Hội nghị sơ kết hoạt động Bệnh viện 9 tháng đầu năm và triển khai phương hướng hoạt động 3 tháng cuối năm 2019
Thứ Tư 30/10/2019 14:14:36
Ngày  23/10/2019, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã tổ chức Hội nghị Sơ kết hoạt động bệnh viện 9 tháng đầu năm 2019 và phương hướng hoạt động 3 tháng cuối năm 2019. Tham dự và chỉ đạo đại hội có đồng chí Đào Thiện Tiến – Bí thư Đảng bộ – Giám đốc bệnh viện và các đồng chí trong Ban giám đốc, lãnh đạo các khoa, phòng và các Cán bộ viên chức – người lao động trong bệnh viện. Tại hội nghị đồng chí Lê Hoàng Tú, Phó giám đốc Bệnh viện đã trình bày tóm tắt các chỉ tiêu đã thực hiện trong công tác bệnh viện 9 tháng đầu năm 2019, và thực hiện nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2019. Đại diện các Phòng TCCB, TCKT, QLCL, KHTH đã có báo cáo tham luận về công tác chuyên môn, tài chính, công tác cán bộ, và công tác chất lượng Bệnh viện. Trong 9 tháng đầu năm 2019, bệnh viện đa khoa Hà Đông đã khám, chữa bệnh cho 242.683 lượt bệnh nhân, trong đó có 28.557 lượt bệnh nhân điều trị nội trú, 15.757 lượt bệnh nhân điều trị ngoại trú. Tổng số lượt khám bệnh cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra và cao hơn so với cùng kỳ năm 2018. Bên cạnh đó, bệnh viện vẫn duy trì ổn định thường quy các kỹ thuật chuyên sâu và tiếp tục hoàn thiện các kĩ thuật mới triển khai. Trong 9 tháng đầu năm 2019, bệnh viện đã cơ bản thực hiện tốt các chỉ tiêu được giao; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, từng bước xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; ứng dụng nhiều kỹ thuật cao, kỹ thuật mới vào chẩn đoán và điều trị, đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại; duy trì việc thực hiện dự án bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh; thực hiện tốt công tác cải tiến chất lượng bệnh viện, công tác xã hội, công tác an ninh trật tự; tăng cường kỷ cương, kỷ luật; thực hiện y đức, quy tắc ứng xử; xây dựng bệnh viện xanh, sạch, đẹp… Công tác điều dưỡng được tăng cường quản lý toàn diện, xây dựng các nội dung, tiêu chí kiểm tra hàng tháng về công tác điều dưỡng, duy trì hướng dẫn, kiểm tra điều dưỡng thực hiện quy trình chuyên môn trong chăm sóc người bệnh. Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cũng được thực hiện nghiêm ngặt theo Thông tư 18/2009/TT-BYT và Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT. 100% các khoa phòng trong bệnh viện đã tổ chức triển khai các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, giám sát, kiểm tra công tác phòng chống nhiễm khuẩn, xử lý vệ sinh môi trường. Về công tác phòng bệnh, xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống các mặt bệnh theo mùa, sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh xảy ra. Công tác đào tạo huấn luyện luôn được chú trọng thông qua việc tổ chức sinh hoạt khoa học, hội chẩn trực tuyến giữa bệnh viện Bạch Mai và 9 bệnh viện vệ tinh, mới giáo sư tiến sĩ đầu ngành về hội chẩn. Trong 9 tháng đầu năm 2019, bệnh viện đã thông qua đề cương 35 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và có 01 đề tài cấp thành phố đang được triển khai đúng tiến độ. Đối với công tác quản lý chất lượng, bệnh viện đã triển khai thực hiện 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế, khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người bệnh nội trú và ngoại trú, kiểm tra thường xuyên công tác 5s của các khoa phòng. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, những khó khăn, thách thức của bệnh viện vẫn còn gặp phải cũng được chỉ ra như công tác sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất xuống cấp ở nhiều khoa đang gây khó khăn cho công tác phục vụ người bệnh, việc triển khai đồng bộ quản lý bệnh viện bằng tin học vẫn chưa hoàn thiện.     Cán bộ viên chức, người lao động Bệnh viện đa khoa Hà Đông tham dự Hội nghị sơ kết hoạt động Bệnh viện 9 tháng đầu năm 2019 Cũng tại hội nghị, các đồng chí lãnh đạo khoa, phòng đã trình bày những thuận lợi và khó khăn về công tác tài chính, vật tư thiết bị y tế, công tác khám chữa bệnh và điều trị nội trú tại một số khoa. Phát biểu kết thúc hội nghị, Đ/c giám đốc bệnh viện ghi nhận những cố gắng của toàn thể Cán bộ viên chức  – Người lao động bệnh viện đã đoàn kết, nỗ lực trong chuyên môn. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh hơn nữa công tác của các khoa, phòng trong 3 tháng cuối năm 2019. Trong 9 tháng cuối năm 2019, bệnh viện tiếp tục đề ra các nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục cải tiến nâng cao chất lượng khám và điều trị; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình chuyên môn kỹ thuật, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về các chế độ chính sách mới liên quan đến công tác khám, chữa bệnh; thực hiện tốt các phong trào thi đua, đề án đổi mới phong cách, tinh thần thái độ hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Xem Thêm

