguyện Đây là hoạt động thường niên được duy trì hiệu quả do Công đoàn bệnh viện tổ chức, nhằm ôn lại truyền thống, tri ân các thế hệ cán bộ, bên cạnh đó, tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, phát huy sức mạnh của tập thể, giúp các cán bộ y tế phấn đấu rèn luyện giỏi việc nước, đảm việc nhà. Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội thi:

Xem Thêm

BVĐK Hà Đông tập huấn chuyên ngành Dược chuyên đề triển khai TT 20/2022/TT-BHYT, giám sát ADR, dược lâm sàng
Thứ Tư 01/03/2023 15:37:03
Nhằm cập nhật kiến thức và nâng cao hiệu quả trong công tác dược cũng như sử dụng thuốc trong bệnh viện, chiều ngày 28/02/2023 Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức buổi tập huấn chuyên ngành Dược. Tham dự buổi tập huấn có: BSCKII.Lê Hoàng Tú – Phó Giám đốc Bệnh viện và các học viên là Trưởng các Khoa, Phòng và cán bộ nhân viên Y tế trong bệnh viện. Nội dung buổi sinh hoạt là nhiều chuyên đề cần thiết và ý nghĩa trong công tác nâng cao chất lượng điều trị của bệnh viện như: thông tư 20, ADR, các công tác dược lâm sàng. Tại buổi sinh hoạt khoa học, đại diện khoa Dược đã cung cấp các thông tin mới nhất tại thông tư số 20/2022TT-BYT đến cán bộ, y bác sỹ các khoa, phòng. Thông tư số 20/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ Y tế về ban hành danh mục, tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hoá dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.Theo đó, Thông tư số 20/2022/TT-BYT có một số điểm mới cần lưu ý sau: – Những nội dung mới của Thông tư 20/2022 so với Thông tư 30/2018 + Có 40 thuốc được mở rộng phạm vi thanh toán BHYT, trong đó có 6 thuốc cho cơ sở KCB tuyến III + Có 6 thuốc mới được bổ sung thêm, trong đó có thuốc điều trị Covid + Bổ sung thêm căn cứ tài liệu hướng dẫn để chỉ định thuốc: Dược thư Quốc gia phiên bản mới; tờ hướng dẫn sử dụng của Biệt dược gốc tham chiếu – Nguyên tắc chung về thanh toán chi phí thuốc đối với người bệnh tham gia bảo hiểm y tế. – Quy định thanh toán thuốc tại một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. – Thanh toán đối với thuốc được bào chế hoặc pha chế (bao gồm oxy dược dụng và nitric oxid) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. – Thanh toán đối với thuốc sử dụng trong Hội chẩn từ xa. – Thanh toán thuốc trong trường hợp dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, người bệnh không thể đến được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Phản ứng có hại của thuốc là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, giảm tuân thủ điều trị và tăng chi phí điều trị cho người bệnh. Vì vậy, việc giám sát phản ứng có hại của thuốc đóng vai trò quan trọng nhằm giảm thiểu những nguy cơ liên quan đến thuốc, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc của người bệnh. Việc giám sát phản ứng có hại của thuốc bao gồm: phát hiện, xử trí, báo cáo, đánh giá và dự phòng các biến cố bất lợi liên quan đến thuốc. Dược lâm sàng là thuật ngữ thông dụng trong y văn và thực hành dược. Đó là một chuyên khoa y tế mô tả các hoạt động và dịch vụ của dược sĩ lâm sàng để phát triển và thúc đẩy việc sử dụng hợp lý và đúng đắn các thuốc và vật dụng y tế. Mục tiêu chung của các hoạt động Dược lâm Sàng là thúc đẩy việc dùng thuốc và vật dụng y tế đúng và hợp lý nhằm - Phát huy tối đã hiệu quả của thuốc, ví dụ dùng thuốc điều trị hiệu quả nhất cho từng đối tượng bệnh nhân. - Giảm tối thiểu nguy cơ các tác dụng bất lợi trong điều trị, ví dụ giám sát liệu trình điều trị và sự tuân thủ của bệnh nhân với phác đồ điều trị. - Giảm tối thiểu các chi phí của điều trị thuốc cho hệ thống y tế quốc gia và cho bệnh nhân, ví dụ đưa ra các điều trị thay thế tốt nhất cho số lượng lớn nhất bệnh nhân. Các  nội dung của buổi tập huấn giúp cho cán bộ nhân viên y tế tại bệnh viện từ Bác sỹ tới điều dưỡng đều nắm được những điểm mấu chốt giúp cho công tác chuyên môn từ hành chính tới chăm sóc , kê đơn đảm bảo chất lượng kết quả điều trị cũng như đảm bảo công tác thanh quyết toán bảo hiểm.