Tập huấn tăng cường phát hiện và kết nối điều trị HIV
Thứ Sáu 25/10/2019 20:33:27
Chiều ngày 15/10/2019, Bệnh viện đa khoa Hà Đông phối hợp cùng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội và tổ chức HAIVN (Tổ chức hợp tác phát triển y tế Việt Nam) tổ chức buổi tập huấn “Tăng cường phát hiện và kết nối điều trị HIV”. Nội dung chính của buổi tập huấn xoay quanh các chuyên đề: Tư vấn và xét nghiệm HIV do cán bộ y tế đề xuất; Các tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng HIV , tình hình dịch HIV tại Việt Nam; Tầm quan trọng của việc điều trị ARV sớm; Quy trình chẩn đoán và kết nối điều trị ARV tại Bệnh viện. Tại buổi tập huấn có sự tham gia hướng dẫn, chia sẻ của TS.BS. Phạm Thị Thanh Thủy, ThS. BS Vũ Ngọc Phịnh; ThS. BS. Trần Băng Huyền, Tổ chức Haivn. Thông qua buổi tập huấn giúp các nhân viên y tế tại các khoa trong Bệnh viện phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh nhân có HIV khi đến nhận dịch vụ tại bệnh viện, nắm được và thực hiện tốt các quy trình kết nối chuyển gửi điều trị ARV cho bệnh nhân có HIV dương tính trong bệnh viện.  ThS. BS. Trần Băng Huyền, Tổ chức Haivn hướng dẫn, chia sẻ các vẫn đề liên quan đến Tư vấn và xét nghiệm HIV do cán bộ Y tế đề xuất Mở đầu buổi tập huấn, ThS. BS. Trần Băng Huyền, Tổ chức Haivn đã hướng dẫn, chia sẻ về chuyên đề Tư vấn và xét nghiệm HIV do cán bộ Y tế đề xuất, thông qua giúp các nhân viên y tế nắm rõ về các đối tượng cần được sàng lọc HIV là người có hành vi nguy cơ, người có các bệnh lý có thể liên quan đến hành vi nguy cơ, phụ nữ mang thai – dự phòng lây truyền HIV cho con nếu nhiễm HIV, người có bệnh lý gợi ý HIV. Bên cạnh đó, TS.BS. Phạm Thị Thanh Thủy cũng hướng dẫn về quy trình tư vấn xét nghiệm HIV do nhân viên y tế đề xuất. Với các trường hợp HIV dương tính, sẽ được kết nối với chăm sóc điều trị và kết nối với dự phòng, sau đó kết nối với điều trị ARV. Đối với trường hợp HIV âm tính, được kết nối với dự phòng. Để kết nối người nhiễm HIV tới dịch vụ chăm sóc và điều trị được thực hiện qua các bước: Tư vấn trước xét nghiệm (xét nghiệm HIV phải có sự đồng thuận của người được xét nghiệm), lấy máu xét nghiệm,  tư vấn sau xét nghiệm, kết nối chuyển gửi người có HIV đến cơ sở điều trị ARV. Ngoài ra, ThS.BS Trần Băng Huyền cũng cập nhật đến các nhân viên y tế các tiến bộ trong chẩn đoán. Điều trị & dự phòng HIV và tình hình dịch HIV tại Việt Nam. Cũng trong buổi tập huấn, ThS. BS Vũ Ngọc Phịnh đã chia sẻ về tầm quan trọng của việc điều trị ARV sớm. Theo tổ chức y tế thế giới: Nên bắt đầu ARV nhanh cho tất cả người có HIV sau khi được khẳng định và đánh giá lâm sàng. Việc điều trị ARV sớm sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong, có thể giảm tỷ lệ bỏ điều trị ở thời điển 12 tháng và tăng hiệu quả kinh tế. ThS. BS Vũ Ngọc Phịnh cũng nhấn mạnh kết nối điều trị không chỉ là giới thiệu việc điều trị. Bệnh nhân cần có sự tư vấn của cán bộ y tế ngành HIV và dịch vụ thân thiện. Điểm mấu chốt các nhân viên y tế cần nắm được là các bệnh nhân cần được điều trị ngay sau khi được khẳng định HIV, với cá nhân giảm tử vong và bệnh tật, giảm lây truyền, giảm kì thị, tự tin sống; với cộng đồng: giảm lây truyền, giảm gánh nặng bệnh tật, giảm chi phí. Kết nối điều trị là quan trọng, cần sự phối hợp các khoa phòng trong cơ sở y tế. BSCKII. Nguyễn Thị Cương, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp hướng dẫn quy trình phát hiện và kết nối điều trị HIV tại Bệnh viện Sau khi kết thúc phần chia sẻ của các chuyên gia đến từ tổ chức Haivn, BSCKII. Nguyễn Thị Cương, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, bệnh viện đa khoa Hà Đông đã hướng dẫn quy trình phát hiện và kết nối điều trị HIV tại Bệnh viện. thông qua đó các y bác sĩ, nhân viên khoa phòng sẽ hiểu được trách nhiệm cũng như vai trò của các cá nhân, bộ phận trong việc phát hiện bệnh nhân HIV, tư vấn và kết nối điều trị HIV, từ đó giúp việc phối hợp làm việc có hiệu quả hơn. Buổi tập huấn diễn ra thành công tốt đẹp, nhận được sự trao đổi tích cực từ các giảng viên với các học viên. BSCKII. Trần Ngọc Cường, Phó Giám đốc bệnh viện đánh giá cao và hi vọng buổi tập huấn sẽ giúp các bác sĩ, điều dưỡng trong bệnh viện nắm bắt và cập nhật về các vấn đề liên quan đến tăng cường kết nối và kết nối điều trị HIV.