Xem Thêm

BVĐK Hà Đông: Mít tinh kỷ niệm 68 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam
Thứ Ba 28/02/2023 11:39:00
Sáng  ngày 27 tháng 02 năm 2023, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông long trọng tổ chức Lễ mít tinh Kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2023). Tham dự buổi Lễ có TS Nguyễn Đình Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế; Chủ tịch Công đoàn Y tế cùng các lãnh đạo qua các thời kỳ công tác tại bệnh viện. Về phía Bệnh viện Đa khoa Hà Đông có TTUT, BSCK Đào Thiện Tiến - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Bệnh viện cùng Ban lãnh đạo Bệnh viện, Lãnh đạo các khoa, phòng và đại diện cán bộ, viên chức, người lao động Bệnh viện. Ôn lại truyền thống của ngành y tế và lời dạy lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh - “lương y phải như từ mẫu”, Giám đốc bệnh viện Đào Thiện Tiến phát biểu tại buổi mít tinh: Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người thầy thuốc. Trong nhiều năm qua, cán bộ y tế tỉnh nói chung và cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa Hà Đông  nói riêng luôn học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Đội ngũ luôn tận lực, cống hiến hết mình để chăm lo, điều trị sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19, cán bộ y tế đã chiến đấu như những chiến binh, vất vã đêm ngày nhưng tất cả đã tận tụy, tận lực cống hiến hết những trí tuệ của mình để hoàn thành công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe của người dân. BSCKII. Đào Thiện Tiến phát biểu tại buổi mít tinh kỷ niệm 68 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam Giám đốc Đào Thiện Tiến bày tỏ lời cảm ơn đến các sở, ban, ngành… đã luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho Bệnh viện hoàn thành tốt nhiệm được giao. Đồng thời quyết tâm sẽ phấn đấu nỗ lực hơn nữa để vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục góp phần xây dựng nền y tế và xây dựng thương hiệu Bệnh viện Đa khoa Hà Đông ngày càng vững mạnh, đáp ứng cao hơn, tốt hơn nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe của người dân. Trong nhiều năm qua, Bệnh viện không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng điều trị. Bệnh viện chủ động kết nối chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ điều trị hàng đầu của các bệnh viện tuyến trên, từng bước làm chủ được các kỹ thuật điều trị cao, hiện đại. Cùng với đó, nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam khoa Khám bệnh của Bệnh viện nhận 01 bằng khen của UBNDTPHN đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ  trong phong trào thi đua năm 2022 của Sở Y tế Hà Nội; 05 cờ thi đua Nhất khối cho các khoa, phòng: Phòng Tổ chức cán bộ, Khoa Ngoại thần kinh lồng ngực, Khoa Nhi,  Khoa Thăm dò chức năng Khoa Khám bệnh; 05 cờ thi đua Nhì khối cho các khoa, phòng: Phòng Quản lý chất lượng, Khoa Ngoại thận tiết niệu, Khoa Nội tiết, khoa sinh hóa, Đơn nguyên khám chữa bệnh tự nguyện. TS. Nguyễn Đình Hưng- Phó giám đốc – SYT Hà Nội trao Bằng khen cho khoa Khám bệnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022 trong phong trào thi đua năm 2022 của Sở Y tế Hà Nội   BSCKII. Đào Thiện Tiến – Giám đốc Bệnh viện trao Cờ thi đua Nhất khối cho các tập thể BSCKII. Lê Hoàng Tú – Phó giám đốc Bệnh viện trao Cờ thi đua Nhì khối cho các tập thể Phát biểu chúc mừng tại buổi mít tinh, TS. Nguyễn Đình Hưng - Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội đánh giá cao sự nỗ lực của tập thể cán bộ y tế bệnh viện. Đơn vị đã phấn đấu, tập trung góp sức cho nền y tế Hà Nội  một phần không nhỏ trong quá trình  lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người dân, trong nâng cao trình độ cán bộ, có nhiều kỹ thuật mới, cấp cứu thành công nhiều ca bệnh khó, bệnh nặng, trong công tác phòng chống  dịch, cải cách hành chính, trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe… và đặc biệt là sự tín nhiệm của đông đảo nhân dân trên địa bàn. TS. Nguyễn Đình Hưng phát biểu tại buổi Mít tinh kỷ niệm 68 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam TS. Nguyễn Đình Hưng chúc đội ngũ cán bộ, nhân viên, y, bác sĩ bệnh viện luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công; tiếp tục phấn đấu phát triển bệnh viện ngày càng lớn mạnh, nâng cao chất lượng phục vụ trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Đồng thời khẳng định, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội sẽ luôn quan tâm, tiếp tục đồng hành cùng Bệnh viện để chia sẻ khó khăn, để phục vụ sức khỏe người dân tốt nhất