Xem Thêm

Tập huấn chuyên đề Hô hấp: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Thứ Sáu 25/10/2019 18:02:32
Nhằm tiếp tục cập nhật và bổ sung kiến thức cho đội ngũ Y Bác sĩ, nâng cao trình độ chuyên môn và học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia chuyên ngành Hô hấp. Ngày 22/10/2019, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã tổ chức tập huấn chuyên đề Hô hấp. Buổi tập huấn có các chuyên đề như: Cập nhật GOLD 2019 – Hướng tiếp cận điều trị ACO - PGS.TS.BS.Vũ Văn Giáp - Tổng thư ký hội Hô hấp Việt Nam - Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp Bạch Mai – Bệnh viện Bạch Mai; Phân tích ca lâm sàng COPD – ACO của BS.Nguyễn Thanh Thủy - Trung tâm Hô hấp Bạch Mai - Bệnh viện Bạch Mai. Mở đầu là chuyên đề cập nhật GOLD 2019 – hướng tiếp cận điều trị ACO của PGS.TS.BS.Vũ Văn Giáp chia sẻ: COPD (Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) đứng thứ 4 trong những hàng đầu gây tử vong trên thế giới. COPD sẽ là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong trên thế giới vào năm 2020. Hơn 3 triệu người tử vong do COPD vào năm 2012 tương đương với 6% số ca tử vong toàn cầu. Gánh nặng COPD sẽ tiếp tục tăng trong những thập kỷ tiếp theo vì tiếp tục phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ và sự lão hóa của dân số. Những ảnh hưởng của Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Giảm khả năng gắng sức, có thể mất khả năng lao động. Tràn khí màng phổi, nhiễm trùng hô hấp, suy hô hấp, rối loạn tim mạch(RL nhịp tim, tâm phế mạn), đa hồng cầu...Bệnh đồng mắc kèm theo: tăng huyết áp, đái tháo đường, loãng xương, trầm cảm, tăng chi phí điều trị trực tiếp và gián tiếp. PGS.TS.BS.Vũ Văn Giáp chia sẻ chuyên đề Cập nhật GOLD 2019 – hướng tiếp cận điều trị ACO Tại buổi tập huấn PGS.TS.BS.Vũ Văn Giáp đưa ra kết luận: GOLD 2019 có điểm khác biệt về tiếp cận điều trị và theo dõi điều chỉnh phác đồ điều trị bệnh nhân COPD so với phiên bản trước. Vẫn còn khoảng cách trong hướng dẫn điều trị GOLD và thực tế lâm sàng, kiểm soát bệnh đồng mắc và đảm bảo tuân thủ của bệnh nhân. Cần lưu ý bệnh nhân ACO chiếm khoảng 25-30% trong số các bệnh nhân COPD đang điều trị và quản lý. Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên được điều trị theo hướng cá thể hóa như: đánh giá tình trạng các bệnh đồng mắc, nguy cơ xảy ra cơn kịch phát tương lai và phân tầng đúng mức độ nặng của bệnh nhân. Tiếp theo trong buổi tập huấn là phần chia sẻ của BS.Nguyễn Thanh Thủy - Trung tâm Hô hấp Bạch Mai - Bệnh viện Bạch Mai về chuyên đề Phân tích Ca lâm sàng bệnh nhân chồng lấp HEN – COPD (ACO). Trong chuyên đề BS.Nguyễn Thanh Thủy có nêu định nghĩa về chồng lấp hen và COPD (ACO) được đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường thở dai dẳng với nhiều đặc điểm đặc trưng cho hen và nhiều đặc điểm đặc trưng cho COPD. Vì vậy, ACO được xác nhận trên lâm sàng bởi các đặc điểm có chung cho cả 2 bệnh. Đây là một khái niệm tạm thời, không phải là một bệnh lý cụ thể. Tiếp theo BS đưa ra mối liên quan giữa Hen và COPD cũng như Ca bệnh và cách điều trị cụ thể qua các phác đồ. BS.Nguyễn Thanh Thủy - Trình bày về chuyên đề Phân tích Ca lâm sàng bệnh nhân chồng lấp HEN – COPD(ACO) Kết thúc buổi tập huấn BSCKII.Trần Ngọc Cường – Phó giám đốc bệnh viện phát biểu cảm ơn sự có mặt và chia sẻ của các chuyên gia đồng thời nhấn mạnh thông qua buổi tập huấn các các học viên được trực tiếp lắng nghe, trao đổi những kinh nghiệm về chẩn đoán và điều trị một số chuyên ngành về Hô hấp, qua đó góp phần nâng cao kiến thức cho cán bộ y tế tại bệnh viện cũng như góp phần nâng cao hơn nữa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người bệnh.