Xem Thêm

BVĐK Hà Đông tổ chức họp Hội đồng người bệnh tháng 2
Thứ Ba 28/02/2023 08:55:18
Sáng ngày 28/02/2023, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức họp hội đồng người bệnh tháng 2/2023. Hoạt động này thường xuyên được Bệnh viện tổ chức định kỳ hàng tháng để Bệnh viện lắng nghe những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của Quý bệnh nhân và người thân trong hoạt động khám chữa bệnh điều trị và chăm sóc người bệnh. Điều này thúc đẩy phát huy được quyền làm chủ của người bệnh.   Trong buổi họp Cử nhân Điều dưỡng Trương Thanh Huyền viên chức phòng Điều dưỡng đã giới thiệu tóm tắt về quá trình hình thành và lịch sử phát triển của Bệnh viện, nhân lực cũng như các dịch vụ kĩ thuật mũi nhọn, chuyên sâu của Bệnh viện, dịch vụ khám chữa bệnh với đội ngũ Bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm và máy móc kĩ thuật tiên tiến; CN Huyền cũng đã phổ biến nội quy buồng bệnh cũng như những quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của người bệnh và gia đình người bệnh khi đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện. Sau những chia sẻ của CN Huyền là phần khảo sát sự hài lòng của người bệnh và giải đáp những thắc mắc khó khăn trong quá trình vào viện, thăm khám, chăm sóc điều trị tại các khoa phòng. Đây là phần luôn diễn ra sôi nổi và hào hứng trong các cuộc họp hội đồng người bệnh. Rất nhiều ý kiến phản hồi tích cực cũng như các khúc mắc, những vấn đề của người bệnh, người nhà người bệnh được đưa ra và đều nhận được sự giải đáp thỏa mãn trong buổi họp. Đa phần các ý kiến đều đánh giá cao tác phong chuyên môn, kỹ năng giao tiếp ứng xử của cán bộ nhân viên y tế tại bệnh viện. Trang thiết bị y tế, khuôn viên khoa phòng sạch sẽ trừ một số các khoa phòng đang xây dựng thì cần được cải thiện hơn. Kết thúc buổi họp, Cn Huyền đã cảm ơn những ý kiến đóng góp từ phía người bệnh và gia đình người bệnh để từ đó khắc phục những mặt chưa làm được và phát huy những mặt tích cực để đưa Bệnh viện ngày càng phát triển hơn nhằm ngày một nâng cao chất lượng trong khám chữa bệnh tại BV.