Xem Thêm

Tập huấn kỹ năng nâng cao giao tiếp, ứng xử giữa nhân viên y tế với người bệnh
Thứ Tư 11/09/2019 23:20:40
Vừa qua,  Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã tổ chức tập huấn nâng  cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho nhân viên y tế tại các khoa, phòng trong bệnh viện. Đây là chương trình tập huấn nằm trong hoạt động đề án “ Nâng cao chất lượng truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020 năm 2019. Hình ảnh lớp tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử Hiểu rõ vai trò của việc giao tiếp ứng xử của cán bộ, nhân viên y tế trong bệnh viện, đặc biệt với đội ngũ thường xuyên tiếp xúc với người bệnh và người nhà người bệnh như bác sĩ, điều dưỡng, hỗ trợ , tiếp đón … Ban Giám đốc bệnh viện  đã chỉ đạo phòng Công tác xã hội  tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử cho cán bộ y tế đang công tác tại bệnh viện. Đặc biệt giảng viên của lớp tập huấn là PGS.TS Vũ Thị Phụng – Chủ nhiệm Bộ môn Quản trị Văn phòng Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội PGS.TS Vũ Thị Phụng Chủ nhiệm Bộ môn Quản trị Văn phòng Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ tại lớp tập huấn Tại lớp tập huấn, PGS.TS Vũ Thị Phụng đã nêu vai trò, sự cần thiết của việc thực hiện  về  giao tiếp ứng xử xảy ra trong thực tế tại Bệnh viện  đa khoa Hà Đông đã bổ sung cho học viên nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích, nhằm thực hiện tốt hơn quan niệm người thầy thuốc hiện đại,  thay đổi nhận thức, thái độ, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế, rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh. Lớp tập huấn đã đưa ra các giải pháp thiết thực bắt đầu từ việc người bệnh đến cổng bệnh viện cho  đến khi kết thúc quy trình thăm khám, điều trị và  xuất viện thì nhân viên y tế từng bộ phận phải  thực hiện quy chế chuyên môn theo quy  định của ngành  y tế. Đặc biệt không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Qua đó, tạo điều kiện tốt, thuận lợi để giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế; xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ y tế Việt Nam nói chung và Bệnh viện đa khoa Hà Đông nói riêng. Kết thúc lớp tập huấn BSCKII. Trần Ngọc Cường – Phó giám đốc bệnh viện nhấn mạnh: Lớp tập huấn nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho toàn thể cán bộ, nhân viên y tế  trong bệnh viện đó là " Nâng cao kỹ năng  giao tiếp ứng xử của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh", trong quá trình khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Xem Thêm

ĐẠI HỘI CHI HỘI ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG LẦN THỨ VI NHIỆM KỲ 2019 - 2024
Thứ Tư 04/09/2019 00:00:00
Sáng ngày 29/08/2019, Căn cứ điều lệ Hội Điều dưỡng Hà Nội; được sự nhất trí của Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện, sáng ngày 29.08.2019 Chi hội Điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã tổ chức Đại hội chi hội Điều dưỡng lần thứ VI (nhiệm kỳ 2019-2024)   Đến dự và chỉ đạo Đại hội có bà Nguyễn Thị Minh Tâm - Tổng Thư ký Tổng hội Điều dưỡng Việt Nam, Chủ tịch Hội Điều dưỡng TP Hà Nội, thầy thuốc ưu tú; BSCKII Đào Thiện Tiến – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện, BSCKII Trần Ngọc Cường – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Bệnh viện, Ông Nguyễn Ngọc Trung – Chủ tịch công đoàn Bệnh viện. Tới dự có các đại biểu đơn vị bạn là Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn, Bệnh viện Nông nghiệp, Bệnh viện Mắt Hà Đông …cùng dự còn có các tổ chức Hội, các đồng chí trưởng khoa, phòng trong toàn bệnh viện đã gửi hoa chúc mừng và 115 hội viên đại diện cho các phân hội. Đại hội đã nghe báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết đại hội lần thứ V và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ VI (2019 - 2024) và tham luận của các phân hội. Đồng thời đại hội cũng bầu chọn và khen thưởng những cá nhân ưu tú và tập thể  đã có nhiều đóng góp và thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng phát triển Chi hội vững mạnh và bền vững. BSCKII. Đào Thiện Tiến – Giám đốc  tặng Giấy khen của Hội điều dưỡng Hà Nội cho 4 cá nhân có thành tích xuất sắc trong nhiệm kỳ 2014 - 2019 Cũng tại Đại hội đã được nghe ý kiến phát biểu động viên, chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Thị Minh Tâm – Chủ tịch Hội Điều dưỡng Hà Nội rất ấn tượng với bản báo cáo tổng kết hoạt động Chi hội và các tham luận của các phân hội. Đồng chí chia sẻ: " Tôi đánh giá cao về và cần phải huy đó là nhân sự có trình độ cao năng lực tốt,  môi trường bệnh viện xanh – sạch- đẹp, công tác chăm sóc người bệnh có nhiều đổi mới tích cực, bệnh viện đã chủ động tài chính rất tốt. Đặc biệt đồng chí nhấn mạnh điều dưỡng giỏi là người điều dưỡng phải đảm bảo 3 kỹ năng độc lập – phối hợp và phụ thuộc. Do đó đối với nghề nghiệp chúng ta phải có năng lực hoàn thành vượt trôi so với người khác, đối với người bệnh tôn trọng, thân thiện, giải thích rõ. Tôi cũng cảm ơn sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Lãnh đạo Bệnh viện đối với đội ngũ điều dưỡng để có được thành quả như ngày hôm nay”. Trong nhiệm kỳ tới, đồng chí Nguyễn Thị Minh Tâm hy vọng “Chi hội Điều dưỡng tiếp tục nâng cao năng lực điều dưỡng, lựa chọn ra những gương mặt ưu tú để bầu vào Ban chấp hành Chi hội”. Sau buổi làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, trong không khí dân chủ, đoàn kết, Đại hội đã thảo luận dân chủ, nghiêm túc để lựa chọn và bầu ra Ban chấp hành Chi hội điều dưỡng Bệnh viện nhiệm kỳ 2019 – 2024. Ban chấp hành Chi hội điều dưỡng nhiệm kỳ 201 9 – 2024 ra mắt đại hội   Kết thúc Đại hội BSCKII. Đào Thiện Tiến – Giám đốc bệnh viện thay mặt BCH chi hội điều dưỡng tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Thị Minh Tâm – Chủ tịch Hội Điều dưỡng Hà Nội xin hứa cùng BCH đoàn kết, triển khai thực hiện tốt những nội dung trọng tâm, phấn đấu xây dựng Chi hội vững mạnh, cùng góp phần xây dựng bệnh viện ngày càng hoàn thiện và phát triển bền vững.

Xem Thêm

BVĐK Hà Đông tham gia hiến máu tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng
Thứ Hai 19/08/2019 00:00:00
Sáng ngày 16/8, tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Sở Y tế Hà Nội đã phối hợp với Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2019 của ngành y tế Hà Nội. Ngày hội hiến máu diễn ra với nhiều thông điệp ý nghĩa như: “Hiến máu cứu người - Một nghĩa cử cao đẹp” hay “Mỗi giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”, đã thu hút được 664 cán bộ, viên chức ngành y tế Hà Nội tham gia. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa và thiết thực nhằm giải quyết vấn đề thiếu máu tại các bệnh viện của Hà Nội. Mỗi cán bộ y tế tham gia hiến máu được khám sức khỏe tổng quát, đo cân nặng, kiểm tra huyết áp, xét nghiệm công thức máu, khai thác tiền sử bệnh tật và sử dụng thuốc trong thời gian gần nhất; được thông báo kết quả xét nghiệm, hướng dẫn, tư vấn bảo vệ sức khỏe. Hòa chung chương trình trong đợt này Bệnh viện đa khoa Hà Đông có 50 cán bộ tham gia và hiến được 50 đơn vị máu. Sau khi tham gia hiến máu, các cán bộ y tế di chuyển sang khu nghỉ ngơi, ăn uống  và nhận quà sau khi hiến máu. Bên cạnh đó, những người tham gia hiến máu còn được cấp Giấy Chứng nhận Hiến máu tình nguyện của Ban Chỉ đạo Hiến máu nhân đạo. Đây là hành trình của lòng nhân ái với ý nghĩa nhân đạo cao cả, phát huy truyền thống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau của cả một dân tộc. Dưới đây là một số hình ảnh cán bộ tham gia hiến máu.  