Xem Thêm

Gia tăng nhiều ca nặng nhập viện do chó tấn công, Bác sĩ khuyến cáo cách xử lý
Chủ Nhật 26/02/2023 09:47:51
Thời gian gần đây, trên phạm vi cả nước liên tục xảy ra những vụ việc thương tâm bị chó tấn công, theo khuyến cáo từ ngành y tế, bệnh dại hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi bệnh nhân nhiễm bệnh dại đã lên cơn thì sẽ tử vong, do đó việc sử dụng vắc xin đúng và kịp thời sau khi phơi nhiễm là biện pháp duy nhất điều trị dự phòng an toàn, đảm bảo tính mạng người bị chó dại cắn. BS CKII. Trần Quang Toản – khoa Chấn thương Chỉnh hình (CTCH) – Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết: Trong những ngày qua Bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị chó tấn công, điển hình là chị Nguyễn Thị T. (55 tuổi ở Biên Giang, Hà Đông, Hà Nội) vào viện trong tình trạng đa vết thương phần mền do chó tấn công vào vùng ngực, đùi và cẳng chân. Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành thăm khám và thực hiện cấp cứu khẩn cấp, trải qua 6 ngày điều trị tích cực hiện tại bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Chị T. cho biết trên đường về nhà, chị đi qua nhà hàng xóm thì bất ngờ bị chó tấn công. Điều đáng nói, trước đó con chó này cũng từng cắn một người nhưng vẫn được chủ của nó vô tư thả rông nơi công cộng, bất chấp những nguy hiểm chúng có thể gây ra.  Cùng với đó bác sĩ Toản cũng cho biết thêm, bệnh nhân Nguyễn Thị Bảo A. (5 tuổi, tại Hòa Phú, Ứng Hòa, Hà Nội) vào viện trong tình trạng vết thương tại khủyu tay trái rất phức tạp với vết cắn gây rách da rộng, chảy nhiều máu và gây đau dữ dội. Trải qua nhiều ngày điều trị các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ của bệnh nhân  A  đã dần ổn định và hoàn toàn không gây mất chức năng vận động. Bác sĩ Toản khuyến cáo: những tổn thương do bị chó cắn gây ra mà cụ thể là nguy cơ mắc bệnh dại, đe dọa đến tính mạng nạn nhân cũng rất cao. Vì vậy, việc sơ cứu ban đầu đối với người bị chó cắn có vai trò vô cùng quan trọng. Khi bị chó cắn, cần sơ cứu và rửa ngay vết thương bằng xà phòng hoặc nước sạch trong vòng 15 phút. Sau đó, sát trùng lại bằng cồn 70 % hoặc cồn i-ốt để làm giảm thiểu lượng virus dại tại vết thương. Các chất sát trùng đơn giản phổ biến trong nhà có thể sử dụng như rượu, cồn, xà phòng, dầu gội, dầu tắm ngay sau khi bị cắn. Sau đó, nhanh chóng đến cơ sở y tế để được tư vấn và xử lý theo tùy từng trường hợp. Thời gian tốt nhất để điều trị dự phòng bệnh dại là 24-48 giờ sau khi bị cắn. Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo, khi bị chó cắn, không nặn bóp, bôi dầu, chất kích thích hoặc đắp lá vào vết thương. Người bị chó cắn phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại và xử lý vết thương theo quy trình càng sớm càng tốt.   Khi bị chó cắn hoặc khi thấy chó ốm, người nhà tuyệt đối không được đập chết chó hoặc bán chó trong vòng 10 ngày. Làm như vậy, không những không theo dõi được tình trạng của chó, mà còn vô tình làm phát tán mầm bệnh ra khỏi cộng đồng. Theo khuyến cáo chung của các bác sĩ, với những gia đình có con nhỏ nên hạn chế nuôi chó. Nếu nuôi chó phải tiến hành tiêm phòng, hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần với chó, không thả rông chó nếu không đeo rọ mõm. Ngoài ra, cần giáo dục cho trẻ cách phòng tránh, cách xử lý ban đầu khi bị chó, mèo cắn.