Xem Thêm

Tập huấn nghiệp vụ Công tác xã hội cho nhân viên y tế trong bệnh viện
Thứ Năm 15/08/2019 14:26:56
Nhằm giúp nhân viên y tế thực sự hiểu được hoạt động công tác xã hội (CTXH) trong bệnh viện một cách có hệ thống, thực hiện được một số hoạt động công tác xã hội cơ bản, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã tổ chức buổi tập huấn "Nghiệp vụ công tác xã hội cho nhân viên y tế tại bệnh viện", dưới sự hướng dẫn, chia sẻ của TS. Phạm Tiến Nam, Giảng viên trường Đại học Y tế Công cộng. Tham dự và chỉ đạo buổi tập huấn, BSCKII. Đào Thiện Tiến - Giám đốc bệnh viện nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiệp vụ công tác xã hội trong bệnh viện và vai trò của cán bộ mạng lưới công tác xã hội, qua đó góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao hiệu quả, chất lượng điều trị.  Buổi tập huấn "Nghiệp vụ công tác xã hội cho nhân viên y tế tại bệnh viện", với sự hướng dẫn, chia sẻ của TS. Phạm Tiến Nam, trường Đại học Y tế Công cộng. Tại buổi tập huấn, TS. Phạm Tiến Nam đã trình bày rất tâm huyết những vấn đề lý luận về CTXH nói chung và CTXH trong bệnh viện nói riêng như: Mục đích, nguyên tắc hoạt động, tiêu chuẩn đạo đức, vai trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện, phân biệt giữa hoạt động CTXH và hoạt động từ thiện… Trong đó, CTXH trong bệnh viện được xem là một lĩnh vực chuyên biệt thuộc công tác xã hội, xem xét các vấn đề tâm lý – xã hội và những khó khăn của người bệnh/ nhân viên y tế trong việc tiếp cận các nguồn lực hoặc dịch vụ y tế nhằm giúp họ vượt qua khó khăn, khơi dậy phát huy năng lực của bản thân trong quá trình điều trị bệnh, chăm sóc người bệnh, hướng tới sự hài lòng và hỗ trợ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, TS. Phạm Tiến Nam cũng nhấn mạnh 5 nhiệm vụ của CTXH trong bệnh viện: Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về CTXH cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật; Vận động tiếp nhận tài trợ; Hỗ trợ nhân viên y tế; Đào tạo, bồi dưỡng; Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện; Tổ chức các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại cộng đồng. Những nhiệm vụ chính này đòi hỏi các cán bộ CTXH cần đáp ứng các yêu cầu về thái độ, kỹ năng và kiến thức về nhiều lĩnh vực như: Kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe, bệnh, quản lý bệnh viện; Kiến thức về tâm lý & xã hội học; Kiến thức chuyên sâu về công tác xã hội (xử lý trường hợp, nhóm, truyền thông, tham vấn & trị liệu tâm lý…); Kiến thức về chính sách, pháp luật liên quan đến y tế. Ngoài ra, TS. Phạm Tiến Nam cũng trình bày về Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 2011-2020, với mục tiêu hình thành và phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế, góp phần tăng cường chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Bài tập thảo luận được các nhóm tham gia đóng góp ý kiến CTXH trong bệnh viện xem xét các vấn đề tâm lý – xã hội của bệnh nhân và gia đình nhằm trợ giúp họ vượt qua khó khăn, đáp ứng phác đồ điều trị, nâng cao tính tương tác với thầy thuốc, chất lượng khám chữa bệnh, và hòa nhập xã hội. Buổi tập huấn kết hợp với nhiều bài tập tình huống, thảo luận nhóm và minh họa bài học thông qua tiết mục tiểu phẩm của các nhóm. Công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực y tế, góp phần tích cực trong công tác điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Lớp tập huấn cung cấp cho học viên các kiến thức, kỹ năng cơ bản về công tác xã hội nói chung và công tác xã hội trong ngành y tế nói riêng, giúp học viên có cách nhìn và hiểu đúng về ý nghĩa của công tác xã hội từ đó góp phần tích cực nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ y tế , tất cả vì mục tiêu “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”.   Phát biểu kết thúc lớp tập huấn, BSCKII. Đào Thiện Tiến, Giám đốc bệnh viện đánh giá cao và ghi nhận tầm quan trọng, ý nghĩa của buổi tập huấn, đồng thời nhấn mạnh hoạt động công tác xã hội nhằm hỗ trợ người bệnh vì vậy công tác xã sẽ giúp tạo dựng mối quan hệ giữa người bệnh, người nhà người bệnh với nhân viên y tế trở nên gắn bó, thân thiết hơn.