Xem Thêm

BVĐK Hà Đông: Tổ chức tọa đàm với chủ để " Văn hóa trong Y học"
Thứ Sáu 24/02/2023 08:43:57
Chiều ngày 24/2, được sự đồng ý chỉ đạo của Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tổ chức tọa đàm “Văn hóa trong y học” để cảm ơn những nỗ lực, cố gắng, hy sinh, mất mát…của đội ngũ y bác sĩ trên cả nước nói chung, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông nói riêng đã không quản ngại khó khăn ngày, đêm vì sức khỏe và tính mạng của nhân dân trong suốt nhiều thập kỷ qua. Tham dự buổi tọa đàm có các khách mời từ các cơ quan báo chí: Ông Nguyễn Hồng Sâm - Tổng Giám Đốc Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ - Văn Phòng Chính Phủ,  Ông Nguyễn Ngọc Thanh – Vụ Trưởng, Trưởng ban Nhân dân Điện tử, Báo Nhân Dân; Bà Tô Thị Lan Phương - Phó Tổng biên tập Báo công lý; Ông Nguyễn Văn Quý - Tổng Giám đốc Truyền Hình Công Lý - Báo Công Lý Về phía Bệnh viện Đa khoa Hà Đông có TTUT, BSCK Đào Thiện Tiến - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Bệnh viện, TS Nguyễn Văn Thắng – Phó giám đốc bệnh viện, BSCKII Lê Hoàng Tú – Phó giám đốc bệnh viện, BSCKII Cao Đức Chinh – Phó giám đốc bệnh viện cùng Lãnh đạo các khoa, phòng và đại diện cán bộ, viên chức, người lao động Bệnh viện. Phát biểu tại buổi tọa đàm TTUT, BSCK Đào Thiện Tiến - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Bệnh viện khẳng định đây là một sự kiện rất có ý nghĩa đối với cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa Hà Đông nói riêng và các đơn vị y tế trên địa bàn Hà Nội nói chung. Làm theo lời dạy của Bác 68 năm qua tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông luôn kế thừa và phát huy truyền thống trên 100 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ hôm nay vô cùng tự hào khoác trên mình áo trắng người Thầy thuốc, quyết tâm đoàn kết vượt qua khó khăn, lao động sáng  tạo hoàn thành nhiệm vụ được giao, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân phía Tây nam TPHN.     BS Tiến nhấn mạnh “ Thầy thuốc như mẹ hiền”vì vậy, buổi tọa đàm với chủ đề “ Văn hóa trong y học” là cơ hội quý báu để các Thầy thuốc, cán bộ y tế hoàn thiện kiến thức hơn nữa góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đồng thời  BS Tiến cũng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Sở Y tế Hà Nội, các cơ quan báo chí, toàn thể các bộ y tế và đặc biệt là Nhà phương đông học Nguyễn Quang Minh đã tham dự buổi tọa đàm này. Với tôn chỉ sự hài  lòng của người bệnh là uy tín của chúng tôi. Trong buổi toạ đàm Nhà Phương Đông học Nguyễn Quang Minh chia sẻ đến cán bộ y tế bệnh viện về một số nội dung về y tế ngoài góc nhìn y học hiện đại thì dưới góc nhìn y học phương đông sẽ ra sao, chúng ta cùng lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia trong buổi tọa đàm: MC: Thưa chuyên gia Nguyễn Quang Minh với góc nhìn thực tiễn tất cả chúng ta đều biết ngành y nói chung và cụ thể  là bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh nói riêng do đặc thù nghề nghiệp nên hàng ngày luôn phải tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, nhất là  bệnh nhân mắc bệnh nặng, bệnh truyền nhiễm. Ngoài việc phòng bệnh theo y học hiện đại thì với góc nhìn của phương đông ông đánh giá như thế nào về vấn đề này? Nhà nghiên cứu Văn hóa phương đông học - Nguyễn Quang Minh: Đây là một hi sinh và đóng lớn trong lịch sử nhân loại và mãi mãi vẫn thế“ Lương y như từ mẫu” gánh trên vai trọng trách lớn với nhiều nguy hiểm. Trong học thuyết vận khí của người Á đông, khi con người bị bệnh thì toàn bộ truyền nhân khí đó theo chiều thành đối thứ 5, quay ngược theo chiều từ mặt trăng sang mặt trời, đây là sự đảo ngược trường khí, tạo ra tử khí, tử khí này chính là sự ô nhiễm rất lớn. Do vậy khi bác sĩ tiếp xúc với bệnh nhân được coi là sự hi sinh vô hình rất lớn giống như cha mẹ hi sinh cho con cái. Vì thế, cách bảo vệ cho bác sĩ ngoài các phương pháp theo y học hiện đại thì theo y học phương đông, sau khi tiếp xúc với bệnh nhân quần áo của bác sĩ cần được phơi ra nắng vào thời điểm chính ngọ là 12h00 nó giống như một phương pháp sát khuẩn và có thể triệt tiêu được những ô nhiễm. MC: Từ những đánh giá về tiết khí của năm Quý Mão năm 2023 trong dịp đầu xuân ông có lời khuyên trong việc chống dịch bệnh và sự ô nhiễm của năm Quý Mão. Một trong những biện pháp mang tính truyền thống đó là mỗi người dùng nước muối để rửa tay trong ngày ít nhất là một lần. Vậy đây chỉ là tự vệ  sát khuẩn theo cách nhìn của y học hiện đại, hay đằng sau đó còn có tri thức văn hóa truyền thống mà người ta đưa ra giải pháp này?   