Xem Thêm

Đoàn thực tập sinh Nhật Bản kiến tập lâm sàng tại Bệnh viện và trao quà cho các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn
Thứ Ba 06/08/2019 14:33:35
Nhằm trao đổi thông tin, đào tạo, hợp tác quốc tế giữa Việt Nam - Nhật Bản, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã tạo điều kiện và tiếp nhận 05 sinh viên năm thứ 4 của trường Đại học Kinki - Nhật Bản được đến tham quan và kiến tập lâm sàng tại bệnh viện trong 02 ngày (từ 29/7 đến 30/7/2019). Trong 2 ngày thăm quan học tập tại Bệnh viện, dưới sự chia sẻ, hướng dẫn tận tình của các bác sĩ tại các khoa phòng, các thực tập sinh có cơ hội được trực tiếp quan sát và trải nghiệm môi trường làm việc tại một số khoa: Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Nội thận tiết niệu, Răng Hàm mặt, Y học cổ truyền, Gây mê hồi sức. Tại đây, đoàn thực tập sinh được tiếp cận với các trang thiết bị, cơ sở vật chất, cũng như kĩ thuật điều trị, thái độ phục vụ của nhân viên y tế, từ đó có thêm kinh nghiệm giúp rèn luyện kiến thức chuyên môn và các kỹ năng xử lý tình huống thực tế trong lĩnh vực y tế. Tại buổi báo cáo kết thúc khóa thực tập, các bạn sinh viên trường đại học Kinki đã bày tỏ cảm xúc khi có cơ hội được trải nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, đồng thời khen ngợi phong cách giao tiếp thân thiện, cởi mở giữa các nhân viên y tế với bệnh nhân, khuôn viên bệnh viên thoáng đãng, sạch sẽ và nhiều cây xanh. Ban Lãnh đạo Bệnh viện đã trao Giấy chứng nhận cho 5 thực tập sinh hoàn thành xuất sắc khóa kiến tập lâm sàng tại Bệnh viện.   Đây là những trải nghiệm rất ý nghĩa và thiết thực phục vụ rất nhiều cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên. Bên cạnh đó, cơ hội được gặp gỡ và học hỏi từ đội ngũ cán bộ y tế giàu kinh nghiệm tại Việt Nam giúp các bạn sinh viên trang bị thêm những kinh nghiệm quý báu về tác phong, đạo đức nghề nghiệp, tạo động lực phấn đấu cho công tác làm nghề sau này. Ngoài ra hoạt động này hỗ trợ tích cực cho việc phát triển nguồn nhân lực và duy trì củng cố quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam – Nhật Bản. Dưới đây là một số hình ảnh đoàn thực tập sinh Nhật Bản tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông:  

Xem Thêm

Bệnh viện đa khoa Hà Đông: Họp hội đồng người bệnh Cấp bệnh viện thang 7 năm 2019 – Phát huy quyền làm chủ của bệnh nhân
Thứ Hai 05/08/2019 14:24:33
Họp hội đồng người bệnh là một hình thức tiếp nhận ý kiến đóng góp của người bệnh, người nhà bệnh nhân trong quá trình khám, điều trị tại bệnh viện, điều này nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, hướng tới sự hài lòng của khách hàng. Ý thức được tầm quan trọng đó, họp hội đồng người bệnh đã trở thành một hoạt động quan trọng được tổ chức thường quy tại Bệnh viện. Sáng ngày 25/7/2019, Phòng Điều dưỡng đã tổ chức buổi họp Hội đồng người bệnh với sự tham gia của người bệnh, người nhà bệnh nhân đại diện cho các khoa và các điều dưỡng trưởng. Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Tất Thắng phát biểu khai mạc cuộc họp hội đồng người bệnh cấp bệnh viện Mở đầu cuộc họp, Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Tất Thắng, phó phòng Điều dưỡng phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tổ chức cuộc họp hội đồng người bệnh là một kênh thông tin hữu ích để thông qua ý kiến của người bệnh và người nhà, ban lãnh đạo bệnh viện có thêm những thông tin về nhu cầu cũng như mong muốn của người bệnh đối với bệnh viện, những tồn tại bệnh viện cần chấn chỉnh kịp thời để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc và phục vụ sức khỏe nhân dân. Tiếp đó, Điều dưỡng Nguyễn Tất Thắng bắt đầu cuộc họp thông qua phần giới thiệu đôi nét về lịch sử hình thành và phát triển của Bệnh viện đa khoa Hà Đông, các ca bệnh đặc biệt mà các y bác sĩ của bệnh viện đã điều trị thành công, các hoạt động chăm sóc người bệnh tiêu biểu, một số hình ảnh về hoạt động an sinh, giúp đỡ các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn như: phát cháo từ thiện, thăm hỏi tặng quà, … Cuộc họp hội đồng người bệnh lần này đã bầu ra ông Nguyễn Văn Liên, bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội tổng hợp làm chủ trì cuộc họp, tiếp nhận các ý kiến của người bệnh, người nhà người bệnh khác. Cuộc họp đã nhận được tất cả 19 ý kiến đóng góp đến từ các bệnh nhân/ thân nhân từ các khoa Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng, Hồi sức tích cực, Ngoại thận tiết niệu, Chấn thương, Nội thận tiết niệu, nội tổng hợp… Trong đó, hầu hết là các ý kiến ghi nhận tinh thần, thái độ phục vụ của các bác sĩ, điều dưỡng hết sức ân cần, chu đáo, dặn dò người bệnh và người nhà trong quá trình điều trị. Đồng thời giải thích tận tình về mặt chuyên môn, phác đồ điều trị, liều lượng sử dụng thuốc để người bệnh/thân nhân nắm rõ hơn về mặt bệnh, cách sử dụng thuốc hiệu quả để phát huy tốt nhất tác dụng, đảm bảo chất lượng điều trị bệnh. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đóng góp cho rằng, một số khóa chốt cửa tại buồng của bệnh nhân một số khoa bị hỏng nhưng chưa được sửa kịp thời, tăng số lần thay quần áo y tế của bệnh nhân trong tuần, bổ sung quạt và điều hòa do thời tiết nắng nóng... Điều dưỡng Phạm Thị Thảo, phòng Điều dưỡng đã ghi chép lại toàn bộ những ý kiến đóng góp xây dựng trong cuộc họp, đồng thời cảm ơn và ghi nhận những ý kiến của người bệnh và người nhà người bệnh đã đóng góp ý kiến thiết thực cho bệnh viện đa khoa Hà Đông. Cuộc họp bầu ra ông Nguyễn Văn Liên, bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội tổng hợp làm chủ trì cuộc họp hội đồng người bệnh Thông qua cuộc họp, Lãnh đạo bệnh viện có thể biết được những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người bệnh, chỉ đạo giải quyết kịp thời những ý kiến đóng góp, xây dựng của người bệnh, từ đó khắc phục những thiếu sót, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, hướng tới mục tiêu “Lấy nguời bệnh làm trung tâm, vì sự hài lòng của người bệnh”

Xem Thêm

Tập huấn 6 lớp giảm kì thị và phân biệt đối xử HIV/AIDS
Thứ Hai 05/08/2019 14:23:54
Nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về HIV/AIDS và vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS tại cơ sở y tế hiện nay, thực trạng và những biểu hiện của sự kỳ thị và phân biệt đối xử, tác động của nó đến những người nhiễm HIV và hậu quả của sự kỳ thị đối với công tác phòng chống HIV/AIDS nói nói riêng và trong chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã tổ chức 6 lớp tập huấn “Giảm kì thị và phân biệt đối xử HIV/AIDS” cho toàn bộ cán bộ, nhân viên y tế trong bệnh viện. Lớp tập huấn dưới sự hướng dẫn, chia sẻ của ThS.BS Vũ Ngọc Phịnh, quản lý dự án Haivn (tổ chức hợp tác vì sự phát triển y tế Việt Nam) và BSCKII. Trần Thị Kim Anh, Phó trưởng khoa Các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa Hà Đông. Mở đầu buổi tập huấn, ThS.BS Vũ Ngọc Phịnh đã trình bày tầm quan trọng của các can thiệp giảm kỳ thị & phân biệt đối xử (kt&pbđx) tại các cơ sở y tế và thực trạng kt &pbđx tại các cơ sở y tế tại Hà Nội thông qua khảo sát tại 3 bệnh viện: Đống Đa, Hà Đông và Phổi. Từ đó nhận thấy tầm quan trọng của các can thiệp giúp thực hiện chỉ thị 10 của Bộ Y tế, mục tiêu 90-90-90, kiểm soát và loại trừ dịch HIV/AIDS, cán bộ y tế tự tin và cung cấp dịch vụ có chất lượng. Để các học viên hiểu rõ hơn về HIV và từ đó giảm thiểu sự sợ hãi bị lây nhiễm HIV, đồng thời nắm được các nguyên tắc dự phòng chuẩn cho nhân viên y tế. HIV là một loại virut gây miễn giảm hệ miễn dịch ở người, 3 đường lây truyền chính qua đường máu, quan hệ tình dục, lây truyền từ mẹ sang con. Bên cạnh đó nguy cơ lây nhiễm HIV sau một lần phơi nhiễm nghề nghiệp xuyên qua da là rất thấp, khoảng 0,2 – 0,5%. Và nguy cơ lây truyền HIV khi phơi nhiễm trực tiếp với máu cũng tương đối thấp. ThS.BS Vũ Ngọc Phịnh cũng nhấn mạnh HIV không lây truyền khi ho, hắt hơi, bắt tay ôm hôn, dùng chung nhà vệ sinh, ăn uống, mặc quần áo chung, chăm sóc bệnh nhân thông thường, muỗi đốt. Ngoài ra, nguyên tắc của dự phòng chuẩn là: Phải coi máu và dịch tiết của mọi người đều có tiềm năng gây lây truyền các bệnh như HBV, HCV, HIV,..và phạm vi áp dụng dự phòng chuẩn 3M: Mọi nhân viên y tế, mọi lúc tiếp xúc với máu và dịch sinh học của cơ thể, moi nơi hay mọi cơ sở y tế. Tiếp đó là chuyên đề được trình bày bởi và BSCKII. Trần Thị Kim Anh, Phó trưởng khoa Các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa Hà Đông với mục tiêu biết được khái niệm cơ bản và xác định được các dạng thức khác nhau của kì thị và phân biệt đối xử, liên hệ về tình trạng kì thị và phân biệt đối xử tại chính cơ sở y tế của mình. Thông qua tranh minh họa các học viên sẽ tiến hành thảo luận nhóm trao đổi về các nội dung liên quan đến kì thị và phân biệt đối xử. Phát biểu kết thúc lớp tập huấn, BSCKII. Đào Thiện Tiến, Giám đốc bệnh viện đánh giá cao và ghi nhận tầm quan trọng, ý nghĩa của buổi tập huấn, đồng thời nhấn mạnh thông qua lớp tập huấn giúp cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện, không để xảy ra tình trạng phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS của cán bộ y tế với người bệnh tại bệnh viện. Dưới đây là một số hình ảnh của lớp tập huấn:                

Xem Thêm

DANH MỤC TIN
Tìm Kiếm
69vn188bet