Nhà nghiên cứu văn hóa phương đông học - Nguyễn Quang Minh: Với lịch sử nhân loại từ nhiều thập kỷ kỷ qua cho đến nay, chúng ta đã trải qua  chín đại dịch lớn. Sau mỗi đại dịch chúng ta phải trải qua thực tiễn nhiều năm mới tìm ra giải pháp khắc phục. Một người dân thường cũng hiểu được nước muối nhạt cũng có thể dùng để sát khuẩn. Trong học thuyết truyền thống chúng ta đang đứng ở hạ nguyên thứ 28 năm Quý Mão là năm kết thúc của tiểu vận 8. Do đó năm cuối vận không chỉ là dịch mà còn có các loại bệnh theo quan niệm y học cổ truyền là ho, sốt, cảm… Nước muối biển nhạt là giải pháp tự vệ đặc biệt trong các năm cuối tiểu vận. Phương pháp ngâm tay vào nước muối nhạt và lau sạch là cách tự vệ rất tốt cho sức khỏe của các tiền nhân đúc kết lại từ nhiều thế kỷ. MC: Trong học thuật của người Á đông, khi người bệnh uống thuốc, người ta chọn giờ để uống, vì giờ đó tương ứng với các bộ vị trong tạng phủ của con người. Học thuyết này người ta dùng là tý, ngọ lưu trú để nói về vác chuyển động của mũi giờ tương ứng với tạng phủ trong con người? Vậy vấn đề này có nên áp dụng cho y học hiện đại không? Thưa ông? Nhà nghiên cứu văn hóa phương đông học: Về Y học phải rất giỏi, chữa khỏi được nhiều bệnh để cứu sống nhân loại trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên chúng ta có thể tham khảo đinh quy bát phát, hay tý, ngọ là nghiên cứu các học thuật rất sâu sắc, cho chúng ta thấy chỉ cần một lá khúc tuần có thể cắt một cơn sốt, một búp ổi đặt vào bên tay trái có thể chấm dứt một cơn đau bụng… Tùy theo loại bệnh mà thời gian uống thuốc để phát huy được hết công năng của thuốc. Ông đưa ra ví dụ khi bị bệnh đường ruột người ta thường khuyên bệnh nhân uống thuốc từ 5h00 đến 7h00, với bệnh tim mạch từ 11h00 đến 13h00. ..Y học hiện đại là một tiến trình của y học truyền thống bằng chứng là các công trình nghiên cứu khoa học về y học để lại cho nhân loại nhiều phương pháp chữa bệnh mà ngày nay con người đang được hưởng và kế thừa. Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi tọa đàm với chủ đề: “Văn hóa trong y học” tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.   cùng các tài liệu từ đông sang tây liên quan đến hoạt động giờ giấc, nguy cơ lây nhiễm từ bệnh nhân sang cán bộ y tế, do đặc thù hàng ngày hàng giờ phải tiếp xúc với bệnh nhân nặng... Bên cạnh đó là trọng trách, nỗ lực, cố gắng, hy sinh, mất mát của đội ngũ y, bác sĩ vì sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Đồng thời ông cũng đưa ra những giải pháp nhằm mục đích đem lại sức khỏe thể chất, tinh thần và nội lực sau mỗi lần tiếp xúc bệnh nhân, giúp cán bộ y tế vừa chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân vừa bảo vệ chính mình ngày càng tốt hơn. Tại buổi tọa đàm Nhà Phương Đông học Nguyễn Quang Minh chia sẻ với cán bộ y tế bệnh viện v Kết thúc buổi tọa đàm. TTUT, BSCKII Đào Thiện Tiến đã bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Sở, ban, ngành, các cơ quan báo chí và đặc biệt là Nhà phương đông học Nguyễn Quang Minh các thế hệ Thầy thuốc Việt Nam đã đoàn kết một lòng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn trên mọi miền Đất nước với tinh thần lao động hăng say, tấm lòng yêu thương người bệnh, đội ngũ Thầy thuốc đã không ngừng trưởng thành, học hỏi phát huy các kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha, cùng với đó nắm bắt nhanh chóng nhiều thành tựu y học tiên tiến hiện trong nước và quốc tế đóng góp nhiều cho thành tựu y học hiện đại.

Xem Thêm

DANH MỤC TIN